Nghiên Cứu Khoa Học: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
BƯỚC
ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT
RUỘT THỪA QUA
NỘI SOI TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Lê Lộc
Đặng Ngọc Hùng
Hồ Mẫn Trường
Phú
Phạm Như Hiệp I. ĐẶT
VẤN ĐỀ Viêm
ruột thừa cấp là cấp cứu ngoại khoa
xảy ra ở mọi lứa tuổi, gặp hàng ngày
ở mọi cơ sở y tế, chiếm tỷ
lệ 60 - 70% các trường hợp cấp cứu
về bụng [2]. Tháng 9. 1889. Mc Burney, đă góp phần quan trọng trong việc đề ra kỹ thuật cắt ruột thừa bằng đường mổ Mc Burney. Từ đó đến nay, đường mổ bụng kinh điển này được xem như là một tiêu chuẩn vàng về mặt kỹ thuật để điều trị viêm ruột thừa cấp. Trong
suốt một thập kỷ qua ngoại khoa đă có
nhiều tiến bộ về phương diện
kỹ thuật cũng như các dụng cụ trang
thiết bị. Phẫu thuật cắt ruột
thừa qua nội soi ổ phúc mạc được
Kurt Semm một bác sỹ sản khoa người Đức
thực hiện năm 1983 [10]. Năm 1987 Schreiber đă
cắt một trường hợp viêm ruột
thừa qua nội soi [11]. Từ đó đến nay,
PTNS RT không ngừng được hoàn thiện và
mở rộng, dần dần đă đi vào thường
qui. Đề tài
: Bước đầu đánh giá kết quả
phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi
tại bệnh viện trung ương Huế
nhằm mục đích : 1.
Bước đầu đánh giá kết
quả điều trị cắt ruột thừa qua
nội soi 2. T́m
hiểu một số yếu tố ảnh hưởng
đến kỹ thuật mổ cắt ruột
thừa qua nội soi. 2.1. Đối tượng nghiên cứu : Gồm 21 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm ruột thừa và được mổ cắt ruột thừa qua nội soi tại Bệnh viện TƯ Huế. 2.2.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân : Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cấp dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm. 2.2.2.
Tiêu chuẩn loại trừ : - Có tiền sử mổ bụng vùng dưới rốn. - Có các bệnh lư đi kèm về hô hấp, tim mạch, cao huyết áp. - Phụ nữ có thai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu : *
Chuẩn bị bệnh nhân : - Kháng sinh trước mổ : Cephalosporin thế hệ III với liều 1g, - Làm vệ sinh vùng mổ, đặt thông tiểu hoặc cho đi tiểu trước đó. - Bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa - Vô cảm: mê nội khí quản. *
Dụng cụ, trang thiết bị : - Hệ
thống nguồn sáng, máy bơm hơi, dụng
cụ,… Olympus * Kíp mổ : - Phẫu thuật viên chính - Người phụ mổ - Người cầm camera + Phẫu thuật viên và người cầm camera đứng bên trái bệnh nhân, người phụ đứng bên phải bệnh nhân. Các máy bơm hơi, camera nguồn sáng, monitor đặt bên phải, phía chân bệnh nhân.
