Actualite de la medecine 
_____
 
Dossiers de Pediatrie
 
Cours de Pediatrie
 
Vaccinologie
 
Nutritionnel
 
Echographie
 
Radiologie
 
Medicaments
 
Les autres websante
 
Informations

             

FEVER&TEETHING/Info-Pediatric   -           Create : 12 Mars 2003                  Dr Bui An Binh            

Mọc răng và sốt ở trẻ em: Một huyền thoại?

Bs Bùi An B́nh

Một số phát triển cơ quan của trẻ nhỏ hàm chứa một số huyền thoại, trong đó có mọc răng. Đă có biết bao nhiêu thế hệ này sang thế hệ khác, người ta  cho rằng mọc răng có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đau tai và thậm chí co giật.

Thủa xưa

Vào 400 tăm năm trước công nguyên, Hippocrates và các thầy thuốc Hy Lạp (1) đă giảng cho các sinh viên của ḿnh rằng răng của trẻ phát triển là nhờ sữa mẹ  chính v́ vậy mà có từ “răng sữa” để chỉ tương ứng với răng tiên phát. Hippocrates cho rằng: sốt, tiêu chảy, và co giật là do mọc răng, v́ vậy đưa ra cách điều trị các chứng trên bằng dầu olive ấm để làm dịu nếu răng. Tiếp đến vào năm 1500 các thầy thuốc vẫn tin mạnh mẽ rằng mọc răng có kèm theo sốt, phát ban, và hàng chục bệnh khác. Mọc răng vào thời kỳ này được xem là thời kỳ nguy hiểm. Vào năm 1842 pḥng thống kê của Anh cho biết rằng mọc răng là nguyên nhân của 12% tử vong của trẻ dưới 3 tuổi.

Để điều trị mọc răng, thời ấy, người ta dùng những loại bùa như đeo răng súc vật vào cổ hay bôi vào nếu răng, bột răng súc vật được tán nhỏ. Các thấy thuốc thời đó c̣n dùng dao đâm vào nếu răng, để làm dịu đau khi răng mọc. Hiện nay một số thầy thuốc nhi khoa, vẫn tin rằng, một số triệu chứng có liên quan dến mọc răng. Vào năm 1975 một cuộc thăm ḍ trên 70 thầy thuốc Nhi khoa tại Philadelphia, Hoa Kỳ cho kết quả là các thầy thuốc được thăm ḍ cho rằng, mọc răng ở trẻ em có kèm theo các chứng như hăm bẹn, đau bụng, ho, đau tai và sốt cao. Điều trị lúc đó bao gồm, xử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, thoa rượu whisky, và một số thuốc giảm đau gây nghiện khác.

Tại Đức vào thế kỷ 19 và đầu thể kỷ 20, trước khi xuất hiện chất fluoride, người ta bỏ răng trẻ em vào trong các lỗ hang chuột, mong rằng sẽ làm giảm đau lúc mọc răng. Tại một vài nước khác, răng được bỏ dưới gối hay ném lên mái nhà để cầu may mắn và pḥng ngừa sâu răng.

Đầu thế  kỷ 20, tại Hoa kỳ và tại một số nước ở Âu châu người ta cho rằng có  bà “tiên răng” sẽ thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Tại Pháp th́ bà “tiên răng” lấy đi  răng sữa và để lại kẹo. Tại Hoa kỳ th́ thay v́ kẹo là tiền.

“ Bà tiên răng” là đề tài của nhiều chuyện cổ tích và huyền thoại tại Hoa Kỳ từ năm 1950. Trong  một vài câu chuyện có chuyện “bà tiên răng” lấy đi răng sữa để bảo vệ linh hồn của trẻ, có chuyện “Bà tiên răng” để lại tiền sau khi lấy răng sữa;tiền mà ‘bà tiên răng” để lại nhằm khuyến khích trẻ, tiếp tục cho bà răng. Một vài câu chuyện khác lại cho rằng “bà tiên răng” thật ra ích kỷ chứ không hào phóng; động cơ bà lấy răng của trẻ là để thay cho nhưng răng mất của bà.

