(Hoàng
Ngọc Lễ)
A:-
Đôi hàng lịch sử:
Làng
cũ quê tôi bên sông Cầu
Những
hàng liễu rũ thổi thương đau
Bến
đò xưa cũ nằm soi bóng
Dòng
nứơc trong xanh mây trắng treo
(Quê
tôi - Hoàng Ngọc Lễ)
Theo
một số tài liệu còn giữ ở làng Xuân
Đại, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cũng
như qua các cụ cao niên của làng Đại và
Trung Nghĩa còn sống
ở miền nam thì trước năm 1800 xứ
Trung Nghĩa chưa đựơc thành lập và
ngừơi Trung Nghĩa lúc đó cũng chưa
đón nhận ánh sáng đức tin công giáo. Mãi
cho tới đầu thế kỷ 18 do bởi
sự giao du thân mật với những ghe thuyền
đánh cá và thương lái neo đậu ở vùng
tả ngạn sông Cầu nên lần hồi ngừơi
Trung Nghĩa đã đón nhận ánh sáng Chúa KyTô
và lần hồi theo đạo.
Vào
đầu thế kỷ 18 việc truyền đạo
ở vùng châu thổ sông Hồng và các tỉnh
phía Đông Nam của Bắc Ninh và Hà Nội tương
đối thuận lợi nên những ghe chài và thương
lái từ các tỉnh miền nam đi ngựơc
lên vùng sông Cầu làm ăn như Hải
Dương, Ninh Bình, Bùi Chu, Nam Định...đều
mang theo sách kinh, sách bổn và mỗi tối họ
thừơng neo đậu ghe thuyền liền nhau
để đọc kinh tối và chia sẻ lời
Chúa.
Do
bởi sự giao du thân tình và có nhiều tình cảm
với những ngừơi đến từ các
vùng xa xôi nên lần hồi giáo dân Trung Nghĩa
đã theo đạo và tập hợp nhau tại bến
Xây gần khu gò Xác nằm trên khúc sông Cà Lồ,
một nhánh của sông Cầu để dễ bề
sống và hành đạo.
Như
vậy là từ thuở xa xưa khi mà địa
phận Bắc Ninh chưa đựơc thành lập
(1883) thì ngừơi Trung Nghĩa đã đựơc
đón nhận ánh sáng Chúa Ky Tô và đã theo đạo.
7 năm sau khi theo đạo thì giáo dân Trung Nghĩa
đã tạo dựng đựơc một ngôi
nhà nguyện nhỏ mái tranh một gian, 2 trái để
làm nơi thờ phựơng kính mến Chúa. Mãi
cho đến khi địa phận Bắc Ninh đựơc
thành lập thì đức cha Lễ mới chính thức
nâng Trung Nghĩa thành họ đạo và khi đó
đã có thêm một số gia đình từ các nơi
khác tới ngự cư và tham gia họ đạo.
Có gia đình đến từ Phú Yên, có gia đình
đến từ làng Đại....Do sự khuyến
khích và giúp đỡ của đức cha, sau
đó giáo dân Trung Nghĩa đã xây dựng đựơc
một ngôi thánh đừơng gồm 1 gian cung thánh
và 6 gian cho giáo dân ngay trên bờ sông Cà Lồ giáp
với bến đò Ngọc Hà. Quanh năm gío mát
trăng thanh và cảnh vật thiên nhiên hết sức
xanh tươi, hài hòa và hữu tình.
Theo
lịch sử giáo phận Bắc Ninh thì năm 1905
đức cha Lễ cho thành lập thêm mấy xứ
mới trong đó có xứ Nội Bài và họ
Trung Nghĩa đựơc sáp nhập vào xứ Nội
Bài kể từ ngày ấy. Năm 1925 do bởi vùng
Sóc Sơn, Đông Anh và Yên Phong đã có nhiều
ngừơi theo đạo và đã có nhiều họ
đạo đựơc thành lập nên đức
cha Phúc (Theodoro
Gordaliza 1925 – 1931) đã nâng Trung Nghĩa lên
hàng giáo xứ gồm các họ đạo Đồng
Nhân, Lương Xuân, Đông Xuyên.....
Theo
“Giáo phận Bắc Ninh” của ông Đinh Đồng
Phương thì trong giai đoạn này, cha gìa Châu
có đoạn viết như sau:
Đức
cha Phúc nhận chính quyền
Bảy
năm coi giữ đàn chiên hiền hòa
Thêm
mừơi hai xứ biệt ra “*”
Bỗng
dưng lâm bệnh vội qua cõi trần
“*”
Các xứ: Đình Tổ, Trung Nghĩa, Ngăm Giáo,
Đồng Chương, Văn Thạch, Bắc Cạn,
Đại Từ, Qủa Cảm, An Tràng, Trung Lai,
Nghĩa Hạ, Tân An.
Theo
lịch sử giáo phận Bắc Ninh ghi năm 1938
thì xứ Trung Nghĩa lúc ấy thuộc hạt Nội
Bài, huyện Đa Phúc, tỉnh Phúc Yên.
Nâng
lên hàng giáo xứ:
(Trước
kia còn thuộc xứ Nội Bài thì họ Trung Nghĩa
do Các cha dòng Đa Minh Tây Ban Nha và sau đó là cha
P. Tốn và cha Chất coi sóc)
Chánh
xứ
:
Cha Thomas Tri
Thày
giảng
:
2
Trừơng
học
:
1
Học
sinh
:
29
Giáo
dân
:
1.135
Năm
1948-1949 do lệnh "tiêu thổ kháng chiến"
và vì nằm trong một vị trí chiến lựơc
nên TN phải tản cư đến Núi Đôi,
Xuân Dục rồi về Hậu Thôn. Do bởi
đa số dân Hậu Thôn chạy theo kháng chiến
nên dân Trung Nghĩa đã tạm có nơi cư trú
cho tới ngày di cư vô nam.
Trong
thời gian này, cha gìa Châu viết như sau:
....
Độ
hơn một tháng chưa yên,
Do
qiân đội pháp cứơp luôn Sàigòn
Năm
sau thôn tính Hải Phòng
Rồi
lên Hà Nội độ trong mấy tuần,
Cụ
Hồ tuyên bố dân quân
Trừơng
kỳ kháng chiến mọi phần đấu tranh
Lệnh
truyền đâu đấy thi hành,
Các
nhà mái gạch, đồn thành hủy tiêu.
Thánh
đừơng chùa miếu tuân theo
Vừơn
không nhà trống, thay đều như nhau “*”
.........................
“*”:
Các nhà thờ bị phá trong giai đoạn này:
Thái Nguyên, Thác Oánh, Nhã Lộng, Tân An, Yên Lễ, Bỉ
Nội, Châu Sơn, Khánh Khê, Hoàng Mai, Trung Nghĩa,
Yên Mỹ. Lập Chí, Tòa Giám mục và nhà dòng
Rousselet.
