Actualite de la medecine 
_____
 
Dossiers de Pediatrie
 
Cours de Pediatrie
 
Vaccinologie
 
Nutritionnel
 
Echographie
 
Radiologie
 
Medicaments
 
Les autres websante
 
Informations

             

 Thumbs sucking habit                            

Create ; 04 April 2003                    Dr Bui An Binh 

              

THÓI QUEN MÚT NGÓN TAY CÁI   ( Thumb sucking Habit)

                               BS Bùi An Bình

Phần lớn trẻ em đều có mút tay, nhưng một số trẻ lại mút nhiều hơn trẻ khác và thường là mút ngón tay cái

. Một số bố mẹ lo lắng vì mút tay có thể làm cho trẻ mắc một số bệnh đường ruột như tiêu chảy, giun, và nếu mút tay kéo dài đến lớn tuổi có thể sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của răng như răng mọc lệch, tổn thương răng, và các tổn thương này có thể vĩnh viễn.

Một số bố mẹ lại cho rằng, trẻ mút tay là những trẻ có những vấn đề gì đó bất ổn về mặt phát triển tinh thần.

Bài này tập hợp những ý kiến khác nhau về thói quen mút tay ở trẻ em. Tuy vậy ý kiến chung cho rằng thói quen mút tay sẽ tự hết lần lần khi trẻ được 3 đến 6 tuổi.

Có phải trẻ mút tay vì trẻ đói hay không?

Một số nhà chuyên môn nhận thấy rằng, nếu trẻ được cho ăn mỗi 3 giờ một lần thì trẻ này ít mút tay hơn trẻ được cho ăn 4 giờ một lần. Mút tay ở những trẻ này có thể là do trẻ thấy đói và trẻ mút tay là để tìm cảm giác lấp đầy như khi bú mẹ hay bú bình.

Tuy vậy một số trẻ lại không có mút tay, dù có sự khác nhau về thời gian cho trẻ ăn. Ngược lại có một số trẻ mới sinh ra đã mút tay ngay và thậm chí có thể đã mút tay khi còn ở trong bụng mẹ. Thật vậy người ta đã ghi nhận có một số tổn thương bong da ở tay và cánh tay ở một số trẻ mới sinh ra.

Theo quan điểm mút tay vì đói, thì vấn đề mút tay không quan trọng nếu trẻ chỉ mút trong vài phút trước các bũa ăn. Tuy nhiên nếu trẻ mút tay ngay sau khi ăn xong hay mút thường xuyên giũa các bũa ăn thì cần phải ngăn cản sự mút tay này bằng cách cho trẻ bú vú mẹ, bú bình.

Cần luu ý là phảI ngăn cản mút tay trước khi nó trở thành thói quen.

Mối liên quan giữa mút tay và bú mẹ

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bú mẹ ít có chứng mút ngón tay cái.

Có thể giải thích là khi trẻ bú mẹ thì nhu cầu mút đã được thỏa mãn. Chính trẻ quyết định khi nào thì thôi ngậm vú còn bà mẹ không biết lúc nào thì vú hết sữa.

Thông thường thời gian trẻ bú mẹ khoảng 5 đến 6 phút. Nếu trẻ bú dưới thời gian trên thì việc mút tay chính là để thỏa mãn nhu cầu mút. Vì vậy nếu thấy trẻ mút tay thì nên cho trẻ tiếp tục ngậm vú quá thời gian bú mẹ thông thường nói trên. Nếu trẻ, mặc dầu đã bú hai vú rồi mà vẫn còn mút tay thì lần sau gia tăng thời gian cho trẻ bú một vú sau đó cho trẻ bú vú thứ hai lâu bao nhiêu theo tùy thích của trẻ.

Mối liên quan giữa mút tay và bú bình ( bú chai)

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu trẻ chấm dứt một bũa bú bằng bình bú trước 10 phút thì trẻ dễ mút tay hơn một trẻ được cho bú với thời gian kéo dài 20 phút.

Điều này có thể được giải thích là :

Khi trẻ lớn dần thì động tác bú mạnh hơn trong khi núm vú bình lại mềm đi, do đó thời gian bú bình nhanh và trẻ chưa được thỏa mãn về nhu cầu mút.

Để khắc phục điều này, trong 6 tháng đầu bà mẹ nên cho thời gian bú bình dài thêm đến 20 phút bằng cách thay thường xuyên núm vú với lỗ chảy nhỏ và để khoảng không nhiều trong binh bú .

Tuy vậy nếu để lỗ chảy núm vú quá bé, sẽ khiến trẻ phải gắng sức rất nhiều khi bú và do đó có thể làm cho trẻ không còn thích bú nữa.

Mối liên quan giữa mút tay và giảm các bũa ăn khi trẻ lớn lên.

Khi trẻ lớn lên trẻ sẽ không còn ăn nhìều bũa như trước nữa. Nếu trẻ đã lớn mà vẫn còn mút tay thì không nên giảm số lần bũa ăn vì nhu cầu mút của trẻ vẫn còn.