 

Mọc răng hiện nay

Như vậy qua nhiều thế kỷ, mọc răng là mối quan tâm của những người  làm công tác y tế hay công tác cộng đồng. Những ư kiến khác nhau không những chỉ tập trung vào các triệu chứng và dấu hiệu mà c̣n là những vấn đề mang tính cách tập quán trong gia đ́nh. Tuy vậy điều bàn cải sôi nổi nhất là mọc răng có gây sốt hay không?

Chúng tôi nêu ra đây trong phần sau này những ư kiến thuận và chống về:  mọc răng ở trẻ có thể gây sốt và những chứng khác như tiêu chảy, ho, viêm tai .v.v không?

Mọc răng không gây sốt hay các bệnh khác.

Tháng 11 năm 1999 một nhóm nghiên cứu đăng trên tạp chí  Journal of Pediatric and Child Health  ( 3 ) cho biết, 55 % các bố mẹ cho rằng mọc răng có thể gây những bệnh nặng cho trẻ như  viêm tai và tiêu chảy. Nghiên cứu này được tiến hành tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe ngoại tại Uc trên 100 bố mẹ có sắc tộc khác nhau. Các bố mẹ này được mời đến để trả lời một bộ câu hỏi về kinh nghiệm của bố mẹ khi trẻ mọc răng cùng nhũng phương cách của bố mẹ làm thế nào để giảm các triệu chứng lúc trẻ mọc răng.

Nghiên cứu cho thấy rằng, những triệu chứng mà các bố mẹ mô tả gần giống như những triệu chứng thường có khi trẻ mọc răng. Phần lớn bố mẹ cho rằng, mọc răng có thể gây đau, kích thích, khó ngủ, cắn chảy nước dăi, má đỏ, và sốt. Ng̣ai ra nhiều bố mẹ cho rằng mọc răng có thể gây tiêu chảy, sổ mũi, và chảy mủ tai. Về sốt th́ phần lớn cho rằng, trẻ chỉ sốt nhẹ lúc mọc răng, tuy vậy một số lại cho rằng, mọc rằng có thể gây sốt cao.

Nghiên cứu cũng cho thấy, không có bằng chứng về mối liên hệ giữa mọc răng và các bệnh, dựa trên kinh nghiệm và giáo dục của bố mẹ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, các bệnh do bố mẹ kể, hầu như không có mối quan hệ đến mọc răng. Bác sĩ Melissa (3) chủ nhiệm nghiên cứu Bệnh viện nhi đồng Melbourne Uc nói với Lycos Web MD rằng” Chúng ta cần phải gíao dục cho bố mẹ hiểu rằng, mọc răng ít có liên quan đến tiêu chảy, hay sốt, bởi v́ nếu các triệu chứng này kéo dài th́ chúng là biểu hiện của bệnh trầm trọng”.

Quan điểm này cũng được hổ trợ bởi một nhà nghiên cứu tại Hoa kỳ, Jeannine Coreil , Giáo sư, tiến sỹ về sức khỏe cộng đồng và gia đ́nh, Đại học  University of South Florida. Nghiên cứu của giáo sư  ghi nhận có khoảng 1/3 các thầy thuốc trong nghiên cứu cho rằng mọc răng có liên quan đến bệnh tiêu chảy. Giáo sư cho rằng với kết quả này th́ không có ǵ ngạc nhiên về quan điểm lệch lạc của bố mẹ về mọc răng và sốt.

Một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện Cleveland  về việc bố mẹ cho rằng có mối liên quan giữa sốt cao và kích thích quá mức khi trẻ bắt đầu mọc răng. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Pediatrics số tháng 4 năm 2000 (7 ).

