Về
thăm Ngăm Gíao
(t́nh
yêu và đức tin không thể chết)
Nghe bà chủ
hotel kể rằng ở Lim, bọn đàn anh đàn
chị, đang chuẩn bị tập dượt cho ngày
hội quan họ. Thấy rằng đây là một cơ
hội không thể thiếu nên từ Hà Nội, chúng tôi
lên đường đi thăm làng Ngăm sớm hơn
dự định. Để có thể thưởng
thức một bát phở gia truyền Bát Đạt, chúng
tôi đă phải đi thật sớm, khi trời Hà
Nội c̣n phủ kín sương mù và dưới cơn mưa
phùn, gió bấc. Chúng tôi đây là tôi và bác tài của công
ty Hương Giang, mà chúng tôi đặt thuê từ
Thụy Sĩ.
6
giờ sáng, trời Hà Nội c̣n tối và đèn
đường chỉ đủ sức tỏa ra những
tia sáng vàng vọt, dưới những lớp sương
mù dày đặc. Những bác tài xế xích lô vẫn c̣n
quấn ḿnh trên những ghế đá công viên, dưới
những hàng xấu ǵa. Những hàng qùa rong, cất
tiếng rao lanh lảnh, nghe rất lạ tai. Những người
phu quét đường, mang áo tơi, quơ những
đường chổi mệt mỏi. Những con chó
được các nhà chủ cho chạy rong ra đường,
t́m những chỗ tiểu tiện buổi sáng. Đường
phố Hà Nội ngập mùi cống rănh. Hiệu phở Bát
Đàn c̣n trống vắng, chúng tôi kiếm một cái bàn
gần với nhà bếp nhất để từ đây có
thể quan sát mọi diễn biến trong tiệm phở này.
Nhà phố Hà Nội chật hẹp, những anh nhân công
ngổi phải xổm dưới đất để có
thể cắt lọc thịt. Những tảng thịt
khổng lồ, được đặt trên những
lớp giấy báo, coi vẻ không mấy vệ sinh.
Những thúng hành, ng̣ được cắt sẵn từ
đâu đem tới, ḥa lẫn với mùi thơm nước
lèo, bay mùi thơm ngát. Những chồng bát được
chất cao vút. Cứ mải mê quan sát những người
nhân công cắt, lẻo thịt mà chúng tôi không để
ư một điều là muốn có được một tô
phở th́ phải ra ngoài đường xếp hàng và
tự bưng vào bàn. Nh́n ra đường, chúng tôi đă
thấy một hàng dài người xếp hàng dưới
cơn mưa xuân lún phún. Chúng tôi nối đuôi sau đoàn
người chờ đợi và phải mất nửa
tiếng đồng hồ mới tới phiên. Cách
phục vụ phở ở đây thật là ngộ nghĩnh.
Những người múc phở cũng là kẻ thu ngân.
Tay vừa cầm thu những đầu tiền bụi
bậm, dơ bẩn, vừa cầm những miếng
thịt nạm gầu thoăn thoắt bỏ vào bát.
Họ làm việc, im lặng như kẻ câm. Phở
ở đây chỉ có 3 loại, đưa tiền
loại nào th́ nhà hàng bán cho loại ấy. Tái hoặc tái
nạm gầu 6.000, nạm 5.000 và gầu 4.000. Cứ như
thế mà trao đổi, nhà hàng bù đầu với công
việc, không hơi đâu mà tṛ chuyện.
Pḥng
ăn, bàn ghế không mấy sạch sẽ, khách cứ
việc vứt bỏ những cuống rau thơm, vỏ
chanh xuống ngay nền đất dưới gậm bàn
một
cách vô tội. Khách hàng cứ lầm ĺ mà thửơng
thức món ăn, ít ai tṛ chuyện với ai, kể
cả những cặp nhân t́nh coi vẻ đang c̣n rất
mặn ṃi, âu yếm. Người ta ăn nhanh như
vẻ sợ nguội, sợ những hương vị thơm
ngon, để lâu sẽ bay mất? Chúng tôi thấy có
một vợ chồng trẻ ngồi bên cạnh, tính
bắt chuyện làm quen nhưng thấy không khí nặng
nề trang nghiêm qúa nên không dám. Tuy dù vẻ bề ngoài cũ
kỹ, trông có vẻ mất vệ sinh nhưng hương
vị phở ở đây thơm ngon đặc biệt.
Những miếng nạm, miếng gầu được
cắt bạt một cách tài tỉnh, ẩn lộ một
lớp gân trong suốt và cho một hương vị
phở thật ngạt ngào. Thấy nhiều người
đă có tô phở trong tay nhưng chưa có chỗ
ngồi, chúng tôi húp vội những ngụm nước lèo
sau cùng, đứng lên nhường chỗ. Phở ở
đây chỉ bán từ 6g30 tới 9g sáng và chậm chân là
hết nên khách hàng quen
thuộc cũng như những
người hiếu kỳ như chúng tôi qua lời
giới thiệu muốn ṭ ṃ tới ăn một tô cho
biết nên đa số đă đến đây từ
rất sớm. Aên một cách qúa ư là vội vàng nên
rời tiệm phở, thấy c̣n sớm lắm, chúng tôi
rủ nhau qua cà phê Giảng. Tiệm cà phê này có cả
một lịch sử huyền thoại của nó. Tọa
lạc ngay phố Hàng Ngang, đối diện với
phố Hàng Đào, nằm trong một địa thế
kinh tế và du lịch lư tưởng nhất Hà Nội, gía
tiền đất nhà lên đến 48 lượng vàng
một mét vuông và nếu bán đi hoặc kinh doanh một
thứ hàng khác, hoặc dù cho thuê th́ lợi tức hàng
tháng cũng cao gấp rất nhiều lần kinh doanh quán
cà phê nhỏ bé này. Vậy mà cà phê Giảng vẫn
cứ trễm trệ ngay giữa khu trung tâm thương
mại sầm uất nhất của thủ đô.
Đối
diện với bàn của chúng tôi là một ông cụ ǵa
râu tóc bạc phơ, ông cụ vừa nhấp nhi ly cà phê
lọc, vừa quay vào phía trong tṛ chuyện. Giọng nói
của ông cụ oang oang, chứng tỏ sức mạnh
của ông cụ c̣n cường tráng lắm. Thấy ông
cụ vui tính, tôi ngỏ lời chào ông cụ làm quen.
Cụ mời chúng tôi sang ngồi cùng bàn và tôi đă lên
tiếng hỏi cụ:
-
Dạ thưa! Cụ đă uống cà phê ở đây lâu
chưa ạ!
-
Thưa ông, chẳng nói dấu ǵ, tôi đă uống cà phê
ở đây từ đời ông Giảng bố, tới
đời ông Giảng con, cho tới nay, đời
Giảng cháu. Trải dài từ thời Pháp thuộc,
tới thời bao cấp và cho tới tận ngày nay.
Cụ
vừa nói, vừa ngụm một hớp cà phê, coi vẻ
thích thú và tận hưởng. Đợi cho ông cụ
nhả một làn khói được hít sâu trong tận cùng
của buồng phổi. Tôi hỏi cụ.
-
Thưa cụ bao cấp có nghĩa là sao ạ!
-
Ối giời ơi! Thưa ông! Nói tới cái thời này
th́ nó rắc rối và khốn nạn lắm! Ai đời
một hột muối, hột đường cũng
phải tem, phiếu, sổ sách, hộ khẩu. Ngay như
lăo đây đă bị mấy lần phê b́nh kiểm
thảo trước dân phố chỉ v́ la cà lâu giờ
ở tiệm cà phê. Đến như ông Văn Cao,
một ông cụ ǵa hết sức lao động và là tác
gỉa của bài quốc ca, c̣n không được
ngồi yên để nhấp nháp vài giọt cà phê
nữa là…
-
Thưa cụ, thế nhạc sĩ Văn Cao có thường
uống cà phê ở quán này không ạ!
