Actualite de la medecine 
_____
 
Dossiers de Pediatrie
 
Cours de Pediatrie
 
Vaccinologie
 
Nutritionnel
 
Echographie
 
Radiologie
 
Medicaments
 
Les autres websante
 
Informations

             

 TEMPERATURE MESUREMENT IN PEDIATRICS

 Create ; 12 Mars 2003                    Dr Bui An Binh                

                   ĐO NHIỆT ĐỘ Ở TRẺ EM.

Bs Bùi An B́nh

   Lời mở đầu:

   Bố mẹ trong cuộc đời của ḿnh, chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được, những lúc ngồi hằng giờ bên đứa con bị sốt. Chốc chốc lại sờ trán, nắm tay, nắm chân trẻ và nét mặt hốt hoảng lo âu, khi sơ thấy trán trẻ “nóng như lửa” hay giật ḿnh khi sờ thấy tay, chân trẻ “lạnh như nước đá ”. Bác sỹ và sinh viên trong phiên trực chắc hẳn cũng không bao giờ quên, khi thân nhân của em bé,cầm lấy tay họ và nói : “ thưa bác sỹ, trán cháu nó nóng quá đi và chân cháu nó lạnh tanh. Nhờ bác sỹ xem lại cháu .”

   Trán “nóng như lửa” và chân tay “lạnh tanh” là biểu thị một t́nh trạng nặng của bệnh hay nói một cách khác là sốt cao. Ngoài ra, tay chân lạnh, rịn ướt cũng là biểu thị của một t́nh trạng bệnh nặng khác. Cách đánh gía chỉ sờ bằng ḷng tay cũng có thể phân biệt được bệnh nặng và không nặng. Áp má vào trán, hay má kề má cũng là một cách đo nhiệt độ, hoặc phát hiện miệng trẻ nóng, khi bú vú để có thể nói “ con Ty hay thằng Tèo, ngày hôm nay, chúng nó ấm đầu đấy nhé”. Cho đến nay mà nói th́ cách đánh gía sốt phổ biến nhất về sốt, vẫn là sờ bằng tay, áp má, hay bú vú mẹ. Sờ bằng tay, áp má và bú vú mẹ là cách độ nhiệt độ nhanh, dễ dàng, không tốn kém, cần lúc nào có lúc đó. Có thể đây là cách đo nhiệt độ có từ ngàn xưa.

  Nghiên cứu của Bùi An B́nh năm 2003, trên 125 trẻ có sốt, đến khám tại một cơ sở y tế, tại thành phố Huế cho thấy, chỉ có 20/125 ( 16.0% ) có sử dụng nhiệt kế tại nhà, trong đó 18/20( 90%) sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân. Có 1/20 xử dụng nhiệt kế dán trán và 1/20 nhiệt kế tai. 90% đo nhiệt độ ở nách, có 1 trường hợp dùng nhiệt kế thuỷ ngân để do nhiệt độ miệng ở trẻ 15 tháng tuổi. Có 57/125 ( 45.6%) bố mẹ không biết bao nhiêu độ gọi là sốt, và bao nhiêu độ là sốt cao.

   Lấy nhiệt độ ở trẻ em xem ra đơn giản, tuy đơn giản như vậy, lại có rất nhiều loại nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ, như nhiệt kế đo nhiệt độ ở da, ở miệng hay hậu môn ( chính xác là trực tràng nên trong bài này dùng từ trực tràng thay cho hậu môn) và hay cả ở màng nhĩ. Lựa  chọn loại nhiệt kế nào thích hợp thật khá phức tạp cho bố mẹ và cán bộ y tế .

   Nhiệt kế cổ điển nhất ( thật ra sờ bằng tay hay áp má mới gọi là cổ điển ) phải kể là nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt kế này tồn tại đến hàng trăm năm, nhưng nay vẫn c̣n gía trị, và tiếp tục được sử dụng rộng răi.

   Ngày nay với tiến bộ khoa học, đă có nhiều loại nhiệt kế khác nhau được sử dụng để đo nhiệt độ. Chúng gồm: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế kỹ thuật số, nhiệt kế băng dán trán, nhiệt kế trong núm vú, nhiệt kế tai đo nhiệt độ bằng bức xạ hồng ngoại

   Các loại nhiệt kế hiện nay

   Nhiệt kế thuỷ ngân.

