____________________________________________________
Cái bụng chửa của bà Trọng mỗi ngày một căng phồng ra, càng căng to bao nhiêu thì lời đồn đại về nó càng nhiều. Cả cái làng Hậu này ai cũng biết rằng lão Trọng bị chứng đậu mùa nên tiệt sinh, tiệt sản. Vợ chồng lão trông đợi cả chục năm trời nay mà bà lão Trọng có bầu bì gì đâu. Cuối cùng vợ chồng lão cứ phải đội oản lên chùa cầu tự.
Người ta xưng với lão là "Lão Trọng", mặc dù lão mới ngoài 40. Ở cái làng Hậu này người ta chết sớm lắm và cả làng may ra mới có được vài người sống ngoài 70, còn cứ năm mươi mấy, sáu chục là rủ nhau quy tiên rồi. Lão Trọng mặt rỗ chằng, rỗ chịt nhưng được điều là lão yêu thương và chiều chuộng vợ lão lắm! Chẳng thế mà lão cứ lốc xốc, lẽo đẽo theo vợ đội oản lên chùa, còn vợ lão thì ăn vận chỉnh chu lắm. Bây giờ vợ lão có bầu, lão càng yêu thương chiều chuộng vợ hơn.
Mà cái làng Hậu này thật là lắm chuyện, cứ chỉ trỏ vào cái bụng bầu của bà lão Trọng mà bàn tán. Người yêu thương vợ chồng lão thì bảo rằng:
- Ông bà ta ăn hiền ở lành lên trời phật hộ phù.
Kẻ xấu miệng lại bảo:
- Trời Phật nào phù hộ! Phật ngồi yên bất động có nhảy ra khỏi tòa sen đâu mà làm con với bà ta được! Có chăng là con lão sư cụ thì có!
Rồi có cả những người làm thơ, làm vè để chế diễu:
Trọng rỗ như tổ ong bầu
Chểnh mảng giường chiếu vợ cầu sư ông
Sân chùa bà cứ chổng mông
Lá đa bà quét, sư ông trông thèm!
Thôi thì dù sao cái bụng bầu của bà lão Trọng cũng đã là đề tài hăng say, thích thú cho dân làng. Cái làng Hậu này nghèo khổ, dân làng tối ngày lao động cực nhọc, quanh năm dán mũi đít trâu. Nay có chuyện vui bàn tán cũng thấy rộn rã. Lão Trọng thì bỏ mặc ngoài tai, cứ kiên nhẫn chờ đợi ngày vợ mình khai hoa nở nhụy. Lão tin rằng Phật Trời đã phù hộ và ban cho lão một đứa con.
Cuối cùng thì bà lão Trọng cũng vượt cạn và sinh hạ một đứa gái kháu khỉnh. Ngừơi ta đồn đãi rằng con bé sao lại giống sư cụ chùa Hậu như đúc vậy đó! "Con hoang thì đứa nào chẳng thế!". Mấy tay xã lý lại muốn lợi dụng việc này làm ra to chuyện nhưng lão Trọng cứ một hai cương quyết là con lão khiến mấy tay anh chị trong làng cũng chịu thua vì thiếu lẽ.
Càng lớn con bé Trinh càng giống sư cụ. Ðôi mắt tròn to đen nhánh, vành môi trái tim tươi rói và cứ thế, nó càng lớn, càng là đề tài chế diễu của dân làng. Mấy bà thì cứ bàn tán rằng:
- Cái cặp mắt đó, lớn lên thì phải biết!
- Mới còn đỏ mà vành môi đã tươi rói lên như vậy thì sau này đĩ phải biết!
- Chẳng ai như lão Trọng, thân cu nuôi tu hú.
