PREBIOTIC VÀ PROBIOTIC
ĐỐI
VỚI SỨC KHOẺ TRẺ EM
BS Bùi An B́nh
Nguyên PCN Bộ Môn Nhi,
Trường ĐH Y K Huế,
Khoa Nhi BVTWHuế
Bắt nguồn từ các công
tŕnh nghiên cứu của Metchnikoff ( 1907) và
Tissier ( 1906) th́ sự hiểu biết về lợi
ích của một số vi khuẩn probiotic đă
trở thành ư tưởng, sử dụng một
số vi khuẩn này, cũng như các thức
ăn prebiotic cần thiết
cho chúng, để sản xuất ra những thức
ăn mới, có lợi cho sức khoẻ và
làm hạn chế những nguy cơ mắc một
số bệnh măn tính hay bệnh nhiễm
trùng,
Các thức ăn
có đặc tính như trên được
gọi là thức ăn
chức năng ( functional food ). Đấy là
những thức ăn truyền
thống, nhưng được chế biến
một cách nào đó
để đem lại lợi ích cho sức
khoẻ, mà các thức ăn
không qua chế biến, không thể nào
có được.
Các thức
ăn chức năng có rộng răi tại
Âu Châu là những thức ăn
được gọi là Probiotic food,
prebiotic food và synbiotic food. Đây
là những thức ăn
có mục đích làm lợi cho vi khuẩn
chí ruột và như vậy đem
lại sức khoẻ cho con người.
Chúng ta lŕm quen
với một số định nghĩa sau
đây:
Probiotic:
Probiotic lŕ những vi sinh vật sống có
ích lợi cho vi khuẩn chí ruột vŕ sức
khoẻ. Các vi sinh vật nŕy phần lớn
lŕ các vi khuẩn thuộc dňng Lactobacillus
vŕ Bifidobacterium. Sản phẩm thức ăn
có probiotic đầu tiên có tại Âu
Châu là các sản phẩm thức ăn
được cho lên men và hiện nay đă
có trong nhiều sản phẩm thức ăn
khác nhau như: các sản phẩm từ sũa,
thịt, nước uống v.v
Prebiotic:
Prebiotic lŕ những thŕnh phần không tięu
hóa của thức ăn được tách ra
trong quá tŕnh tiêu hóa tại ruột non và
khi đến ruột ǵa
vẫn nguyên vẹn; tại đây
chúng kích thích sự phát triển các vi khuẩn
đặc hiệu có ích của vi khuẩn chí
ruột. Các thức ăn có chứa prebiotic
được gọi là Oligosaccharide như
: fructo-oligosaccharide, galacto oligosaccharide hay lactulose.
Hiện nay chúng ta có trong nhiều sản phẩm
thức ăn có chứa
prebiotic như: sản phẩm từ sữa, các
loại bánh, và sản phẩm từ thịt.
Các nghiên cứu về probiotic và
prebiotic cho đến nay
đă chứng minh được
sự lợi ích của chúng đối với
sức khoẻ trẻ em như, pḥng và điều
trị được một số bệnh phổ
biến như bệnh tiêu chảy, táo
bón, dị ứng, đồng
thời chúng cũng giúp tăng cường hệ
thống miễn dịch của trẻ.
Kết qủa
lợi ích của probiotic vŕ prebiotic đối
với sức khoẻ đă được
WHO và FAO thừa nhận tại cuộc hội
thảo vào tháng 10 năm
2001 tại Cordoba Argentina ( FAO/WHO Expert Consultation
On Evaluation Of Health and Nutrition Properties Of Probiotics
On Food Including Powder Milk With Live Lactic Acid Bacteria,
Cordoba, Argentina, 1-4 October 2001 )
Vi khuẩn chí ruột
và sức khoẻ con người
Quá tŕnh tiêu hóa thức ăn
được thực hiện qua nhiều giai
đoạn. Sự tiêu hóa và hấp thu thức
ăn được thực
hiện tại ruột non. Tại ruột già
( bao gồm manh tràng, đại
tràng lên, đại
tràng ngang đại
tràng xuống, đại
tràng sigma, trực tràng và hậu môn ) chức
năng chính của nó là
lên men và hấp thu nước và một số
chất dinh dưỡng, và cũng chính tại
đây, vi khuẩn chí ruột
già đóng một
vai tṛ rất quan trọng cho chức năng
của ống tiêu hóa cũng như cung cấp
các chất dinh dưỡng.