-
Ông Văn Cao th́ lại thường đóng đô ở cà
phê Lâm. Trời cho mỗi người một ư thích,
một con mắt, một khẩu vị. Lăo th́ chỉ
ở đây thôi. Không phải cà phê ở đây ngon hơn
ở chổ khác nhưng v́ cái chỗ ngồi, cảnh trí
và con người ở đây đă quen lâu rồi, đă
lọt vào tận trong cùng của tâm tưởng rồi.
Khó thay đổi lắm! Chẳng những lăo chỉ
ngồi thưởng thức cà phê ở
quán này mà ngay cả cái chỗ xó này nữa.
Chẳng vậy mà mỗi khi lăo có chuyện tới
trể, những kháng hàng khác cũng không đếm
xỉa đến và cứ để trống cái chỗ,
đợi lăo đến. Những khách hàng uống cà phê
ở đây đều là những khách hàng trung thành lâu
ngày, hễ cứ thấy thiếu một người là
thấy thiếu vắng nhiều lắm! Họ đến
đây đều theo thời khắc quen thuộc cả.
Đấy hôm nay những khuôn mặt này, sáng mai ông đến
cũng thế mà thôi. Lâu lâu, có khách văng lai, nhàn tản
dạo cảnh bờ hồ ghé vào như ông đây nhưng
không nhiều lắm.
Ông
cụ vừa nói, vừa chỉ vào những bàn bên trong,
họ chia ra từng toán một, chụm đầu vào nhau
vừa nhấp nhi cà phê, vừa thả khói thuốc nói
chuyện. Trông họ có vẻ tâm đắc, tâm t́nh và
quen biết lâu ngày.
Quán
cà phê này thật chật hẹp nhỏ bẻ, khiến nhà
chủ chỉ dùng những chiếc ghế độc
nhỏ bé, giống như tại cách quán cà phê chồm
hổm ở vỉa hè Sài G̣n. Bề ngang căn nhà
chỉ chừng chưa đầy 4m, vậy mà lại
phải chia ra làm hai gian, ngăn cách nhau bởi một
cầu thang cho người ngụ trên gác lên xuống. Khách
ngồi ngăn cách trong cả hai gian, phía sau cầu thang
để trống, làm đường thông giữa hai bên,
nhà chủ làm việc và pha chế cà phê ở phía gian
sau, nhỏ chừng vài mét vuông.
Ông
cụ nhấp nhi một ngụm cà phê rồi gật gù
kể tiếp:
-
Quán cà phê này nhỏ bé là thế nhưng nó có cả
một lịch sử và đặc thù văn hóa của nó
đấy, ông ạ! Tôi là khách hàng quen từ đời
ông Giảng bố, ông bố chết rồi truyền
lại cho con, ông con chết vào thời mở cửa,
đất đai Hà Nội qúy như vàng vậy mà khi
hấp hối, ông ta c̣n truyền lại cho 2 người
con trai rằng: "Sở dĩ gia phong nhà ta, trên thuận
dưới hoà và có thể sinh sống cho đến ngày
nay, cũng là v́ phát sinh từ đây. Vậy sau này, có làm
ǵ th́ làm, các con cũng cố giữ lấy cái quán này
để mà sống. Trước là để ghi nhớ công
ơn ông bà gầy dựng, sau là để nương
tựa nhau mà sống. Trong chúng con, sau này nếu có đứa
nào thế này thế nọ th́ phải rộng lượng
mà bảo ban nhau. Hạt gạo nếu có lọt sàng th́ cũng
xuống nong, không mất mát đi đâu mà sợ".
Đấy ông trông vào trong kia ḱa, hai chị em dâu cứ
cật lực vui vẻ chung sức mà chung sống với
qúan cà phê này đấy! Thật là đáng khen và qúy
hiếm.
Tôi
nh́n vào bên trong, hai người đàn bàỉ trạc
độ ngoài 30 đang vui vẻ nói cười, người
nào việc nấy, người th́ đang pha nước sôi
vào b́nh thủy, kẻ th́ đang pha chế cà phê, trông dáng
vẻ của họ thật là vui tươi, thơ
thới.
Những
cánh cửa sắt của các gian hàng đối diện và
chung quanh đồng loạt theo nhau mở ra, gây những
tiếng kêu ken két của những thanh sắt khô khan va
chạm vào nhau, xe cộ ngoài đường cũng
bắt đầu tấp nập qua lại, báo hiệu
một ngày mới của phố thị Hà Nội bắt
đầu. Chúng tôi xin nhà chủ tính tiền và ngỏ
lời chào tạm biệt ông cụ cùng những người
khách ngồi gần bàn.
Một
ngày của Hà Nội bắt đầu chậm hơn
ở Sài G̣n. Nếu ở Saigon th́ xe cộ bắt đầu
qua lại nhộn nhịp từ lúc 5,6 giờ sáng th́
ở Hà Nội bắt đầu chậm hơn, phải
đến 7,8 giờ xe cộ mới tấp nập ngược
xuôi và phải đợi đến 8,9g, các gian hàng
mới bắt đầu
mở cửa. Đường phố Hà Nội chật
hẹp và ít xe cộ hơn Sài G̣n nhiều. Ở đây
chủ yếu là xe gắn máy, nhất là loại xe
gắn máy Wave nhái Honda của Nhật. Thú thật, nếu
không có bác tài th́ tôi không thể nào phân biệt
được chiếc Wave nào của Nhật và chiếc
nào của Tàu. Họ nhái cắp kiểu mă thật là tinh
vi.
Phải
ra tới cầu Chương Dương mới nếm
được cái màn ùn tắc xe cộ. Hàng lượt
người từ vùng ngoại thành đổ xô vô
nội thành làm việc. Xe cộ từ các tỉnh đông
bắc tuôn đổ về thành phố với đủ
loại hàng hóa chất chồng, nhiều xe ngập cả
mui, những chiếc xe đ̣ nhét chật người bên
trong như những hộp cá ṃi, những chiếc xe đạp
thồ nông sản từ vùng ngoại ô về thành
phố, những con lợn được nhốt trong
giọ, bị lật ngửa chổng 4 vó lên trời.
Nh́n
mấy chiếc xe chở, thồ những lồng chở
lợn đi ngang, bác tài kể rằng: "Cái loài
lợn này buồn cười lắm! Để
sấp để ngiêng ǵ th́ chúng cũng giăy
giụa và kêu la eng éc nhưng để ngửa th́
nằm êm ru, chịu chết". Bác tài rất dí dỏm
và kể chuyện rất có duyên và chuyện ǵ, đề
tài ǵ bác cũng nhập cuộc một cách dễ dàng,
khiến đoạn đường xa xôi, gập ghềnh
trở nên gần gũi hơn.
Xe qua cầu Chương
Dương được một quăng th́ tiến sâu hơn
vào vùng nông thôn Bắc Ninh. Những cánh đồng
ruộng ở đây vuông vắn nhưng lại qúa
nhỏ bé, không giống như ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Trên cánh đồng vẫn như
những bức tranh nông thôn quen thuộc. Những cô gái kéo
gầu tát nước, những con trâu thè lưỡi kéo
cầy. Mà trâu ở đây sao nhỏ qúa! Giống như những con nghé con
trong miền nam. Bác tài kể rằng, ngoài này đồng
ruộng nhỏ bé, hơn nữa đâu có nhiều đồng
cỏ để nuôi trâu nên đa số nông dân phải t́m
nuôi những con trâu thật nhỏ bé, không cần cho
ăn nhiều và chỉ cần đủ sức kéo cày
những ruộng đồng nhỏ. Ngoài các cánh đồng,
chúng tôi thấy hầu hết là các bà, các cô gái làm
việc, ít thấy bóng dáng đàn ông. Điều này, bác
tài cho biết. Ruộng đồng đâu có đủ
ăn, vừa canh tác, vừa giữ đất. Trông vào
ruộng đồng mà thôi, chỉ có mà treo mơm. Đàn ông
th́ phải đi làm việc khác, hoặc làm nhân công trong
các xí nghiệp. Đời sống nông thôn ngoài này
chật hẹp lắm! Quanh năm chẳng biết đồng
bạc là cái ǵ, nhà nào có người biết buôn bán thêm
hoặc làm việc xí nghiệp th́ có đồng ra đồng
vào, mua sắm.