Có thể hạn chế mút tay bằng cách dỗ trẻ ngủ khi trẻ ăn bũa cuối trong ngày, hay có thể thức trẻ dậy và cho trẻ ăn nếu trẻ còn muốn ăn

Mối liên quan giữa mút tay mọc răng.

Khi đang mọc răng, trẻ thường có thói quen mút hay nhai ngón tay , thậm chí mút cả bàn tay. Việc mút này giúp trẻ đỡ ngứa nếu ( đúng ra là làm giảm áp lực ở nếu răng ). Đây không phảI là một thói quen mút tay. Một trẻ đang mọc răng gọi là có thói quen mút tay khi trẻ này mút tay trên một phút và sau đó là nhai ngón tay.

Mối liên quan giữa mút tay và răng của trẻ?

Nghiên cứu cho thấy rằng thói quen mút tay có thể làm cho các răng hàm trên mọc nhô ra trước và các răng hàm dưới mọc thụt ra sau.

Việc mọc lệch răng này tùy thuộc vào thời gian mút tay cái và vị trí ngón tay cái mà trẻ mút. Sự mọc lệch răng này không vĩnh viễn nếu xảy ra trên răng sũa( ví dụ như răng sũa bị lệch ).

Tuy vậy, từ 6 tuổi trở đi, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và nếu trẻ vẫn còn có thói quen mút ngón tay cái ở thời kỳ này, răng có thể mọc lệch vĩnh viễn

Vấn đđến 6 tháng tuổi và trẻ vẫn còn mút ngón tay cái?

Như đã nói ở trên, khi trẻ còn nhỏ, mút ngón tay cái là một nhu cầu bản năng và nhu cầu này giảm dần theo thời gian khi trẻ được 3 hay 4 tháng tuổi. Nếu trẻ nào còn thích mút ngón tay cái sau thời gian này là chính trẻ đang đi tìm một cảm giác yên tâm. Đây là những trẻ mà do cô đơn, mệt mỏi, bất mãn, đi tìm mút ngón tay cái như là một cách giải quyết đơn giản và tìm thấy hạnh phúc qua mút ngón tay.

Rất hiếm gặp các trường hợp mút ngón tay cái bắt đầu xảy ra lúc 6 tháng hay một năm tuổi.

Loại Trừ Thói Quen Mút Ngón Tay Cái

Thông thường thói quen mút ngón tay cái sẽ tự hết. Thường thì trẻ không còn mút tay khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Thói quen này biến mất dễ dàng cũng như là xuất hiện. Tuy vậy thói mút ngón tay có thể trở lại khi trẻ thấy có nhu cầu muốn có thêm một sự thóai mái nào đó.

Thói quen mút ngón tay cái sẽ hết mút tay vào lúa tuổi 3- 6 tuổi. Nếu trẻ của bạn có thói quen mút tay nhưng vẫn hạnh phúc và thích nghi cuộc sống thì trẻ này không cần phảI quan tâm quá mức.

Tuy nhiên thói quen mút tay có thể là biểu hiện của thiếu tình thương hay không thích hợp với cuộc sống. Bố mẹ trong trường hợp này cần phải tìm hiểu điều gì khiến trẻ buồn bã và tìm cách khắc phục chúng. Trẻ cần phải có người đồng cảm và bố mẹ cũng cần phải xem lại mình có khắc khe với trẻ lắm không? hoặc thiếu tạo cho trẻ những kích thích và giải trí thích hợp. Lễ tất nhiên còn có nhiều lý do khác nữa.

Những điểm chính giải quyết thói quen mút ngón tay cái.

  • Không nên làm cho trẻ quá quan tâm về chuyện mút ngón tay
  • Không nên trách trẻ mút ngón tay
  • Không nên buồn về chuyện mút tay của trẻ. Trẻ sẽ lo lắng thêm trước lo lắng của bố mẹ
  • Tìm cách đánh lảng trẻ với một món đồ chơi khi trẻ sủa sọan mút tay, tuy vậy phải làm khéo léo vì nếu không trẻ có thể khám phá ra sự đánh lảng này.
  • Có thể tưởng thưởng cho trẻ lớn nếu trẻ từ bỏ được mút tay.
  • Các biện pháp như mang gang tay, bôi thuốc đắng, sơn lọ nghẹ trên ngón tay thường cho kết quả ngược lại.
  • Kéo ngón tay trẻ ra khi trẻ đang mút sẽ gây cho trẻ phản ứng lại sự cưỡng bức này. Trẻ sẽ tiếp tục thói quen này.

Khuyên và khuyến trẻ từ bỏ thói quen này một cách thân mật và không quyết đoán.

                                        
 

HOME      Page precedente

My home page I My family home page I My personal page I Medline I R/C model airplane page I Games I Science ________________________________________________________________________________

 Email : buibinhtho52@gmail.com . Copyright © 2001 My homepage's Bui Binh Tho Md , 35B Ho Hoa To1 ,Kp1 , Tan Phong , BIEN HOA , DONG NAI , VIET NAM . Tel 0251 8820817 , Mobile : 0903358597 . Plus ( +84 ) for all oversea relation . All Rights Reserved.