Cái chuyện con bé Trinh là con ai thì chỉ có bà lão Trọng là biết rõ. Hôm đó như thường ngày, vợ chồng lão đội oản lên chùa cúng kiến, đốt nhang cầu khẩn phật, trời xong thì lão Trọng xuống núi trước để vợ ở lại làm việc công qủa, quét dọn sân chùa. Không may trời bỗng nổi cơn giông bão thế rồi bà lão Trọng phải trọ lại phòng trai chờ chồng lên đón về. Chờ mãi không thấy, cơn mưa mỗi lúc một nặng hạt, sấm sét gầm thét inh trời, những tia chớp nhấp nhóe không thôi. Bà lão Trọng mơ màng thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc ngủ chập chờn, bà mơ thấy sư cụ tiến tới bên giường, đưa lời giễu cợt. Bà định vùng dậy la hét nhưng không hiểu sao miệng bà ú ớ nói chẳng ra lời. Bà đã bị sư cụ đè ra làm nhục. Tình giấc mơ, bà đứng bật dậy sờ nắn lại quần áo và khắp người, bà không thấy có điều gì bất thường. Ðịnh thần lại, bà mới biết được đó chỉ là một giấc mơ. Rồi bà lại nằm xuống thiếp đi ngủ tiếp.
Từ hôm ấy, bà để ý nhiều đến sư cụ nhưng nhà sư thì nghiêm trang đứng đắn qúa, không đoái hoài đến bà ngoài những câu chào hỏi thông thường. Có nhiều lần bà bắt chuyện tán tỉnh nhà sư nhưng lần nào cũng như lần ấy, nhà sư vẫn giữ khoảng cách và tác phong của bậc tu hành.
Bà cứ ám ảnh bởi giấc mơ lạ và càng ám ảnh thì bà càng cảm thấy yêu thương nhà sư hơn. Ðộ này bà hay lên chùa một mình, lấy cớ làm việc công qủa. Lão Trọng thì chẳng để ý tới những điều suy nghĩ khác thường trong đầu vợ. Lão cứ để bà vợ đội oản lên chùa một mình, họa hoằn và thỉnh thoảng vợ yêu cầu hay có của lễ nặng nề, lão mới bưng, đội giúp.
Một hôm bà lão Trọng dâng oản cho nhà sư, bà ta không thể cầm lòng và nắm chật lấy bàn tay nhà sư. Sư cụ chỉ biết rút tay lại rồi miệng lẩm bẩm:
- Nam mô A Di Ðà Phật! Rồi đi thẳng vô trong chùa.
Ðã nhiều lần như thế nhưng bà lão Trọng đã không thể khuynh đảo được nhà sư. Bà tỏ vẻ thất vọng và càng thất vọng, bà càng đem lòng yêu thương nhà sư hơn. Mỗi lần đối diện nhà sư, bà đứng chết trân nhìn thao láo vào nhà sư trong khi nhà sư chỉ biết nhắm mắt đọc lời "A di đà Phật!".
Vào những ngày rằm, phòng trai thường hay có người từ xa lui tới cư ngụ nên nhà sư đã phải ngăn ra làm nhiều phòng. Bà lão Trọng là người thường xuyên lui tới chùa nên bà ta đã chiếm cứ một phòng ở căn bìa, liền giáp với cửa ra vào.
Sự lui tới chùa thường xuyên của bà đã khiến cho một kẻ tá túc gầy đấy chú ý.
Rồi một đêm đen giông bão, mưa rơi tầm tã, bà lão Trọng lại phải trú lại chùa. Trong cơn say ngủ, người khách lạ đã tiến vào phòng bà. Ông ta bắt đầu giở những động tác sàm sở thì bà bừng tỉnh. Trời đen như mực, mắt thường không thể phân biệt được cảnh quang và bà lại cứ ngỡ nhà sư đã đến với bà. Bà cảm thấy sảng khoái và mang đầy khoái cảm. Bà nắm chật tay nhà sư để hơi thở của ông ta cùng những nụ hôn chồng lên hai má rồi bà lim dim sung sướng đón nhận những khoái cảm do nhà sư mang đến. Bà vặn mình, vặn mảy vì sung sứơng khoái lạc, không kìm hãm được những tiếng rên bật lên vì sung sướng. Cho đến khi người khách lạ mệt nhoài ngã đùng xuống phản thì bà mới khám phá ra rằng ông ta có một cái đầu đầy tóc và qua những tia chơp liên hồi, bà lão Trọng mới khám phá ra người vừa mới xâm phạm tình dục mình không phải là nhà sư mà lại là người khách lạ trú ở một phòng gầy đấy. Phản ứng tự nhiên khiến bà đã vả mạnh vào má kẻ ấy và định la làng kêu cứu nhưng sợ làm náo động cảnh chùa và dù sao sự việc đã rồi, nên bà đành lặng câm mặc vội quần áo ra mái hiên thổn thức.