Trên
đường rẽ vào làng Lim, chúng tôi đi ngang
một cái chợ nhỏ, hàng hóa sơ sài vài món hàng nông
sản cùng vài hàng tôm tép chài lưới từ dưới
sông trong vùng đem lên. Ở đây cá tép qúy ít để
có thể bán bằng cân mà đơn vị tính bằng
con hay từng nhúm. Sức mua sắm ở đây rất
yếu v́ như bác tài nói, nông dân có rất ít tiền
mặt. Vùng này xu hào và táo dai rất nhiều, những trái
xu hào to bằng những bát điếu và xanh tốt,
những trái táo dai tṛn trĩnh và tươi xanh, cho
vị thơm ngon, ngọt lịm mà gía cả chỉ 2,3 ngàn
một kư. Ở đây cũng có loại mía tía mềm và
ngọt lịm, bày bán khắp chợ nhưng chẳng
thấy ai đoái hoài, có lẽ nhà nào cũng có một vài
bụi nên không mấy người thiết mua?
Ao làng
Lim khá rộng và nước trong ao đục ngầu. Bên
bờ ao là một chiếc cầu gỗ nối dài
với hai chiếc thuyền, neo đậu ở giữa
ao. Thấp thỏm trêân 2 chiếc thuyền là những
đàn anh, đàn chị đang tất tả chuẩn
bị cho buổi tập dợt. Những chiếc nón quai
thao, những chiếc áo dài tứ thân đă được
móc, treo sẵn đâu đó. Chung quanh bờ ao, người
ǵa trẻ em đă vây quanh khá đông. Con gái vùng này khá
xinh xắn và cân đối. Họ trao đổi với
nhau với giọng nói cao vút như những con chim sơn
ca cất cao tiếng hót, nghe thật khó hiểu. Quê tôi
ở không xa đây mấy nhưng v́ đă lưu lạc
từ lâu, nay về nghe lại như một âm thanh xa
lạ.
Tiếng
trống triệu tập bắt đầu, những đàn
anh, đàn chị lũ lượt từ đâu kéo đến.
Họ ăn bận quần áo màu sắc rất đẹp
mắt. Nh́n những cô gái quan họ, trong những
chiếc áo dài tứ thân, để hở lộ chút thăn
vú ra ngoài cái yếm thắm, tôi nhớ lại mấy câu
ca dao ví von, tả sắc đẹp người con gái
Bắc Ninh.
Em là
con gái Bắc Ninh
Em nghiêng vành nón, mái đ́nh nghiêng theo.
Hay
Ṭa sen Phật
muốn lặng thinh
Nghe em ca bỗng
thấy ḿnh trần gian.
Tôi
rất thích đi coi chèo Bắc và nghe hát quan họ. Nhưng
cho đến nay, tôi chỉ mới được coi hát
quan họ qua các băng nhựa hay qua các chương tŕnh
tv nên ḷng tôi rất hồi hộp trông chờ buổi
tập dượt bắt đầu.
Hai cô
gái rất xinh đẹp, chân không trắng nơn, từ
trong một ngôi đền đi ra, một cô, hai tay bưng
một mâm trầu, c̣n cô kia th́ bâng một mâm rượu.
Tôi đoán họ sắùp hát bài "Người ơi!
ở lại đừng về". Tôi nao núng
giống như chính ḿnh là người khách mà chút
nữa đây sẽ được các em gái làng Lim dâng
trầu, dâng rượu với những lời mời
đầy quyến rũ, trữ t́nh: "người
ơi! ở lại đừng về".
Tiếng
trống chầu văn bắt đầu và tiếng
nhạc cũng đả
nổi lên. Tôi nghĩ rằng ḿnh thật khó có thể bước
chân ra về sớm hơn. Ḥa cùng tiếng trống
tiếng kèn là một đoàn rước ăn vận
trang phục của vùng đồng bằng Kinh Bắc.
Đi đầu là mấy cụ ǵa, sau đó là lớp
đàn chị, đàn anh (dân địa phương đọc
là liền chị, liền anh) và sau cùng là mấy mâm xôi,
mỗi mâm, trên đặt một con gà luộc vàng
ngậy.
Đi
ngoài đoàn rước là hai thiếu nữ
đi giật lùi, bưng một vỏ b́nh tích, trong
đựng thứ ǵ không biết. Hai cô liền tay cho vào
b́nh lấy đồ phân phát cho bọn đàn anh, đàn
chị. Thấy lạ, tôi tiến tới một anh thanh niên
đánh trống khẩu gần đó kiếm cớ
làm quen rồi hỏi:
- Anh
ơi! Hai cô kia đang phân phát thứ ǵ đó?
- Th́
là vỏ trám trắng với nhúm oản chứ có ǵ!
- Mà
vỏ trám trắng để làm ǵ?
-
Để ngộ nhỡ tắc giọng th́ ngậm vào cho
thông. Anh hỏi ǵ mà ỡm ờ!
Anh
ta vừa luôn tay đánh trống khẩu, vừa quay
lại nh́n tôi. Có lẽ thấy tôi là khách phương
xa nên đă dịu giọng.
- Ấy chết!
Ông anh là khách phương xa, em lại cứ tưởng
bọn nhăi ranh làng Vọng tới đây phá phách.
-
Ủa, chỉ là buổi diễn tập mà sao lại
trịnh trọng thế?
- Tuy
gọi là diễn tập nhưng hôm nay có cả liền
anh liền chị ở Nhồi, Nội Duệ kéo đến
nên ta phải thết đăi cho tử tế.
-
Thết đăi chỉ bằng xôi gà thôi à!
-
Bọn con hát không dám xơi thịt lợn đâu, mỡ
vào tắc cổ th́ hát thế chó nào được. Mà
ngay cả thịt gà, gọi là thịt chứ họ cũng
ăn đăi bôi qua loa gọi là mà thôi.
-
Thế hôm nào mới là ngày hội chính?
- Ngày
hội chính thức là ngày 13 nhưng từ nay tới
đó, con hát kéo tới lai rai, hát hoài. Anh cứ ở
lại đây chơi vài bữa, mặc sức mà coi. Mà
anh từ đâu đến đây?
- Tôi
sinh đẻ ở Yên Phong, cũng là quê hương quan
họ nhưng đi xa lâu rồi, nay chắc là lạc
điệu.
-
Đă là dân quan họ th́ lạc điệu thế đếch
nào được. Nếu đi xa lâu ngày quên th́ ḿnh
tham gia giọng phụ, miễn là có trí nhớ tốt,
thuộc bài nhắc tuồng cho anh chàng giọng diễn và
có chút giọng ̣ ơ là được rồi.
-
Thế ḿnh phải đăng kư ở đâu mới
được phép tham dự?
-
Thế làng anh có đoàn hát nào kéo tới đây không?
-
Chắc là không có, vậy tôi có thể tham gia vào một
làng khác được không?
- Anh
đứng đây đi, tôi nhờ một tay đánh
trống giúp rồi dẫn anh đi gặp mấy tay
liền anh, liền chị, coi họ có cho nhập đoàn
hay không?
Ngay
từ nhỏ, ảnh hưởng những bài viết
về quan họ, tôi hằng ao ước được
một lần mặc áo dài khăn đống, đứng
cạnh một cô gái mặc áo tứ thân, đội nón
quai thao để cất cao tiếng hát quan họ. Không
ngờ cái ước mơ nhỏ bé lại gần thành
sự thực.
Anh
đánh trống khẩu bỏ đi một hồi th́ quay
lại, anh dẫn tôi vào trong một góc đ́nh, nơi các
đoàn quan họ đang trang sức, mỗi người
ngồi một góc, những cái gương để dưa
vô những chiếc cột đ́nh. Các cô đa số
vẫn c̣n mặc yếm. Yếm hồng, yếm thắm
đủ màu, áo tứ thân h́nh như chỉ được
mặc vào trước lúc diễn.
