Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

Ninh Cơ trên ḍng sông Thames

 

Chiều hôm qua, sau khi cắm đầu cắm cổ làm cho xong những công việc cần, khẩn, tôi chạy vội về nhà lấy hành lư để kịp lên phi trường đi London. Trên valise hành lư, vợ tôi đă đễ sẵn một số thư từ mới nhận được trong ngày, trong đó có 2 đặc san Ninh Cơ 2003.

Thú thật là mới nh́n qua đặc san, tôi đă có ngay mối cảm t́nh với trang b́a. Tŕnh bày trang nhă và khơi lại biết bao kỹ niệm của sân trường, tuổi học tṛ.... Tôi nhớ lại vào những buổi học của những năm cuối thập niên 50, khi trái tim tôi đă biết thổn thức lần đầu khi Hằng, người con gái tôi yêu, cứ măi "vành nón che kín mái đầu"

 

Sân trường hoa phượng đỏ

Tung tăng dưới nắng hè

Nh́n em mặt đỏ hoe

Vành nón che bẽn lẽn!

 

Ngày nào Hằng cũng đi ngang nhà tôi ngày mấy bận, nhưng chiếc nón lá tai qúai đó nó cứ che kín cái nh́n thấp thỏm và nỗi buồn của tôi:

 

Ngang qua nhà anh ngày mấy bận

Nón nghiêng che nào biết anh buồn?

 

À mà sao tôi lại dài ḍng thế nhỉ? Sân trường xưa đă bị bom bỏ sập rồi và Hằng cũng đă ở một phương trời xa cách.

 

Trời London, sáng nay phủ mây mù gió bấc. Cái gió lạnh nó chen, ngấm thịt da. Những cô gái London mảnh mai xinh xắn như Diana lúc nào cũng nở nụ cuời hiền ḥa. Khép kín vạt áo qua ngang như thách đố với cái lạnh bắc âu đưa tới. Người London rất thích đi bộ và chính v́ thế mà họ luôn giữ được thân h́nh mảnh mai cân xứng.

Tôi rất thích ngồi ăn sáng ở khu Tower Bridge, không phải v́ món "HAM" ở đây ngon nhưng v́ thích cái cung cách lịch sự hiếu khách của những người Beeefeaters và những người họa sĩ tài tử đang cọ mực trên những bức tranh và cùng lúc có thể nh́n ngắm những du thuyền qua lại, nhịp nhàng trên ḍng sông Thame ôn ḥa và lung lính ánh sáng đủ màu. Từ đây, thỉnh thoảng cũng có thể nghe những tiếng chuông ngân vang theo nhiều điệu nhạc tuôn đổ từ tháp Big Ben.

Mỗi khi ăn sáng xong, tôi thường vận động thể lực qua loa bằng một ṿng bách bộ qua khỏi Tower Bridge, cho tới ṭa nhà quốc hội "the Palace Westminster". Palace Wesminster thật cổ kính và mang trong ḿnh đầy mỹ quan    kiêu hănh. Từ năm 1512 đă trở thành ṭa nhà của lưỡng viện quốc hội. Big Ben th́ cứ 15 phút lại có tiếng chuông reo theo bốn nhịp chuông lơ lửng trên tút ngọn tháp cao như một thiên bút phê vân. Bầu trời London vào đầu thu, mây trôi thật thấp nên ví von ngọn Big Ben như một bút trời vẽ trên mây tưởng cũng chẳng ǵ điêu ngoa cho lắm.

Tôi đến London đă nhiều lần nhưng mội khi đi chung với gia đ́nh th́ điều tôi cần tránh nhất là ngang qua con đừng Oxford. Đă đến nơi đây th́ kể như một ngày phí bỏ. Đại lộ Oxford lôi kéo và hấp dẫn các bà, chẳng khác nào đưa khoe chiếc điếu cày trước mặt một ông lăo nghiền đang đói thuốc. Oxford là một khu thương mại tuyệt hảo cho các bà với những cửa tiệm quần áo, giày dép và mỹ phẩm sang trọng. Đă có lần tôi và Định đă phải kêu taxi đưa thăm bảo tàng viện Luân Đôn, để mặc cho Nguyệt và Thanh Suốt tự do dán mũi vào các khung kính của các cửa tiệm.

Tôi rất thích dạo phố đêm ở phu Piccadelly để vừa tận hưởng những mùi vị thơm ngon đủ loại của các đầu bếp Ả rập, Ấn Độ....cùng với những bước đi nhún nhảy với các nàng tiên nữ trong phố đêm nhưng lại không chịu đươc mùi chiên xào từ khu phố tàu SOHO gần đấy bay ra. Tôi bị dị ứng với mùi dầu hào, dầu mè có lẽ do bởi người anh em cô cậu với tôi gốc Phúc Kiến đă rủ tôi sang Hồng Kông năm 1980, theo học  một khóa nấu bếp trong ṿng 6 tuần lễ. Mục đích để về lại Thụy Sĩ mở nhà hàng để rồi bảo lănh anh em qua. Theo luật Thụy Sĩ khi đó th́ khi mở nhà hàng Tàu dưới 40 chỗ ngồi, có th63 bảo lănh một đầu bếp, trên 40 th́ 2......Lúc đó trứơc t́nh thế Hồng Kông phải bị trao trả lại Trung quốc vào năm 1997 nên các anh em bên ngoại tôi sợ.