* Kỹ thuật đặt Trô-Ca vào ô phúc
mạc: Chúng tôi áp dụng phương pháp bơm hơi mở (open laparoscopy). - Trô-ca 10mm : đặt dưới rốn theo phương pháp hở. - 2 trô-ca 5mm ở HCP và HCT dưới quan sát của caméra * Kỹ thuật bộc
lộ ruột thừa: - Cho bàn nghiêng trái và đầu thấp để các quai ruột và mạc nối đổ về bên trái để thấy ruột thừa, nếu không, t́m và xác định các dải dọc manh tràng để đến RT. - Đánh giá t́nh trạng ruột thừa. * Kỹ thuật cắt mạc treo ruột
thừa : - Dùng kẹp phẫu cặp và căng ruột thừa - Dùng kéo phẫu tích hoặc móc (hook) vừa đốt, cắt mạc treo ruột thừa, bắt đầu từ đầu ruột thừa cho đến tận gốc ruột thừa, sát ruột thừa. - Nếu mạc treo ruột thừa dày và nhiều mỡ có thể buộc chỉ tăng cường * buộc và cắt
gốc ruột thừa : - Dùng tḥng lọng cải tiến sẵn ở ngoài đưa vào ổ phúc mạc đến thắt gốc ruột thừa. Sau đó rút từ từ sợi chỉ để tḥng lọng siết chặt lấy gốc ruột thừa, buộc khóa, cắt gốc ruột thừa bằng kéo có tẩm Bétadine và đốt điện. * Cách đưa ruột thừa ra khỏi
ổ phúc mạc: - Đặt RT vào bao ni-lon - Dùng trô-ca 10mm sát dưới rốn để lấy ruột thừa sau khi cắt ra khỏi ổ phúc mạc. Theo nguyên tắc thẳng hàng giữa trô-ca 5mm với trô-ca 10mm 2.2.8. Đóng các lỗ trô-ca: - 10mm được may bằng chỉ Vicryl 3.0 để đóng phúc mạc và cân lại. III. KẾT QUẢ 1. Tuổi : Bệnh nhân trẻ nhất 15 tuổi, lớn tuổi nhất 48 tuổi 2. Giới tính: Gồm 5 nam ( %) 16 nữ ( %) Biểu đồ 1 : Giới của
bệnh nhân 3. Thời gian từ khi đau đến khi vào
viện : Bệnh nhân vào viện sớm nhất 6h, muộn nhất 24h Bảng 1 : Thời gian từ đau đến khi mổ :
4. Số lượng bạch cầu lúc nhập
viện: Bảng 2 : số lượng bach cầu
3 trong số 21 bệnh nhân mổ nội soi ở vị trí nằm sau manh tràng. 2 trường hợp ở tiểu khung, 15 trường hợp ở vị trí b́nh thường. Biểu
đồ 2 : Vị trí của ruột thừa 6.
Thời gian mổ : Được tính từ lúc rạch da
đến lúc khâu da vết mổ xong. Bảng
3 : Thời gian mổ
*RT sau manh tràng, tiểu khung, sau hồi tràng, … Có 15 trường hợp nung mủ toàn bộ, 6 trường hợp nung mủ ở đầu Bảng 4 : Thời gian trung b́nh các th́ mổ
nội soi
Có 2 th́ dài nhất là th́ buộc- cắt gốc mạc treo RT và buộc -cắt gốc RT. 7. Thời gian nằm viện sau mổ : Thời gian nằm viện ngắn
nhất 2 ngày, dài nhất 7 ngày , trung b́nh là 3,6 ngày. 8. Nhiễm trùng vết mổ : Trong 21 bệnh nhân được
mổ nội soi không có trường hợp nào
bị nhiễm trùng vết mổ. 9. Trung tiện sau mổ : Bảng 5 : thời gian trung tiện sau mổ
10. Tử vong và biến chứng sau mổ : không có trường hợp nào 11. Chi phí phẫu thuật : Bảng 6 : Chi phí phẫu thuật
Chênh lệch : Mổ nội soi- mổ hở = 500 000- 600 000 đ / 1 BN IV.
BÀN LUẬN 1.