Thì ra cái kẻ làm nhục bà lão Trọng lại là cái lão Long. Lão còn trẻ chán, nhưng người ta cứ gọi như thế. Lão là chánh tổng làng Ðồng Kỵ và cũng lâm vào cảnh hiếm muộn nên cũng hay lên chùa cầu tự. Giàu có và quyền thế nên lão được sư cụ chùa Hậu nể vì và dành riêng cho lão một phòng trong trai phòng, mỗi khi lão lai vãng đến chùa.
Thấy bà lão Trọng đứng ngoài hiên nức nở trong đêm mưa bão, lão đã ra yên ủi dỗ dành:
- Phận chúng ta đều hiếm muộn và lên chùa cầu tự. Biết đâu đó chẳng là ý trời khiến chúng ta có con với nhau. Than khóc làm gì!
- Ông là đồ lục súc, làm ô uế cảnh chùa
- Thế sao bà lại để yên cho tôi muốn gì thì làm? Tôi có cảm tưởng như bà ưng chịu.
- Ðồ súc sinh! Vừa nói, bà lão Trọng vừa vả thật mạnh vào mặt lão tổng Long.
Sau đó bà trở lại phòng ôm mền khóc thút thít cho tới khi tai nghe tiếng mõ cùng tiếng tụng kinh liên hồi.
Con bé Trinh càng lớn càng xinh và nở nang. Người ta cứ thế mà bàn tán về nó đủ điều. Dân làng thì cứ đổ oan cho nhà sư. Lão Trọng thì dứt khoát nhận là bé Trinh là con của mình nên bọn làng xã không có cớ ức hiếp nhà sư. Nhiều lần chúng định đưa nhà sư ra chốn công đường luận tội bắt vạ nhưng lão Trọng cương quyết chống trả. Lão cũng chẳng thế nào biết được điều mà bé Trinh chỉ là sản phẩm trong một đêm mưa gió nên lão cưng chiều đứa bé hết mực.
Lão Trọng có cô em gái lấy chồng Hà Nội. Vợ chồng cô em ăn lên làm ra và hiện là chủ một cửa hàng kiến tạo mẫu nổi tiếng ở thủ đô và có cả những cửa hàng buôn bán mỹ phẩm. Cô Hoa tên người em gái của lão Long, thấy cháu gái xinh đẹp liền có ý định đưa cháu lên Hà Nội theo học khóa người mẫu để sau làm người mẫu thời trang cho công ty kiến tạo mẫu của mình.
Trinh đã được đưa lên Hà Nội học với cái tên Diễm Trinh. Sự có mặt của Diễm Trinh tại công ty Hoa Mỹ đã khiến cho nhiều công ty khác để ý. Thậm chí có công ty xin được ký giao kèo với Trinh. Nhiều chàng trai qua lại ngắm nghĩa và Diễm Trinh mau chóng trở thành một đoá hoa hồng tươi xinh ngay giữa lòng Hà Nội.
Ngoài cái nét đẹp sắc sảo và hấp dẫn, Diễm Trinh còn có một giọng hát thiên phú, hấp dẫn tuyệt vời.
Vợ chồng tổng Long đã tìm tới Trinh trong một dạ hội mừng nàng chiếm giải hoa hậu người mẫu. Vợ chồng ông ta đã đặt một bàn liền ngay với bạn tân hoa hậu người mẫu. Người ta gọi ông ta là tổng Long nhưng thực sự ông ta đã từ bỏ chức vụ này từ lâu để dọn về Hà Nội làm ăn và hiện ông ta là chủ một công ty đồ gỗ giàu có mà toàn bộ sản phẩm đều được sản xuất tại làng Ðồng Kỵ quê cũ của ông.