Nhiệt kế thuỷ ngân nói chung được xem là nhiệt kế, cho nhiệt độ chuẩn vàng, về độ chính xác. Mặc dầu lượng thủy ngân bên trong nhiệt kế ít, nhưng vẫn có thể gây ngộ độc, v́ vậy thận trọng không làm vỡ nhiệt kế.

  Nhiệt kế kỹ thuật số

Nhiệt kế kỹ thuật số, cho biết nhiệt độ bằng số hiện thị nhiệt độ bằng chữ trên màng h́nh LCD. Đây là loại nhiệt kế dễ sử dụng, và tiện lợi hơn nhiệt kế thuỷ ngân, và có độ chính xác càng lúc càng được cải thiện, kể từ khi được đưa ra sử dụng trong vài năm gần đây. Nhiệt kế này được Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo dùng thay thế cho nhiệt kế thuỷ ngân.

 Nhiệt kế tai

  Nhiệt kế tai đùng để đo nhiệt độ của màng nhỉ, bằng cách đo bức xạ hồng ngoại phát từ màng nhỉ. Đầu của nhiệt kế tai được đưa vào trong ống tai và đọc nhiệt độ của màng nhỉ trong 2 giây. Nhiệt kế tai không gây khó chịu hay sự hợp tác của trẻ, tuy vậy nhiệt kế này cho đến có độ chính xác không cao đối với trẻ dưới 2 tuổi.

  Nhiệt kế dán ở trán.

Nhiệt kế là một băng plastic được dán vào trán và đọc nhiệt độ tương ứng với màu lục xuất hiện trên băng. Nhiệt kế dán ở trán đo nhiệt độ da, chứ không đo nhiệt độ cơ thể và có độ chính xác kém, đặc biệt ở trẻ nhỏ, v́ vậy loại nhiệt kế không được Hàn Lâm Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo dùng.

Nhiệt kế trong núm vú giả.

Đây là loại nhiệt kế có bộ phận đo nhiệt độ được gài trong núm vú giả. Trẻ ngậm núm vú và bộ phận báo cho biết trẻ có sốt hay không bằng thay đổi màu hay bằng số trên màng h́nh.

  Nhiệt độ trẻ em

 Những vị trí cho nhiệt độ chính xác nhẩt của cơ thể là những vị trí gần Hypothalamus, trung tâm điều hoà nhiệt độ của cơ thể, hay c̣n gọi là nhiệt độ “lơi” của cơ thể. Nhiệt độ trong động mạch phổi, trong thực quản và bàng quang được xem là nhiệt độ lơi. Tuy vậy, các vị trí này chỉ đo được bằng cách đo có can thiệp xâm nhập, và đây là cách đo không thích hợp với cách đo nhiệt độ thường qui.( 1 ).

 Theo cách hướng dẫn cổ điển th́ nhiệt độ b́nh thường của cơ thể là 37oC (98.6oF) và được xem như có sốt khi nhiệt độ hậu môn bằng hoặc cao hơn 38oC ( 100oF).

  Trẻ dưới 36 tháng tuổi, nếu có sốt, thường th́ do các nguyên nhân nhiễm trùng. Sốt ở trẻ dưới 3 tháng, tuổi cần phải t́m hiểu kỹ nguyên nhân của nhiễm trùng, và cũng ở lứa tuổi này th́ nhiệt độ b́nh thường hay thấp hơn b́nh thường cũng có thể kèm theo nhiễm trùng nặng với tất cả triệu chứng khác. Định nghĩa sốt chưa rơ nguyên nhân cần phải theo đúng những tiêu chí ( 2-3) (sốt kéo dài quá 14 ngày và không t́m được nguyên nhân bằng các xét nghiệm thường qui) và bảng ghi theo dơi nhiệt độ chính xác ( 2-4). Theo dơi bảng ghi nhiệt độ và không thấy sốt sẽ làm cho bố mẹ và thầy thuốc an tâm, nhất là bố mẹ, khỏi phải  bị chứng dùng thuốc hạ nhiệt độ liên tục, khám bệnh nhiều nơi, và thử nghiệm không cần thiết (5).