Vị trí ruột thừa : Chúng
tôi nhận thấy rằng vị trí giải
phẫu của ruột thừa trong ổ phúc mạc
có vai tṛ rất quan trọng. Đối với
những ruột thừa nằm ở vị trí
giải phẫu b́nh thường thời gian mổ
sẽ ngắn, các ruột thừa nằm ở các
vị trí khó như ở tiểu khung hay sau manh tràng
th́ thời gian này sẽ dài hơn (trong nghiên
cứu của chúng tôi là 5 BN). Sở dĩ như
vậy là v́ đây là một kỹ thuật
mới, thời gian áp dụng và triển khai chưa
được lâu, tuy nhiên chúng tôi tin rằng trong
một tương lai không xa, với một số lượng
bệnh nhân nhất định, phẫu thuật viên
thành thạo với các thao tác kỹ thuật th́
hạn chế trên sẽ sớm được
khắc phục. Theo PIER.A và GOTZ th́ thời gian mổ trung b́nh dao động
khoảng 20 phút trong điều kiện phương
tiện, trang thiết bị, dụng cụ đă
được chuẩn bị sẵîn đầy
đủ và phẫu thuật viên có kinh nghiệm
[8]. 2. Đặc
điểm kỹ thuật : - Tính an toàn của kỹ thuật này cao do hệ thống kính phóng đại gấp nhiều lần (7-10 lần), cho h́nh ảnh rơ nét, cơ động, có thể thám sát toàn bộ ổ phúc mạc giúp phẫu thuật viên thao tác được dễ dàng và có thể phát hiện các thương tổn hay bệnh lư kèm theo nếu có. - Đặc biệt trong 21 bệnh nhân mà chúng tôi nghiên cứu th́ không có trường hợp nào bị nhiễm trùng vết mổ, một phần do đặc điểm của phẫu thuật nội soi, một phần do khi lấy ruột thừa ra khỏi ổ phúc mạc, ruột thừa được đặt vào bao ni -lon và được đưa ra ngoài qua ṇng trô-ca mà hoàn toàn không tiếp xúc trực tiếp với vết rạch da ở thành bụng. Theo tác giả H. Ngoi [6] nghiên cứu trong 137 trường hợp mổ cắt ruột thừa qua nội soi cũng không có bệnh nhân nào bị biến chứng này, trong khi theo APELGREN [4] th́ tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là rất nhỏ không đáng kể. - Mặt khác, trong mổ nội soi, đường rạch da thường rất nhỏ chỉ dài khoảng 5 - 10mm nên hầu như không thấy vết mổ cũ hoặc chỉ để lại sẹo rất nhỏ, hiệu quả thẩm mỹ cao và ḥan toàn không gây thoát vị thành bụng.
3. Thời gian hậu phẫu : - Về thời điểm hồi phục nhu động ruột sau mổ, đa số các trường hợp trung tiện sớm (16/21) có thể giải thích bằng việc vết mổ nhỏ, ít đau bệnh nhân tự thở sớm nên kích thích nhu động ruột. Mặt khác, nhờ dùng các thuốc gây mê thế hệ mới, đào thải nhanh tác dụng gây liệt ruột ngắn nên cũng góp phần hồi phục nhu động 4.
Thời gian nằm viện : - Một điểm đáng chú ư là: nếu bệnh nhân mổ hở th́ thời gian nằm viện trung b́nh sau mổ là 7 ngày. trong khi đó mổ nội soi thời gian này sẽ được rút ngắn đáng kể chỉ c̣n trung b́nh là 3,6 ngày. Hơn nữa, t́nh trạng bệnh nhân khi ra viện rất tốt, bệnh nhân đă tưÛ vận động sớm, hết đau vết mổ. Richard cũng có nhận định tương tự về thời gian nằm viện sau mổ và thời gian liệt ruột thường ngắn[9]. Trong khi đó Mutter khuyên nên áp dụng PTNS cắt ruột thừa cho những BN béo ph́, v́ nó làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ, thẩm mỹ, giảm thời gian liệt ruột,…[7]. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt ruột thừa qua nội soi vẫn có những nhược điểm nhất định như : thời gian mổ kéo dài, khó khăn trong việc xử lư các tai biến như tụt gốc ruột thừa, chảy máu..., do không thể đưa nhiều các dụng cụ vào khống chế Hệ thống nội soi là hệ thống quang học, chỉ nh́n h́nh ảnh theo không gian 2 chiều, nên khó định vị khoảng cách, nhất là đối với những người chưa có kinh nghiệm. Giá thành
của phẫu thuật c̣n khá cao so với PT hở,
theo nghiên cứu của chúng tôi khoảng 500.000/BN, nhưng
theo COHEN và FRITTS [5], tuy chi phí phẫu thuật cao nhưng
thời gian bệnh nhân nằm viện được
rút ngắn, đỡ vất vả trong khâu điều
dưỡng sau mổ, bệnh
nhân sớm trở lại với công việc nên nh́n
một cách tổng thể th́ tính hiệu quả
kinh tế vẫn cao hơn so với mổ hở. V.