Tôi
có một xấu tật mà có lẽ người khác nh́n
vào mới thấy. Cặp mắt tôi ít khi nào bỏ
lỡ cơ hội trước những tác phẩm ưu
việt của thượng đế. Đối với tôi
cảnh vật thiên nhiên đẹp đẽ đến
mấy, cũng chỉ là thứ yếu. Tác phẩm
tuyệt trần phải là thân xác đàn bà. Nhất là
những cô gái che khép thân h́nh nửa hở nửa kín
bằng những vuông yếm thắm ở làng Lim này.
Tôi
được đưa tới anh Lâm cùng chị Nga,
một đàn anh, đàn chị. Có lẽ cả hai người
đều đă ngoài 30 và cũng đă có gia đ́nh. Nh́n
vào cặp vú đu dưa của chị Nga trong miếng
yếm ngắn, tôi đoán như thế. Anh chị chào
hỏi tôi rất thân t́nh và cuối cùng hỏi tôi có
biết hát không? Tôi trả lời rằng hát th́ không có
giọng nhưng có thể thuộc bài và ú ớ phụ
họa. Họ nh́n nhau có vẻ ngạc nhiên rồi
hỏi:
-
Chết thật, nếu ông anh không có giọng và chưa
bao giờ hát quan họ th́ không thể nào một sớm
một chiều luyện giọng được. Nếu
qủa thực ông anh thích tham gia th́ chúng tôi xin ghép ông
anh vào một vai phụ diễn nhưng khi anh em hát th́ xin
ông anh chỉ mấp máy môi thôi chứ đừng hát thành
tiếng nhé! Chen vào lạc giọng anh chị em th́
chết cả lũ.
Chị
Nga thêm vào:
- Ô
cái anh Lâm này hay nhỉ! Người ta tay ngang khi không
lại cho vào tham gia. Bưng mâm, bưng trà ǵ th́ cũng
phải có điệu bộ cả chứ, bây giờ
cận rồi, giờ dâu mà chỉ bày.
- Nh́n
mặt mũi ông anh sáng láng lắm, chắc không đến
nỗi.
- Nhưng
cũng phải có quần áo cho anh ấy mặc chứ! Béo
tṛn béo trục như vậy th́ quần áo đâu mà
mặc vừa?
- Th́
anh Hợi đấy! Anh ấy đang kiếu ốm, người
nặng cả tạ làm ǵ mà mặc không vừa!
- Ấy chết! Tôi chỉ
có 65 kư mà thôi. Nh́n thấy phốp pháp vậy chứ không
béo lắm đâu.
Thấy
tôi thanh minh, cả hai anh chị đàn anh, đàn chị cùng
nở một nụ cười cảm thông vui vẻ.
Thế là tôi sắp được trở thành con hát quan
họ.
Cô
Thúy, một cô gái trẻ đem đến cho tôi một
bộ quần áo, bộ quần áo có lẽ đă mặc
qua nên tôi hơi ngần ngại. Từ nhỏ, tôi vốn
sợ cái bệnh hôi nách nên ít khi dùng quần áo chung
của ai. Những năm học tiểu học ở Sông
Cầu, nghèo khổ là vậy, đi học chỉ duy
nhất một bộ vậy mà khi chú tôi cho mượn áo,
tôi cũng không dùng thế mà giờ này, tôi lại
phải bận một bộ quần áo của người
lạ. Thấy tôi có vẻ ngần ngại, cô Thúy
hiểu ư, nói:
- Ông
anh cứ mặc vào đi, quần áo này được
giặt giũ sạch sẽ rồi!
Tôi
nh́n vào khuôn mặt khả ái của cô gái. Chắc đang
ở độ đương th́, cặp vú nở tṛn căng
nhung nhúc, để lộ hai đầu vú nhọn tṛn như
hai đầu con quay. Tôi thầm khen cho người tạo
mẫu ra cái yếm thắm này. Cái yếm này, tôi đă
thấy cô tôi rồi các bạn học của tôi bận
từ ngày tôi c̣n trẻ lắm vậy mà ngày nay, ở các
xứ âu tâu người ta mới vẽ ra cái mẫu
yếm này. Năm ngoái, nhờ cái mẫu yếm này mà
vợ tôi bán được một số hàng khá lớn.
Giờ này mới là cuối đông mà các nhà tạo
mẫu âu tây đă cho ra cái h́nh mẫu yếm mới, nó
nằm xéo và mang màu sắc mới. Thế mới biết
rằng tổ tiên của chúng ta có cái nh́n tinh tế và
đi trước bọn âu tây hằng trăm năm.
Phải
đứng trước dung nhan của cô Thúy, cũn
cỡn trong chiếc yếm mỏng manh mới thấy
được rằng các nhà vẽ mẫu của chúng ta
ngày xưa thật là phóng khoáng và tinh đời. Chỉ
cần một vuông vải mỏng, với hai sợi dây
cột buộc sau lưng, đă bó tṛn được
cặp vú nhung nhúc, bềnh bồng nổi gợn màu
hồng da thịt mờ ảo, ẩn hiện trong lớp
vải mỏng. Để hở cái lưng trần
trắng nơn, toát tỏa mùi thơm da thịt, ḥa quyện
thơm ngát mùi hương đồng.
Hăy
nh́n kỹ cô Thúy ḱa! Phải chăng thượng đế
tạo nặn ra cô để tôi đứng nh́n ngây
ngất không nhỉ!
Thúy
đă choàng chiếc áo dài cho tôi, chiếc áo khá vừa
vặn. Tưởng thế là xong, đàn anh đến
xem, bắt tôi phải tỉa cắt lông mày và xoa lên
mặt một lớp son phấn. Thú thật hai cái điều
này là cái điều cấm kỵ đối với tôi.
Hầu như ai nh́n vào cặp lông mày của tôi cũng
ác cảm, họ bảo dữ qúa! Nhiều người
bạn đề nghị cắt bỏ, vợ tôi cũng
thế, nhiều lúc định rằng đợi đến
lúc tôi ngủ say sẽ cầm kéo cắt bớt nhưng
rồi nàng sợ cái gương Quan Aâm Thị Kính nên chưa
ra tay. Tôi cũng chúa ghét mấy anh chàng nam ca sĩ thoa son,
trát phấn trên mặt mỗi khi tŕnh diễn. Nhiều lúc
tôi đang nghe mấy bản nhạc khá hay, bỗng đâu
xuất hiện anh ca sĩ gương mặt đầy
son phấn, tôi cảm thấy nhột nhạt, kỳ
kỳ làm sao ấy, tắt bài nhạc đang nghe dở,
đi làm chuyện khác.
Bây
giờ tôi phải bôi mặt làm nghệ sĩ. Người
ta nóùi: "Ghét của nào, trời cho của ấy!".
Không hiểu có đúng với tôi trong trường
hợp này không? Tôi định bụng không chấp
nhận nhưng nh́n cặp vú nhung nhúc của Thúy cùng các
cô gái khác. Tôi buộc ḷng phải trở thành hoạn
quan.
Anh Lâm
và chị Nga đưa tôi lên đền Cả để
nhập vô đoàn hát của họ. Th́ ra họ chưa
tập luyện hát ngay mà
phải tập trung để nhập lễ rồi rước
Thành Hoàng từ đây
xuống đồi Lim. Gọi là đồi Lim v́ ở
đây trứơc kia có rất nhiều cây Lim. Mục
đích của cuộc rước này là đề dân làng
bắt đầu dọn dẹp đường cái, nhà
cửa hai bên đường và để cho con hát có
dịp tập dượt, chuẩn bị cho lễ
hội.
Đồi
Lim không cao lắm nhưng từ đây có thể quan sát
một con đường thẳng tắp từ đồi
xuông tới ao làng. Hai bên đường cờ xí rợp
trời, những chiếc cờ đuôi nheo căng gío tung
bay phất phới với đủ mọi màu sắc, nh́n
rất vui mắt. Chung quanh ao làng, hàng ngàn khách thập phương
kéo đến xem kín mít, những chiếc thuyền chút
nữa đây sẽ được các liền anh,
liền chị biến thành sân diễn đă đựoc
neo đậu ngay những chiếc cầu gỗ, bên
cạnh những cánh sen tím ngát. Những cô gái mặc áo
tứ thân, đầu đội nón quai thao vẫn tất
tả ngược xuôi. Đang c̣n quan sát cảnh người
tấp nập kéo đến nối dài đoàn rước,
cô Thúy từ dưới ao làng đi lên, trên đỉnh
nón quai thao, cô đội một nia toàn là táo dai, trái nào
trái ấy to tṛn và chín mộng,
phát cho mọi người trong đoàn. Tôi cầm
lấy 2 trái, cô dí thêm vào tay tôi thêm mấy trái nữa.