Công tŕnh này nghiên cứu trên 114 trẻ em tại pḥng khám ngoại trú. Tất cả trẻ là con em nhân viên bệnh viện. Bố mẹ ghi nhận hằng ngày từ lúc 4 tháng đến 12 tháng những dữ kiện: nhiệt độ của trẻ, 2 lần trong ngày, có hay không có 18 dấu chứng khác nhau của mọc răng, và số răng trẻ mọc. Các dấu chứng chỉ được ghi nhận 4 ngày trước và 3 ngày sau khi răng mọc.

Kết quả cho thấy rằng:

35% trẻ không có triệu chứng khi  đang mọc răng

Không quá 20% trẻ nào có một triệu chứng  giữa nhóm đang mọc răng hay không mọc răng.

Chỉ có 3% trẻ có sốt trên 37o5C, không cắt nghĩa được  ở những trẻ đang mọc răng, không có trường hợp nào sốt trên 38oC  có liên quan đến mọc răng, và không có trẻ  nào đang mọc răng sốt trên 39.5 oC.

Không có trẻ nào đang mọc răng bị  bệnh trầm  trọng

Nhóm trưởng nhóm nghiên cứu, đồng thời là Trưởng Khoa Nhi bệnh viện Cleveland ( xây dựng vào năm 1921), Michael L. Macknin, M.D nói rằng: “ chúng ta  không nên cho rằng trẻ bị bệnh nặng là do mọc răng. Các nguyên nhân khác cần phải  được loại trừ trước đă”.

Mặc dầu nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ không có triệu chứng khi trẻ đang mọc răng  tuy vậy có một trẻ có một số triệu chúng ghi nhận như: thích cắn hơn, chảy nước dăi, thích bú hơn, hơi quấy khóc, dễ thức giấc, găi tai, đỏ mặt, ăn hơi kém đối với thức ăn đặc, và hơi sốt.

Ngoài ra, chứng khó ngủ,  ho, nổi ban nhiều chỗ khác thay v́ chỉ có ở mặt, sốt trên 38oC, nôn, tiêu chảy không ghi nhận được có ư nghĩa thông kê ở trẻ đang mọc răng.

Đây là một nghiên tiền cứu có tính rộng răi ở trẻ em mạnh khỏe và phản ảnh khá đúng  đắn một thực tế  gặp ở khắp trên thế giới: Huyền thoại về mọc răng.

Mọc răng có kèm theo sốt hay một số bệnh tật khác được một số bác sĩ  nhi khoa Do Thái nghiên cứu đầu tiên vào năm 1992. (5)

 Trong ṿng hơn 5 tháng, 46 trẻ nhỏ  khoẻ mạnh được lấy nhiệt độ hậu môn hằng ngày trước khi mọc răng đầu tiên. Các thầy thuốc nhi khoa cũng khám hằng ngày nếu răng, và ghi nhận tất cả những thay đổi về tính t́nh và bất cứ những triệu chứng bất thường nào.

Kết quả ghi nhận lúc mọc răng nhiệt độ tăng lên 37o5C. Có 15 trẻ có nhiệt độ > 38oC  vào ngày đầu tiên của mọc răng. Một số trẻ trong lúc mọc răng có có viêm tai giữa, ho và tiêu chảy khiến làm cho nghiên cứu .

Tác giả kết luận rằng trong lúc mọc răng trẻ có sốt nhẹ, có ít trường hợp có sốt khá cao tuy vậy không loại trừ rằng sốt này có thể do nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng do virút, thường là loại nhiễm trùng có ít triệu chứng.