Vi khuẩn chí ruột là một tập
hợp phức tạp có đến
400 loài khác nhau. Số lượng vi khuẩn
chí trong ruột thay đổi
theo vị trí của ông tiêu hóa. Từ 10
3/ml tại dạ dày, tăng
lên 104-106 /ml tại ruột
non và hơn 1012/ml tại ruột ǵa.
Trẻ em đến 2 tuổi
có vi khuẩn chí ruột giống như người
lớn.
Các vi khuẩn
chí ở phần tręn của ruột gěa
chủ yếu gồm lŕ những vi khuẩn
kỵ khí tuỳ nghi (như enterobacteria,
streptococci, staphylococci, lactobacilli, propioniobacteria,
vŕ bacilli) nhưng khi đến phần
dưới của ruột già th́ chủ
yếu là vi khuẩn hoàn toàn kỵ khí ( như
Bacteroides, bifidobacterium, Eubacterium, Peptococci,
Fusobacterium, và Clostridium)
Vai tṛ của vi khuẩn chí cư
trú tại ruột già là lên men các thức ăn
chưa tiêu hóa tại ruột non. Thức
ăn này bao gồm
tinh bột khó tiêu, các non-starch polysaccharide ( các
chất xơ), oligosaccharide, proteine , v,v.
Ở người lớn, có khoảng
60-80 gr thức ăn đă
tiêu hóa đến ruột
già và một phần chịu sự lên
men thành lactic acid và axít béo chuỗi ngắn (
SCFA) mà chủ yếu là acetate, propionate, và
butyrate ngoài ra c̣n có thêm C02, hydrogen, methane, hợp
chất phenol , amines, và amonia. Lactic acid và SCFA chủ
yếu được tạo
ra ở phần đại tràng lên trong
khi các hợp chất phenol và nitơ được
sản xuất ra tại đại tràng
xuống và đại tràng
sigma mà ở tại đây
có rất nhiều bệnh lư xảy ra như
ung thư ruột già viêm loét ruột ǵa.
Các axit béo chuỗi ngắn (
SCFA)có vai tṛ quan trọng cho con người v́
nó cung cấp năng
lượng cho tế bào biểu mô ruột
ǵa, làm thấp pH, cải thiện sự hấp
thu canxi, sắt, magnê, và có ảnh hưởng
đến chuyển hóa
glucose và lipid tại gan.
Trong đời
người, vi khuẩn chí thay đổi rất
nhanh chóng. Lúc mới sinh, ruột trẻ xem như
vô khuẩn và vi khuẩn bắt đầu
cư trú tại đây ngay sau khi sinh. Vi khuẩn
cư trú đâu tiên tại ruột ǵa trẻ
sơ sinh là các vi khuẩn kỵ khí tuỳ
nghi như Escherichia coli, streptococci. Các vi khuẩn
cư trú đầu tiên
này chuyển hóa số oxygen c̣n lại trong ruột
và khiến ruột thành một môi trường
hầu như kỵ khí. Các vi khuẩn cư trú
sau đó thay đổi tuỳ
theo các loại thức ăn mà trẻ ăn.
Trẻ bú mẹ sẽ có ưu thế về
vi khuẩn bifidobacteria, trong khi trẻ bú sữa
công nghiệp sẽ có nhiều chủng loại
vi khuẩn như, clostridia, bacteroides,
bifidobacteria, streptococci.
Ngoŕi ra
cũng cňn có một sự thay đổi về
thành phần vi khuẩn chí ruột khi đến
tuổi ǵa. Ở người ǵa th́ vi
khuẩn bifidobacteria giảm hay biến mất
trong khi lactobacilli, enterococci, enterobacteria, và
clostridia gia tăng.
Sự thay
đổi này có thể dẫn đến
các bệnh như ung thư, gây rối loạn
chức năng của gan.
Một số
bệnh của trẻ em vŕ người lớn
có lięn quan rất lớn với vi khuẩn
chí ruột như bệnh tięu chảy, bệnh
vięm đại tràng màng giả, bón,
các bệnh viêm ruột, hội chứng kích
thích ruột.
