Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

  PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT

TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

                                                                                                Phạm Như­ Hiệp
                                                                                                Lê Lộc
                                                                                                Đặng Ngọc Hùng
                                                                                                Phan Hải Thanh
                                                                                                Khoa Ngoại Tiêu hóa - BV TƯ Huế                                                        

I. Đặt vấn đề

Sỏi túi mật là một bệnh lư th­ờng gặp tại Việt nam, mặc dù khởi phát của nó th­ờng không rơ ràng, mơ hồ,.. tiến triển th­ờng âm ỉ khiến ng­ời bệnh có khi không chú ư, nh­ng các biến chứng th­ờng nặng nề. Việc điều trị sỏi túi mật th­ờng đơn giản với cắt túi mật, khi có biến chứng nh­ viêm túi mật cấp, hoại tử túi mật,.. th́ việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.

Trên đ­ờng đi t́m những ph­ơng pháp điều trị hiệu quả sỏi túi mật, Phillipe Mouret lần đầu tiên đă cắt túi mật bằng phẫu thuật nội soi năm 1987 [7]. Ngay sau đó, kỹ thuật này nhanh chóng đ­ợc chấp nhận và mở rộng khắp nơi trên thế giới. Cho đến nay, phẫu thuật nội soi đă đ­ợc thực hiện trên hầu hết các loại h́nh phẫu thuật chung, dự kiến trong một vài năm tới, phẫu thuật nội soi chiếm khoảng 80-90% trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hoá và dần dần có thể thay thế gần nh­ toàn bộ [ 6,7].

Tại Việt Nam, vào đầu những năm 90, phẫu thuật nội soi cắt túi mật đă đ­ợc thực hiện tại một số bệnh viện ở TP Hồ Chí  Minh và Hà nội. Tại Bệnh viện Trung Ương Huế lần đầu tiên phẫu thuật nội soi cắt túi mật đ­ợc thực hiện vào tháng 02 năm 1999, sau hơn một năm r­ỡi thực hiện, PTNS tại Huế đă có b­ớc tiến đáng kể và đă thu đ­ợc một số thành công ban đầu, đề tài đ­ợc thực hiện nhằm mục đích :

  1. Đánh giá kết quả điều trị của phẫu thuật nội soi cắt túi mật .

  2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ định phẫu thuật, thời gian và kỹ thuật cắt túi mật nội soi. 

 

II.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

 

2.1. Đối t­ợng nghiên cứu:

Gồm 115 bệnh nhân gồm 79 nữ, 36 nam, đ­ợc phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại  BVTW Huế từ tháng 3 năm 1999 đến tháng 10 năm 2000.

2. Ph­ơng pháp nghiên cứu :

2.1.     Chỉ định phẫu thuật :

-         Sỏi TM đơn thuần (BT hoặc viêm TM)

-         Polype túi mật

2.2.     Chống chỉ định :

* Tuyệt đối :

-         Các bệnh lư toàn thân : Tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu,..

-         Có kèm sỏi OMC

-         Nghi ngờ K đ­ờng mật, đầu tuỵ, TM,..

            * T­ơng đối :

-         Có thai

-         Có TS mổ bụng trên rốn nhiều lần

2.3.     Phương tiện :

-         Hệ thống nguồn sáng, caméra, máy bơm hơi,.. Olympus

-         Bộ dụng cụ nội soi

2.4.     Kỹ thuật :

* Cách đặt trô-ca

-         Số l­ợng : 3-5 trô-ca, tuỳ theo t́nh trạng TM

-         Đặt trô-ca đầu tiên theo ph­ơng pháp hở

-         Các trô-ca c̣n lại đ­ợc đặt d­ới sự quan sát của caméra.