Michael A. Gilchrist và Sheila Galvin,(6) khuyến cáo rằng: Trẻ em có thể có 10 đến các loại bệnh khác nhau trong năm đầu tiên. Bệnh tật và mọc răng có thể trùng lắp nhau. Ông bà và bố mẹ cho rằng mọc răng có thây gây sốt và một số bệnh khác. Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng chưa có nghiên cứu nào có gía trị chứng minh rằng mọc răng gây sốt.  Có thể mọc răng và bệnh tật là hai quá tŕnh khác nhau nhưng xảy ra cùng lúc. Điểm quan trọng là khi trẻ sốt, nên xem trẻ bị bệnh và không nên xem sốt này là do mọc răng, đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Bùi An B́nh nghiên cứu quan điểm của bố mẹ về mọc răng là nguyên nhân gây sốt của 200 trẻ có tuổi từ 5 tháng đến 36 tháng đến khám tại một cơ sở y tế tại Huế . Thời điểm nghiên cứu năm 2002.  Kết quả cho thấy có 39.50% bố mẹ cho rằng mọc răng là nguyên nhân gây sốt của bệnh hiện tại của trẻ; 10% không biết có sự liên quan giữa sốt và mọc răng; không có sự khác biệt giữa bố mẹ ở nông thôn và thành phố về quan điểm mọc răng gây sốt ( 32/82: 39.2% vs 47/118: 39.38% ). Trong 39.50% quan điểm cho rằng mọc răng gây sốt có 63.75% trẻ được chẩn đoán nhiểm khuẩn hô hấp cấp tính, 12.5 % tiêu chảy cấp, 8.86% bị viêm miệng.

Mọc răng gây sốt và các bệnh khác.

Vào năm 1982  Howard J. Bennett (4), thuộc Bộ môn Khoa học săn sóc sức khỏe  của trung tâm y khoa trường George Washington University Medical Center và  D. Spencer Brudno, thuộc Bộ môn nhi trường Y khoa Medical College of Georgia. t́nh cờ  xem dưới kính hiên vi điện tử  một mẫu nước bọt của một trẻ đang mọc răng ( qua trung gian một cái bánh khoen rán). Lúc đó các tác giả đang giờ để nghiên cứu  tế bào năo của chuột không lông cần phải được quan sát trong trực gát 36 giờ.

Sự quan sát t́nh cờ này đă phất hiện ra trong nước bọt một vật thể  virút mới  và được mang tên virút mọc răng của người ( human teething virus HTV). Chính nhờ sự t́nh cờ này mà hai tác giả đă tiến hành một nghiên cứu tiền cứu về  HTV, là thủ phạm gây sốt khi trẻ mọc răng.

Các tác giả đă nghiên cứu tiền cứu trên 500 trẻ từ lúc mới sinh cho đến 36 tháng trong các năm 1983 và 1984. Các trẻ trong nhóm nghiên cứu gồm nhiều thành phần kinh tế và xă hội khác nhau. Các bà mẹ cũng nằm trong nhóm nghiên cứu theo cặp mẹ/con.

Các bà mẹ được hướng dẫn đem con đến trung tâm y khoa khi thấy có dấu hiệu đầu tiên của mọc răng. Trong lần thăm khám này trẻ được khám để phát hiện các dấu hiệu của mọc răng theo phương pháp được mô tả bởi Leech.

 Phương pháp Leech này được tiến hành như sau: Trẻ được cho bú mẹ trong 5 phút ngay tại pḥng khám. Nếu nghe bà kêu đau do trẻ cắn vú và nếu cường độ kêu đau được ghi bằng âm kế quá 90dB  th́ kết luận trẻ  đang mọc răng. Trẻ  được thăm khám đều đặn trong suốt qúa tŕnh mọc răng và bà mẹ ghi hằng ngày các triệu chứng ở nơi trẻ.

Nước bọt của trẻ được lấy mẫu vào ngày 4 và thứ 6 của thời kỳ mọc răng, bằng cách cho trẻ cắn vào một cái ṿng  cắn răng ( teething ring) được tẩm phôi phổi người và phôi thận người. Các mẫu thử được thử bằng một công đoạn kỹ thuật  bí mật mà kết quả không được công bố. Nước bột của mẹ cũng được lấy mẫu thử để làm nhóm chứng. Tất cả đối tượng và mẫu thử được tiến hành với 3 không: Bệnh nhân không biết ḿnh có được nghiên cứu hay không? kỹ thuật viên không biết ḿnh đang nghiên cứu ǵ, tác giả không được biết kết quả trong quá tŕnh nghiên cứu.