Chợt nhìn thấy tổng Long, bà lão Trọng cảm thấy nhói tim, giật mình ngạc nhiên. Tuy lão có thay đổi nhiều so với xưa kia nhưng bà cứ nhìn con Trinh rồi nhìn trộm sang lão thì đúng là hai giọt nước. Lão Long to lớn, bề thế chứ không thấp bé, xấu xí như lão Trọng nhà bà. Bà thầm nhủ rằng: "Con bé Trinh thừa hưởng cái vẻ cao sang của bố nó". Sự hiện diện của lão Long, báo cho bà biết một chuyện chẳng lành sắp xảy đến cho gia đình bà. Bà đưa mắt nhìn đăm đăm vào Diễm Tinh, lo lắng. Rồi bà vu vơ nghĩ lại cái đêm trời mưa giông bão thuở nào.
Người đòi lên sân khấu đầu tiên để chúc tụng Diễm Trinh lại chính là lão Long. Lão đã tặng cho ban tổ chức một số tiền lớn và một bộ bàn ghế bằng gỗ qúy để nhận được sự ưu tiên này.
Mọi người giật mình khi nhìn lên sân khấu thấy tổng Long và Diễm Trinh giống nhau như hai giọt nước rồi lại nhìn vào cái dáng nhỏ bé đen đủi của lão Trọng mà có vẻ ái ngại, thắc mắc. Chợt nhìn thấy người khách lạ đem hoa lên sân khấu chúc mừng mình, Diểm Trinh cảm thấy có một điều khác lạ, linh tính của cô báo cho cô biết có một sự khác thường. Tổng Long cảm động thốt không ra lời. Ông chỉ kịp trao một tấm ngân phiếu làm qùa tặng với một bì thư rồi nói nhỏ: "Coi kỹ thư này con nhé!". Diễm Trinh vì qúa bận rộn nên chỉ kịp ngỏ lời cám ơn trước khi người khách lạ bước xuống sân khấu.
Bà lão Trọng cảm thấy chột dạ vì sợ rằng lợi dụng lúc lên khán đài chúc tụng Diễm Trinh, tổng Long sẽ úp mở nói ra điều bí ẩn mà bà đang muốn giữ kín trong lúc này.
Buổi tiệc hôm nay vui nhộn qúa nhưng lòng Diễm Trinh thấy xôn xao làm sao ấy! Cô có linh tính rằng có một sự dính líu linh thiêng với tổng Long sao ấy. Cô cứ bị ám ảnh bởi cái lá thư và lời nói nhỏ nhẹ mà người khách lạ đã nói với cô: "Coi kỹ thư này con nhé!". Tại sao ông ta lại dặn dò kỹ lưỡng như thế? Thỉnh thoảng nàng nhìn trộm sang gnười khách lạ bàn bên, nàng cảm thấy có điều gì thôi thúc, bất ổn trong tâm. Có lúc nàng bắt gặp đôi mắt người khách lạ dán chật vào nàng không rời.
Trở về nhà, Diễm Trinh vội vàng đóng chật cửa phòng rồi lấy thư của người khách lạ ra đọc. Nàng run lên vì hồi hộp:
Con yêu thương của bố,
Bố phải nói thẳng với con để con khỏi tốn công và hồi hộp chờ đợi những hàng chữ kế tiếp. Bố đây chính là bố ruột của con. Bố Trọng nhà con chỉ là bố nuôi mà thôi. Ðiều này muốn biết thì mẹ con sẽ cắt nghĩa cho con rõ.
Bố mẹ Trọng nhà con hiếm muộn nên thường hay lên chùa làng Hậu cầu tự. Cảnh nhà hiếm muộn của bố cũng thế và do lẽ đó mà bố đã gặp mẹ con trong cảnh chùa. Bố đã gặp mẹ con trong một cảnh huống đầy tội lỗi và bố đã ăn năn hối lỗi suốt bao năm trời qua. Bố ân hận lắm vì đã làm nhục một người đàn bà quê mùa, hiền lành như mẹ con để rồi đẻ ra con. Tội của bố không một sông, nước nào có thể rửa sạch. Con hãy tha lỗi cho bố. Xin mẹ con và bố Trọng của con tha lỗi cho bố!