  Để giúp cho chẩn đoán đúng, cần phải đo nhiệt độ chính xác, dựa trên việc chọn  lựa nhiệt kế thích hợp, lấy nhiệt độ đúng cách, và theo dơi bảng nhiệt độ. Ngoài ra cũng cần phải nắm được nhiệt độ trung b́nh ở các vị trí đo khác nhau (xem bảng 1)

  Bảng 1: Nhiệt độ trung b́nh đo được ở trẻ em

Cách đo

Nhiệt độ trung b́nh

Trực tràng

36.6°C đến 38°C (97.9°F to 100.4°F)

Tai

35.8°C đến 38°C (96.4°F to 100.4°F)

Miệng

35.5°C đến 37.5°C (95.9°F to 99.5°F)

Nách

34.7°C đến 37.3°C (94.5°F to 99.1°F)

Nguồn gốc: ( Normal temperature ranges Temperature measurement in paediatrics  Community Paediatrics Committee, Canadian Paediatric Society (CPS)Paediatrics & Child Health 2000; 5(5), 273-6.Reference No. CP00-01 Reaffirmed January 2002)

 

      Cách đo và phương pháp đo nhiệt độ hiện nay.

   Nhiệt độ trực tràng ( hậu môn ).

  Đo nhiệt độ trực tràng lâu nay được xem là cách đo chuẩn vàng, trong các cách đo nhiệt độ ( 7-8). Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, cách đo nhiệt độ trực tràng có nhiều hạn chế (9-10) .

   Nhiệt độ trực tràng  thay đổi chậm so với  thay đổi của nhiệt độ lơi. Thật vậy, nhiệt độ trực tràng vẫn c̣n cao, trong khi hiệt độ lơi bắt đầu giảm, và bệnh nhân đă thấy khoẻ và ngược lại. Sự chậm trễ này được cắt nghĩa là do tuần hoàn máu ở trực tràng kém và phân trong trực tràng có tác dụng như tấm cách nhiệt (Terndrup and Milewski, 1991).

  Nhiệt độ trực tràng cũng c̣n bị ảnh hưởng bởi độ sâu của nhiệt kế đưa vào trong trực tràng, bởi các điều kiện ảnh hưởng đến  tuần hoàn tại chỗ, và sự hiện diện của khối phân. Ngoài ra nhiệt kế có thể đâm thủng trực tràng, và nếu không tiệt trùng, nhiệt kế có truyền các mầm bệnh của phân.

  Bố mẹ thật ra không quen và thích cách đo nhiệt độ này, và trẻ em  thường phản ứng lại v́ cách đo gây khó chịu cho chúng.

  Kỹ thuật đo nhiệt độ trực tràng.

Nếu sử dụng nhiệt kế thủy tinh, phải xử nhiệt kế dành cho trực tràng ( nhiệt kế với đầu đo có bầu to hơn nhiệt kế nách hay miệng )

·        Làm sạch nhiệt kế bằng nước xà pḥng và rữa sạch

·        Rảy cho đường thuỷ ngân ở vị trí dưới 36 oC ( 96.8 o F)

·        Bôi đầu đo nhiệt kế một ít mỡ vaseline.

·        Cho trẻ nằm ngửa, đầu gối co

·        Đưa nhẹ đầu nhiệt kế ( chạm đầu nhiệt kế ở ŕa hậu môn cho trẻ làm quen với xúc giác) vào trực tràng khoảng 2.5 cm ( 1 inch) và giữ nhiệt kế bằng ngón tay.

·        Đọc nhiệt độ ít nhất sau 2 phút.

·        Rửa sạch nhiệt kế.

  Nếu xử dụng nhiệt kế kỹ thuật số th́ lau nhiệt kế bằng bông tẩm cồn, hay rửa bằng nước xà pḥng ấm ( không nóng) sau đó rữa sạch bằn nước. Bấm nút mở, đặt đầu ḍ vào hơm nách. Giữ nhiệt kế tại chỗ trong 1 phút hay khi nghe tiếng kêu bíp.

   Đo nhiệt độ nách.

  Đây là cách đo nhiệt độ đơn giản nhất ( so với do nhiệt độ miệng và trực tràng) nhưng cũng là cách đo cho nhiệt độ ít chính xác so với nhiệt độ lơi ( 7,9,10,11). Nhiệt kế sử dụng để đo nhiệt độ nách là nhiệt kê cổ truyền thuỷ ngân, hay nhiệt kế kỹ thuật số, được đặt vào vị trí của động mạch nách hơn 4 phút. Nhiệt độ đo được chịu ảnh hưởng rất nhiều với điều kiện xung quanh ( nhiệt độ bên ngoài, vị trí đặt nhiệt kế, độ kín của phần da nách ôm nhiệt kế, thời gian đo v.v).

