Quảng Ngăi ơi! Tiếng nấc không
rời Tôi không phải là nghệ sĩ nhưng cuộc đời tôi lại dính liền với nhiều anh chị em nghệ sĩ, trong đó có những người đă qua đi như Nghiêu Đề, Minh Đường, Phan Nhự Thức, Vương Thanh, Lê Văn Nghĩa, Lê Vĩnh Thiều, Tạ Kư.... Tôi viết đôi hàng này để tưởng nhớ những người bạn nghệ sĩ t́nh nghĩa và thủy chung. Đă để lại trong tôi những kỷ niềm nồng nàn, sâu thẳm và nhiều nỗi nhớ thương. Tôi bị đổi ra Quảng Ngăi ngay sau tết Mậu thân, khi ấy chiến cuộc ở đây vẫn đang xảy ra khắp mọi nơi, hỏa tiển đêm đêm vẫn rót về thành phố và trung tâm thị xă không mấy ngày lại không để tang v́ những cái chết oan ức và đau thương. Ḷng phố nhỏ bé và hẹp ḥi được bịt kín bới hai căn cứ quân sự quan trọng: Tiểu khu và bộ tư lệnh sư đoàn 2. Thành phố ngập tràn khói lửa và không đâu là nơi an b́nh. Tuy dù mới quen biết, tôi được Chế Quân cho về trọ tại một căn gác khá rộng tại số 237 Vơ Tánh, gần ngă năm Nghĩa Hành. Trong căn pḥng này đă có sẵn Nghiêu Đề, v́ thế tôi quen anh từ đấy. Nghiêu Đề lớn hơn tôi 4 tuổi, dáng vẻ nghệ sĩ hao gầy và anh có một dáng đi nhẹ nhơm với ṿm lưng hơi cong. Anh ít nói và miệng anh h́nh như lúc nào cũng nhả khói thuốc Ruby. Một loại thuốc mà h́nh như tôi ít khi thấy anh thay đổi. Tính khí anh rất hiền ḥa và thường có một nụ cười tươi vui nhưng kín đáo. Khi ra tới Quảng Ngăi, tôi c̣n duy chỉ hai bộ quần áo và cái kỷ niệm đầu tiên của những đêm đầu Quảng Ngăi hơi cay đắng đối với tôi. Những đêm dài thức giấc nồng nặc khói thuốc và hai bộ quần áo dính lấm những nước sơn màu nham nhúa. Một hôm thức dậy, đóng bộ đi làm, tôi mới khám phá ra rằng tay áo đă dính bê bết màu sơn. Mùi sơn c̣n nồng, hăng, chứng tỏ vệt sơn mới dính. Tôi ngao ngán, tức bực nh́n về phía Nghiêu Đề th́ anh ta đang ngáy ngủ. Buộc ḷng tôi phải xúông lầu t́m Chế Quân cầu cứu. Chế Quân cũng vóc dáng như tôi nên Bích Thu vợ hắn đă t́m cho tôi mượn một chiếc áo mới. Đi làm về, tôi t́m Nghiêu Đề tả oán, cuối cùng anh ta xuề x̣a cắt nghĩa rằng đêm qua nửa tỉnh nửa mơ, hứng t́nh dậy vẽ chân dung chắc nh́n lầm, tưởng áo chemise là vải lau cọ. Nghiêu Đề h́nh như không biết tiêu tiền và mỗi khi có tiền th́ h́nh như để người khác xài dùm. Có lần đem tranh về Sàig̣n dự thi, trúng thưởng và bán tranh có tiền sao đó, anh ta về lại đúng lúc chúng tôi đang kéo x́ tố với nhau mà rủ đi nhậu. Trong cơn đen đỏ vui chơi, chúng tôi ngồi ĺ không nhúc nhích. Nghiêu Đề dù một quân bài không biết nhưng cũng ngồi sau lưng tôi dúi tiền chơi ké. Mỗi ván bài thắng, anh ta vỗ tay đen đét nhưng những ván thua th́ lại thụi vào lưng tôi đùm đụp. Thấy thế, tồi bảo Nghiêu Đề: "Thôi đừng ké nữa, non dơ như thế th́ thiên hạ biết mẹ nó cả tẩy". Mỗi buổi chiều đi làm về, chúng tôi tuy không hẹn nhưng thừơng cứ kéo nhau về khu Trùng Khánh, bên hông khách