Do
tình thế thay đổi và do nhu cầu mục vụ
do bởi giáo dân xứ Trung Nghĩa tạm cư tại
Hậu Thôn giáp ranh với Đồng Nhân và vì
lúc ấy Hậu Thôn không có nhà thờ nên đức
cha Chỉnh (Eugenio Artaraz 1932 – 1947) rồi đức
cha Hoàng Văn Đoàn đã quyết định di
dời xứ Trung Nghĩa tới
Đồng Nhân.
Theo
lịch sử giáo phận Bắc Ninh thì giai đoạn
1947 – 1954 là giai đoạn cực kỳ xôi động,
cuộc chiến tranh khi đó rất quyết liệt.
Nhiều nhà thờ bị phá hủy và giáo
dân phải tản cư ly tán nên Đức cha Chỉnh
rồi Đức cha Hoàng Văn Đoàn ra sắc
chỉ thành lập những giáo xứ mới. Phần
nhiếu những xứ mới hình thành này do hoàn
cảnh giáo dân chạy loạn mà có:
Mỏ
Thổ Trung Nghĩa (Đồng Nhân)
Thái Đào
Thư Xá
Thạch
Đà
Sơn Trang
Trại Hà
Ngô Khê
Dũng
Vi
Xứ
Trung Nghĩa đựơc di dời về Đồng
Nhân do bởi giáo dân Trung Nghĩa tản cư tới
hậu Thôn.
Theo
các cụ cao niên làng Đại thì trứơc khi
đựơc chính thức thành lập họ
đạo thì Trung Nghĩa chỉ có thưa thớt
một vài nóc gia vì chủ yếu ngừơi Trung
Nghĩa lúc ấy sống bằng nghề chài lứơi
trên sông Cầu và đa phần thì họ sống
trên thuyền chài và lâu lâu hoặc đến vụ
mùa họ mới lên bờ để vừa làm vụ
vừa sữa chữa thuyền bè hoặc đan vá
chài
lứơi....Ngay sau khi Trung Nghĩa đựơc
thành lập họ đạo thì bà con các nơi khác
đổ về ngụ cư ngày một đông hơn.
Đến khi Trung Nghĩa đựơc nâng lên
hàng giáo xứ thì số giáo dân đã lên đến
trên dứơi 1000 chưa kể số giáo dân tại
các họ lẻ. Theo thống kê của địa
phận vào năm 1937 thì giáo dân Trung Nghĩa đã
lên đến 1125 ngừơi.
Như
vậy cách đây trên 200 năm thì làng Trung Nghĩa
chưa đựơc thành hình và giáo dân Trung Nghĩa
không đến từ một xứ mà họ đến
với nhau vì cùng chung một niềm tin vào đức
Ky Tô. Họ đựơc các nhà truyền giáo
địa phận Bắc (Khi ấy chưa có địa
phận Bắc Ninh) khuyến khích và giúp đỡ
nên họ tìm tới nhau để giúp nhau sống
đạo và cùng sống đạo. Có những
gia đình đến từ Bắc Giang, có gia đình
đến từ Thái Nguyên, Phú Yên....Họ sống
trong yêu thương và nhân ái. Kết nghĩa đệ
huynh lâu đời và trải dày khắp bề dày
lịch sử của giáo họ. Họ yêu thương
đoàn kết và tương trợ lẫn nhau và
cho tới nay tinh thần đoàn kết yêu thương
thắm thiết và thân tình vẫn đựơc
duy trì trên con cái cháu chắt họ.
Tinh
thần thương yêu đoàn kết và tương
trợ:
Theo
như một số tài liệu và các cụ Làng
Xuân Đại kể lại thì thuở đầu
ngừơi Trung Nghĩa sống vào nghề chài lứơi
nhưng vì họ biết thương yêu đoàn kết
và tương trợ lẫn nhau nên không bao lâu sau
khi đựơc thành lập họ đạo trực
thuộc xứ Nội Bài (1905) thì họ đã mua
đựơc một số ruộng và bắt
đầu sống cảnh trên bến dứơi
thuyền và cho đến khi Trung Nghĩa đựơc
nâng lên hàng giáo xứ thì ngừơi Trung Nghĩa
đã mua đựơc rất nhiều thuở ruộng
tốt tươi trải dài từ Ngọc Hà cho tới
ngã ba Xà.
Sông
Cà Lồ là khúc sông giao nối giữa sông Hồng
và sông Cầu nên cá mú khi ấy rất nhiều
và vì đồng ruộng tươi tốt nên cuộc
sống của giáo dân Trung Nghĩa ngày một phát
đạt. Thậm chí sau này các dân vùng lân cận
sang
làm công cho Trung Nghĩa. Ruộng đồng trù
phú, gạo thóc dư thừa nên ngừơi Trung
Nghĩa đã nghĩ tới nghề nấu rựơu.
Vào những năm 1914-1918 vì cuộc chiến tranh
đệ nhất thế chiến bộc phát, quân
Pháp lơ là việc kiểm soát nên việc nấu
rựơu khá phát triển trong vùng Yên Phong và
Đa Phúc. Các con buôn từ Phù Lỗ tới cất
mua rựơu rồi đưa về Hà Nội và
Phúc Yên bán lại cho các nhành đại lý. Đôi
khi có cả những nhà buôn từ Thái Nguyên, Lạng
Sơn tới đặt mua rựơu tại Trung
Nghĩa và Đồng Nhân.
Cuộc
chiến thế giới kết thúc và việc kiểm
soát nấu rựơu hết sức gắt gao nên
ngừơi Trung Nghĩa đã phải đem dấu
chum chĩnh cũng như các đồ nghề nấu
rựơu chôn vùi hai bên bờ sông Cà Lồ và
ngày nay ngừơi ta vẫn tìm thấy những dấu
tích, những hang lỗ chôn dấu chum chĩnh ngày
xưa.
Tổ
chức xứ đạo và hội đoàn :
Chúng
tôi có dịp tiếp xúc với các cụ cao niên
như cụ giáo Minh (91t), cụ Nguyễn Hữu Qũy
(96t), cụ Đặng Viết Thảo(83t), cụ cố
Hừơng (78t), cụ Đặng Viết Tuế
(72t), cụ Lê Văn Minh (75t) hiện đang sống
ơ miền Nam thì từ xa xưa Trung Nghĩa
đã có những tở chức và hội đoàn
như sau:
Hàng
phủ:
Một
tập hợp hành chánh tôn giáo quy tụ nhà xứ
cùng các họ lẻ. Hàng phủ thừơng đựơc
tổ chức thừơng niên và mỗi khi có việc
quan trọng của nhà xứ cũng như mỗi
khi có việc bầu bán của nhà xứ.
