Actualite de la medecine 
_____
 
Dossiers de Pediatrie
 
Cours de Pediatrie
 
Vaccinologie
 
Nutritionnel
 
Echographie
 
Radiologie
 
Medicaments
 
Les autres websante
 
Informations

             

  Children & Unintentional injury       Create : 12 August  2003                                   Dr Bui An Binh           

 

Trẻ em và tai nạn

Bs Bùi An B́nh

   Theo UNICEF -Việt Nam, 2003 (1) th́ tai nạn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn phế , hằng năm cho trẻ từ 1-18 tuổi tại Việt Nam.

  Tại Việt Nam, tai nạn đă gây 50.000 tử vong / năm và 250.000 thương tích / năm cho trẻ dưới 16 tuổi. Những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong gồm: chết đuối, ngă, điện giật, bỏng , ngạt và tai nạn giao thông. Riêng tai nạn giao thông th́ Việt Nam là nước có tai nạn giao thông và gây tử vong cao nhất trên thế giới. Thật vậy theo số liệu của UNICEF-2003 th́ hằng năm,Việt Nam có ít nhất 6000 trẻ dưới 16 tuổi chết và 30.000 trẻ bị thương tích trầm trọng do tai nạn giao thông.

  Tỷ lệ tai nạn giao thông và các thương tích đang gia tăng hằng năm vào khoảng 10%. Chi phí dành cho điều trị tai nạn và tử vong do giao thông chiếm đến 75% ngân sách dành cho điều trị của các bệnh viện thành phố. Trong các tai nạn giao thông th́ 1/3 các trường hợp nằm viện, bị tổn thương năo hay để lại tàn phế vĩnh viễn. Hơn 80% các tai nạn giao thông là do người sử dụng xe, vi phạm luật lệ giao thông.

  Hiện tại, Việt Nam có 8 triệu xe môto và 12 triệu người sử dụng. Nếu không có biện pháp hạn chế th́ đến năm 2008 ước tính sẽ có 32 triệu xe gắn máy và 80 triệu người sử dụng chúng, trong đó 16 triệu là trẻ em dưới 16 tuổi.

  Số người có đội mũ bảo hiểm chỉ chiếm dưới 3 % trong đó tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm chiếm dưới 1 %. Theo các chuyên gia về an toàn cho rằng, nếu chủ trương Quốc gia bắt buộc đội mũ khi đi xe sẽ giảm được tử vong của tai nạn giao thông và tàn phế vĩnh viễn đến 75%.

  Unicef - Việt Nam 2003 c̣n cho biết thêm là mặc dầu tỷ lệ tử vong của trẻ em Việt Nam thấp ( 37/1.000) so với các nước đang phát triển, nhưng trẻ em chưa được cũng cấp đầy đủ các loại h́nh săn sóc ban đầu. Sự thiếu sót về cấu trúc săn sóc sức khoẻ ban đầu, cọng thêm sự thiếu hiểu biết của bố mẹ là nguyên nhân của số lượng lớn trẻ bị suy dinh dưỡng, cũng như số số lượng cao trẻ em bị chết, hay bị chấn thương nghiêm trọng của các tai nạn có thể pḥng tránh được, như tại nạn giao thông, chết đuối, điện giật, hay ḿn.

  Một câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta lại có số tai nạn cao như vậy? Để lư giải câu hỏi này, chúng ta thử điểm xem một số đặc điểm liên quan đến tai nạn:

1. Tai nạn xảy ra có phải do số trời không?

  Chúng ta khẳng định là không? Tai nạn đến với trẻ em không phải do “số trời ”, Tai nạn không phải là cái ǵ ngẫu nhiên mà chúng ta không có thể không khống chế được. Phần lớn các tai nạn đều có thể tiên đoán và pḥng ngừa trước được. Các vết bầm tím, các vết xước do té ngă, hay va chạm là chuyện khó tránh khỏi khi trẻ lớn lên, nhưng tử vong và tàn phế do tai nạn là chuyện đáng thương tâm mà chúng ta không muốn xảy ra, mặc dầu chúng ta biết chắc chắn có thể pḥng tránh chúng được. Chính v́ vậy, mà người Anh ( 2,3) đề nghị không dùng chữ "accident" v́ ư nghĩa của chữ này có tính định mệnh, ngẫu nhiên không pḥng ngừa được mà thay chữ "accident" bằng cụm từ "unintentional injury " để chỉ rằng tai nạn là điều có thể pḥng ngừa được