sạn Việt Nam. Ở đây có một dăy pḥng chừng 6,7 căn. Đa số bao thuê bởi các thày giáo và các sĩ quan trẻ. Đa phần họ đều là những văn nghệ sĩ, kẻ viết văn, người viết báo, làm thơ. Nhờ qua Chế Quân và Nghiêu Đề, sau này tôi trở thành thân thiết với họ, t́nh nghĩa và rất thắm thiết. Cứ mỗi chiều, chúng tôi thường gặp nhau, lúc đầu th́ những câu chuyện gẫu bên tách trà, ly cà phê. Phía đầu ngơ là lăo ǵa tàu Trùng Khánh, mặt đỏ như trương Phi, hàm râu dài bạc trắng với cại bụng phệ không khác ǵ thổ địa. lăo ǵa tài phiệt này giàu có và con cái đều làm ăn, sinh sống ở Hồng Kông. Cửa hàng của lăo rất bề thế và bày bán đủ loại rượu qúy, trà ngon. Chính v́ thế, chúng tôi thường thay nhau tới tiệm lăo mua trà. Tiếng Việt của lăo h́nh như chỉ ngoài mấy tiếng "đụ mạ", "đụ bà", lúc nào lăo cũng nằm ch́nh ́nh trên chiếc ghế đẩy trước cửa và thở hơi nồng nặc mùi men rượu. Trông tướng mạo lăo ta thật đáng ghét với cái vẻ mặt hắc ám khinh người nhưng khách vào mua cừ dồn dập v́ chỉ nơi này mới có thằng Johny đi bộ và thiết quan âm. Sau những câu chuyện gẫu, thường là những màn bàn bạc thơ, văn. Đa số anh em ở đây đều là những văn thi sĩ.: Nguyễn Văn Minh sĩ quan tiểu khu, sau này là chủ tịch hội đồng tỉnh (bút hiệu Mê Kông, Phan Nhự Thức), Nguyễn Văn Đồng, giáo sư trường nữ (bút hiệu Hà Nguyên Thạch), Trần Hữu Huy, sĩ quan đảo trưởng Lư Sơn (bút hiệu Vương Thanh), Lê Ngọc Châu, sĩ quan sư đoàn 2 (bút hiệu Luân Hoán), giáo sư Qúy (bút hiệu Đynh Hoàng Sa), Lê Văn Nghĩa, sĩ quan thiết đoàn trưởng kỵ binh (Tô Yên), Nguyễn Cao Can, Trần Anh Lan, Nghiêu Đề, Phạm Cung, Khắc Minh, Minh Đường, Vũ Hồ, ....Họ cũng ra được một vài tạp chí văn học và đă phát hành một số tác phẩm thơ văn. Sau những lúc bàn bạc thơ văn ra, thường chúng tôi rủ nhau qua quán cà phê Dung, cô chủ quán có mái tóc thề óng ánh, mượt mà và giọng nói rất Huế. Quán h́nh như chỉ quy gồm anh em văn nghệ sĩ và những người yêu thích thơ văn. Sau này anh chị Lê văn Nghĩa có bỏ tiền ra xây một câu lạc bộ (không tên), ngay sau khu vườn niệm Phật đài của ông bà Lệ Ảnh. Anh chị Nghĩa đă rất rộng ḷng và hy sinh cho anh chị em nghệ sĩ và thân hữu khá nhiều. Nghĩa đă hy sinh trong một trận kịch chiến tại vùng rừng núi Quế Sơn. Tại nhà Nghĩa, thừơng có những cuộc đàm đạo thơ văn và những đêm b́nh thơ, ngâm thơ. Sau biến cố Mậu Thân, một số anh em đă bỏ khu vực Trùng Khánh ra đi như Luân Hoán (bị thương, tôi được Minh đưa đến bệnh viện tiểu khu thăm anh) ...tôi thường lui tới khu vực này để trọ ngủ nơi pḥng Vương Thanh trong những đêm đen bất ổn v́ địch quân thường hay quấy rối ở ngă năm Nghĩa Hành. Ngoài tôi ra, thường c̣n những anh em khác tới ngủ trọ nơi đây như giáo sư, thi sĩ Vũ Hộ, g.s. Nguyễn Liệu, hiệu trửơng trường Quảng Ngăi Nghĩa Thục. Anh Liệu là một người trong sạch và là