Tôi làm theo anh Lâm, nhay chùi trái táo vào đùi rồi đút
vô miệng cắn một miếng. Táo ở đây ngon ḍn
và thơm phức, một vị ngọt dịu và mát
miệng. Tôi đoán là họ ăn táo cho trong tiếng chăng?
Không
thể nào tôi lại có thể bỏ qua cái nh́n dán
chật vào thân h́nh cô Thúy. Hai vạt áo đung đưa,
lúc lắc qua lại theo dáng đi, để lộ hai thăn
vú ngoài góc yếm, trắng nơn, tṛn trĩnh và căng
đầy. Tôi lén lấy máy h́nh ra chụp một vài pô,
may là máy nhỏ và có màn h́nh nên không cần phải
đưa lên nhắm. Chắc là không có ai nh́n thấy? Tôi
định bụng rằng chút nữa đây, tôi sẽ làm
một bài quan họ tặng Thúy.
Cô
Thúy đă đi khuất nhưng tôi vẫn đứng
chết trân cho tới khi anh Lâm vỗ vào vai tôi.
- Anh
bạn ơi! Ḿnh đi thôi! Tương tư rồi
ả?
Tôi
giật ḿnh khi biết được người khác
đọc được ư nghĩ của ḿnh. Tôi thán
phục Lâm nhưng lại tự an ủi. Thằng đàn
ông nào chẳng thế, khác nhau là hắn ta nh́n quen h́nh
ảnh này qúa rồi nên đă nhàm mắt.
Đoàn
rước bắt đầu khởi hành và đủ
mọi loại nhạc cụ đựơc trổi lên.
Mỗi đoàn đều có những thanh âm và bài hát riêng
của ḿnh. Tôi không dành âm nhạc và có cặp lỗ tai
không thính nên đă không phân biệt được
những âm thanh phát ra. Có bài th́ nghe có vẻ quen
thuộc, có bài th́ nghe lạ lắm, không hiểu ở
thể điệu nào.
Trong
đoàn tôi, cô Nga cũng đă bắt đầu trổ lên
tiếng hát và tiếp đó là Lâm. Họ hát điệu
ǵ tôi không biết, nghe na ná như những giọng điệu
mà tôi thường nghe trong các tuồng chèo cổ Bắc
phần. Sau Nga và Lâm là các con hát trai gái phụ họa.
Họ vừa hát, vừa quay ṿng bên nhau, thỉnh
thoảng đưa chén rượu, cơi trầu lên
mời nhau. Tôi cảm thấy lạc lơng, thỉnh
thoảng cũng định lên tiếng phụ giọng ̣
ơi nhưng sợ người khác lạc giọng nên không
dám. Lâm biết ư, đưa cho tôi chiếc quạt
rồi chỉ tay về một phía một ông bô lăo đang
vừa vung quạt, vừa hất cẳng theo nhịp. Tôi
hiểu ư làm theo. Thấy chỉ một động tác thông
thường mà làm theo sao mà khó thế! Thấy ông lăo kia
làm động tác ǵ th́ tôi làm theo như thế. Thấy
ông lăo cầm quạt, rồi kiễng cẳng quay ṿng, tôi
làm theo. Th́nh ĺnh tôi thấy chóng mặt, mất thăng
bằng, tựa hồ như muốn đứng không
vững. Cô Nga nh́n tôi, lấy quạt che miệng cười.
Tôi tự cảm thấy thật là vô dụng, đúng là
"văn dốt vơ dát" nên định bụng khi
đoàn rước xuống tới cầu ao là xin phép cáo
từ, rút ra khỏi đoàn.
Cô
Thúy lại từ cầu ao đi lên, vẫn cái eo thon nơn
nà, vẫn với cái vạt yếm cũn cỡn, không
đủ che kín thân h́nh. Cô nh́n tôi, miệng cô nở
nụ cười tưới như hoa, khiến tôi
cảm thấy háo hức, rạo rực khôn tả. Tôi dán
chật mắt nh́n cô, cô ngượng ngùng sao đó, quay
nh́n đi nơi khác.
Tai tôi
không c̣n nghe rơ lời nhạc tiếng ca nữa mà chỉ
nghe rơ tiếng hát ngâm của chính ḿnh, tiếng ngâm
lập lờ trong tâm năo. Th́ ra tôi đang làm một bài
ca quan họ. Tôi chẳng dành thể điệu, nghe
thấy âm thanh và lối hát láy và cứ thế nhẫm
theo và tạo vào ư thơ của ḿnh.
Em
gái quan họ
(Tặng
Thúy và đoàn ca Lim)
Em che yếm
thắm nửa người
Hở lưng
trần nơn, để đời lên hương
Giọng ca em hát
du dương
Nghe em láy
giọng, anh thương vô vàn!
Về đây Quan
họ ngút ngàn
Lời ca trầm
bổng mở màn yêu đương
Liền anh,
liền chị mến thương
Miếng trầu,
ly rượu nhớ thương ngút ngàn
Về đây quan
họ kết đoàn
Bên em yếm
thắm, nơn nàng yêu đương
Nh́n em sao thấy
vấn vương
Bên em sao thấy yêu
thương nồng nàn!
Tôi
nhẫm đi nhẫm lại cho thuộc hẳn rồi
viết vội ra tờ giấy, chờ Thúy đến
để nhét vội vô tay nàng. Nghĩ th́ nghĩ thế
nhưng mỗi lần Thúy qua lại, tôi lại cứ
cảm thấy ngường ngượng làm sao ấy!
Cứ định đưa rồi lại thôi. Tôi cảm
thấy ḿnh như thằng con trai mới lớn, cảm
thấy thân xác yếu mềm trước một cô gái ḿnh
để tâm để ư.
Lâm
lại hiểu ư tôi, anh nói:
- Thôi
đưa đây anh hai, để đàn em làm ông tơ bà
nguyetả cho.
Thấy
Lâm có vẻ ma mănh nhưng rất thân t́nh, tôi đề
nghị Lâm đọc bài thơ trước khi trao cho Thúy.
Đọc xong bài thơ tôi viết, Lâm tiếp:
- Được qúa
đi chứ! Thế này là nhất rồi! Làm ǵ mà
cô Thúy lại không "phải ḷng"?
-
Ấy chết! Anh đừng nói như vậy không nên. Tôi
không có ư đó đâu. Qua đường thấy người
tài sắc th́ nổi chút thi hứng vậy thôi.
-
Ấy làm ǵ mà phải khéo lời! Chút nữa đây
bọn em sẽ hát mấy vần này cho ông anh nghe nhé!
Vừa
nói xong, Lâm tiến nhanh bước, bắt kịp cô Thúy
đang ve vẩy phân phát thứ ǵ cho ai đó! Không
hiểu Lâm đang nói ǵ với Thúy, chỉ thấy
thỉnh thoảng cô ta nh́n về phía tôi, đập chân,
răy nảy. Từ lúc đó cho tới khi đoàn rứơc
xuống tới ao làng, tôi không thấy Thúy đâu
nữa.
Thấy
vai tṛ của ḿnh trong đoàn thật vô duyên và vô tích
sự, vả lại cũng đă đến giờ lên
đường đi Ngăm Giáo nên tôi buộc ḷng
phải kiếu từ đoàn ra đi. Anh Lâm và chị Nga
cố giữ tôi lại nhưng rất tiếc tôi không
thể tŕ hoăn lâu hơn. Trước khi ra đi, tôi nhét
vội hai tờ giấy bạc vào hai tờ giấy,
gặp lại rồi trao cho anh Lâm và chị Nga. Một
tờ biếu đoàn và một tờ biếu cô Thúy.
Biếu đoàn v́ đoàn đă cho tôi được
một nửa ngày trời vui thú hứng khởi, cho tôi
nhập đoàn, bôi son thoa phấn diễn tuồng.