 Mặc dầu cách đo có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp để phát hiện sốt, song đo nhiệt độ nách vẫn được Hội Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ  khuyến cáo sử dụng đo nhiệt độ nách cho trẻ sơ sinh trong các tét sàng lọc v́ đo nhiệt độ trực tràng có thể gây thủng hậu môn bằng nhiệt kế trực tràng (22).

   Kỹ thuật đo nhiệt độ nách.

  Phương pháp này được sử dụng để đo nhiệt độ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu là nhiệt kế thuỷ ngân, xử dụng nhiệt kế trực tràng hay nhiệt kế miệng:

·        Làm sạch nhiệt kế bằng nước xà pḥng và rữa sạch

·        Rảy cho đường thuỷ ngân ở vị trí dưới 36 oC ( 96.8 o F)

·        Đặc đầu nhiệt kế vào trung tâm của hơm nách..

·        Đảm bảo là  cẳng tay của trẻ ôm sát vào thân.

·        Để nhiệt kế tại chỗ ( không mở ra xem hay kiểm tra vị trí của nhiệt kế trong quá tŕnh đo).

·        Lấy nhiệt kế và đọc.

·        Làm sạch nhiệt kế.

 Nếu xử dụng nhiệt kế kỹ thuật số th́ lau nhiệt kế bằng bông tẩm cồn, hay rửa bằng nước xà pḥng ấm ( không nóng) sau đó rữa sạch bằng nước. Bấm nút mở, đặt đầu ḍ vào hơm nách. Giữ nhiệt kế tại chỗ trong 1 phút hay khi nghe tiếng kêu bíp.

  Đo nhiệt độ miệng.

Vùng dưới lưỡi là vùng dễ lấy nhiệt độ và phản ảnh nhiệt độ của động mạch lưỡi. Tuy vậy nhiệt độ lưỡi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như mới ăn và uống, thở check mark = correct area,  x = incorrect areas(12) Để lấy nhiệt độ miệng chính xác, miệng phải ngậm kín, lưỡi đè lên nhiệt kế từ 3-4 phút. Điều này thật khó thực hiện đối với trẻ em. Trẻ có thể cắm và làm vỡ nhiệt kế. V́ vậy cách đo này không được dùng cho trẻ nhỏ, bệnh nhân hôn mê hay bệnh nhân không hợp tác. Nhiệt kế ở dạng núm vú giả đă được sản xuất nhưng chưa được đánh gía (13).Nh́n chung th́ độ chính xác của đo nhiệt độ bằng miệng nằm ở giữa đo nhiệt độ nách và trực tràng. Độ chính xác gia tăng theo với tuổi v́ độ chính xác chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật đo.

 

   Kỹ thuật đo nhiệt độ miệng.

  Đo nhiệt độ miệng bằng nhiết kế thuỷ tinh có thể bị vỡ do trẻ cắn v́ vậy không đo nhiệt độ miệng bằng nhiệt kế thuỷ tinh cho trẻ dưới 5 tuổi.

·        Làm sạch nhiệt kế bằng nước xà pḥng và rữa sạch

·        Rảy cho đường thuỷ ngân ở vị trí dưới 36 oC ( 96.8 o F)

·        Đặt đầu nhiệt kế cẩn thận nằm dưới lươi theo vị trí ở h́nh (1).

·        Bảo trẻ ngâm chặc môi, và lưu nhiệt kế trong 3-4 phút.

·        Lấy nhiệt kế ra và đọc.

·        Lau sạch nhiệt kế.

 

   Nếu xử dụng nhiệt kế kỹ thuật số th́ lau nhiệt kế bằng bông tẩm cồn, hay rửa bằng nước xà pḥng ấm ( không nóng) sau đó rữa sạch bằn nước. Bôi trơn đầu ḍ bằng dầu không. Bấm nút mở, đặt đầu ḍ vào dưới lưỡi ở vị trí h́nh (1). Giữ nhiệt kế tại chỗ trong 1 phút hay khi nghe tiếng kêu bíp.

 

   Đo nhiệt độ màng nhỉ.