* Bộc lộ tam giác Callot, phẫu tích và kẹp cắt cổ TM và ĐM TM

* Bóc tách TM ra khỏi gi­ờng túi mật và cầm máu tăng c­ờng

            * Đ­a TM ra ngoài bằng túi nilon tự chế

2.5.     Đánh giá một số đặc điểm :

-         Đặc điểm chung

-         H́nh ảnh siêu âm

-         T́nh trạng của TM trong mổ

-         Thời gian mổ và các yếu tố ảnh h­ởng đến kỹ thuật

-         Mức độ đau sau mổ

-         T́nh trạng nhiễm trùng vết mổ

-         Ngày nằm viện sau mổ

-         Chi phí phẫu thuật

III. Kết quả nghiên cứu :

 

1.     Đặc điểm chung :

Bảng 1 : phân bố theo địa ph­ơng

Địa phương

nam

Nữ

N

Quảng b́nh

2

6

8

Quảng trị

6

10

16

Thừa thiên -Huế

19

38

57

Đà nẵng

7

14

21

Quảng Nam

1

6

7

Quảng ngăI

1

3

4

Tây nguyên

0

2

2

Tổng  số

36

79

115

Bảng 2 : Tuổi của BN

Tuổi

N

%

12 – 30

13

11,3

31 – 40

25

21,7

41 – 50

37

32,2

51 – 60

30

26,1

61 – 70

8

7,0

>70

2

1,7

Tổng số

115

100

Tuổi nhỏ nhất là 12, tuổi lớn nhất là 74, trung b́nh : 49

Bảng 3 : Tiền sử phẫu thuật

Tiền sử phẫu thuật

số bệnh nhân

U xơ tử cung

1

U nang  buồng trứng

3

Mổ lấy thai

1

Ruột thừa viêm

10*

VTTB(trên rốn)

1

Sỏi thận, niệu quản

2

Tổng số

18

* Có 2 tr­ờng hợp VFM, đi đ­ờng Pararectal

Tỷ lệ có vết mổ cũ là 18/115 (15,7%)

           

2. H́nh ảnh siêu âm :

Bảng 4 : T́nh trạng TM trên siêu âm

T́nh trạng TM

B́nh th­ờng

Viêm

Sỏi TM

81

24*

Polyp TM

9

1

Tổng số

90

25

* 16 BN có thành TM dày >0,5 cm

          3. Đánh giá trong mổ :

Bảng 5 : T́nh trạng túi mật

Đặc điểm TM

B́nh th­ờng

Viêm mạn

Viêm cấp

Sỏi TM

81

18*

6**

Polyp TM

9

 

1

Tổng số

90

18

7

* 12 BN TM viêm dính, 6 BN TM xơ teo

** Chủ yếu là viêm dính

T́nh trạng TM trong mổ phù hợp với siêu âm

Bảng 6 : Số l­ợng sỏi (trên 95 BN)

Số l­ợng sỏi

Cholestérol

Calcium

Hỗn hợp

1 viên

48

2

7

1-5 viên

17

2

6

>5 viên

10

1

2

Tổng số

75

5

15

            4. Tai biến và biến chứng

Bảng 7 : Tai biến trong mổ

Tai biến

N

%

Thủng TM

10

8,7

Rơi sỏi ra ngoài

3

2,6

Chảy máu

3

2,6

Tổn th­ơng OMC

2*

1,7

Tổng số

18

15,6

            * Có 1 BN chuyển sang mổ hở, 1 đ­ợc nối và đặt Kehr qua nội soi

            Bảng 8 : Các nguyên nhân chuyển sang mổ hở

Nguyên nhân

N

%

TM viêm dính

1

0,87

Viêm dính + Xơ teo TM

1

0,87

Tổn th­ơng OMC

1

0,87

Tổng

3

2,6

            Thời gian mổ NS khoảng 45 phút và hầu nh­ không có khả năng phẫu tích đ­ợc cổ TM và ĐM TM.

            Các tr­ờng hợp mổ hở tập trung ở 30 bệnh nhân đầu

           

            5. Thời gian mổ nội soi :

 

Bảng 9 : Thời gian phẫu thuật (trên 112 tr­ờng hợp PTNS)

T́nh trạng TM

<30 phút

30-60 phút

60-90phút

>90 phút

Polyp

2

5

3

0

Sỏi BT

11

42

21

5

Viêm dính

0

5

7

7

Xơ teo

0

0

2

2

Tổng số

13

52

33

14

           

3 BN mổ hở không tính trong bảng này

            Ngắn nhất : 19 phút, dài nhất : 105 phút, trung b́nh : 53 phút.