Kết quả

500 trẻ trong nghiên cứu mọc răng trong suốt 2 1/2  năm.

Tốc độ răng mọc là 10 cái/ năm như vậy số răng mọc ghi nhận trong nghiên cứu là 5000 cái.

84% trẻ mọc răng có sốt ( bảng 1)

Bảng 1. Xác định virút HTV bằng kính hiển vi điện tử ở trẻ đang mọc răng và ở nhóm chứng.

Nhóm nghiên cứu

Số mẫu được thử

Số  HT V

dương tính

% HT V

dương tính

Mẹ

500

2

<1

Trẻ không mọc răng

1000

0

0

Trẻ mọc răng không sốt

800

0

0

Trẻ mọc răng có sốt

4200

4199

>99 *

* P <0.000001 bằng Toddler's t test và Fisher-Price test.

 

Diễn biến lúc mọc răng được ghi nhận qua h́nh (2).


Tất cả bệnh nhân đều qua khỏi thời kỳ mọc răng một cách an toàn, tuy vậy có 15 cặp vợ chồng ly dị có thể v́ do bất đồng cách xủ trí trẻ đang mọc răng lúc 3 giờ sáng.

99% trẻ em có sốt trong lúc mọc răng phát hiện được virút HTV trên kính hiển vi điên tử. Chỉ có một trẻ có sốt đang lúc mọc răng không được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử v́ kỹ thuật viên đă thú nhận thay v́ lấy nước bọt của trẻ mà lại lấy nước bọt của chính ḿnh.

Cấu trúc của virút mọc răng HTV :

Virút có h́nh dáng không thay đổi có đường kính 140 nm. Nhân có h́nh xoắn . Đây là virút thuộc họ RNA mang tên Masticoviridae.

Không t́m thấy HTV ở trẻ không có sốt. Có 2 trường hợp phát hiện  HTV ở mẹ . Cả hai trường hợp được phát hiện là mẹ đă hôn trẻ có sốt ngay trước khi lấy nước  bọt mẹ.

Để giải thích cơ chế bệnh sinh của virrút, tác giả nghiên cứu cho rằng phần lớn trẻ em bị nhiễm virút HTV ban đầu lúc c̣n bé. Sự nhiễm này không gây bệnh lâm sàng trong quá tŕnh lớn lên, và trong thời kỳ này virút ở trạng thái ngủ trong răng,

Đến thời kỳ mọc răng, sự chuyển ḿnh mang tính tấn công khi răng mọc làm thức tỉnh virút HTV đang ngủ và nó trở thành hung dữ gây nên những hậu quả toàn thân.

Sự lây truyền bệnh theo chiều dọc qua trung gian nước bọt.

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một hướng dẫn khi trẻ mọc răng là bố mẹ cần theo dơi trẻ xem có mọc răng hay không khi có dấu hiệu sốt bằng tét Leech. Tét Leech dương tính cho biết trẻ đang mọc răng và trẻ lúc ấy cần phải được pḥng co giật bằng valium. Với hướng dẫn này sẽ giúp thầy thuốc tránh xử dụng amoxicilline.

Trong tương lai khả năng điều chế một vac xin để pḥng con virút khó chịu này.

Ư kiến của chung hiện nay (có ư kiến của tác giả biên soạn)

 

Trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 đến 24 tháng. Các triệu chứng chung lúc đang mọc răng gồm: gia tăng chảy nước dăi, ưa cắn mọi thứ.

Khi mọc răng trẻ có thể có đau nếu ít, nhưng ít gặp, tuy vậy sự đau nếu này không nhiều để gây cho trẻ khóc hay mất ngủ.( 2,9 )

Mọc răng không gây sốt cao ( có thể gây sốt nhẹ , 37o5C ) tiêu chảy ( ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam, thời kỳ mọc răng là yếu tố thuận lợi dễ gây tiêu chảy, do trẻ thích đưa các vật dụng vào miệng khi các vật đụng này bị nhiễm tác nhân gây tiêu chảy)

Mọc răng cũng không gây giảm sức đề kháng của cơ thể. Cần lưu ư, nếu bố mẹ cho rằng mọc răng gây sốt th́ nhận định này có thể đưa đến những diễn biến xấu cho trẻ , v́ trẻ sẽ được chẩn đoán muộn một số bệnh trầm trọng như viêm tai giũa cấp, viêm màng năo mủ, nhiễm trùng tiết niệu, tiêu chảy mất nước v,v. Đây là những thực tế mà tôi đă gặp trong 27 năm thực hành nhi khoa.