một ông vua chống tham nhũng , khiến các vị quan to, tai to mặt lớn nể v́. Anh đă tham gia đảo chánh chống ông Diệm vào năm 61 và sau đó bị lưu đầy Côn Đảo với bác sĩ Phan Quang Đán và một số người lănh đạo của cuộc đảo chánh bất thành này. Sau đảo chánh thành công của tướng Minh, anh Liệu được trả tự do, gĩa từ chính trị và đă trở về Quảng Ngăi vận động mở trường trung học Quảng Ngăi Nghĩa Thục. Trường dạy miễn phí cho con em nghèo, bất phân thành phần chính trị. Do sự quen biết với Chế Quân và những anh em khác, tôi đă nhận lời anh Liệu để dạy một số giờ anh văn tại đây. Anh em giáo sư ở đây rất thân t́nh và có tinh thần xă hội rất cao. Nhất là những anh Vương Thanh, Phan Nhự Thức, Chế Quân, Nguyễn Cao Can....họ đă bỏ gần như tất cả những thời giờ nhàn rỗi để lo cho trường. Trong thời gian cộng tác với QNNT, tôi thường đi lại với anh em và ban giám đốc một cách thân t́nh, chẳng thế mà tôi đă bị nhà văn Trùng Dương (Nguyễn Thị Thái), chủ nhiệm báo Sóng Thần và anh em phong tặng chức hiệu :"Hội trưởng hội khuyển học". Sở dĩ tôi có được cái danh hiệu quái ác này cũng chỉ v́ trận băo Herta. Nhân dịp phái đoàn báo Sóng Thần do nhà văn Chu Tử và chị Trùng Duơng cùng một số nhà báo khác ra thăm Quảng Ngăi Nghĩa Thục, anh Vương Thanh, Phan Nhự Thức và Chế Quân có nhờ tôi đứng ra lo phần ẩm thực. Thấy khí trời đổi lạnh và lại quen biết với trung úy Châu (gốc Nam Định), một tay nhậu khét tiếng với món rựa mặn , sườn nướng và món dồi "sống trên đời", và hơn nữa, v́ thấy phái đoàn S.T. cũng quy tụ hầu hết anh chị em gốc Bắc, nên tôi đă thực hiện món "nai đồng quê" ngay tại "bát quái đài", một túp lều tranh mái bát giác, làm chỗ ngồi nghỉ mát cho giáo sư ngay trong khuôn viên trường. Khí trời se lạnh do gió bấc thổi về, món cầy tơ nướng bốc khói, thơm nồng, thật là lư tưởng và ngon lành cho những tay nhậu, yêu thích mộc tồn. Nhưng rồi một điều không may xảy ra, ngay trong đêm đó, băo Herta đă thổi đến tàn phá tan tành và bát quái đài đă bay vù và biến mất theo giông băo. Trong đêm hôm ấy, một số anh em chúng tôi v́ ngủ lại trong văn pḥng trường đă bám theo anh Liệu, chạy đuổi theo những tấm tôn đang bị gió lốc cuốn bay. Thú thật là thân xác tôi gày yếu và lại nhát gan như thỏ đế nên tôi chỉ ôm chật cột trong một góc kín quan sát. Anh Liệu thật là quả cảm, anh la hét như một tướng công đang xung chiến. Anh chạy đuổi theo những tấm tôn, bất chấp nguy hiểm do những vật đè rơi. Tuy số tôn thu nhặt lại không được bao nhiêu nhưng trong ḷng tôi thật khâm phục anh Liệu, một người qủa cảm. Qua đó, tôi mới thấy rằng việc anh chỉ huy lực lượng nhân dân tự vệ tỉnh tới bắt một vị phó tỉnh trưởng ra bêu ngoài đường v́ ông ta qúa tham nhũng là không có ǵ phải ngạc nhiên. Qua vụ đó, anh Liệu đă được báo chí Sài G̣n phong tặng là "Tướng