 Để đo nhiệt độ màng nhỉ, phải có một dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với màng nhỉ. Năm 1969, nghiên cứu cho thấy đo nhiệt độ màng nhĩ, phản ánh nhiệt độ lơi tốt hơn nhiệt độ lơi đo bằng nhiệt kế ở trực tràng. Lúc đầu, để có nhiệt độ màng nhĩ, bộ phận đo nhiệt độ phải tiếp xúc trực tiếp với màng nhĩ, nên cách đo này không thực tế cho việc lấy nhiệt độ hằng ngày.

  Hiện nay, thay v́ đo trực tiếp màng nhĩ, các nhiệt kế màng nhĩ  đo bức xạ nhiệt phát ra từ mang nhĩ và tai trong, và v́ vậy, các nhiệt kế được gọi là các bộ phận phát hiện bức xạ hồng ngoại (PHBXHN). Do lượng bức xạ phát ra tỷ lệ thuận với nhiệt độ màng nhĩ, nên bức xạ hồng ngoại có thể ước tính khá chính xác nhiệt độ màng nhĩ (14 )

   Khác với các vị trị khác của cơ thể, lượng tưới máu cho màng nhĩ gần giống như lượng tưới máu cho hypothalamus, trung tâm điều hoà nhiệt độ của cơ thể. Chính v́ vậy mà mang nhĩ là nơi lư tưởng cho việc đánh gía nhiệt độ lơi. Khóc, viêm tai giữa, hay ráy tai đă cho thấy không có ảnh hưởng  rơ đến kết quả đọc nhiệt độ.

    Bộ phận PHBXHN có thể đo bức xạ hồng ngoại của màng nhĩ bằng hai cách: Một bộ phận cảm nhiệt thermopile phát hiện bằng cách đo nhanh và liên tiếp mức độ nóng tại vùng nằm ngay cạnh  màng nhĩ. Một bộ phận cảm điện pyoloelectric, phát hiện luồng nóng bằng cách đo tốc độ của luồng năng lượng phát xuất từ màng nhĩ chạy qua bộ phận cảm điện, tại đây chúng được bắt giữ và ghi lại như bắt h́nh của phim chụp h́nh. Cả hai phương pháp đều cho độ chính xác giống nhau.

 

    Kỹ thuật đo nhiệt độ màng nhĩ.

·        Lau đầu ḍ mỗi lần sử dụng, thực hiện đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất

·        Nắm nhẹ vành tai. Kéo vành tai ra phía sau. Kéo tai ra sau làm cho ống tai trở nên thẳng và làm thông đường đến màng nhĩ.

·        Đưa nhẹ nhiệt kế vào tai cho đến khi ống tai ôm chặc lấy ông nhiệt.

·        Ấn nút on/off và giữ trong một giây.

·        Rút nhiệt kế ra và đọc.

     So sánh độ chính xác của các loại nhiệt kế.

  Nhiệt kế cổ điển thuỷ ngân và nhiệt kế kỹ thuật số. ( 15) Nhiệt kế kỹ thuật số cho nhiệt độ thấp hơn một ít so với nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt độ đo thấp hơn là do nhiệt độ bị mất trong nhiệt kế kỹ thuật số, trong quá tŕnh đo. Nếu nhiệt kế kỹ thuật số có phần điều chỉnh sự mất nhiệt độ này th́ sẽ không c̣n sự chênh lệch giũa hai loại nhiệt kế này

   Độ chính xác của cách đo nhiệt độ màng nhĩ và cách đo cổ điển.

Việc sử dụng nhiệt kế hồng ngoại trong lâm sàng gặp những sự ủng hộ ( 15,16,25,26) và chống đối ( 27-30), v́ vậy mà nhiều thầy thuốc đă ngờ vực về độ chính xác của cách đo. Một cuộc phỏng vấn gần đây cho các thành viên của Hội Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ và Hội Hàn Lâm Thầy Thuốc Gia Đ́nh Hoa Kỳ về việc sử dụng nhiệt kế hồng ngoại cho thấy rằng: 78% người trả lời đă có sử dụng một lần và 65% thầy thuốc nhi khoa và 64% thầy thuốc gia đ́nh thường xuyên xử dụng. Phần lớn các thầy thuốc đă bỏ dùng loại nhiệt kề này, v́ cho rằng nó ít chính xác và các đồng nghiệp chưa tin tưởng nó cho lắm.