Câu nói của nhà Nhi Khoa nổi tiếng nước Anh Ronald Illingworth sau đây xem ra hợp lư “ Mọc răng không sản xuất ra ǵ hết ngoài mấy cái răng (“"teething produces nothing but teeth.")

 

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đang mọc răng tại nhà:

 

1.      Trấn an bố mẹ: giải thích rằng mọc răng là một tiến tŕnh tự nhiên, không gây hại, gây đau nếu một ít, không gây sốt hay làm cho trẻ khóc.

2.      Thoa nếu: T́m chỗ nếu bị sưng. Dùng 2 ngón tay thoa chỗ nếu sưng trong 2 phút và làm nhiều lần trong ngày (2).Có thể dùng đá cục để thoa nếu.

3.      Xư dụng bánh cắn răng: Lúc trẻ mọc răng thường thích cắn các vật cứng để đỡ ngứa nếu, v́ vậy cho trẻ cắn một cái ṿng cắn bằng chất dẻo ( không độc) hay một miếng vải sạch. Tránh không cho trẻ cắn các vật cứng ( ví dụ một miếng cà rốt sống.)

4.      Cho ăn bằng chén th́a: Nếu trẻ không thích bú, cho trẻ ăn bằng chén th́a.

5.      Thức ăn: Tránh ăn các thức ăn mặn và chua.

6.      Thuốc chống đau: Có thể cho Paracetamol trong một ngày

7.      Đem trẻ đi khám nếu trẻ khóc không cắt nghĩa được, sốt cao trên 38oC, trẻ nhác ăn và bú.

8.      Sử dụng các loại thuốc mỡ giảm đau không cần thiết, bởi v́ một số thuốc có chứa benzocain và thuốc có thể gây tê họng khiến dễ gây sặc vật lạ hay gây phản ứng thuốc.

Tài liệu tham khảo:

1. Andrew J. Schuman The Truth About Teething; Hampshire Pediatrics Newsletter Vol 1, No 1, Summer, 1999.

2. Barton D Schmitt, Maw., Teething http://www.bostonchildhealth.org/

3. Gay Frankenfield Parental Myths About Infant Teething Are Widespread,  Lycos Health with Web MD, Medical News.

4. Howard J. Bennett,  D. Spencer Brudno, The Teething Virus, Pediatr Infect Dis. 5:399-401, 1986

5. L. Jaber et al. Fever associated with teething, ArchDisChild 67:233-4, 1992.

6. Michael A. Gilchrist, M.D., and Sheila Galvin, M.D. Teething; The Pediatric Practice of  http://www.childdocs.com

7. WWW. Docguide.com ., Severe Symptoms Attributed To Teething Can Have Other Causes.

8. WWW.advil-info.com/teething.htm., Teething - Child's High Fever

9. WWW. Emedicine.com., Fever and teething\eMedicine - Teething  Article by Jesse Walck, MD.htm.

10.WWW. babyteething.com., Teething

 

 

HOME 

My home page I My family home page I My personal page I Medline I R/C model airplane page I Games I Science ________________________________________________________________________________

 Email : buibinhtho52@gmail.com . Copyright © 2001 My homepage's Bui Binh Tho Md , 35B Ho Hoa To1 ,Kp1 , Tan Phong , BIEN HOA , DONG NAI , VIET NAM . Tel 0251 8820817 , Mobile : 0903358597 . Plus ( +84 ) for all oversea relation . All Rights Reserved.