-
Các họ lẻ và nhà xứ bầu các vị trùm
trửơng, quản giáo... và các vị trùm chánh,
phó, của các họ sau này sẽ đương
nhiên trở thành thành viên của hội đồng
hàng phủ và nếu đựơc hàng phủ
tín nhiệm thì sẽ đựơc bầu bầu
vào các chức vị của hàng phủ (hội
đồng giáo xứ).
-
Tùy theo giai đoạn lịch sử và thừơng
thì cứ 3 năm một lần hàng phủ sẽ
bầu lại ban chấp hành hàng phủ gồm:
Chánh trương - Phó trương - Thư ký - Tư
mệnh. Mỗi khi có đựơc ban chấp hành
mới thì hàng phủ đem ban chấp hành tới
giới thiệu và chào thăm cha xứ và xin cha xứ
duyệt phê Như vậy là đã từ lâu đời,
xứ Trung Nghĩa đã có một thể chế
dân chủ rất vững chắc trong việc tổ
chức xứ đạo.
Hội
Dòng Ba Đa Minh:
Giống
như tuyệt đại các xứ đạo khác
của địa phận do bởi chịu ảnh
hửơng truyền giáo của các cha dòng Đa
Minh mà hội dòng ba Đa Minh đã đựơc
hình thành rất sớm và ngay từ thuở mới
thành lập giáo xứ ngừơi ta đã thấy
có hội dòng ba Đa Minh hoạt động.
Hội
dâng hoa trái tim Đức Mẹ
Mỗi
họ đạo đều có hội dâng hoa và thừơng
vào tháng Đức Mẹ thì sân nhà thờ trở
nên nhộn nhịp do bởi bà quản giáo dạy
các cô dâng hoa. Vào thời gian này những giọng
ca trong trẻo bay tận cõi trơi xanh. Cao điểm
của hội dâng hoa là mùa ngắm nhân tài. Mỗi
họ, mỗi thể, mỗi điệu.
Hội
trắc:
Trung
Nghĩa có một hội trắc khá hùng hậu gồm
những lớp đồng nhi lớn thì đánh trống,
sau này có thêm sáo và kèn, đồng nhi nhỏ thì
đánh trắc. Cây trắc đựơc hình
thành bởi hai thanh tre và cùng với tiếng trống
của các anh đồng nhi lớn, các em đồng
nhi nhỏ gõ nện vào nhau với nhiều cung nhịp
và thể điệu khác nhau theo nhịp trống
gây tạo những âm thanh hùng khí và phấn khởi.
Sau
này khi di cư vào Nam, đội trắc Trung
Nghĩa vẫn đựơc duy trì nhưng đựơc
ăn mặc đồng phục rất đẹp
mắt. Trong những năm từ 1954 tới hết
thập niên 1960, đội trắc Trung Nghĩa
đã đựơc mời biểu diễn ở
nhiều nơi như Biên Hòa, Di An, liên trừơng
Thủ Đức và các xứ đạo lân cận.
Đặc biệt trong dịp Đại hội Thánh
Mẫu tại liên trừơng võ khoa Thủ Đức,
đội trắc Trung Nghĩa đã đựơc
sánh vai với đội trống của trừơng
thiếu sinh quân và phừơng kèn Michae của
quân lực Việt Nam và đựơc nhiều giới
chức ngợi khen nhiệt liệt.
Ngắm
đứng:
Trong
mùa vọng phục sinh thừơng thì nhà xứ
và các họ đều có ngắm đứng. Các
bài ngắm đứng theo thể điệu ngân
nga và ai thán giống như các bài văn tế
để diễn tả những cực hình Chúa chịu
tử nạn và các chặng đừơng thánh
gía Chúa đã đi qua.
Ngày
kỷ niệm Chúa chịu chết thì thừơng
có ngắm nhân tài và các họ thay phiên nhau cử
ngừơi lên trứơc cung thánh để ngắm.
Ngừơi đựơc giải thừơng
đựơc hàng phủ khuyến khích khen ngợi
và trao tặng một vài kỷ vật lưu niệm.
Tư
mệnh:
Ban
Tư Mệnh có nhiệm vụ săn sóc và giúp
đỡ phần linh thiêng cho những ngừơi
sắp chết. Mỗi khi trong xứ hoặc họ
đạo có ngừơi sắp sinh thì thì ban Tư
Mệnh có nhiệm vụ tới săn sóc ủi
an và giúp họ đọc kinh cầu nguyện
cũng như đọc sách linh thiêng cho họ
nghe. Thừơng thì ban Tư Mệnh có mặt bên
cạnh ngừơi sắp sinh thì cho tới chết
để ngừơi bệnh không bị chia trí lo
ra và đựơc nghe những lời thiêng liêng
cho tới lúc lìa đời.
Trửơng
ban Tư Mệnh đựơc coi ngang như chức
trùm họ nhưng trùm Tư Mệnh chưa thể
đựơc bầu vào các chức chánh phó trương
nếu chưa từng làm trùm chánh, phó của họ.
Quản
giáo:
Ban
quản giáo có nhiệm vụ dạy kinh hạt và
giáo lý cho thiếu nhi. Thừơng thì mỗi tối
tại sân nhà các ông bà quản đều vang ca tiếng
học kinh, bổn và tập hát.
Ông
quản, bà quản còn có nhiệm vụ chăn dắt
và hứơng dẫn thiếu nhi nam nữ trong các
ngày co lễ lạy, hội hè và đặc biệt
là giữ cho thiếu nhi trở thành nề nếp
và trật tự trong giáo đừơng cũng
như các địa điểm lễ hội.
Chức
quản giáo cũng đựơc coi ngang như chức
tư mệnh còn bà quản giáo thì có thể làm
việc để thay chức trửơng cho con học
cháu.