 Độ chính xác của nhiệt kế màng nhĩ.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của đo nhiệt độ ở tai, ví dụ cấu trúc của ống tai, đầu ḍ, ví trí của đầu ḍ, độ kín của đầu ḍ với ống tai, vị trí của đầu ḍ với màng nhĩ, thành ông tai (16) Như vậy để đọc được chính xác nhiệt độ màng nhĩ th́ đầu ḍ hồng ngoại ( có đường kính 8mm) phải vừa nhỏ đủ đi sâu vào đến meatus để hướng bộ cảm ứng đối diện với mang nhĩ ( 17 )Điều này không có vấn đề ǵ đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi v́ đường kính ông tai của nhưng trẻ này lớn hơn 8 mm. Đường kính trung b́nh của ống tai trẻ mới sinh là 4mm, lúc 2 tuổi, 5 mm, v́ vậy ống tai có thể bị chấn thương nếu sử dụng nhiệt kế hông ngoại màng nhĩ với đầu ḍ có 8 mm đường kính. Nếu đầu ḍ quá lớn, đầu ḍ sẽ ghi nhận các tia hồng ngoại không những ở màng nhĩ mà cả từ cấu trúc thành meatus v́ vậy sẽ cho kết quả không chính xác. Ngoài ra độ chính xác c̣n tuỳ thuộc vào kỹ thuật, và các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có được thực hiện đúng đắn hay không?

 

  Chọn kỹ thuật đo nhiệt độ cho trẻ em.

 Để xem trẻ có sốt hay không, cần phải xác định nhiệt độ cơ thể. Cho đến nay chưa có chưa có nghiên cứu nào, xác định mối tương quan chính xác giữa nhiệt độ miệng, trực tràng, tai ( màng nhĩ) và nách, tuy vậy, mối tương quan có thể khái quát như sau ( 21):

·        Nhiệt độ b́nh thường trung b́nh của miệng là 37 0C. Nhiệt độ miệng, thấp hơn nhiệt độ trực tràng hay nhiệt độ tai.

·        Nhiệt độ trực tràng cao từ 0.28 0C đến 0.56 0C so với nhiệt độ miệng.

·        Nhiệt độ tai cao từ 0.28 0C đến 0.56 0C so với nhiệt độ miệng.

·         Nhiệt độ nách thấp từ 0.28 0C đến 0.56 0C so với nhiệt độ miệng.

Nhiệt độ trực tràng được xem là nhiệt độ chính xác nhất để đánh giá nhiệt độ trẻ em. Bảng 2 sau đây tóm tắt các kỹ thuật được khuyến cáo sử dụng để đo nhiệt độ cho trẻ em

Bảng 2: Tóm tắt các kỹ thuật đo nhiệt độ được khuyến cáo

Tuổi

Kỹ thuật khuyến cáo

Từ lúc sinh đến 32 tuổi

 Ưu tiên 1:    Trực tràng ( để có nhiệt độ chính xác)
 Ưu tiên 2:    Nách ( kiểm tra có sốt hay không; dùng trong sàn lọc)

 Từ 2 đến 5 tuổi

 Ưu tiên 1:    Trực tràng

 Ưu tiên 2:    Tai
 Ưu tiên 3:    Nách

 Trên 5 tuổi

 Ưu tiên 1:    Miệng
 Ưu tiên 2:    Tai
 Ưu tiên 3:    Nách

   Bàn luận.

     Như vậy, hiển nhiên cho thấy rằng, hiện nay chúng ta có nhiều loại nhiệt kế để đo nhiệt độ với những ưu điểm và khuyết điểm của chúng. Kỹ thuật đo nhiệt độ cũng cho chúng ta kết quả khác nhau, v́ vậy việc cần thiết là chọn kỹ thuật nào cho phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.

  Có điều rơ ràng  rằng, sự chọn lựa nhiệt kế của bố mẹ phụ thuộc vào sự hiểu biết, sự tiện lợi, gía cả, và quảng cáo. Đối với các nhà chuyên môn th́ các nhiệt kế cổ điển thường được chọn lựa, bởi chúng có vị trí vững mạnh trong y văn, và không có lư do ǵ để thay thế. Nhiệt kế thuỷ ngân vẫn c̣n gía trị truyền thống của nó, tuy vậy do đặc điểm dễ vỡ nên bố mẹ vẫn có cảm giác sợ vỡ khi sử dụng nó để cặp nhiệt độ trực tràng, cặp nhiệt độ miệng hay ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số sẽ có thể khắc phục được những nhược điểm này v́ vậy trong tương lai nhiệt kế này sẽ thay thế nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt kế tai đo nhiệt độ màng nhĩ, gần bằng nhiệt độ lơi, ghi nhanh chỉ trong 2 giây  an toàn và dễ xử dụng; tuy vậy việc sử dụng nó bị hạn chế do gía cả hiện nay khá đắt, độ chính xác đang c̣n bàn căi và chỉ được xử dụng cho trẻ lớn hơn 2 tuổi. Nhiệt kế áp trên trán là nhiệt kế đo nhiệt độ da và chịu nhiều tác động bên ngoài nên cũng không được khuyến cáo xử dụng. Nhiệt kế gắn vào núm vú gỉa có gía trị cho biết trẻ có sốt hay không và được xử dụng do sự tiện lợi của nó