Tiếc một điều là
tôi vụng về qúa, không làm ǵ nên chuyện. Một
tờ biếu cô Thúy, phần v́ cái nét đẹp kiêu xa
lăng mạng của cô, một phần tạ tội
với cô v́ đă gây cho cô những ngượng ngùng,
mắc cở….
Không
giữ tôi được lâu hơn, anh Lâm chị Nga đă
tặng tôi một gói xôi, một ít trái táo dai cùng
một lá cờ đuôi nheo làm kỷ niệm. Sau đó,
anh chị huy động mọi người vào góc bờ
ao, nơi dành cho đoàn tập dượt để hát
một bài tặng và tiễn chân tôi. Tôi rất cảm
động và muốn bật khóc khi tôi được
nghe chính cô Thúy (chứ không phải cô Nga) và anh Lâm
trổ bài thơ của tôi tặng Thúy sang thể quan
họ.
Em che
"này" yếm thắm "chứ" nửa người
Hở
lưng "này" trần nơn "chứ", để
đời "là đời" lên hương í ́ í i
Giọng
ca "này" em hát "chứ" du dương
Nghe em
"này" láy giọng "chứ" , anh thương
"là thương" vô vàn! í ́ í i….
………………………………..
………………………………….
Nh́n em "mà"
sao thấy "chứ" vấn
vương
Bên em "th́"
sao thấy "chứ" yêu thương "là thương"
nồng nàn! í ́ i
Giọng
ca của Thúy cao vút tới tận trời xanh rồi rơi
quyện vào ḷng tôi, khiến ḷng tôi nức nở tới
tận cùng. Tôi cảm động và thấy thân thể ḿnh
như mất trọng lực, tôi thả hồn xa xa, ḥa
quyện với lời ca tiếng hát. Trên bầu trời
xanh và cao vút, những con nhạn
đang bay lượn, đong qua đan lại, như
đang chào đón một mùa xuân t́nh ái.
Tôi
phải rằn ḷng để không bật lên tiếng
thổn thức v́ cảm động. Những ca viên quan
họ, diễn ngâm hay qúa, những tiếng láy giọng
của họ như chọc thủng vào tận tâm can
của tôi. Tôi liếc mắt nh́n Thúy, cô vẫn đang
say sưa hát lại lần thứ hai như một điệp
khúc mang nặng t́nh cảm để trao tặng tôi trước
khi ra đi.
Tôi
tiếp tục lên đường đi thăm viếng làng
Ngăm. Những cánh đồng làng Lim xanh ngắt cứ
thi nhau tụt lùi xa tít nhưng
bên tai tôi vẫn c̣n văng vẳng những lời quan
họ yêu thương chan t́nh và chan chưa t́nh người.
Trước
mắt tôi, trên cánh động mạ non xanh mướt,
lại chợt hiện lên h́nh một giai nhân, đeo
yếm thắm nửa người.
Đường
về làng Ngăm
Từ
đây về làng Ngăm c̣n khá xa, phải qua thị xă
Bắc Ninh rồi lấy hướng đi Hải Dương,
tới cầu Sen Hồ, rẽ vào đường đê và
đi tiếp 6 cây số nữa mới tới. Cầu
Hồ khá dài, bắc qua sông Đuống. Xưa kia
phải đi đ̣ và cây cầu này mới được
xây cất cách đây 4 năm nên việc đi lại
rất thông thoáng và dễ dàng.
Ngăm
Giáo là quê của vợ tôi và cũng là nơi mà tôi có
khá nhiều bạn bè thân thiết t́nh nghĩa. Dân làng Ngăm
nổi tiếng là hiền lành đạo đức.
Chẳng thế mà có người dù định cư
ở phương tây nhưng vẫn giữ được
ḷng đạo và vẫn giữ được giờ kinh
sáng tối và tham dự các thánh lễ dù là ngày thường.
Có người dù bận bịu với sinh kế nhưng
vẫn hy sinh giờ giấc làm việc thiện nguyện,
giảng dạy giáo lư….Anh Phạm Ánh, dù bận bịu
với pḥng mạch nhưng anh chị vẫn tham dự càc
hội đoàn và tham gia dạy giáo lư, anh Nguyễn
Đăng Cao tích cực trong phong trào thăng tiến hôn
nhân. Anh vẫn giữ được những giờ kinh
sớm tối. Thật lá qúy hóa! Làng Ngăm cũng
sản sinh ra những vị linh mục đạo đức,
thánh thiện.
Thày
Marcel Nguyễn Tân Văn
Đặc
biệt làng Ngăm, đă sản sinh ra một bông
hồng cho giáo hội, một hương hoa Ngăm Giáo mà
"niềm tin không thể chết", thày Marcel
Nguyễn Tân Văn. (Xin
xem phần tiểu sử thày Văn *".
Đường
từ cầu, rẽ vào đê để vào Ngăm
thật là bụi bậm và gập ghềnh, đường
nằm dọc theo sườn đê, ổ gà lơm chơm và
tung bụi mù trời. Hai bên đê, những làng quê
nằm gọn ghẽ, thu ḿnh trong những thuở
ruộng tươi xanh. Ruộng ở đây thật là
nhỏ bé, không rộng lớn, thẳng cánh c̣ bay như
ở trong Nam. Những vuông ruộng nhỏ bé, vuông
vắn như những ô cờ. Đời sống nông thôn
ở đây c̣n nghèo lắm. Chủ yếu vẫn lao
động bằng chân tay, khắp một đoạn
đường dài mấy cây số, tôi không hề nh́n
thấy một loại máy móc nào. Tuy không c̣n cảnh người
cày thay trâu nhưng trong cánh đồng, những con trâu nhó
bé và gày ốm tong teo. Lúc đầu, tôi lại tưởng
người ta dùng những con ghé cầy ruộng, đành
buột miệng hỏi một bà đang giữ tay
bừa:
- Bà
ơi! Ở đây người ta dùng nghé cầy ruộng
à!
-
Mắt mù à! Trâu rơ mười như vậy mà nghé à!
-
Thế sao nó bé thế?
-
Bé cái nhọ mẹ nhà nhà anh chứ lớn với bé ǵ?
-
Con trâu cao không qúa đầu người, sao
lại không bé?
-
Ruộng bằng cái bát thế này th́ cần ǵ trâu
mộng cho tốn cỏ. Thôi cút đi!
Đến
khi bà nông dân nghiêng nón nh́n lên đê, thấy chúng tôi có
vẻ tương đối "lịch sự", không
phải là dân phá đám, bà ta đổi giọng ôn
tồn hơn. Phải công nhận một điều là
đàn bà ngoài Bắc dữ thật! Nhiều người
kể thế nhưng bây giờ tôi mới tin.
Th́
ra những mảnh ruộng ngoài bắc nhỏ bé qúa và
lại thiếu cỏ nên đa số nông dân đă dùng
những con trâu nhỏ bé, nh́n rất lạ mắt và tôi
vẫn không hiểu người ta nuôi cách nào mà lại có
những con trâu lạ mắt như thế?
Đi
được một quăng, chúng tôi dừng lại bên
một thuở ruộng, các cô thợ cấy xoắn
ống quần cao tới bẹn, đang h́ hục gieo,
cấy. Những cặp gị trắng nơn đă đổi
sang màu tím v́ thời tiết gía lạnh. Cái lạnh
ở đây rất khó chịu, tuy chỉ 13°c nhưng
cảm thấy như bị cắt da, cắt thịt do
bởi ảnh hưởng của gió bấc. Ở
thuở ruộng bên cạnh th́ hai cô gái trạc tuổi
17,18 đang vung tay kéo gàu tát nước vô ruộng. Cô nào
cô ấy ăn mặc kín mít để che, chống cái
lạnh. Thấy các cô cật lực làm lụng vất
vả, cảm thấy thương thương sao ấy!