2. Các loại tai nạn của trẻ em.

  Tai nạn phổ biến đối với trẻ em là té ngă, phỏng và bỏng, chết đuối, và suưt chết đuối, ngộ độc, ngạt do dị vật, vết đâm chích, hay chém,. Trên đường, trẻ em có thể tử vong hay bị thương tích do tai nạn xe hơi, xe mô tô, xe đạp. Các tai nạn của trẻ em có thể đi từ vết bầm, vết xướt đến vết cắt sâu, găy xương và chấn thương sọ năo. Tai nạn có thể đưa đến tử vong hay tàn phế vĩnh viễn.

3. Tuổi và các giai đoạn phát triển của trẻ.

  Trẻ em không phải là người lớn thu bé. Trẻ càng nhỏ lại càng không nhận thức được nguy hiểm. V́ vậy trong quá tŕnh lớn lên và do muốn học hỏi, khám phá thế giới xung quanh, trẻ luôn luôn đối đầu với những nguy hiểm đang ŕnh rập. Các tinh huống nguy hiểm thay đổi mỗi ngày và mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đây là một số ví dụ:

    • Lúc trẻ bắt đầu biết ḅ, biết trèo và đi chập chững th́ ghế và của sổ không có chấn song là mối nguy hiểm thật sự cho trẻ. Các chấn thương và tử vong do ngă đều nằm trong độ tuổi này.
    • Trẻ đứng có nhón hay không nhón chân và mắt ngang tầm mặt bàn là lúc trẻ với tay cầm tô, chén, cốc, son, chăo đựng thức ăn hay thức uống nóng để cạnh mép bàn. Đây là nguyên nhân của phần lớn bỏng của trẻ em ở lứa tuổi này.
    • Trẻ em dưới 10 tuổi chưa có khả năng phán đoán được tốc độ của các phương tiện giao thông đang đến gần trẻ. Đây là nguyên nhân đưa đến tai nạn giao thông khi trẻ băng qua đường.

4. Các yếu tố nguy cơ (4)

    • Tuổi: Đối với trẻ nhỏ và dưới 5 tuổi th́ phần lớn tai nạn xảy ra tại nhà v́ ở độ tuổi này trẻ được chăm sóc tại nhà. Từ 5 tuổi trở lên, tai nạn thường xảy ra ở trên đường, trường học, sông, ao, hồ, hay những nơi trẻ chơi.
    • Giới: Trên 9 tháng tuổi trẻ trai dễ bị tai nạn hơn trẻ gái
    • Kinh tế xă hội: Trẻ em thiếu quan tâm của xă hội, sống trong điều kiện nghèo khổ có nguy cơ bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng gấp 5 lần trẻ sống trong điều kiện khá giả. Ngoài ra, thiếu chỗ chơi an toàn, trong gia đ́nh có xung khắc cũng là những nguy cơ dễ dẫn đến tai nạn. Trẻ em không có
    • Môi trường: Mỗi môi trường có nguy cơ riêng biệt; môi trường gây tại tại thành phố khác với môi trường gây tai nạn ở nông thôn. Đường xá chật chội, lưu lượng lưu thông xe cộ lớn, luật lệ giao thông không được học, xử phạt các vi phạm giao thông chưa nghiêm minh.

  Trên đây là những đặc điểm của trẻ em và các yêu tố nguy cơ, để có thể cắt nghĩa được v́ sao tai nạn lại dễ dàng xảy ra cho trẻ em tại Việt Nam.

  Tai nạn xảy ra với rất nhiều h́nh thái khác nhau, theo thời gian và không gian, v́ vậy các biện pháp pḥng ngừa cũng đa dạng. Sau đây là một số hành động pḥng ngừa tai nạn hay gặp.

Các hành động pḥng ngừa tai nạn (2).