  Vị trí cặp nhiệt độ có liên quan đến nhiều vấn đề.

   Để có nhiệt độ giúp chẩn đoán bệnh hoặc trong một số t́nh huống như để nghiên cứu, ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi nghi có sốt hoặc trẻ từ 2 tháng đến 3 tuổi nghi có sốt cao th́ chọn vị trí trực tràng là vị trí đo nhiệt độ kinh điển. Đây là vị trí cho nhiệt độ chính xác, và là vị trí dễ thực hiện so với đo nhiệt độ nách, hay miệng là những vị trí mà nhiệt kế có thể bị nằm lệch chỗ, đặc biệt khi đo ở những trẻ khó tính.

  Lấy nhiệt độ ở miệng cũng cho nhiệt độ chính xác, cũng như đo nhiệt độ trực tràng, tuy vậy để cho trẻ chấp nhận đo nhiệt độ ở miệng là cả một thử thách.

  Đo nhiệt độ nách là cách đo ít chính xác nhất, và nhiệt độ đo được, phải cọng thêm 0.50C. Cách cọng thêm này xem ra cũng không chính xác. Đo nhiệt độ nách có gia trị, khi sử dụng nó trong sàng lọc xem trẻ có sốt hay không? Sau đó nhiệt độ thật sẽ được đánh gía bằng đo nhiệt độ trực tràng hay miệng.

  Cuối cùng, có một điều là sự lo lắng của bố mẹ hay thầy thuốc để có cho được nhiệt độ chính xác, bằng cách cọng thêm, hay trừ đi nhiệt độ đo ở vị trí nách, miệng, hay hậu môn có thể sẽ làm cho họ mất đi điều quan trọng là t́m hiểu ư nghĩa của sốt trên bệnh là ǵ ? Thật vậy, sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể  chống lại các tác nhân gây bệnh như vi rút hay vi khuẩn. Sốt giúp chiến đấu chống lại bệnh và báo cho chúng ta biết ngoài sốt ra c̣n có nhưng triều chứng khác nữa. Nếu trẻ sốt mà vẫn vui vẻ chúng ta chưa cần phải can thiệp sốt và theo dơi, và trong trường hợp này nếu chúng ta quá quan tâm cần phải biết chính xác nhiệt độ, th́ cặp nhiệt độ hậu môn sẽ cho chúng ta nhiệt độ chính xác nhất. Ngược lại nếu trẻ sốt và tỏ ra khó chịu, mệt mơi nhiều hoặc có kèm theo các triệu chứng nặng th́ cặp nhiệt độ hậu môn để biết nhiệt độ chính xác là cần thiết để có sự can thiệp thích hợp.

  Kết luận

Như vậy, việc lấy nhiệt độ chính xác là cần thiết và quan trọng tuỳ theo t́nh trạng trẻ như thế nào khi trẻ sốt kể cả khi trẻ có nhiệt độ thấp. Các trường hợp sau đây cần phải đem trẻ đi khám ngay:

·        Trẻ dưới 3 tháng tuổi có sốt trên 38 oC

·        Trẻ sinh non có nhiệt độ trên 38 oC

·        Trẻ sốt và có kèm theo các dấu hiệu kích thích, vật vă, li b́, bú kém, khó thở, ho và trông khác thường

·        Trẻ có nhiệt độ dưới 36 oC

·        Trẻ sờ thấy nóng như lửa

·        Sốt kéo dài trên 3 ngày.

·        Sốt kèm theo với những cử động bất thường.