Sẵn có mấy hộp chocolate đem theo, tôi lấy
một hộp, xoắn quần men theo bờ ruộng, đem
tới tặng mấy cô. Cô nào cô ấy bịt khăn
che kín mặt, chỉ hở những cặp mắt đen
nhánh. Không hiểu v́ bỡ ngỡ v́ cái hành động
khác thường của tôi hay v́ cô nào cũng tay lấm
đầy bùn nên không chịu cầm, nhận hộp
chocolate. Tôi đành để nó xuống bờ ruộng
gần đấy.
Hồi
tôi c̣n nhỏ, thường nghe kể về gai dứa, không
hiểu những điều này có thật hay không nhưng
khi nh́n thấy những chiếc liềm, những bụi
gai dứa gần đấy mà cảm thấy nhồn
nhột sao ấy! Tôi cũng được nghe chính
miệng chú tôi kể rằng hồi xưa, con gái làng Yên
Phụ hay chữ và đối đáp tài t́nh lắm.
Một hôm chú tôi và chú Mến bạn của chú cùng
mấy người bạn trai từ Bắc Ninh về làng
nghỉ, qua cánh đồng Yên Phụ. Thấy các cô đang
dán mũi xuống đất, liền buông tiếng
chọc ghẹo:
Ớ
này em cả, em hai đó ơi!
Trời
đầy có tội ǵ đâu, mà ngày ngày các em lại
cứ chổng cái "phao câu" lên trời?
Mấy
chú đối xong, tỏ vẻ đắc ư, chống
nạnh nh́n các nàng đang thoăn thoắt nhổ cỏ
gieo mạ. Bỗng đâu, các nàng đồng loạt
đứng dậỉy, quay mặt vào nhau bàn thảo
điều ǵ đó rồi một cô trong bọn lên
giọng:
Các
anh đủng đỉnh đi đâu
Dừng chân đứng
lại em than vài lời
Tội th́ không có
anh ơi
"Phao câu" không
chổng anh xơi món ǵ?
Thấy
bị đụng phải bọn gái hay chữ, các chú không
có khả năng đáp lại nên hè nhau tháo chạy.
Bọn con gái đuổi theo và bắt được chú
Mến làm tù binh. Tội nghiệp chú, tuy không bị cưa
gai dứa nhưng bố mẹ chú phải lạy lục
cụ tiên chỉ, áo dài khắn đống, mâm xôi cơi
trầu sang làng Yên Phụ chuộc chú ấy về.
Từ ấy chú bị chết tên là "Mến
cụt".
Đoạn
đường vào làng Ngăm có vẻ rộng răi hơn
và trên đoạn rẽ, đă có những lớp đá,
nhựa tuy đă bong chóc. Những ngôi nhà cũ kỹ nhưng
ngăn nắp đă hiện rơ, bên ngoài c̣n nhấp nhô
những bờ cao, in hằn dất vết của một lũy
tre làng bao phủ.
Cảnh
sắc ở đây thật là tươi đẹp,
ngọn tháp nhà thờ Ngăm đă ẩn hiện xa xa,
mờ ảo trong lớp mây chiều dày đặc, sau
một cơn mưa khá nặng hột. Ngọn núi Thiên
Thai nhấp nhô theo bánh xe chạy gập ghềnh trên con
đường lồi lơm, khiến tôi nhớ lại bài
hát "trèo lên trái núi Thiên Thai", thật là gợi
cảm và trữ t́nh.
Khác
với con đường đất đỏ bụi mù
dẫn vào làng. Đường
trong làng Ngăm thật là tươm tất và sạch
sẽ, hầu hết được lót đá, gạch
hoặc tráng nhựa. Nhà cửa ở đây h́nh như lâu
đời không được tu sửa nên những
lớp vôi tường đă trở màu loang lỗ và hoen
ố. Những chiếc ao làng h́nh như chỉ có
nước tù nên trở màu xám đục và bốc
mùi tanh tưởi.
Khi tôi
tới nhà thờ Ngăm, cảnh trí nơi đây im ĺm,
tất cả các cửa chính vào thánh đường và các
cánh cửa được buộc chật bằng dây xích
hoặc được đóng gh́m bằng những thanh
ngang từ phía ngoài. Bề mặt ngôi thánh đường
nhiều nơi bị rêu mốc bám phủ nhưng sân
gạch bên ngoài th́ vẫn chắc tốt và bằng
phẳng. Tháp giáo đường chỉ c̣n trơ
ngọn nóc, những qủa chuông đă bị tháo gỡ
đi đâu.
Chúng
tôi t́m đường vào nhà chung, nơi đây, chúng tôi
mới biết được rằng có một gia đ́nh
bổn đạo đă cư ngụ ở trong căn nhà
này từ mấy chục năm qua và chính nhờ gia đ́nh
này mà ngôi thánh đường này vẫn tồn tại
tới ngày nay.
Được
như vậy là do công sức và sự tranh đấu liên
tục, không ngừng nghỉ của gia đ́nh ông cụ
Việt trong mấy chục năm qua. Đă bao nhiêu
lần chính quyền trung ương và địa phương
muốn tịch thu ngôi thánh đường để
biến thành nhà kho, hợp tác xă như những nơi khác
nhưng gia đ́nh ông cụ Việt vẫn kiên tŕ tranh
đấu, dù có phải hy sinh đến tính mạng. T́nh
yêu và đức tin không thể chết
như lời thơ của thày Marcel Văn dưới
đây, một hương hoa Ngăm giáo nên cuối cùng
ông cụ Việt đă thắng và ngôi thánh đường
vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay.
"Tôi
không nh́n đâu xa
Cũng chẳng nh́n quanh quẩn...
Tôi chỉ ngắm nh́n người tôi
yêu...
Chính lúc ḷng tôi yêu mến
Tôi t́m thấy hạnh phúc vô
tận...
T́nh yêu không thể chết..."
Marcel
Nguyễn Tân Văn
Năm 1954, dân làng Ngăm
bỏ đi Nam, cụ Việt và một vài bà con khác v́
sinh nhai nơi xa đă không thể về kịp để
ra đi với bà con nên họ đă kẹt lại. Trong
mấy chục năm trời bị phân biệt đối
xử, bị coi như một thành phần nguy hiểm
của chế độ, họ không được
cấp phát lương thực, không được đi
học, không được chia đất hợp tác xă và
không được tham gia những hoạt động khác
của xă hội. Họ vẫn cứ âm thầm cắn răng
chịu đựng. Bây giờ đổi mới, những
cấm đoán dành cho họ được nới
lỏng hơn và những cư dân mới của làng cũng
nh́n họ với con mắt thiện cảm hơn.
Chúng
tôi có dịp tiếp xúc với một vài ông cụ đang
quét dọn một góc sân nhà thờ để làm sân
đá cầu lông. Một ông cụ, bộ đội hưu
viên đă kể với chúng tôi rằng:
-
Thấy thật tội nghiệp cho gia đ́nh cụ
Việt. Mấy chục năm kiên tŕ tranh đấu,
nhờ vậy mà giữ được ngôi thánh đường
cho tới ngày nay. Chúng tôi tuy là lương dân nhưng
rất cảm phục trước những hành động
tranh đấu qủa cảm của gia đ́nh ông cụ.
Ở đây c̣n lại 3 gia đ́nh công giáo nhưng 2 gia
đ́nh kia đă pha trộn lung tung, chỉ c̣n mỗi gia
đ́nh cụ Việt là thuần giáo. Ấy vậy mà
chẳng bỏ giờ kinh bao giờ. Lúc nào cũng có người
túc trực trong giờ kinh sáng và tối……
Thật
là một gương sống đạo qúy hiếm! Chúng
tôi t́m thăm cụ Việt khi cụ đang bị
bịnh, người cụ có vẻ tiều tụy xanh
xao. Các con cháu của cụ, người nào người
ấy vẻ mặt ngơ ngác sợ sệt, không mấy
tự nhiên. Cái vẻ tiều tụy mất hồn
của họ giống như những ngừơi cải
tạo lâu ngày bị hành hạ thể xác và khủng
bố tinh thần. Họ mất hẳn vẻ mặt
tự nhiên và khả năng tiếp xúc với người
khác. Họ trao đổi trong mặc cảm thua thiệt,
họ lễ phép trong câu chuyện đáng ra không phải
khép ḿnh đến thế.