KẾT LUẬN
1. Phẫu thuật nội soi trong viêm ruột thừa cấp có nhiều ưu điểm như : Bệnh nhân ít đau sau mổ, có thể ăn uống vận động sớm sau mổ, thời gian nằm viện ngắn (3,6 ngày), không có nhiễm trùng sau mổ, có tính thẩm mỹ cao, an toàn, không có tử vong và không có biến chứng, trả bệnh nhân trở lại nhanh môi trường làm việc, học tập. Chi phí có hơi cao so với mổ hở nhưng hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Tỉ lệ chuyển sang mổ hở là 0%.
2. Vết mổ nhỏ trong phẫu thuật
nội soi c̣n có ưu điểm là ở các
bệnh nhân thành bụng dày, ruột thừa nằm
ở vị trí cao, bất thường,… vẫn có
thể tiến hành được phẫu thuật,
mà khi mổ hở thường khó thực hiện.
Khi chẩn đoán không phù hợp, hoặc chẩn
đoán khó, phẫu thuật nội soi có thể quan
sát cả ổ phúc mạc để chẩn đoán
và giải quyết nguyên nhân. 3. Thời gian phẫu thuật c̣n tương đối dài (trung b́nh 66 phút/BN), nhất là trong những trường hợp ruột thừa ở những vị trí khó, tuy nhiên khi PTV có kinh nghiệm, và có đầy đủ dụng cụ PT th́ thời gian c̣n có thể rút ngắn được nhiều hơn nữa. T́nh trạng của ruột thừa ít ảnh hưởng đến kỹ thuật. Các loại ruột thừa có biến chứng như VPM, RT hoại tử,… về nguyên tắc vẫn có thể được thực hiện bằng nội soi mà không gặp quá nhiều khó khăn. TÀI
LIỆU THAM KHẢO. I.
Tiếng Việt: 1.Nguyễn Hoàng Bắc: Lịch sử nội soi chẩn đoán và phẫu thuật qua nội soi. Phẫu thuật nội soi cơ bản. 2. Nguyễn Đ́nh Hối: Viêm ruột thừa cấp Bệnh
học ngoại khoa tập 1, Trang 143- 161, 1988. 3.
Nguyễn Quang Quyền: Ruột già. Bài giảng
giải phẫu học tập 2, 169- 170, 1995. II. Nước
ngoài: 4. Apelgren K.N, Molnar R.G, Kisala J.M.IS Laparoscopic Better than Open Appendectomy? Surg Endosc, 1992. 6: 198- 301. 5. Cohen MaxM, Dangleis K. The cost Effectiveness of laparoscopic appendectomy. 6. Kum CK, Ngoi SS, Gob SM et all. Randomizeid
controlled trial comparing raparosopic and openappendicectomy. BR. J
SURG, 1993; 50: 1- 599- 600. 7.
Mutter D, Vix M, Bui A et all. Laparoscopy not Recommended for routine affendectomy in men:
Results of a prospective randomized Stud [11].. Surgery 1996; 120: 71-
74. 8.
Pier A, Gotz F, Bacher C et all. Laparoscopic
appendectomy. Wold D Surg1993; 17: 29- 33. 9.
Richards W, watson D et all. A
review of the results of laparroscopic versus apen appendectomy. 10.
SEMM K. Endoscopic
appendectomy. Endoscopy,
trang 15- 59; 1983. 11.
SCHREIBER.J Early
experience with laparoscopic appendectomy in women. Surg endosc, trang
1- 211; 1987. |