PREBIOTICS
Prebiotic là thành phần thức
ăn không tiêu hóa
có ích đối với
cơ thể con người nhờ chúng kích
thích một cách có chọn lọc sự phát
triển của một hay một số hạn
chế vi khuẩn tại ruột ǵa. Cho đến
nay, prebiotic trên thị trường là
carbohydrate, chủ yếu là oligosaccharide như
fructosaccharide hay một số polysaccharide. Các vi
khuẩn mà prebiotic kích thích là Bifidobacterium và
hay Lactobacilli.
Đặc tính
không tiêu hóa của Prebiotic là một đặc
tính tương tự như các thức ăn
chất xơ tuy vậy chức năng sinh lư của
hai chất lại khác xa. Thật vậy
Prebiotic là thành thức ăn
có tính chọn lọc giúp phát triển probiotic
nhưng đồng thời lại hạn chế
sinh sản nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
trong số vi khuẩn chí.
Như vậy,
nguyęn lư của prebiotic lŕ kích thích một
cách có chọn lọc vi khuẩn nŕo của
vi khuẩn chí ruột có khả năng thuỷ
phân prebiotic thành carbohydrate monomer và xử
dụng chúng để
sinh sản.
Phần lớn
prebiotic được sử dụng hiện
nay được t́m thấy trong thiên
nhiên như là những thành phần của các
rau quả, và một số lớn chúng được
bán như là những thành phần thức
ăn, ở dạng gọi
là thức ăn chức
năng.
Oligosaccharide Sản
xuất tấn ( 1995)
Fructo-oligosaccharide
(FOS) 12.000
Galacto-oligosaccharide
(GOS) 15.000
Isomalto-oligosaccharide
(IOS) 11.000
Xylo-oligosaccharide (
XOS) 300
Oligosaccharide de soja
( SOS) 2000
Glycosylsucrose(GS)
4000
Lactosucrose ( LS) 1600
Lactulose (LA) 20.000
Palatinose-oligosaccharide(
PAO) 5.000
Malto-oligosacccharide(
MOS) 10.000
Prebiotic có sẵn trên thị
trường:
FOS
Inulin ( Inulin là một prebiotic có
trong 35.000 các loài cây và rau quả, là thức ăn
của Lactobacillus and Bifidobacteria phát triển
trong ruột gěa. Mức độ phát triển
có thể lên đến
5-10 lần về thể tích của chúng)
Xylo-oligo
Soybean
Một số nghięn
cứu về prebiotic cho thấy có một số
lợi ích sau:
1. Cải
thiện chức năng ruột già
2. Giảm táo bón và tiêu chảy
3. Kiểm soát được
vi khuẩn gây bệnh
4. Cải
thiện hấp thu các chất khoáng như
canxi, magnhę, lŕm tăng sản xuất
chất acid trong ruột già, như vậy
làm giảm nguy cơ chứng loăng xương
và tăng cường
sức mạnh của xương.
5. Cải
thiện chức năng gan.
6. Cải
thiện hệ thống miễn dịch, tim
mạch vŕ đái đường
Prebiotic hiện
nay có ở trong nhiều loại thực phẩm
ở Âu Châu: sản phẩm từ sữa, sữa
công nghiệp trẻ em, bánh kẹo, nước
chấm, thức ăn dặm. súp.
Người
ta ước tính tại Châu Âu, thị trường
các thức ăn chức năng chiếm doanh số
lên đến 9 tỷ
của năm 2000.
PROBIOTIC
Probiotic là những vi sinh vật sống
mà khi ăn một số
lượng nào đó
có thể đem lại lợi ích cho sức
khoẻ mà ăn những
thức thông thường không có được.
Được
biết các vi khuẩn probiotic thuộc nhóm vi
khuẩn gọi là vi khuẩn sinh lactic acid
gồm các gịng Lactococcus, Lactobacillus, Streptococcus,
Leuconostoc, Pediococcus, Bifidobacterium,và Enterococcus.
Trong các gịng trên chỉ có gịng Lactobacillus,
Bifidobacterium và Enterococcus là gịng có trong thức
ăn probiotic trên thị
trường.
Để có
được những ích lợi do probiotic
mang lai th́ vi khuẩn phải hội đủ
những tiêu chí sau:
- An toàn ( có nguồn gốc từ
người, không gây bệnh)
- Đề
kháng lại được các kỹ thuật
chế biến và ít có ảnh hưởng
đến thức
ăn chứa probiotic.