Cụ
bà quản giáo Minh (Nguyễn Thị Tấc), nay 91t
là ngừơi đã từng gắn bó với giáo
họ TN và
cai quản nhiều thế hệ thiếu nhi
trong suốt mấy chục năm. Hiện cụ vẫn
còn sống tại xứ Long Thành Mỹ. Cụ là
thân mẫu của ông Lê Văn Minh (VN) và ông Lê Văn
Binh (Seatle)
Trung
Nghĩa hoài cảm
Trời
cao gió mát trong xanh qúa
Uốn
khúc đò ngang bến Ngọc Hà (1)
Xa
xa hàng liễu rung trong gío
Những
cánh đồng xanh mựơt thiết tha
Bờ
lao mờ nhạt nằm che khuất
Những
dãy thôn làng mờ xa xa
Gò
cao quân Tống nằm phơi xác (2)
Đền
Thựơng thôn Mai, nhang khói bay (3)
Lương
Xuân rẽ lối về bến cũ
Lời
hịch năm xưa ngã ba Xà
Oai
vang danh tứơng ngừơi họ Lý (4)
"Nam
quốc sơn hà, Nam đế cư"
Xuân
Đại ân tình nằm soi bóng
Xa
cách đò ngang mang thiết tha
Thân
tình trung nghĩa, làng Trung Nghĩa
Gá
nghĩa bao đời kết đệ huynh
Hoàng
Ngọc Lễ
(Trung
Nghĩa 1995)
(1):
Bến đò Ngọc Hà trên sông Cà Lồ, nối
liền Trung Nghĩa và Xuân Đại
(2):
Gò Xác, nơi chôn vùi hàng ngàn quân Tống
(3)
Đền Mai Thựơng, khói hương nghi ngút
để giải oan cho quân Tống
(4)
anh hùng Lý Thừơng Kiệt
Các
cha đã từng coi xứ Trung Nghĩa:
-
Các cha dòng Đa Minh Tây Ban Nha
-
Cha P. Tốn
-
Cha Chất
-
Cha Thomas Nguyễn Trí Tri
1880
-
Cha Dom. Nguyễn Văn Huyền
1990
-
Cha Hoàng Văn Sự 1902
-
Cha Vinc. Đỗ Bạt Thái 1906
B.-
Trung Nghĩa hải ngoại:
Do
tình thần đoàn kết yêu thương và hỗ
trợ nên ngừơi Trung Nghĩa định
cư ở ngoại quốc ngày nay đông không
thua gì con số hồi năm 1954 khi ngừơi
Trung Nghĩa di cư vô nam. Sở dĩ có đựơc
số ngừơi đông đảo như vậy
sống ở hải ngoại vì ngừơi Trung
Nghĩa đã biết yêu thương giúp đỡ,
đoàn kết và cưu mang nhau. Có những ngừơi
đã giúp phương tiện cho ngừơi khác
ra đi, có những ngừơi đóng tàu rồi
cho con cháu của những gia đình anh em, bạn hữu
ra đi như trừơng hợp ông Lê Văn Khách,
Lê Cát Lợi, Nguyễn Hữu Tươi....Có những
ngừơi đi trứơc rồi cưu mang, bảo
lãnh những ngừơi đi sau như ông Lê Văn
Binh, Lê Quyết Thắng, Lê Văn Đăng, Đặng
Viết Sắc......
Ngày
nay ở hải ngoại có những làng mang nặng
sắc thái Trung Nghĩa chẳng hạn như
ở Zeil a Main bên tây Đức có một tên
"loóng" là "Trại hèm". Nói tới Trại
Hèm thì không mấy ngừơi Việt cư ngụ
tại Aâu châu lại không hay biết vì ở
đây quy tụ rất đông bà con Trung Nghĩa và
hết sức hiếu khách, thân tình. Tới Zeil là
"không say, không về!" vì vậy mà bà con
thân mến đặt tên là trại hèm.
Dứơi
đây chúng tôi xin liệt kê những nơi có
đông ngừơi Trung Nghĩa sinh sống ở hải
ngoại:
Seatle.
Washington:
Seatle
là một thành phố kỹ nghệ nằm ở
vùng tây bắc Hoa kỳ. Nơi đây có rất
nhiều chi tộc ngừơi Trung Nghĩa:
-
Chi tộc ôngỉ Lê Van Binh: Ôngỉ Lê văn Binh
có 7 ngừơi con và đa số đã trửơng
thành và lập gia đình và riêng gia đình ôngỉ
đã có tới 8 gia đình nhỏ. Ôngỉ Binh
là ngừơi ngự cư ở đây và chính
vì ôngỉ có lòng yêu mến và cưu mang bà con
Trung Nghĩa mà nhờ đó ngày nay có đựơc
một "little Trung Nghĩa" ở Seatle.
-
Gia đình Lê Sơn (kỹ sư điện) hiện
làm cho công ty Boeing.
-
Chi tộc cụ Nguyễn Đình Hảo. Cụ Hảo
có đông con cái cư ngụ ở đây và những
ngừơi con cụ như ông Nguyễn Đình
Hoàng, Nguyễn Đình hợi cũng đã có con
cái trửơng thành và có gia đình.
-
Chi tộc cụ Đặng Viết Tuân. Con cái của
cụ cũng đã trửơng thành
-
Gia đình ông Đặng Viết Vinh (lập trình
tin học), hiện làm cho hãng Boeing.
-
Gia đình ông Nguyễn Văn Kiện (kỹ
sư), hiện làm cho công ty Boeing.
-
Chi tộc ông Lê Quyết Thắng.Ông Thắng giàu
tình cảm, nhân nghĩa và thích làm việc xã hội
và nhờ ông cùng với ông Lê văn Binh tạo
đựơc những sợi dây liên lạc mật
thiết chẳng những giữa những ngừơi
Trung Nghĩa hải ngoại với nhau mà ngay với
những ngừơi đồng hương Bắc
Ninh hải ngoại. Một số con cái của ông
Thắng cũng đã trửơng thành và có gia
đình.
-
Chi tộc bà Lê Văn Lập. Con cái của bà cũng
đã trửơng thành và cũng đã có gia
đình.
-
Rồi còn rất nhiều những chi khác như
chi cụ Nghị. Chi ông Lý Danh Tửu, chi ông Lê Văn
Đại, Bà Lê Thị Thôn, Lê Minh Hiếu....
Wichita
falls. TX:
Xưa kia Texas là một bang nông nghiệp chú trọng nhiều về chăn nuôi do đó thế giới điện ảnh đã có đựơc bao nhiêu bộ phim cao bồi với những tay súng bắn chậm thì chết, cữơi ngựa quăng dây bắt bò dễ như gắp cơm bỏ miệng..... Nay thì những thành phố mọc lên như nấm và các nhà trọc trời thi đua nhau mọc cao vút tầng trời xanh như ở Dallas, Houston.....
Bà
con Trung Nghĩa ở đây cũng không thua kém gì
ở Seatle bao nhiêu:
-
Chi
ôngỉ Lê Văn Đối. Ôngỉ Đối
cũng có con cái trửơng thành và có gia đình
riêng.
-
Chi ông Lê Văn Đăng. Giống như ông Bình
và ông Thắng ở Seatle, ông Đăng vốn là
ngừơi giàu tình nghĩa và có lòng với Trung
Nghĩa nên ông đã lôi kéo đựơc nhiều
gia đình TN khác về đây sinh sống. Con cái của
ông cũng đã trửơng thành và có những
gia đình riêng như anh Lê Văn Khanh....
-
Chi bà Aâu Văn Y. Bà Y là chị ruột của ông
Khách và là em ruột của ông Đối. Gia đình
bà định cư ở đây ngay từ năm
1975. Bà có khá nhiều con và đa số đã trửơng
thành và lập thành những gia đình riêng. Bà có
lòng cứu mang và giúp đỡ ngừơi thân
và con cháu nên bà con đã tuôn đổ về
đây khá đông.
-
Chi bà Nguyễn Văn Học. Bà Học còn có tên
Lê Thị Tâm và là em ruột của ông Đối
và bà Y. Cũng như bà Y, gia đình bà Học
đã định cư tại đây từ năm
1975. Các con của bà cũng đã trửơng thành
và có gia đình riêng. Đặc biệt bà có một
con hiện là nữ tu tại Hoa Kỳ.