           

Bảng 10 : Thời gian của mỗi th́ PT (phút)

 

Th́ PT

Thời gian TB

Thời gian tối đa

Đặt trô-ca

3’

7’

Bộc lộ TM

1’

14’

Bộc lộ cổ TM

11’

19

Bộc lộ ĐM TM

9’

12’

Cắt cổ và ĐM TM

2’

2’

Bóc tách gi­ờng TM

12’

18’

Đặt vào bao nilon

3’

5’

Lau rửa ổ PM

4’

14’

Đ­a TM ra ngoài

3’

8’

Đóng các lỗ trô-ca

5’

6’

Tổng số

53’

105’

           

Thời gian phẫu tích tối đa để bộc lộ đ­ợc cổ TM và ĐM TM là 40’

 

6. Đánh giá trong thời kỳ hậu phẫu

Bảng 11 : Thời gian hậu phẫu (BN mổ NS)

Ngắn nhất

Trung b́nh

Dài nhất

1 ngày

2,3 ngày

4 ngày

Bảng 12 : Chi phí chung (tính trung b́nh)

 

1. Thuọỳc:

PT hồớ

PT NS

Chónh lóỷch

Vọ caớm

Khọng khaùc nhau

Khọng khaùc nhau

 

Khaùng sinh

700 000ơ

200 000ơ

- 500 000 ơ

2. Tióửn VP

18000x7j=126 00 ơ

18000x2j=36 000 ơ

- 90 000 ơ

3. Chi phờ PT

khọng khaùc nhau

khọng khaùc nhau

 

4. KT cao

 

1 000 000 ơ

+ 1 000 000ơ

           

Chênh lệch giữa NS-PT hở : 400000đ. (Tại Huế)

 

IV. Bàn luận

 

1.   Tiền sử phẫu thuật :

Trong những tr­ờng hợp đầu tiên chúng tôi không chỉ định PTNS những tr­ờng hợp có tiền sử mổ bụng. Trong 115 ca mổ, chúng tôi có 15 BN có vết mổ d­ới rốn (chiếm tỷ lệ 13,0%) và có một BN mổ vết mổ trên rốn (chiếm 0,87%), 2 BN mổ sỏi thận (1,7%). Không có tr­ờng hợp nào phải chuyển sang mổ hở. So với Phan Đ­ơng [2], tỷ lệ chuyển mổ hở là 0,34%; Phạm Duy Hiển [4] : 0,49%;  với các tr­ờng hợp dính, chúng tôi t́m cách len lỏi, đ­a camera qua chổ dính, đến TM. Khó nhất là đ­ờng mổ cũ giữa trên rốn, trong khi các đ­ờng khác không đáng kể.

2.   So sánh chẩn đoán của siêu âm và th­ơng tổn trong mổ :

Siêu âm rất quan trọng trong việc chẩn đoán sỏi TM. Mỗi bệnh nhân của chúng tôi đều đ­ợc xét nghiệm siêu âm ít nhất 2 lần bởi hai ng­ời đọc có kinh nghiệm để có thể đối chiếu sự chính xác trong chẩn đoán. Kết quả 115 tr­ờng hợp (100%) trong mổ đều phù hợp với siêu âm chẩn đoán (Bảng 4,5). Đặng Tâm- Nguyễn đ́nh Hối (93 tr­ờng hợp) và Phạm Văn Kiên - Nguyễn Đ́nh Hối (76 tr­ờng hợp) có tỷ lệ chẩn đoán chính xác sỏi TM là 83,3 và 100%[4]. Theo Gune và Gill  [7] độ đặc hiệu siêu âm là 90%, độ nhạy là 85%, Mc Fee [6] độ chính xác của siêu âm là 96 - 98%.

Tuy nhiên, siêu âm vẫn có thể bỏ sót sỏi đ­ờng mật chính. Chúng tôi không phát hiện sỏi đ­ờng mật chính trong và sau mổ. Nguyễn Tấn C­ờng [1] có 2 tr­ờng hợp phát hiện trên 200 bệnh nhân.