Pḥng ngừa bỏng và phỏng:

  • Không đẻ trẻ gần bếp khi nấu ăn.
  • Không để thức ăn nóng, nuớc nóng cạnh mép bàn, pḥng trẻ đứng dưới với, gây đổ và bị bỏng.
  • Trở cán son, chảo vào phía trong bếp, pḥng trẻ đứng dưới với, gây đổ bị bỏng.
  • Dấu các dây điện cắm vào phích và các ấm nước điện.
  • Không dùng khăn trải bàn phủ một phần bàn, để tránh trẻ kéo làm đổ thức ăn nóng trên người hay làm vỡ các vật dụng thuỷ tinh, gây vết cắt, đâm.
  • Không vừa bồng bế trẻ vừa mang thức ăn hay thức uống nóng.
  • Bảo đảm thức ăn được làm nguội trước khi cho trẻ ăn.
  • Cho nước lạnh vào chậu tắm trước khi cho nước nóng và phải thử nước tắm 3 lần trước khi cho trẻ vào chậu tắm.
  • Dụng cụ đựng thức ăn nóng phải có nắp đậy.
  • Không để hộp diêm, bật lửa, đèn dầu, đèn cầy gần trẻ.
  • Mặc áo quần khó cháy khi trẻ ngủ.
  • Trẻ được đội mũ khi ra nắng.
  • Dạy cho trẻ biết thế nào là " nóng".

Pḥng ngừa té ngă

  • Lau khô ngay nước đổ trên sàn nhà, lối đi.
  • Không để xà pḥng, hay dầu gội đầu trên sàn buồng tắm.
  • Không cho trẻ chơi trong bếp, buồng tắm, chỗ giặc áo quần, giếng nước.
  • Cầu thang và lối đi không để đọng nước.
  • Không để trẻ một ḿnh,trên giường,hay trên bàn.
  • Có chấn ngang đầu và cuối cầu thang.
  • Giường ngủ có chấn song pḥng ngă.
  • Không kê ghế bàn gần cửa sổ .
  • Không để đ̣ chơi có bánh xe trên lối đi.
  • Dạy cho trẻ biết, giường không phải là chỗ để chơi nhảy.
  • Luôn luôn để ư trẻ khi trẻ ở sân thượng hay các nơi cao.
  • Luôn luôn xem chừng khi trẻ đang tắm.
  • Luôn luôn xem chừng khi trẻ đang chơi với các tṛ chơi đu, trượt.
  • Không để đồ chơi trẻ em tại các lối đi và cầu thang.
  • Chỉ cho trẻ biết chỗ chơi nào an toàn và không an toàn.
  • Luôn luôn trông chừng khi trẻ chơi với các đồ chơi lắc lư hay đồ chơi truợt.
  • Chỉ cho trẻ những nguy hiểm khi leo trèo.

Pḥng ngừa tai nạn do nước

Trong nhà:

  • Luôn luôn theo dơi trẻ.
  • Đổ nước trong các xô, thau, chậu.
  • Sau khi tắm xong đổ nước chậu tắm ngay.
  • Đóng cửa pḥng tắm; để ṿi sen trên giá và trẻ không với tới được.
  • Nước tắm không quá 50 oC.
  • Cho nước lạnh vào chậu tắm trước khi cho nước nóng.
  • Không để trẻ lớn trông trẻ nhỏ tắm.

Ngoài nhà ( trong vuờn, ngơ xóm):

  • Không để hố nước trong vườn. Không để trẻ chơi ở ngơ xóm có rănh, hố sau mưa hay lụt .
  • Không để trẻ chơi ở bờ ao, hồ, sông, giếng.

Băi biển:

  • Luôn luôn theo dơi trẻ.
  • Không để trẻ lớn trông chừng trẻ nhỏ.
  • Không chơi các loại đồ chơi nổi trên nước.
  • Tắm ở chỗ có treo cờ chỉ dẫn.

Trên thuyền, tàu thủy

  • Luôn luôn canh chừng trẻ.
  • Không để trẻ lớn trông trẻ nhỏ.
  • Trẻ được đeo áo phao.
  • Khi thời tiết xấu, trẻ phải được ở trong khoang tàu.
  • Bảo đảm trẻ nắm được những qui tắc an toàn trên thuyền, tàu.
  • Dạy cho trẻ biết bơi.

 Pḥng ngừa tai nạn do điện

  • Không thiết kế ở cắm điện trong tầm với tay của trẻ
  • Xử dụng ổ và phích cắm điện an toàn.
  • Dạy trẻ lớn cắt điện bằng kéo núm điện và không kéo dây điện.
  • Không để trẻ chơi ở ổ cắm điện.
  • Không treo dây điện bằng đóng đinh.
  • Không dăng dây điện trên các lối đi.
  • Dạy trẻ đứng xa các biến áp, các dụng cụ điện.
  • Dạy trẻ không thả diều ở chỗ có dây điện bắng ngang.
  • Dây điện hỏng cần phải được thay thế ngay.
  • Dây điện nối dài phải đủ lớn để tải điện.
  • Biết chỗ hộp ngắt điện.
  • Dạy trẻ không được sờ các dụng cụ điện khi tay c̣n ướt.
  • Không để các dụng cụ điện trong buồng tắm.
  • Dạy trẻ nhỏ không đến gần các đàu video, TV.
  • Rút dây điện khi không xử dụng máy.