-
Còn một số chi họ khác mà chúng tôi chưa
liệt kê đựơc và xin hiệu đính nay
mai
Zeil
a Main:
Nằm
ở Trung châu Tây Đức cũ. Như đã
nói ở trên "Không say, không về!" là một
thành ngữ đã trở nên quen thuộc và yêu thương
để diễn tả lòng hiếu khách của
bà con Trung Nghĩa tại đây.
Lần
đầu tiên chúng tôi tới thăm Zeil vào năm
1985 và vì không biết tiếng Đức nên chúng
tôi không biết làm sao để có thể hỏi
đừơng. Còn đang đứng lớ ngớ
thì có một chiếc xe trờ tới và ngừơi
ngồi trong xe to lớn như ông hộ pháp hỏi
chúng tôi vài điều nhưng vì không hiểu nên
chỉ đánh lúc lắc cho qua chuyện. Ngứơi
lái xe ra hiệu cho chúng tôi chạy theo và sau một
vòng ngoằn nghèo hết phố, ông ta dẫn chúng
tôi tới một khu gồm nhiều nhà cao từng
và chỉ chúng tôi là hãy vào căn nhà này. Vừa
vào tới cửa chúng tôi đã ngửi thấy
mùi chiên xào quen thuộc và ngay ở cửa ra vào
toàn những tên Việt hết sức thân quen. Lầu
trên: Nguyễu Hữu Hùng, Đặng Viết Huân.
Lầu dứơi: Nguyễn Hữu Tòng, Lê Cát Lợi.....Dân
Trung Nghĩa tài tình thật vì đã Việt hoá
đựơc cả một khu vực rộng lớn
ngay trên đất Đức nổi tiếng là kỳ
thị với bọn skin head và con ngoáo ộp Nazi.
Ở một xứ có truyền thống kỳ thị
mà bà con đã lấy lòng, lấy đựơc
thiện cảm của dân địa phương
thì thật là một kỳ tích. Nếu không thì
sao ông Đức lại biết chúng tôi tìm đến
bà con "trại hèm" mà vui vẻ đưa tới
tận nhà. Thật đáng hoan hô!
Ở
Zeil a Main có những chi họ sau:
-
Chi ông chánh trươngỉ Đặng Viết Sắc.
Đây là một chi họ lớn và hiện ông Sắc
đã có nhiều con trửơng thành và từ
đó đã có thêm bao gia đình như gia đình:
anh Đặng Hữu Huân, Đặng Viết Đồng,
Đặng thị Kim Dung, Đặng Viết Hoá......
Ông Sắc là một vị lão niên rất có lòng
và rất quan tâm tới họ Trung Nghĩa và ông cũng
là một ngừơi đóng góp nhiều cho giáo họ
kể cả tinh thần và vật chất.
-
Chi bà Nguyễn Hữu
Phong. Cũng như gia đình ông Sắc, gia
đình bà Phong cũng là một chi họ lớn
vì con cái của bà đã trửơng thành và
đã lập gia đình như ông Nguyễn Hữu
Hùng, Nguyễn Hữu Tòng.....Bà Phong còn có một
cái tên hết sức thân tình là "U".
-
Chi ông Lê Cát Lợi. Ông Lợi cũng đã có con
lập gia đình và đặc biệt là trửơng
nữ của ông bà hiện là nữ tu của một
dòng Đức. Ông Lợi rất hiếu khách và
bà con đồng hương mỗi khi tới
thăm ông Lợi thì không thể ra về mà chưa
say.
-
Gia đình anh Đặng Viết Ngọc
-
Rồi còn nhiều chi, nhiều gia đình khác như
chi gia đình ông Lê Văn Công, Lê văn Sơn, gia
đình anh Thông........
Thụy
Sĩ:
-
Gia đình ông Lê Ngọc Hoàng
-
Gia đình Lê Thị Hạnh Phứơc
-
Cha Lê Trung Thành
-
Soeur Lê Thị Mỹ Dung (du học)
-
Gia đình ông Nguyễn Hữu Khuê (Lương Xuân?)
-
Gia đình bà Hoàng Thị Nhị (Bà thân sinh gốc
Trung Nghĩa)
-
Gia đình ông Nguyễn Thế Kỷ (Bà thân sinh gốc
Trung Nghĩa)
-
Cha Lê Văn Đoàn (du học)
Uc:
-
Cụ Nguyễn Hữu Nhuận
-
Chi tộc cụ Nguyễn Hữu Sự (cụ phó
Sự)
-
Gia đình Ông Lê Văn Mến
-
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tươi
-
Gia đình các con của ông Nguyễn Hữu Điện
-
Gia đình Nguyễn Hữu Lập (Lương Xuân?)
-
Gia đình anh Lê Văn Dung
-
Soeur (con gái ông Lê Văn Bảy, đang du học tại
đây)
Canada:
-
Gia đình ông Nguyễn Hữu Chung (con cụ trương
Chung)
-
Vũ Ngọc Chu
-
Gia đình ông Nguyễn Hữu Liêm.
Ở
những nơi khác:
-
Gia đình ông Lê Văn Ứng Washington state, Mỹ
(Mỹ)
-
Gia đình ông Nguyễn Hữu Thanh, Austin, Texas, Mỹ
Trên
đây chỉ là những gia đình Trung Nghĩa
truyền thống mà chúng tôi đã liên lạc
đựơc. Ngoài ra còn rất nhiều ngừơi
hoặc có cha hoăc mẹ là ngừơi Trung
Nghĩa nhưng đã gia nhập họ đạo
khác hoặc những gia đình trứơc đây
thuộc các họ đạo khác như những vị
sau đây:
-
Gia đình anh Nguyễn Văn Thông ỏ Zeil thuộc
họ Đồng Nhân nhưng mẹ anh cũng là
ngừơi Trung Nghĩa rặc...
-
Còn rất nhiều vị, nhiều gia đình chúng
tôi chưa liên lạc đựơc. Hy vọng rồi
đây sau này, chúng tôi sẽ có đựơc danh
sách đày đủ để qúy đồng
hương Trung Nghĩa dễ dàng liên lạc với
nhau.
Về
với nhau
Lũ
chúng ta những thằng bao năm cũ
Hớt
tóc móng lừa chân đất chăn trâu
Phất
cờ lau giở trò chơi gươm giáo
Chém
giết tơi bời giả cảnh thương
đau
Lũ
chúng ta những thằng quê xưa cũ
Nứơc
mát sông Cầu lặn ngụp thương nhau
Trên
bờ đê chơi trò chơi khăng, đáo
Dứơi
đồng lầy thày giáo dạy
ê a!
Lũ
chúng ta những thằng xưa tan rã
Kẻ
đứng bên này kẻ ở bên kia
Chém
giết nhau trên bàn tay vấy máu
Chiến
địa tanh hôi, khói súng dại rồ!