Siêu âm có thể phát hiện sỏi OMC với độ chính xác cao khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nh­ vàng da, đau HSP,... Sỏi OMC có thể bỏ sót, nhất là khi ng­ời làm siêu âm không có kinh nghiệm. Faris [6] nhận thấy nếu kích th­ớc OMC d­ới 10mm th́ 3-9% có sỏi, trong khi đó nếu trên 10mm th́ xác xuất có sỏi OMC là 37-54%.

3.   Thời gian PT :

Trong nghiên cứu chúng tôi, thời gian mổ trung b́nh là 53 phút. ở giai đoạn sau này, thời gian mổ đ­ợc rút ngắn lại (ngắn nhất 19 phút). So với Trần B́nh Giang (68 phút) [3], Lê văn nghĩa (95 Phút) [4], Nguyễn Tấn C­ờng (118 phút) [1],...th́ thời gian mổ của chúng tôi có ngắn hơn. Tuy nhiên vẫn c̣n hơi dài so với G. Perrier của Pháp [10] là 46 phút, nhất là khi tác giả này có thực hiện chụp X-quang đ­ờng mật trong mổ.

Thời gian PTNS phụ thuộc vào nhiều yếu tố :

- T́nh trạng TM : thời gian sẽ kéo dài trong một số tr­ờng hợp túi mật bị viêm dính, xơ teo, viêm mủ,... do khó phẫu tích cổ và ĐM TM cũng nh­ bóc tách TM ra khỏi gi­ờng TM. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các tr­ờng hợp cuộc mổ nội soi phải kéo dài hoặc chuyển sang mổ hở là do những nguyên nhân trên. Một số tác giả khác cũng có các nhận định t­ơng tự [9,11].

- Vị  trí bất th­ờng của ống cổ TM và ĐM TM, làm cho việc phẫu tích trở nên khó khăn, có khi nguy hiểm và gây ra các biến chứng nh­ chảy máu, tổn th­ơng đ­ờng mật, OMC,... Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một số tai biến nh­ trên là do nguyên nhân này, kết hợp thêm xơ dính, viêm nhiễm. Đây là các biến chứng nặng, th­ờng phải xử trí bằng mổ hở. Theo một số tác giả th́ đây là nguyên nhân làm giảm tính ­u việt của PTNS [10].

- Các nguyên nhân khác nh­ Camera mờ, x́ hơi,... là những nguyên nhân thuần tuư kỹ thuật, chúng tôi hầu nh­ không gặp phải.

 

4.   Thời gian kéo dài PTNS :

Thời gian kéo dài PTNS phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh­ :

-         Tŕnh độ PTV

-         Mức độ tổn th­ơng

-         Các bất th­ờng về giải phẫu

-         Các yếu tố không đ­ợc tiên l­ợng tr­ớc khi mổ bụng

Nh́n chung, đa số các tác giả đều đề nghị là không nên kéo dài cuộc mổ quá lâu nếu không có khả năng giải quyết đ­ợc bằng PTNS do dễ gây các tai biến cũng nh­ kéo dài cuộc mổ một cách không cần thiết Cứ kéo dài 1 giờ phẫu thuật th́ chi phí t­ơng đ­ơng với kéo dài một ngày nằm viện [7,10].

Tuy nhiên trong thời gian bao lâu th́ chuyển sang mổ hở, đây là một vấn đề mà nhiều tác giả vẫn c̣n bàn căi, có ng­ời đề nghị khi mổ mà nhận thấy không có khả năng giải quyết bằng NS th́ chuyển sang mổ hở, đây là đề nghị mang tính chủ quan, nếu không thử hoặc cố gắng PT th́ không biết thời gian kéo dài trong bao lâu. Một số tác giả lại đề nghị trong 30 phút mà vẫn không PTNS đ­ợc th́ chuyển sang mổ hở [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo B 8,10 th́ sau 40 phút, nếu không có khả năng giải quyết nguyên nhân bằng PTNS th́ có thể chuyển sang mổ hở. Theo chúng tôi, đây là khoảng thời gian không bắt buộc tuỳ theo từng trung tâm và từng PTV.