Bố không hề vô trách nhiệm với con. Bố theo dõi và quan sát con kể ngay từ ngày con mới sinh ra. Chỉ vì bảo vệ hạnh phúc cho gia đình bố nuôi của con mà bố đã phải âm thầm đau khổ để từ xa, gián tiếp lo cho con. Bố đã làm hết cách để cho gia đình bố Trọng nhà con đi lên. Khi bố Trọng của con cần bán đất, bố đã cho người tới âm thầm mua với gía đắt gấp 2, gấp 3.Bố đã làm nhiều cách để kín đáo giúp đỡ bố Trọng của con mà không để chính ông và người khác hay biết.
Con luôn nằm trong trái tim bố và bố luôn thầm mong rằng một ngày nào đó con sẽ mở miệng gọi bố là "bố" thì bố sẽ hạnh phúc và sung sướng tới chừng nào.
Cũng như đã nói ở trên rằng bố không muốn có sự xáo trộn và khủng hoảng trong gia đình con nên bố phải âm thầm chịu đựng cảnh thua thiệt và mất mát tình cảm. Dù yêu thương con vô hạn nhưng bố không thể chia cắt tình thương yêu giữa con và bố Trọng của con. Một tình thương mà ông vẫn nghĩ là máu mủ và chính ông sinh thành.
Cái lúc ôm hôn con trên sân khấu để chúc mừng con là lúc mà trái tim của bố rung động và thổn thức tới tận cùng. Bố đã phải tự kìm chế để không thoát ra tiếng nấc nghẹn thốt ra tận cùng của trái tim. Cái lúc bố phải buông con ra để không một ai chú tâm để ý để bảo toàn danh dự và hạnh phúc cho gia đình con là lúc bố cảm thấy thua thiệt, mất mát tới cùng cực. Bố đã dấu đi những giọt lệ đau thương tủi hờn, tuôn chảy trong lòng mình. Hãy hiểu cho bố và tha thứ cho bố về những lỗi lầm mà bố đã gây ra cho gia đình của con, nhất là cho mẹ con. Bố xin lãnh nhận tất cả mọi hậu qủa và trách nhiệm.
Tất cả những gì bố đang có là của con, thuộc về con. Bố đã âm thầm và gắng sức để làm cho con tất cả. Dù yêu thương con đến đâu đi nữa, bố cũng không thể cướp đoạt và tách rời tình yêu thương của con ra khỏi gia đình của con hiện nay. Những người giàu lòng yêu thương, chân tình.
Con đừng làm mất hạnh phúc, đừng làm đổ vở những gì con đang có và hãy hành động những điều theo tiếng nói của lương tâm.
Bố cầu mong sao con luôn mãi hạnh phúc và con sẽ đến với bố bằng một tiếng gọi yêu thương. Vì chính bố là bố của con.
Bố Long của con.
Diễm trinh đã bật khóc, cô không thể giằn cơn xúc động, bật lên tiếng khóc nức nở. Cô gục đầu xuống gối, vật vả tiếng khóc khôn nguôi. Rồi cô bỗng kêu lên: "Bố ơi! Bố ơi!".
Cả đêm không sao Diễm Trinh có thể chợp mắt, hằng ngàn suy nghĩ vượt qua trong đầu. Sáng sớm hôm sau,cô lái xe về làng Hậu. Xe vừa về tới cổng nhà, con chó nghe tiếng xe quen, vẩy đuôi sủa mừng báo động cho chủ. Ông bà Trọng nghe tiếng xe con về. Xe vừa ngừng bánh, Diễm Trinh vẻ mặt xanh xao và không sửa soạn. Chạy đến ôm chầm lấy lão Trọng rồi rống lên thổn thức:
- Bố ơi! Bố ơi!