Ngồi
lại đây những thằng xưa quê cũ
Khóc
ôm nhau tràn nứơc mắt đầy vơi
Chuyện
quê xưa ngàn tiếng hát không rời
Aâu
yếm qúa mà thương đau cũng qúa!
Hoàng
Ngọc Lễ (Hậu Thôn 1995)
C.-
Đôi hàng tổng qúat:
Về
Hà Nội mà đem tên làng Trung Nghĩa ra hỏi thì
có lẽ chẳng ai biết và dù có về đến
làng Đại (nay là xã Xuân Giang) nằm sát liền
với Trung Nghĩa để hỏi thăm đừơng
vể TN thì cũng rất có ít ngừơi biết
đến tên làng vì tên làng Trung Nghĩa đã bị
xóa khỏi bản đồ hành chánh từ năm
1949 sau chiến dịch tiêu thổ kháng chiến.
Lãnh
thổ Trung Nghĩa không còn thuộc huyện Yên
Phong, Bắc Ninh như trứơc kia mà nay thuộc
huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Từ phi trừơng
Nội Bài tới TN rất gần. Phi trừơng
nằm giáp ranh với Sóc Sơn và từ thị trấn
tới TN chỉ chừng 7 cây số mà thôi. Trung
Nghĩa nằm ở vĩ độ 21°14 Bắc
và kinh độ 105°54 Đông.
Từ
trung tâm Hà Nội tới TN khoảng 25 cây số. Lấy
hứơng đi Thái Nguyên rồi tới Sóc Sơn,
qua Núi Đôi chừng 3 cây số thì quẹo phải
vào Xuân Giang và từ Xuân Giang tới Trung Nghĩa
chỉ khỏang 1500m. Ngày xưa từ Xuân Giang
(làng Đại) qua Trung Nghĩa phải đi đò
nhưng nay có cầu Ngọc Hà nồi liền giữa
hai làng với nhau.
Về
lại làng quê
Hãy
về đây tìm dấu chân tiên tổ
Về
lại đây nghe vọng tiếng ru hời
Quê
hương ta cảnh đồng hoang nắng cháy
Phố
vắng không nhà, đổ nát, tang hoang
Bến
bờ xưa tiền nhân ngồi đan dó
Bên
thềm này tiếng hát vọng canh thâu
Con
đò xưa nay tìm đâu
bến đỗ
Cầu
Ngọc Hà vọng khúc hát ngân sâu!
Tìm
đâu, tìm đâu mảnh đời không in dấu
Nứơc
trắng sông Cầu, trắng cả màu tang
Về
lại đây những mảnh đời sai
bứơc
Tìm
dấu chân xưa, tìm tiếng ru hời !
Hoàng
Ngọc Lễ
(Trung
Nghĩa 1995)
Toàn
cảnh Trung Nghĩa đã bị tàn phá từ năm
1949 và ngoài nền nhà thờ ra ngừơi ta không
còn nhận ra bất cứ dấu vết nào. Khi
chúng tôi tới thăm Trung Nghĩa thì có một
toán chừng 5,6 ngừơi đang đào xới nền
nhà thờ để lấy gạch. Những viên gạch
đỏ chói và rất nặng
giống như đá. Những ngừơi
đào gạch kể với chúng tôi rằng nền
nhà thờ rất kiên cố và họ đã đào
xới nhiều lớp rồi mà vẫn chưa tới
lớp cuối và chân móng thành từơng dày tới
gần 3 m.
Ông
chủ tịch Xuân Giang có tháp tùng chúng tôi tới
thăm TN và có cho chúng tôi biết là ông đang có
kế hoạch khuyến khích dân cư các nơi khác
về đây sinh sống lập nghiệp.
Trung
Nghĩa nằm ở một gò cao nên từ đây
có thể nhìn khắp các vùng trải dài cho tới
Hậu Thôn và xa xa là ngã ba Xà. Nơi xưa tứơng
quân Lý Thường Kiệt đã đọc lời
hịch và anh dũng đánh tan quân Tống:
Nam
quốc Sơn hà, Nam đế cư
Tiệt
nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ
đẳng hành khan thủ bại hư!
Đây
là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
trong lịch sử dân tộc trong suốt 4000 năm
dựng nứơc, bài thơ hịch này xuất
hiện vào năm 1077 trong cuộc chiến tranh oanh
liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (Khúc
sông cầu, thuộc huyện Yên Phong) giữa quân
Đại Việt và hơn 10 vạn quân Tống
tàn bạo và tham tàn.
Có
đến ngã ba Xà mới thấy đựơc cảnh
núi non hùng vĩ, thơ mộng với ruộng
đồng xanh tươi trải dài từ Trung Nghĩa
tới tận vùng Núi Đôi và tới những
vùng xóm bến Lương Xuân, Mai Thựơng...
Tại
Mai Thựơng chúng tôi còn thấy đựơc
ngôi đền nhỏ tên đề An Lạc Tự.
Nghe nói ngôi đền này đựơc xây dựng
từ lâu đời để giải oan cho những
oan hồn quân Tống. Đền này còn có tên là
gò Xác và một vị cao niên nói với chúng tôi:
-
Dân Mai Thựơng rất giàu nhân nghĩa nên
đã xây chùa này để cầu siêu thoát cho
hàng ngàn oan hồn quân Tống do tứơng Triệu
Tiết chỉ huy đã bỏ xác ở nơi
đây, nơi chính gò cao này do đó chùa còn có
tên là "chùa Xác".
Làng
Hậu Thôn:
Làng
Hậu Thôn nay không còn là vùng quê hẻo lánh như
khi dân làng bỏ ra đi vào năm 1954. Nay phố xá
đã mọc kín từ cổng làng xưa cho tới
chợ Yên Phụ. Chợ Núi đã bị san bằng
và cái chợ cũ đã đựơc di dời
xa hơn. Mặc dầu có thay đổi khá nhiều
và nhà cửa đã mọc kín đất nhưng cảnh
sống ở đây vẫn còn nghèo lắm so với
những vùng khác. Chợ Núi nay đổi thành chợ
Yên Phụ và phố xá chạy khá dài giáp ranh tới
Đông Xuyên nhưng hàng hoá thì không lấy gì làm
phong phú cho lắm và đa phần là những hàng
quán về nông phẩm và lèo tèo một vài quán
ăn không lấy gì là bề thế.
Đồng
Nhân:
Từ
Hậu Thôn, chúng tôi đi ngựơc về phia cầu
Đò Lo để vào Đồng Nhân. Ngay ngã ba vô
Đồng Nhân, chúng tôi thấy có một cái chợ
nhỏ với chừng mươi sạp hàng buôn
bán mà phần đông là những sản phẩm
nông nghiệp trong vùng như mía, bắp, rau....