Pḥng ngừa tai nạn do ngộ độc

Trong nhà

  • Cất dấu các chất tảy rửa ngoài tầm với tay của trẻ.
  • Không để trẻ đứng gần các chất tẩy rửa.
  • Bỏ vào thùng rác các chai, lon đựng hóa chất.
  • Không để dầu gội đầu trong tầm với của trẻ.
  • Buồng tắm phải đóng cửa.
  • Luôn phải đẻ mắt đến trẻ.

Ngoài nhà

  • Dạy trẻ phải hỏi, trước khi ăn bất cứ trái ǵ trên cây.
  • Không mua trồng, trong nhà các loại cây nguy hiểm.

Thuốc men.

  • Không gọi thuốc là viên kẹo khi cho trẻ uống thuốc.
  • Không cho trẻ thấy khi chúng ta uống thuốc.
  • Thuốc được bỏ trong chai có nắp dậy an toàn.
  • Không để thuốc trong tầm với của trẻ.
  • Để mắt đến trẻ, khi dẫn trẻ đến thăm viếng nhà khác.
  • Không để các túi xách trong tầm với của trẻ.

Chích đốt do gai hay côn trùng.

  • Dạy trẻ đứng xa các bụi gai hay các tổ côn trùng.
  • Dạy trẻ mang dép khi đi ra ngoài.
  • Làm sạch các thức ăn dính đựng trong lon, hộp, và không để thức ăn vấy ra ngoài.

Pḥng ngừa tai nạn giao thông.

Cạnh đường:

  • Bảo đảm trẻ luôn luôn đứng cạnh bên bạn.
  • Dạy trẻ không chạy ra đường.
  • Dạy trẻ không chạy nhặt, lượm bóng lăn ra đường.
  • Dạy trẻ không đuổi theo súc vật chạy ra đường.
  • Dạy trẻ không đi xe đạp ra đường.
  • Dạy trẻ đi theo lối đi dành cho người đi bộ.
  • Dạy trẻ đứng xa xe đang đỗ ở lề đường.
  • Bảo đảm trẻ biết luật lệ giao thông.

Trong xe auto

  • Nếu xe có dây buốc an toàn, trẻ phải được nịt dây an toàn.
  • Chỉ cho trẻ lên và xuống xe tại lề đường.
  • Không cho trẻ chơi với của gương của xe.
  • Nên mang nhiều đ̣ chơi theo xe.
  • Không để trẻ một ḿnh trong xe.

Xử dụng xe đạp, xe moto.

  • Bảo đảm trẻ xử dụng xe đạp, xe moto phù hợp theo tuổi.
  • Bảo đảm trẻ thuộc các luật lệ giao thông.
  • Bảo đảm trẻ luôn luôn có người lớn đi kèm khi ra khỏi nhà.
  • Bảo đảm trẻ đội mũ bảo hiểm thích hợp.
  • Kiểm tra xăm lốp, phanh, trước khi đi.

Pḥng ngừa tai nạn do hóc, ngạt, thắt

  • Không xử dụng gối, túi, để kê, gối đầu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Không dùng dây, sợi vải để buộc áo quần trẻ.
  • Các dây buộc đồ chơi, bút vẽ phải ngắn hơn 20cm.
  • Đứng trông chừng khi trẻ đang ăn hay uống, và bảo trẻ ngồi yên
  • Trông chừng trẻ nhỏ khi trẻ đang ăn miếng trái cây hay rau nhỏ.
  • Không cho trẻ dưới 6 tuổi ăn đậuphụng.
  • Không cho trẻ chơi với những đ̣ chơi nhỏ như bi, đồng xu, hay các phần nhỏ rời của đồ chơi.
  • Không để các túi giấy gương, nylon gần trẻ.
  • Chỉ cho trẻ chơi các đồ chơi phù hợp theo lứa tuổi.

Pḥng ngừa tai nạn do va, đập, cắt, chích.