Mấy
chục năm trời bị phân biệt đối
xử, bị khủng bố và ḱm hăm, những thành viên
trong gia đ́nh cụ Việt đă h́nh như bị cô
lập với thế giới bên ngoài, họ đă bị
bỏ rơi và bị tước đoạt tất
cả. Chỉ c̣n đức tin, Thiên Chúa và tấm ḷng
sốt mến c̣n tồn tại.
Ngôi
thánh đường khá khang trang xây theo kiểu Gô-tích,
chung quanh thánh đường là con đường
kiệu rộng răi thoáng mát với những cây xoan che
phủ. Mặc dầu với rêu mốc của thời
gian bao phủ, nhưng những góc cạnh xây cất
mỹ thuật công phu, trang nhă với những đường
nét trạm khắc tinh vi, tuyệt hảo, cộng thêm cách
thức bài trí, nhà xứ, nhà chung... Đặc biệt
nhất, toàn thể cung thánh với một bàn thờ chính,
hai bàn thờ phụ, đều được sơn son
thiếp vàng, theo kiểu các ngôi thánh đường
cổ của xứ Tây Ban Nha. Ngoài khuôn viên nhà thờ cũng
có con đường lót đă, tỏa rẽ về các
con đường làng, ngăn nắp và thẳng tấp.
đă chứng minh được rằng xưa kia, nơi
này là một xứ đạo bề thế, có tổ
chức và có một nền văn hóa lâu dài.
Bây
giờ khung cảnh thánh đường tuy chưa hoang
phế, đổ nát nhưng với thời gian và không
được sửa chữa kịp thời th́ mối
mọi sẽ lần hồi đục khoét. Tôi nh́n cha con
cụ Việt đang bước vào nhan thánh, một
ngọn nến được đốt lên, anh lửa leo
lét không đủ rọi soi nhan thánh của những pho tượng
cổ xưa, đă mang màu sơn loang lỗ. Tiếng kinh
chiều thật thiết tha như tất cả sự phó
dâng của những người con hiếu thảo, trung thành
dâng lên Chúa, Mẹ.
Tôi
rời thánh đường làng Ngăm, nơi tôi vừa
chứng kiến những h́nh ảnh dơn sơ, mến
thương, chân t́nh và đạo đức. Ḷng tôi
thinh lặng như mới vừa rời một tu viện
thánh thiêng, khổ tu và chiêm niệm. Cảm thấy ḷng ḿnh
sao nhiều khắc khoải vấn vương.
Về
thăm Ngăm giáo
Buồn ḷng đất
nước cắt chia đôi
Người Nam
kẻ Bắc đau thương qúa
Kẻ ở người
đi, khóc ngậm ngùi!
Tôi rời nơi
đây sao vấn vương
Sao nhiều lệ
tủi khóc sầu vuơng
Thánh đường,
Mẹ đứng, âu yếm qúa
Vọng tiếng
kinh chiều, tiếng Amen.
H.N.L.
Về
thăm Ngăm Gíao, nơi sinh quán của vợ tôi và
một số bạn bè thân thiết. Tôi đă gặp
được những chứng nhân mà đức tin và
"t́nh yêu Thiên Chúa" không thể chết.
Tôi
cảm thấy hănh diện là giai tế Ngăm Giáo.
Hoàng
Ngọc Lễ
(10.2002)
____________________________________________________________________
* = "Thầy Marcel Văn tên thật
là Gioakim Nguyễn Tân Văn, sinh ngày 15.3.1928 trong một gia
đ́nh Công giáo, tại làng Ngăm Giáo, một làng
nhỏ thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm giữa Hà
Nội và Hải Pḥng. Năm 17 tuổi, Thầy vào tu Ḍng
Chúa Cứu Thế tại Thái Hà Ấp, Hà Nội, theo
bậc trợ sĩ và khấn lần đầu ngày
8.9.1946.
Sau khi khấn ḍng, Thầy được
Bề trên chỉ định về phục vụ tại
Nhà Ḍng Thái Hà Ấp và sau đó ở các tu viện trong
miền Nam. Năm 1954, trong khi hàng triệu người ngoài
Bắc di cư vào Nam, Thầy t́nh nguyện trở ra
Bắc để "ít nữa là có người yêu
mến Chúa" tại đây. Thầy bị tố cáo và
bắt vào ngày 7.5.1955, bị giam giữ trong nhiều nhà tù
và chết ngày 10.07.1959 trong nhà lao Yên B́nh, cách Hà Nội
150 cây số.
Suốt cuộc đời vắn
vỏi của ḿnh (31 năm), Thầy Marcel Văn đă phát
triển tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau
trong gia đ́nh một cách tốt đẹp và gương
mẫu. Nhờ tinh thần đạo đức đó,
Thầy Văn đă sớm biết sống thân mật
với Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Lúc sống chung với anh
em trong Ḍng, Thầy chóng vánh, vui vẻ và tuyệt đối
vâng lời bề trên, ra sức phục vụ anh em
lớn nhỏ và luôn hoà dịu với mọi người.
Noi gương Nữ Thánh Tiến Sĩ Têrêxa Hài Đồng
Giêsu, trong lời cầu nguyện Thầy Marcel Văn đặc
biệt lưu tâm đến các linh hồn đă từ
bỏ ân sủng Chúa. Trong lao lư, Thầy đă hoàn toàn quên
ḿnh để chăm sóc anh em đồng cảnh, bệnh
hoạn, khốn khổ.
Nhờ một tập hồ sơ
với hơn 1000 trang giấy viết tay và 370 lá thư c̣n
được lưu giữ, trong đó Thầy Marcel Văn
ghi lại những đặc ân Chúa ban theo lời
truyền dạy của cha linh hướng Ḍng Chúa Cứu
Thế người Canada Antoine Boucher, một linh mục người
Pháp, cha Marie-Michel thuộc Ḍng Camêlô vào năm 1990 đă
viết cuốn "L’Amour Ne Peut Mourir" (T́nh Yêu Không
Thể Chết) nói về cuộc đời Thầy.
Cuốn sách này sau đó đă được dịch ra các
thứ tiếng khác trong đó có tiếng Việt, Anh, Tây
ban nha, Đức và Ư. Cuộc đời của Thầy
Marcel Văn qua tác phẩm này đă đánh động
nhiều người tại Châu Âu, cách riêng giới
trẻ, trên con đường canh tân đời sống
đức tin.
Án phong Chân Phước cho Thầy
Marcel Văn đă được bắt đầu từ
năm 1984 khi Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lăng, Giám
mục Giáo phận Xuân Lộc, ủy thác công việc này
cho Đức Cha Valois ở Canada. Sau khi cha Antoine Boucher qua
đời vào năm 1991, v́ thiếu nhân sự lo cho
việc này, Đức Cha Valois đă yêu cầu chuyển
án phong Chân phước của Thầy Marcel Văn qua Pháp
v́ nơi đây danh thơm thánh thiện của Thầy
đă được lan rộng nhanh chóng do sự hưởng
ứng tích cực của người Pháp sau khi đọc
được tác phẩm "L’Amour Ne Peut Mourir" cũng
như nhờ sự hăng say truyền bá tinh thần
sống đạo của Thầy Văn bởi Hội
"Les Amis de Van" tức Hội "Thân Hữu Thầy
Văn" được thành lập vào năm 1991.
Năm 1994, Hội
"Les Amis de Van" chính thức đứng ra đảm
nhận việc đẩy mạnh án phong Chân phước
cho Thầy Văn. Ngày 26.03.1997, bản án sơ khởi
phong Chân phước cho Thầy như một vị
Hiển Tu đầu tiên của Châu Á đă được
khai mở một cách chính thức và trọng thể
tại Giáo phận Belley-Ars, Pháp, tức giáo phận
của Thánh Gioan Vianney. Vị Cáo Thỉnh Viên là Đức
Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận,
Phó Chủ tịch Ủy ban Công lư và Hoà b́nh Toà Thánh (nay
là Chủ tịch của Ủy ban này), và vị Đặc
trách cuộc điều tra là Đức Cha Guy Marie Bagnard,
Giám mục Giáo phận Belley-Ars. Hiện công việc đang
tiến triển tốt đẹp. "