Chúng tôi thấy lác đác có một vài sạp
bán cá khô, cá tép nhỏ và ngừơi bán hàng
không dùng cân mà chỉ nhúm từ nhúm nhỏ hoặc
đếm từng con....
Cảnh
trí Đồng Nhân không gì thay đổi so với
khi xưa. Năm 1954 đa số bà con Đồng
Nhân đã di cư vô Nam và sau đó một số
ngừơi còn kẹt lại như đi lính, lấy
chồng xa hoặc ngăn trở cách này cách khác
mà đã không cùng di cư với dân làng đựơc
và sau đó họ đã trở về cư ngụ
tại đây. Trong suốt mấy chục năm bị
phân biệt đối xử nên đa số trẻ
em không đựơc đi học lên cao, ngừơi
lớn không xin đựơc việc làm...nên những
ngừơi còn kẹt lại Đồng Nhân phải
sống trong cảnh nghèo khốn . May mắn sau này
đã có nhiều gia đình vô đựơc miền
Nam và lập nghiệp ở xứ Long Thạnh Mỹ
và đựơc bà con địa phương gọi
là khu Xóm Mới.
Tuy
trong suốt mấy chục năm bị phân biệt
đối xử nhưng bà con Đồng Nhân vẫn
giữ đựơc đức tin và niềm tin
vào Thiên Chúa.
Em
bé quê tôi
Tôi
gặp em trên đê Yên Phụ
Mặt
ủng da chì vẻ tả tơi
Chân
em đi mệt mỏi rã rời
Mắt
em liếc, liếc nhìn khờ khạo
Trên
bờ đê tôi nghe em kể
Về
bao ngừơi trong lớp quê tôi
Đã
lên đừơng Nam tiến xa xôi
Những
nấm mồ in bóng nơi nơi!
Cha
em di không tin trở lại
Mẹ
em gầy nứơc mắt khôn nguôi
Trên
bờ đê em thôi không kể
Lệ
trào dâng tiếng nấc nghẹn lời!
Hoàng
Ngọc Lễ
(Yên
Phụ 1995)
Sau
hai tuần lễ thăm viếng miền Bắc
đặc biệt là vùng quê Trung Nghĩa, Núi Đôi,
Xuân Dục, Hậu Thôn. Chúng tôi không khỏi bùi
ngùi đến lúc phải chia ly. Mồ mả tổ
tiên vẫn nằm đấy mặc dù sau bao năm
bom cày đạn phá và không ngừơi chăm sóc.
Những hàng dương liễu lúc nào cũng
rũ buồn và cất tiếng âu ca như muốn
kêu gọi con cháu khắp nơi về thăm viếng,
về lại với ông bà.
Từ
trong quán vắng bên đừơng vang vọng bên
tai giọng ca Bảo Yến:
Quê
hương mỗi ngừơi chỉ một
Như
là chỉ một Mẹ thôi
Quê
hương nếu ai không nhớ.....
D.-
Trung Nghĩa miền Nam
Quê
tôi Công giáo đã bao đời
Kính
Chúa yêu ngừơi thương mến nhau
Từ
xưa các cụ đến con cháu
Đoàn
kết bao đời yêu mến nhau.
Thế
rồi cuộc chiến đâu đưa tới
Nhà
cửa tan tành “tiêu thổ” thôi!
Nhà
thờ giựt sập, dân di tản
Chạy
ngựơc chạy suôi khắp nơi nơi!
Hiệp
định ban hành từ nơi xa
Dân
làng di tản lệnh ban ra
Mọi
ngừơi nhốn nháo rời quê cũ
Xuống
tàu suôi Nam tay trắng tay!
Làng
tôi lập nghiệp nơi hoang vắng
Gò
mối đồng tranh ngập ngút đầu
Dân
làng nhộn nhịp vui lao tác
Chung
sức dựng xây, yêu mến nhau.
(Làng
tôi - thơ Hoàng Ngọc Lễ)
Khi
di cư vào Nam thì khởi đầu xứ
Trung Nghĩa (gồm Trung Nghĩa, Đồng
Nhân, Lương Xuân, Đông Xuyên và một vài gia
đình Mai Thựơng) tạm cư tại một
khu đất trống gần trừơng đua Phú
Thọ, cư xá Lữ Gia ngày nay. Vào thời 1954
thì từ khu chợ Nguyễn Tri Phương tới
sân bay Tân Sơn Nhất còn là rừng tre và cao su
nên khu này còn hoang vắng. Khi vừa đặt chân
đến khu Phú Thọ thì giáo dân Trung Nghĩa với
sự tiếp tay của quân đội Pháp đã
dựng một khán đài với mái che bằng bạt
nhà binh để dâng lễ cảm tạ hồng
ân Thiên Chúa đã cứu giúp cho bà con ra đi bằng
an. Thánh lễ do một cha tây và cha gìa Cảnh
đồng tế.
Sau
vì thấy ở Phú Thọ không có sông ngòi ruộng
nương nên các cụ cùng với
các cha Bắc Ninh quyết định di chuyển
tiếp tới vùng Thủ Đức. Lúc đầu
thì cha chính Bảo đề nghị chia đất
cho bà con bên Phứơc Lý nhưng cụ tổng Vệ
và các cụ thấy cảnh qua sông phải lụy
đò nên không chịu. Sau đó định qua Long
Phứơc nhưng phải qua sông qua đò lại
thôi. Bên Long Phứơc thì ruộng nương màu
mỡ, cá tôm rất sẵn ngặt nỗi việc
đi
lại qúa khó khăn. Giữa lúc ấy thì
cha Đỗ Bạt Thái tìm lại giáo xứ và
cùng với cha gìa Cảnh và cha Nguyễn Bá Thi
đề nghị với các cụ và dân làng khu
đất hoang ở Gò Công, Long Thạnh Mỹ gần
nhà dòng Phứơc Sơn. Khu đất này thuộc
quyền sở hữu của bà Tám Dung, cô ruột
của Nam Phương Hoàng Hậu tặng. Từ
đấy bà con Trung Nghĩa lập nghiệp tại
đây cho tới ngày nay.
Như
vậy là từ vùng chợ Thủ Đức kéo
dài sang tới Phứơc Lý (Nhơn Trạch, Biên
Hòa) có nhiều giáo xứ gốc Bắc Ninh tới
cư ngụ như:
-
Chủng viện Bắc Ninh
-
Xứ Từ Đức (gồm giáo dân các xứ Từ
Sơn, Đạo Ngạn, Phựơng Mao, Xuân
Hòa....)