- Đề
kháng khi đi qua dạ dày ruột (
acid dạ dày và mật)
- Dính vào biểu mô ruột và
có khả năng sinh sản.
- Đem lại
ích lợi cho sức khoẻ.
Các vi khuẩn
probitic phải đến ruột ǵa với
số lượng đủ
cho mỗi bữa ăn để có thể có
ảnh hưởng đến vi khuẩn chí ruột.
Từ nhiều
công trěnh nghięn cứu, cŕng ngŕy
người ta cŕng hiểu rő thęm ích
lợi đến sức khỏe của
probiotic đặc biệt trên các bệnh
tiêu chảy, táo bón, ung thư, miễn dịch,
tim mạch và loét dạ dày.
Các thức ăn
có chứa probiotic ngày càng gia tăng
tại các nước Âu châu và và có đến
60% là thức ăn
probiotic trong số 1 tỷ Euro trên thị
trường buôn bán thức ăn.
Khuynh hướng
gia tăng sử dụng thức ăn probiotic tại
nhiều nước Châu Âu sở dĩ đạt
được là do theo sau những hiểu
biết thêm về ích lợi của prebiotic và
probiotic, về cơ chế sức khoẻ, và
sự chấp nhận của các đ̣i
hỏi sức khoẻ. Khuynh hướng này xem
ra vượt trội lên các thức ăn
không probiotic và như vậy sẽ có nhiều
thức ăn nước
uống probiotic trên thị trường tại
Âu Châu trong những năm
sắp đến.
Lợi ích của
prebiotic và probiotic trên sức khỏe trẻ em
Metchnikoff ( 1907), nhà khoa học người
Nga làm việc tại viện Pasteur, được
giải thưởng Nobel, đă t́m ra được
sự ích lợi của các vi khuẩn có ích
cho con người và súc vật, cho rằng
" Sự phụ thuộc vi khuẩn vào thức
ăn đă cho phép
thức ăn thay đổi
được vi khuẩn chí và cũng
như các vi khuẩn có hại thành vi khuẩn
có ích"
Cùng thời kỳ với
Metchnikoff, Henry Tissier ( 1906) một nhà nhi khoa người
Pháp đă phát hiện
ra rằng, khi quan sát phân của những trẻ
bị tiêu chảy th́ thấy số lượng
vi khuẩn h́nh có h́nh chữ Y thấp so với
trẻ b́nh thường nên đă
đề xuất cho thêm
vi khuẩn này vào những trẻ bị tiêu chảy.
Chữ Y đă trở
thành từ "bifide"
Các công tŕnh nghiên cứu của
Metchnikoff và Tissier đă
trở thành ư tưởng về sử dụng
vi khuẩn probiotic,và từ probiotic được
chính thức sử dụng từ năm 1960. Riêng
từ này th́ đă
có nhiều ư
khiến về định
nghĩa. Định nghĩa được chấp
nhận sau cùng là của Guamer và Schaafsma (
1998): " những vi sinh vật sống, nếu
được đưa
vào có thể với một số lượng
đủ có thể
đem lại sức khoẻ cho người sử
dụng”.
Các công trinh
nghięn cứu của Metchnikoff vŕ Tissier
đă quyến rũ ngay sau đó
các khai thác về thương mại, tuy vậy
trong những thời gian đầu, kết quả
áp dụng khoa học và khai thác thương
mại không đem đạt
quả mong đợi v́ thiếu bằng
chứng thuyết phục; và cho đến
20 năm sau này th́ các nghiên cứu về
probiotic và prebiotic đă
đem lại những kết
quả rơ rệt hơn trong việc việc
xử dụng chúng trên thị trường.
Các nghiên cứu về lợi ích
của prebiotic và probiotic đối
với sức khoẻ trẻ em bao gồm các bệnh
chính sau:
Bệnh tiêu chảy cấp trẻ
em:
Các nghiên cứu cho thấy
probiotic có thể pḥng được
bệnh tiêu chảy trẻ em. Bệnh
tiêu chảy là một vấn đề
có tính toàn cầu đưa
đến hàng triệu tử vong hằng
năm, đặc biệt
đối với trẻ em ở các nước
đang phát triển. Ước tính có đến
trên 30% dân số ở các nước đang
phát triển bị bệnh tiêu chảy do
thức ăn bị nhiễm
và probiotic có thể giúp giảm đi
tỷ lệ mắc bệnh này được.