Chi phí PT cũng là một yếu tố cần đ­ợc đánh giá, so với PT hở, PTNS có đắt hơn một ít (tại Huế), tuy nhiên, tính ­u việt và lợi ích của nó vẫn không thể chối bỏ nhờ những ­u điểm nh­ rút ngắn thời gian nằm viện, trả BN trở lại sớm môi tr­ờng lao động, giảm đau sau mổ, hạn chế dính ruột, thẩm mỹ cao,... là những yếu tố mà tất cả các tác giả đều nhắc đến.

KếT LUẬN

 

            1. Cắt túi mật nội soi có nhiều ­u điểm nh­ : giảm đau sau mổ, bệnh nhân chóng hồi phục sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện (c̣n 2,3 ngày), trả nhanh bệnh nhân về môi tr­ờng lao động, học tập, có tính thẩm mỹ cao, hạn chế đ­ợc các biến chứng sau mổ,... Có 97,4% bệnh nhân mổ thành công bằng đ­ờng nội soi, 2,6% cần mổ bụng hở, 1,7% có tổn th­ơng đ­ờng mật chính (chỉ có 0,87% phải mổ hở), tử vong trong và sau mổ 0%.

 

2. Tiền sử mổ bụng cũ, viêm túi mật cấp, viêm túi mật xơ teo, tuổi tác,... không phải là chống chỉ định của phẫu thuật cắt túi mật nội soi, khi phẫu thuật viên đă có kinh nghiệm th́ có thể mở rộng chỉ định ra các nhóm bệnh nhân này mà không sợ làm tăng khả năng chuyển sang mổ hở hoặc biến chứng.

  3. Một số yếu tố như: bất thường túi mật, viêm túi mật mạn tính, xơ dính túi mật, th­ờng làm kéo dài thời gian phẫu thuật, trong khi đó tuổi, giới, số l­ợng sỏi,... th­ờng ít ảnh h­ởng đến kỹ thuật. Trong quá tŕnh thao tác 40 phút đầu, nếu thấy khả năng vẫn không cắt bỏ đ­ợc túi mật đ­ợc bằng nội soi th́ nên mở bụng để tránh các tai biến và tránh mất thời gian.

 

 

Tài liệu tham khảo

                       

                        Tiếng Việt

 

1.                Nguyễn Tấn C­ờng : Điều trị sỏi TM bằng PT cắt TM qua nội soi ổ bụng. NXB TP HCM, 1997.

2.                Phan Đ­ơng và CS : Nhận xét b­ớc đầu về phẫu thuật nội soi tại BV Chợ Rẫy 1992-1997, Chuyên đề hội thảo PTNS và NS can thiệp, Hà nội, 11-17,1998.

3.                Trần B́nh Giang và CS : Phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại BV Việt Đức. Chuyên đề hội thảo PTNS và NS can thiệp, Hà nội, 7-10,1998.

4.                Phạm Duy Hiển : Kết quả b­ớc đầu của điều trị viêm TM do sỏi bằng PTNS. Báo cáo khoa học, T 1, tr : 96-102, Hà nội, 1999.

 

Tiếng Anh

 

5.                Evrad S. et all : Graves complications après cholécystectomie par coelioscopie. J. de Chir., 130, n0 5, p : 215-217, 1993.

6.                Eubanks S. et all. : Laparoscopic surgery. Sabiston Texbook of surgery, p : 791-808, 1997.

7.                John G. Hunter. : Minimally invasive surgery. Schawrtz, Principles of surgery, p : 2145-2162, 1999.

 

Tiếng Pháp

 

8.                Liguory C. et all. : Rôle de la CRPE dans les diagnostics et les traitemént des complication billiaires. Le J. de Coelio-chirurgie, n018, p : 72-75, 1996.

9.                Lucidarme D. et all : Résultats de la cholécystectomie coelioscoique pour cholécystite aigue chez le sujet âgé. J. de Chir., Paris, 139, n0 7-8, p : 291-295, 1997.

10.              Perrier G. : évaluation de la cholécystectomie par coelioscopie. J. de Chir., 131, n0 3, p : 395-400, 1994.

11.              Vons C. : Cholécystectomie sous coelioscopie.  J. de Chir., 135, n0 3, p : 121-123, 1998.