Sau sáu tuần lễ cật lực theo học, tôi thấy rằng nghề này ở Thụy Sĩ th́ rất dễ kiếm ăn nhưng cũng rất dễ thủng bàng quang, lá phổi v́ lúc nào cũng hít, hửi, nhắm, nếm những loại phụ liệu làm cho thịt mềm, thơm, ḍn....Những mùi phụ liệu và các lớp dầu chiên, xào nó đă dính, bám vào da thịt, có lẽ vào tận trong buồng phổi tôi nữa, nên lúc nào tôi cũng bị dị ứng về những loại mùi vị phụ liệu này. Chưa kể đến những phương cách để thức ăn có thêm mùi tàu, chẳng hạn cho ngọn lửa gaz thật mạnh đề khi vừa đổ dầu, thức ăn vào th́ ngọn lửa sẽ bốc cao như những anh hề làm xiệc.

Sau khi đă cân nhắc kỹ càng, tôi đành phải hy sinh kế hoạch mở nhà hàng để có thể bảo lănh anh em....Tôi lại tiếp tục đi cày cho hăng tổ chim cho tới ngày nay.

Với đặc san Ninh Cơ trong tay, tôi nghĩ cách hay nhất là trôi một ṿng trên du thuyền để dạo một ṿng sông Thames. Tôi mua vé tầng trên để tận hưởng trăng thanh gió mát và để dễ bề quan sát những cảnh đẹp hai bên. Trên ḍng sông Thames, ánh sáng không rực chiếu như dạo bateau mouche trên sông Seine nhưng nó lại mờ ảo và thần kỳ. Những lâu đài cổ xưa, những vườn hoa trải rộng muôn màu, muôn vẻ. Người Anh rất qúy trọng và chăm sóc rất kỹ các vườn tược, công viên. Chẳng thế mà hai bên bờ sông Thames, đâu đâu du khách cũng cảm thấy thoáng mát, thoải mái và yên b́nh.

Đặc san Ninh Cơ dày trên 4oo trang, qúa dày để có thể đọc hết trong một buổi ngồi thuyền đi dạo. Tôi bèn lấy ngón cái lật ra một phần th́ rơi đúng vào bài "Đường đi Pleiku" của một ông tá pháo binh. Ông viết rất trung thực, ông viết như lấy ngón tay của ḿnh, nhúng vào máu ḿnh và viết giữa chiến trường, giữa lằn tên, mũi đạn. Giọng văn đơn sơ nhưng lôi cuốn v́ ông viết theo tiếng nói của ḷng ḿnh. Tôi say sưa thích thú, đọc liền một mạch cho tới khi c̣i tàu cặp bến. Qua ông, tôi hiểu hơn về tinh thần chiến đấu của quân đội ḿnh, thật anh dũng và cao cả. Ĺnh dù thật đáng kiêu hănh, tự hào. Tinh thần huynh đệ chi binh nơi anh em thật thắm thiết, cả nơi chiến trận tới phố thị an vui.

Trong lớp tôi cũng có nhiều anh bạnh đi lính dù, chẳng hạn Nguyễn Hữu Tươi, đại đội trường công binh dù. Làng tôi cũng có những người theo ngành pháo binh, chẳng hạn như Nghị Lai, anh ta là sĩ quan cấp tá nhưng có lẽ đời lính của anh rất ít trận mạc v́  tôi thấy anh cứ ngồi ĺ trong bộ tham mưu pháo binh ở Sài G̣n. Tác gỉa có nhắc tới tiểu đoàn 2 pháo binh của sư đoàn 2. Lúc tôi biết th́ tiều đoàn trưởng của tiểu đoàn này là thiếu tá Trần Trai.

Nhắc tới sư đoàn 2 th́ tôi lại nhớ đến thời kỳ buồn tủi khi tôi bị thuyên chuyển ra Quảng Ngăi. T́nh h́nh chiến sự đă đến hồi sôi bỏng, cả thị trấn Quảng ngăi đă biến thành một tiền đồn và đêm đêm đạn pháo rót về gây chết chóc không nguôi, không ngày nào thành phố lại không để tang. Vậy mà giữa ngay ṿng rào của bộ chỉ huy sư đoàn lại nổi lên một câu lạc bộ, lấy tên là Phượng Hoàng. Nơi đây tiếng nhạc pha lẫn với tiếng đạn bom, tiếng cười đùa pha lẫn với những tiếng than khóc của dân lành vô tội. Tướng Nguyễn Văn Toàn. lúc đó chúng tôi gọi là tướng heo, v́ mặt mày ông béo to, phù phĩnh lại ăn chơi khét tiếng. Cũng có thời kỳ người ta gọi ông là "Quế tứơng công" v́ ông đă tổ chức đưa cả một trung đoàn mở cuộc hành quân lên Trà Bồng khai thác quế, chẳng may gặp phải sự kháng cự mănh liệt của cộng quân gây bao tổn thương, chết chóc........Cũng vào thời gian đó, trên báo Sóng Thần của ông Chu Tử, người ta tố cáo ông đă "làm nhục" em Nguyễn Thị Nhung, mới 15 tuổi.

Tôi đọc xong bài "Đường đi Pleiku" mà ḷng tôi thẫn thờ, thắm thiết và hoài tưởng. Hoài tưởng lại  những kỷ niệm xa xưa với những thằng bạn đă hy sinh v́ tổ quốc. Hoài tưởng lại những lần Đạt, Tươi mang áo trận bụi mù về thăm phố thị......Tôi đă hiểu nhiều, biết nhiều hơn về đời lính. Nhất là lính dù.

Sơn ơi! Tươi ơi! Đă có người bạn lính dù của chúng mày nói hết cả rồi.

Tàu đă dừng bến và tôi lê bước thẫn thờ trên đường phố đêm trống vắng.

 

Hoàng Ngọc Lễ