Các nghięn
cứu có tính thuyết phục cao về phňng
vŕ điều trị bệnh tiêu chảy
trẻ em có thể kể sau đây:
Về phňng bệnh,
có nghięn cứu của Saavedra et all. 1994;
Szajewska et all 2001
Về điều
trị có Izolauri et al 1991; Guarino et al 1997; Majamaa
et al 1995; Shornikova et al 1997; Perdone et al 1999;
Guandalini et al 2000. Các công tŕnh nghiên cứu
này được thực
hiện trên trẻ em bị bệnh tiêu
chảy do rota virus. Ngoài ra lại
có nghiên cứu về probiotic ngăn
cản sự sinh sản và bám dính của
một số vi khuẩn sinh bệnh đường
ruột vào biêu mô ruột ( Coconnier et al
1993,1997; Hudault et al 1997; Gopal et al 2001; Bernet Camart
et al 1997.
Một số nghiên cứu cho những
bằng chứng hiển nhiên là uống
probiotic có thể pḥng được
bệnh tiêu chảy "Traveller’s
diarhoea" ( Hilton et al..1997)
Với kết quả ghi nhận
vai tṛ có ích của probiotic trong bệnh tiêu chảy
và trong sử trí bệnh tiêu chảy trẻ
em, theo khuyến cáo của WHO, ngoài việc bù
nước và điện
giải bằng ORS và dinh dưỡng thích
hợp th́ việc cho thêm probiotic có thể đem
lại hiệu quả hơn không?
Câu trả lời
xem ra thuận lợi bởi vě nghięn cứu
chứng minh được rằng probiotic có
khả năng tái lập được tính
ưu thế của vi khuẩn không sinh bệnh
trên vi khuẩn sinh bệnh đường
ruột, ngoài ra, probiotic c̣n duy tŕ được
tính an toàn của biêu mô ruột,
cân bằng được
các chất điện giải.
Như vậy
việc đưa probiotic vào trong chương
tŕnh pḥng và chống bệnh tiêu chảy cấp
ở trẻ em tại các nước đang
phát triển nên được
khuyến khích.
Bệnh hô hấp:
Một công tŕnh nghiên cứu mù
kép ngẫu nhiên của Katja Hatakka et
al cho thấy sử dụng sữa có chứa Lactobacillus
GG cho trẻ khoẻ mạnh có thể làm giảm
tỷ lệ mắc bệnh và mức độ
nặng (Effect of long term consumption of probiotic milk on
infections in children attending day care centres: double blind,
randomised trial BMJ 2001;322:1327 ( 2 June )
Bệnh tiêu chảy do kháng sinh:
Một vấn đề
lớn của việc sử dụng kháng sinh là
tiêu chảy thường là do Clostridium difficile.
Clostridium difficile là vi khuẩn ít thấy ở
người khoẻ mạnh, tuy vậy sử dụng
kháng sinh đă gây đảo
lộn vi khuẩn chí ruột khiến làm
cho số lượng vi khuẩn này tăng
và gây bệnh do độc
tố của nó.
Probiotic đă
chứng tỏ có khả năng
tái tạo lại vi khuẩn chí ruột giống
như trước khi uống kháng sinh và
có thể làm giảm các triệu chứng của
bệnh qua các nghiên cứu của Gorbach et al
1987; Biller et al ..1995; Bennet et al 1986;
Nghiên cứu về probiotic pḥng
tiêu chảy do kháng sinh cũng đă
được thực hiện
bởi Arvola et al..1999; Vanderhoof et al… 1999 và
Armuzzi et all..2001.
Các nghiên cứu này đều
dựa trên probiotic L. rhamnosus GG đối
với clostridium difficile.