    Ngoài ra, chọn lựa nhiệt kế và vị trí lấy nhiệt độ sẽ đạt được thích hợp tuỳ theo lứa tuổi và mục đích của đo nhiệt độ và trong chọn lựa nhiệt kế th́ không quên rằng ngoài những nhiệt kế nhân tạo th́ sờ, áp má, và vú mẹ ( thay thế cho núm vú giả có gắn nhiệt kế ) là những nhiệt kế rất hiệu quả, tiện lợi, rẻ tiền, nhanh, mang nhiều t́nh cảm, cần lúc nào có lúc đó mà không một nhiệt kế nhân tạo nào có thể thay thế được.

 

 

  Tài liệu tham khảo

1. Ferra-Love R: A comparison of tympanic and pulmonary artery measures of core temperature, Journal of Post Anesthesia Nursing 6(3):161-164, 1991.

2. Kleiman MB. The complaint of persistent fever. Recognition and management of pseudo fever of unknown origin. Pediatr Clin North Am 1982;29:201-8.

3. McClung HJ. Prolonged fever of unknown origin in children.
Am J Dis Child 1972;124:544-50.

4 Pizzo PA, Lovejoy FH, Smith DH. Prolonged fever in Children: Review of 100 Cases. Pediatrics 1975;55:468-73.

5. Lieu TA, Baskin MN, Schwartz JS, Fleisher GR. Clinical and cost effectiveness of outpatient strategies for management of febrile infants. Pediatrics 1992;89:1135-44.

6. Normal temperature ranges Temperature measurement in paediatrics  Community Paediatrics Committee, Canadian Paediatric Society (CPS)Paediatrics & Child Health 2000; 5(5), 273-6.Reference No. CP00-01 Reaffirmed January 2002)

7. McCarthy PL. Fever. Pediatr Rev 1998;19:401-7.

8. Brown PJ, Christmas BF, Ford RP. Taking an infant’s temperature: Axillary or rectal thermometer? N Z Med J 1992;105:309-11.

9. Romano MJ, Fortenberry JD, Autrey E, et al. Infrared tympanic thermometry in the pediatric intensive care unit. Crit Care Med 1993;21:1181-5.

10.Erickson RS, Woo TM. Accuracy of infrared thermometry and traditional temperature methods in young children. Heart Lung 1994;23:181-95.

11. Jaffe DM. What’s hot and what’s not: The gold standard for thermometry in emergency medicine. Ann Emerg Med 1995;25:97-9.

12. Jaffe DM. What’s hot and what’s not: The gold standard for thermometry in emergency medicine. Ann Emerg Med 1995;25:97-9. ).

13. Press S, Quinn BJ. The pacifier thermometer: Comparison of supralingual with rectal temperatures in infants and young children. Arch Pediatr Adolesc Med 1997;151:551-4 )

 

14.Chamberlain JM, Terndrup TE, Alexander DT, et al. Determination of normal ear temperature with an infrared emisssion detection thermometer. Ann Emerg Med 1995;25:15-20.)

 

15. Will this Digital Thermometer read identically to a BD Glass Thermometer? http://www.bd.com/ )

16. Benzinger M. Tympanic thermometry in surgery and anaesthesia. JAMA 1969;209:1207-11).

 

17. Romanovsky AA, Quint PA, Benikova Y, Kiesow LA. A difference of 5 degrees C between ear and rectal temperatures in a febrile patient. Am J Emerg Med 1998;125:83-5. ).

 

18. Kresch MJ. Axillary temperature as a screening test for fever in children. J Paediatr 1994;104:596-9.

 

19. Terndrup TE, Crofton DJ, Mortelliti AJ, Kelley R, Rajk J. Estimation of contact tympanic membrane temperature with a noncontact infrared thermometer. Ann Emerg Med 1997;30:171-5.

20. Childs C, Harrison R, Hodkinson C. Tympanic membrane temperature as a measure of core temperature. Arch Dis Child 1999;80:262-6.

21 WWW. Meritcare.com/ Rectal, ear, oral, and axillary temperature comparison Valley health online journal

 

 

 

HOME      Page precedente

My home page I My family home page I My personal page I Medline I R/C model airplane page I Games I Science ________________________________________________________________________________

 Email : buibinhtho52@gmail.com . Copyright © 2001 My homepage's Bui Binh Tho Md , 35B Ho Hoa To1 ,Kp1 , Tan Phong , BIEN HOA , DONG NAI , VIET NAM . Tel 0251 8820817 , Mobile : 0903358597 . Plus ( +84 ) for all oversea relation . All Rights Reserved.