-
Xứ Công Thành (Giáo dân gốc Tử Nê, do cụ
Đinh Quang Lựơng thành lập)
-
Xứ Chân Phú Cẩm (gồm giáo dân Xuân Lai, do cha
Phạm Quang Tự thành lập)
-
Xứ Thị Cầu (Giáo dân Thanh Sơn, Thị Cầu,
do cha Nguyễn Thựơng Hiền thành lập)
-
Xứ Bắc Thần (Giáo dân Bâm, Thanh Rã, do cha Nguyễn
Văn Lãng thành lập. Sau này ngài thụ phong Giám
mục)
-
Xứ Bắc Minh (Một số giáo dân Nội Bài,
Phựơng Mao, Xuân Hòa, do cha chính Bảo thành lập)
-
Xứ Đại Điền (Giáo dân Đại
Điền, Vĩnh Phú Yên, cha Huấn thành lập)
-
Xứ Nghĩa Hiệp (Giáo dân xứ Trung Lai, Mỏ
Thổ do cha gìa Đoan thành lập)
-
Xứ Nghĩa Mỹ (Giáo dân Trung Mỹ, Nghĩa
Vi, do cha Lập thành lập)
-
Xứ Thiết Nham (Giáo dân xứ Thiết Nham, do
cha Hiếu thành lập).
-
Xứ Vĩnh Phúc (do cha chính Mẫn thành lập)
Tai
nạn cháy trại Long Thạnh Mỹ:
Chỉ
mấy tháng sau khi tạm cư tại vùng gò Long Thạnh
Mỹ và khi đó chưa đựơc chia lô rõ
rệt thì một tai nạn cháy nhà thảm khốc
xảy ra và vì là đồi tranh và không có phương
tiện chữa cháy nên đám cháy đã lan rộng
khắp trại và gây thiệt hại đáng kể.
Sau đó xứ đựơc chia ra làm 3 khu riêng
biệt: Khu Đông Xuyên – Đồng Nhân – Trung
Nghĩa. Mỗi gia đình đựơc chia một
lô 30 mét chiều sâu và 20 mét chiều dài.
Xây
dựng thánh đừơng:
Ngay
sau khi vừa chia lô thì giáo xứ đã đựơc
Đức cha Harnett, chủ tịch ủy ban cứu
trợ công giáo Hoa Kỳ tại Việt Nam hỗ
trợ để xây dựng ngôi thánh đừơng
tương đối kiên cố và bề thế
so với thời ấy. Đức cha đã can thiệp
và xin đựơc một khung sắt của một
nhà kho của quân đội Pháp và đem về lắp
ráp làm nhà thờ. Gạch thì do lò gạch của
các cha Bắc Ninh ở Phứơc Lý cung cấp.
Sau 7 tháng trời xây cất, thánh đừơng
đã đựơc đức cha Phạm Ngọc
Chi tới làm lễ khánh thành cùng với một số
linh mục Việt – Pháp.
Ngày
nay dưới sự coi sóc của cha xứ Nguyễn
Đạ Tam (dòng Thánh Thể), một ngôi thánh
đường khang trang mang đặc nét Á đông
đã được xây cất và khánh thành vào năm
2000 dưới sự làm phép của dức tổng
giám mục Phạm Minh Mẫn.
Các
chi tộc Trung Nghĩa:
Trung
Nghĩa miền Nam Có 5 chi tộc chính:
-
Chi tộc họ Lê là chi tộc đông đảo
nhất gồm các chi cụ
Cụ Ý – Cụ Minh (Đức) – Cụ Lý
Đừng – Cụ Chánh Khiêm – Cụ trùm Cử
– Cụ Đức (Mến)...
-
Chi tộc họ Nguyễn Hữu gồm chi các cụ
Qũy...
-
Chi tộc Đặng Viết gồm các chi cụ
Chỉnh – Cụ Tiên chỉ....
-
Chi tộc Lý Danh. Chi tộc này đã có nhiều
gia đình đi lập nghiệp tại khu dinh
điền Kinh E Cái Sắn.
- Chi tộc Ngô Vi gồm chi cụ Quyền, cụ quản giáo Soi…
Các
Linh mục đã từng coi xứ Long Thạnh My
(TN cũ) :
-
Cha Đỗ Bạt Thái
-
Cha gìa Cảnh (phó cha Thái)
-
Cha Vũ Văn Mạch
-
Cha Nguyễn Phúc Vị
-
Cha Long
-
Cha Hòa
-
Cha Nguyễn Đạt Tam
Linh
mục và tu sĩ gốc Trung Nghĩa:
-
Cha Lê Văn Đoàn
-
Cha Lê Trung Thành
-
Cha Trần Văn Hảo
-
Soeur Lê Thị Mỹ Dung
-
Soeur Vũ Thị Hằng
-
Soeur (Con ông bà Lê Văn Bảy)
-
Soeur ( Con ông bà Lê Cát Lợi)
-
..............................................
Quê
tôi
Làng
cũ quê tôi bên sông Cầu
Những
hàng liễu rũ thổi vi veo
Bến
đò xưa cũ nằm soi bóng
Dòng
nứơc trong xanh mây trắng treo
Làng
cũ quê tôi đã bao lần
Trắng
đời di tản khóc thương nhau
Ruộng
đồng những lúc vừa đâm trổ
Đã
phải chia lìa tay trắng trao
Làng
cũ quê tôi đã đâu rồi
Ngừơi
yêu thuở ấy khóc chia phôi
Cha
gìa, mẹ yếu đàn em bé
Ở
lại để rồi khóc đôi nơi!
Những
cảnh đau lòng lúc biệt ly
Để
rồi đất nứơc khóc
phân kỳ
Ngừơi
Nam kẻ Bắc thương đau qúa!
Mấy
chục năm trời khóc chia ly.
Nay
có dịp trở về thăm làng cũ
Những
hàng liễu rũ đứng chơ vơ!
Ngừơi
yêu thuở ấy đầu bạc trắng
Lưng
còng sát đất, mắt thờ ơ!
(Quê tôi - Hoàng Ngọc Lễ)
Núi đôi
Bảy năm về trước,
em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Ðoài Ðông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang
Lối ta đi giữa
hai sườn núi
Ðôi ngọn nên làng gọi núi Ðôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!
Bỗng cuối mùa
chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Ðâu ngờ từ đó bặt tin nhau.
Anh vào bộ đội,
lên Ðông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Ðôi chăng?
Anh nghĩ, quê
ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.
Ðồng đội có
nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Ðôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?
Náo nức bao
nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Ðôi.
Mới tới đầu ao,
tin sét đánh
Giặt giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, hết thủy chung!
Anh ngước nhìn
lên hai dốc núi
Hàng thông bờ có con đường quen.
Nắng lụi bổng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
Dân chợ Phù
Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong;
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
Từ núi qua thôn,
dường nghẽn lối
Xuân Dục, Ðoài Ðông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay
Cha mẹ dìu nhau
về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.
Anh nghe có tiếng
người qua chợ:
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!
Nhưng núi còn
kia, anh vẫn nhớ.
Oán thù còn đó, anh còn đây
ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Ðã chết vì dân giữa đất này!
Ai viết tên em
thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi: em đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
Anh đi bộ đội
sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm
Vũ Cao