Nhiễm trùng do Helicobacter pylori
Một ứng dụng mới khác
nữa của probiotic là probiotic có khả năng
chống lại Helicobacter pylori, thủ phạm
của bệnh viêm dạ dày, loét hàng tá
tràng và ung thư dạ dày. Nghiên cứu in
vitro và trên súc vật cho thấy các vi khuẩn
sinh acid lactic có khả năng
ức chế sự sinh sản của vi khuẩn
H. pylori và làm giảm men urease cần thiết
cho vi khuẩn phát triển tại môi trường
acid dạ dày ( Midolo et al..1995; Kabir et al..1997; Aiba
et al ..1998; Coccnnier et al..1999 )
Nghiên cứu ở người về
probiotic trên H.pylori đang
c̣n hạn chế tuy vậy một số
nghiên cứu trên người đă
đưa ra những chứng
cứ có hiệu quả với chủng L.
johsonii La1 ( Michel et al.. 1999) hay sự phối hợp
điều trị kháng sinh với probiotic làm
giảm tỷ lệ tái phát hay chứng trào ngược
( Michetti et al..1999; Canducci et al..2000; Felley et
al..2001)
Trong tương lai nên có những
nghiên cứu đối chứng
với Placebo trước khi có những kết
luận ích lợi của probiotic trên
H.pylori.
Chứng táo bón
Khả năng
điều trị chứng táo báo ở trẻ
em bằng probiotic đang được bàn
căi chủ yếu về các chủng probiotic chọn
lựa. Cần có những nghiên cứu đối
chứng ngẫu nhiên Placebo đẻ
làm rơ thêm ích lợi này của Probiotic.
Probiotic và miễn dịch
Một số nghiên cứu trong vitro và trên sức
vật ( Gill et all 2000) cho thấy
probiotic có thể thay đổi
một số chỉ số miễn dịch. Liên
hệ những thay đổi
này trên con người hiện chưa rơ,
tuy vậy xem những thay đổi
này có thể có được.
Trong một số
nghięn cứu mů kép ngẫu nhięn, có
đối chứng placebo lâm sàng cho thấy
rằng, cho uống ngày B. lactis HN019 và L.
rhamnosus HN001 thấy có hiệu quả trên các
chỉ số miễn dịch của người
ǵa (Arumachalam et al ..2000; Gil et al.. 2001 Sheih et al
2001).
Một số nghiên cứu cho thấy
có tăng cường tính
đối kháng ở người như
tăng tiết chất nhày, hoạt hóa đại
thực bào, ở ruột bằng
bactobacilli ( Mack et al .. 1999; Miettinen et al ..2000) có
kích thích IgA và bạch cầu trung tính tại
chỗ có probiotic hoạt động,
không có phóng thích cytokine và tăng
immunoglobulin ngoại biên ( Kaila et al.. 1992;
Gardiner et al..2001).
Vai tṛ của probiotic với miễn
dịch xem ra thật hấp dẫn và quan trọng
quan trọng, tuy vậy phải cần có thêm
nhiều nghiên cứu để
có thể làm sáng tỏ một số cơ
chế hoạt động
có liên hệ đến
người và vi khuẩn.
Dị ứng :
Trong một nghiên cứu mù kép có
đói chứng ngẫu
nhiên bằng placebo của Kalliomaki et
al..2001 cho kết quả là sau khi cho phụ nữ
có thai uống L.rhamnosus GG 4 tuần trước
khi sinh và trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị
dị ứng trong 6 tháng th́ thấy có một
sự giảm đáng kể
chứng chàm di ứng sớm.
Ngoài ra trong một công tŕnh nghiên
cứu về trẻ dị ứng với sữa
ḅ cho thấy chứng chàm atopic dermatitis giảm
sau khi cho probiotic chủng L.rhamosus GG và B.Lactis
BB-12 (Majamaa et al..1966,1967; Isaulori et al..2000).
Bên cạnh các lợi ích mà
probiotic đem lại cho trẻ
em, một số chứng cứ cho rằng
probiotic c̣n có ích lợi trong một số
bệnh lư như :
Bệnh tim mạch: Giảm
nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim, giảm
cholesterol máu
Bệnh ung thư : pḥng
và làm chậm phát triển bệnh ung thư
Bệnh tiết niệu
: pḥng được
các bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng âm đạo
v.v.
Phňng
bệnh vŕ điều ḥa miễn
dịch đối với
người khoẻ mạnh.
