Cụ Quản Giáo
Được tin em Sơn, cháu nội của cụ từ Mỹ báo tin là cụ đă vừa qua đời vào tuổi 93. Tôi rất đau buồn, thiêng tiếc, thầm thỉ cầu nguyện cho cụ. Xin Chúa đón nhận linh hồn Anna về nơi vĩnh cửu và hạnh phúc đời đời.
Cụ là bà Quản Giáo lâu đời nhất của làng tôi, thậm chí tôi và em út của tôi cách nhau 25 tuổi nhưng tất cả anh em chúng tôi đều trải qua sự dạy dỗ, bảo ban và kinh hạt của cụ.
Làng tôi nằm bên bờ Sông Cầu, được thành lập cách đây trên dưới 300 năm. Tổ tiên làng tôi là những người sống trong cảnh trên bến, dưới thuyền. Vừa chài lưới, vừa ruộng đồng và đến từ nhiều nơi, thế nên các cụ hay tập trung về bến Ngọc Hà vào những mùa chài lưới. Nhờ có các cha Tây Ban Nha đem ánh sáng tin mừng tới nên các cụ tổ làng tôi đă kết nghĩa đệ huynh và ṭng giáo. Từ đó một họ đạo được chính thức thành lập và lấy tên làng là Trung Nghĩa. Tên làng cũng chính là khẩu hiệu mà các cụ đă nêu ra làm căn bản cho sự trung tín, hiếu nghĩa cho con cháu sau này.
Gia đ́nh tôi và gia đ́nh cụ Quản Giáo đă có sự liên hệ mật thiết từ lâu đời. Cụ tổ gia tộc tôi vốn ḍng họ Vũ, thuộc làng Đại, nằm ngay bên kia sông, đối diện với làng Trung Nghĩa. Sau những đi lại thân t́nh và sự ngưỡng phục tinh thần yêu thương đoàn kết của dân làng TN và tinh thần giữ đạo cao cả và đầy t́nh bác ái tương thân, cụ tổ tôi đă theo đạo và đă trở thành con thiêng liêng của chi tộc họ Lê của cụ Quản Giáo. Từ đó, đă bao đời kết nghĩa đệ huynh, sự thân t́nh, nồng thắm c̣n được kéo dài tới chúng tôi ngày nay.
Cụ ông cũng đă qua đời cách đây khá lâu và trứơc sự hiền lành, thánh thiện của cụ ông, dân làng tôi đă đặt cho cụ cái tên "Ông Bụt". Thật sự th́ cụ rất hiền lành, có tính bao dung và khó làm phiền hà, phật ḷng ai.
Những năm mới đây, tôi thường có dịp về thăm quê hương và thường tới thăm cụ Quản. Mấy năm cuối đời, cụ không được khỏe nhưng đầu óc vẫn sáng suốt và có một trí nhớ tuyệt vời. Cụ nhắc, kể cho chúng tôi những kỷ niệm thân thương của dân làng và của cả chính chúng tôi nữa. Cụ nhắc đến tên từng đứa, thậm chí kể vả năm và nơi sinh.
Cụ kể cho tôi nghe rằng lụt Ất Dậu th́ tôi chưa dứt bú, c̣n Hiệu con trai của cụ th́ mới sinh, trong lớp đó, có cả cái Nhung con cụ Th́n....Rồi ai bú trực ai, đứa nào sài bỏng, đứa nào lên đậu.... Rồi chiến tranh xảy ra, dân làng liên tục tản cư đây đó. Nào Xuân Dục, Nùi Đôi, Hậu Thôn...nơi đâu ruộng đồng vừa đâm trổ th́ dân làng lại trắng tay, kéo nhau ra đi. May thay cái tên làng Trung Nghĩa, các cụ tổ đă đặt ra, làm phương châm cho con cháu mà t́nh thương và sự tương thân tương ái đă kéo dân làng lên khỏi những vũng lầy, cơ khổ.
Đầu óc của cụ như một bộ tự điển sống, qua đó chúng tôi học, ôn lại được những kỷ niệm hết sức thân thương của dân làng cũng như giữa các bạn đồng lớp chúng tôi.
Mẹ tôi kể ngày tôi sinh ra khổ lắm
Trời đen thui, lụt lội dâng trào
Không có ǵ ăn, mẹ khô sữa bú
Con khóc đứt ḷng nhưng lấy ǵ ăn!
Năm Ất Dậu lụt dâng tràn khắp chốn
Băo thổi liên hồi người chết mọi nơi
Dân Thái B́nh, Bùi Chu, Nam Định
Kéo về đông, xác chết khắp miền!
Quân Nhật nổi lên, bạo tàn chém giết
Dân làng tôi phải di tản về xuôi
Nhà cửa nát tan, nhà thờ cháy rụi
Cả làng tôi bỏ của kéo nhau đi!
Cả làng tôi bỏ của kéo nhau đi
Không có ǵ ăn, đồng hoang ngập nước
Nhái, ếch không c̣n túi rỗng trống trơn
Nhai cỏ rau qua ngày thay cơm cháo!
Mẹ vẫn kể ngày tôi sinh ra khổ lắm
Giặc giă khắp nơi, nước lụt dâng trào
Không có ǵ ăn, mẹ khô sữa bú
Đói qúa đ̣i ăn, nhai vú suốt ngày.
Nghe cụ kể mà không nh́n vài khuôn mặt ǵa nua, yếu ớt của cụ vào cái tuổi ngoài 90 th́ tôi vẫn cứ tưởng rằng ḿnh đang đối diện với Bà Quản Giáo khi xưa vậy!
Sự ra đi của Cụ thật là một sự thiêng tiếc và là một sự mất mát to lớn của dân làng tôi v́ những cây đại thụ như cụ của làng không c̣n được mấy. Đối với tôi th́ tôi đă bị mất đi một bà Quản Giáo nhân lành, đă dạy tôi thuộc ḷng bao nhiêu kinh hạt cũng như cái t́nh Trung Nghĩa ở đời. Tôi đă mất đi một bộ tự điển sống về những tích truyện, những kỷ niệm yêu thương của dân làng cũng như giữa chúng tôi.
Một lần nữa, chúng con nguyện xin Thiên Chúa là cha nhân từ, đón nhận linh hồn Anna, thày dạy kinh hạt và điều lành cho chúng con về nơi vĩnh cửu.
Hoàng Ngọc Lễ
(Ngày qua đời của Cụ Quản Giáo)
Cảm đề « Cụ Quản Giáo »
Không chức thánh, bà mang Danh Thánh
Ngoài ḍng tu, bà trau đức hạnh
Bà là hạt muối giữa đời
Gịng nước tưới mầm non.
Hôm nay ngồi bên những gốc cây cổ thụ
Của làng Trung Nghĩa cũ
Gặp những em bé Nghĩa Binh Trung Nghĩa xưa
Ở Việt Nam, ở Mỹ hay Thụy Sĩ
Tôi mường tượng được những buổi tối buổi trưa
Ở Ngăm Giáo Bà Quản đă dạy trẻ như thế nào. "*"
Thanh Tâm
"*": Quê gốc của cụ là làng Ngăm Giáo