  • Sử dụng bàn ghế tủ có góc tù.
  • Các tủ bàn ghế có góc nhọn cần phải được bịt tù.
  • Tất cả các của gương đều phải bọc khung an toàn.
  • Các tấm gương lớn phải được bảo về bằng băng dính dán chéo.
  • Dung cụ làm bếp, khâu vá phải được đẻ quá tầm với của trẻ.

Pḥng ngừa tai nạn do súc vật .

Chọn loại súc vậy nuôi

  • Xem trẻ có đủ lớn dẻ nuôi không?
  • Nếu nuôi chó, xem nó ddax cắn ai chưa.

Chó nuôi trong nhà

Dạy trẻ:

  • Không chọc chó khi nó đang ngủ
  • Không đùa hay chọc nó quá mức
  • Không lấy thức ăn của nó khi nó đang ăn
  • Không để mặt ḿnh sát mặt nó
  • Rủa tay sau sờ chó

Khi gặp chó lạ

  • Tiến gần nó từ từ
  • Đứng yên khi chó đên gần.
  • Nếu đang ăn, ném cho nó một mẩu thức ăn.
  • Không can thiệp khi hai con chó đánh nhau
  • Đi chứ không chạy.

Nếu chó hung dữ:

  • Không quay lưng chạy, đứng yên như cây trông
  • Lấy b́nh tĩnh nh́n thẳng vào mặt nó, nh́n vào một điểm trên tai chó
  • Để một vật trước thân ( ví dụ một cái túi xách)
  • Nếu bị ngă, cuốn tṛn người và lấy tai ôm đầu.

Bệnh tật từ sức vật.

  • Không đẻ trẻ gần phân sức vật
  • Dập phân sức vật bằng đất cát
  • Rửa tay sau khi sờ súc vật
  • Súc vật phải được tiêm chủng pḥng dại
  • Súc vật phải được tẩy giun định kỳ

 Các biện pháp sách pḥng ngừa tai nạn (2,6,7,8,9).

Để giảm thiểu tai nạn cho trẻ em, một số biện pháp pḥng ngừa tai nạn cùng vai tṛ của con người đă được đề xuất và được xem hữu hiệu, tại một số nước trên thế giới:

  1. Nhà nước cần soạn thảo thảo một chính sách về pḥng ngừa tai nạn cho trẻ em, đặc biệt tai nạn giao thông.
  2. Tăng cường vai tṛ của công an, cảnh sát, giám sát các tiêu chuẩn hóa hàng hóa an toàn.
  3. Vai tṛ của các nhà thiết kế và sản xuất hàng hóa an toàn cho trẻ em.
  4. Vai tṛ của các nhà buôn, trong việc cung cấp những hàng hóa an toàn cho trẻ em.
  5. Vai tṛ của thầy cô giáo, huấn luyện viên, trong việc phát hiện, giáo dục pḥng ngừa tai nạn.
  6. Vai tṛ của nguời chăm sóc trẻ, nhận thức, phát hiện và hành động pḥng ngừa tai nạn.
  7. Hướng dẫn trẻ nhỏ và trẻ lớn nhũng yếu tố nguy cơ và biện pháp pḥng tai nạn.

Tài liệu tham khảo:

1. www. Unicef.org; Unicef-Vietnam 2003; accident in Vietnam.

2. www.childsafety.co.nz   

3. Health promotion in childhood and young adolescence for the prevention of

unintentional injury. Towner, E. M. et al. (1996) HEA

4. Children and their accidents. Avery J. G. & Jackson, R. H. (1993) Edward Arnold

5. Unintentional injury in the health of our children – a review in the mid 1990s. Jarvis S. et al. (1995) OPCS

6. www.detr.gov.uk/roadsafety/index.htm (road safety)

7. www.homeoffice.gov.uk/new_index/index_firesafety.htm (fire

safety)

8. www.doh.gov.uk/ohn/priorities/accidents.htm (accidents and

health)

9. www.consumer.gov.uk/consumer_web/safety.htm (consumer

safety)

 

    
 

HOME 

My home page I My family home page I My personal page I Medline I R/C model airplane page I Games I Science ________________________________________________________________________________

 Email : buibinhtho52@gmail.com . Copyright © 2001 My homepage's Bui Binh Tho Md , 35B Ho Hoa To1 ,Kp1 , Tan Phong , BIEN HOA , DONG NAI , VIET NAM . Tel 0251 8820817 , Mobile : 0903358597 . Plus ( +84 ) for all oversea relation . All Rights Reserved.

This document is strictly for informational, non-commercial purposes.