Để
chấm dứt bài này, sau đây
là những kết luận về probiotic
và prebiotic tại hội thảo do FAO/WHO tổ
chức vào tháng 10 năm
2001 tại Cordoba Argentina ( FAO/WHO Expert Consultation
On Evaluation Of Health and Nutrition Properties Of Probiotics
On Food Including Poder Milk With Live Lactic Acid Bacteria,
Cordoba, Argentina, 1-4 October 2001 )
1. Các
chuyên gia đă đồng
ư rằng, hiện đă có đủ
dữ kiện khoa học cho rằng có những
ích lợi đối với sức khoẻ,
khi sử dụng những thức ăn có
chứa probiotic. Tuy vậy cần phải có
thêm những nghiên cứu, để
xác minh số ích lợi mà probiotic đem
lại cho con người. Những nghiên
cứu này cần phải được
tiến hành có hệ thống, và phải
theo một hướng dẫn đánh
gía về probiotic do hội nghị đề
xuất.
2. Có những
chứng cứ tốt cho rằng, một số
chủng probiotic an toŕn vŕ đem lại
những lợi ích về sức khoẻ
đối với con người khi xử dụng
chúng, tuy nhiên những lợi ích này
không thể áp dụng cho các chủng khác nếu
không có thử nghiệm.
3. Những ích lợi sức
khoẻ mà probiotic mang lại gồm các bệnh
nhiễm trùng dạ dày ruột, bệnh rối
loạn đường
ruột, dị ứng , nhiễm trùng
tiết niệu sinh dục. Những bệnh
này chiếm một tỷ lệ cao trên thế
giới. Việc áp dụng để
pḥng ngừa hay điều
trị những bệnh này nên được
xem xét một cách toàn diện bởi Y
tế cộng đồng.
4. Có những
chứng cớ thęm cho rằng, sử dụng
probiotic ở người khoẻ mạnh có
thể phňng được một số
bệnh và điều
ḥa được
miễn dịch.
5. Hiện
nay, chưa có một luật lệ tręn
běnh diện Quốc tế xem probiotic
lŕ thŕnh phần của thức ăn.
Chỉ có một số ít nước đă
có những qui định
cho phép ghi chú những lợi ích sức khoẻ
của probiotic đem lại được
từ thức ăn.
Tài liệu tham khảo:
1. Guidelines for the Evaluation of
Probiotics in Food Report of a Joint FAO/WHO Working Group
on Drafting Guidelines for the Evaluation of Probiotics in
Food, London Ontario, Canada April 30 and May 1, 2002
2. M. J. Friedrich A Bit of
Culture for Children: Probiotics May Improve Health and
Fight Disease; JAMA Vol. 284 No. 11,September 20, 2000
3. Katja Hatakka. Effect
of long term consumption of probiotic milk on infections in
children attending day care centres: double blind,
randomised trial BMJ 2001;322:1327
( 2 June )
4. Probiotic, Prebiotic, Synbiotic—Definitions,
2 February 2001, New and Report/ html ; Iowa State
University Extension
5. Vicki Koenig, MS, RD, CDN
Inulin: A Prebiotic /html
6. Finn Holm Gut Health, A
Fair-Flow Europe synthetic report on the health impact of
Pro-and prebiotics.
Câu hỏi đố
vui:
Một người sống lâu nhờ
ăn sữa chua. Các nhà
khoa học đang nghiên
cứu những lợi ích do thức ăn
có lên men và qua đó
có 3 từ mới trong tiếng anh ( kể cả
tiếng Anh, Việt hóa ) . Các bạn có biết
đó là nhừng từ ǵ không?
1. Một sản phẩm có chứa
các vi sinh vật sống với một số
lượng vừa phải để
làm thay đổi
vi khuẩn chí của ruột ( dạ dày,
ruột non, và ruột ǵa ) và qua đó
giúp tăng cường sức khoẻ.
Điều này mô tả :
a. Probiotic
b. Prebiotic
c. Synbiotic
2. Một sản phẩm có chứa
vừa vi sinh vật sống vừa thành phần
của thức ăn không
tiêu hóa để
giúp kích thích và phát triển vi khuẩn
tại ruột ǵa. Đây
là :
a. Probiotic
b. Prebiotic
c. Synbiotic
3. Một thức ăn
chứa thành phần của thức ăn
không tiêu, đem lại
sức khoẻ bằng cách kích thích phát triển
hay hoạt động của một hay nhiều
vi khuẩn tại ruột già. Đây
là:
a. Probiotic
b. Prebiotic
c. Synbiotic
|