giặc cờ đen" và nhà văn Chu Tử đă đề cử Nguyễn Liệu và Lư Đại Nguyên đứng chung liên danh trong cuộc bầu cử chống lại liên danh ông Thiệu. Báo Sóng Thần đă dành cả một trang đầu để in h́nh và viết lời ca tụng. Trận băo Herta đă tàn phá một phần tỉnh Quảng Ngăi và tôi luôn vẫn bị mang theo ḿnh một tục danh: "Hội trưởng hội khuyển học", kể cả khi đă bỏ Quảng Ngăi về Sài G̣n. Sau một thời gian dài ở Quảng Ngăi, tôi được thuyên chuyển về Sài G̣n và vẫn luôn nhớ đến Quảng Ngăi và những anh em t́nh nghĩa thắm thiết. Thỉnh thoảng tôi có dịp ghé thăm anh chị em Sóng Thần và qua đó, đôi khi gặp lại những anh em bạn cũ Q.N., nhất là Nguyễn Văn Minh (Phan Nhự Thức) v́ Minh đă cưới một cô nhà văn trẻ do ông Chu Tử là nghĩa phụ. Rồi sau này, thỉnh thoảng anh em vào Sai Gon công tác cũng có ghé thăm tôi. Ca sĩ Hồng Vân cũng có ghé thăm nhà tôi và có tổ chức đêm thơ.... Sau một thời gian dài xa cách, 30 năm sau, tôi mới có dịp về thăm lại Quảng Ngăi. Cảnh cũ c̣n đây mà người xưa đă đâu mất nhiều rồi! Tôi ôm chật Chế Quân, Bích Thu, Hữu Cảnh, Hồng Hạnh, Vũ Hồ, Trần Văn Vạn tức tưởi. Thương nhớ đầy vơi những bạn đă ĺa đời. Nào là Vương Thanh, Nghiêu Đề, Minh Đường, Phan Nhự Thức, Lê Văn Nghĩa, Trần Ngọc Tấn, Lê Vĩnh Thiều...... - Anh Lê Vĩnh Thiều là một người anh đă chuẩn bị cho tôi nhiều hành trang và cả thơ văn để vào đời. Với tôi, anh vừa là một người anh, vừa là một thầy t́nh nghĩa và tận t́nh, vừa là một bộ tự điển sống. Có lần tới thăm tôi, nh́n một chén kiểng do một thày trụ tŕ tại chùa Phật học tặng. Anh đă nhiếc cặp kiếng han rỉ, chăm chú đọc đi, đọc lại rồi thích thú dịch cho tôi nghe: Cưỡi
lừa qua cầu nhỏ Thương tiếc cụm mai gầy. Bây giờ th́ thật sự, tôi thương tiếc anh, một cụm mai gầy đầu ngơ trong buổi Xuân qua. - Vương Thanh là một người bạn gốc Bắc qúy hiếm của tôi trong những ngày lưu lạc Quảng Ngăi. Có lẽ trong đồng cảnh ngộ nên Vương Thanh đă bao che, khuyên bảo và giúp đỡ tôi nhiều điều và cũng đă từng cho tôi ngủ trọ trong suốt thời gian ngă năm nghĩa Hành nổi cảnh binh đao. - Anh Trần Ngọc Tấn, anh ruột của nhà văn Cung Tích Biền (Trần Ngọc Thao), một người nóng nảy nhưng ngay thẳng. Mặc dầu là một vị chỉ huy quân trấn, anh đă đích thân tới đồn quân cảnh để lôi tôi ra sau một cuộc lùa quân sai trái của bọn Mỹ bên kia cầu Trà Khúc. Hôm đó, tôi cùng mấy người bạn qua Sơn Long thưởng thức món bê thui, không ngờ một cuộc hành quân hỗn hợp ập tới. Mấy thằng Mỹ của sư đoàn Americal đóng ở Chu Lai đă nhào vào chỉ súng, bắt mọi người lên xe. Chúng trợn trừng cặp mắt cú vọ, bảo: "Có một thằng du kích mặc áo đen cầm súng AK vừa chạy vào đây. Chắc là chúng mày vừa mới tàng h́nh? Chúng tôi lên xe, bên cạnh họng súng M16 dí lưng. Nói ǵ chúng cũng không nghe. Khi tới cổng đồn quân cảnh, chúng chỉa súng, dồn chúng tôi xuống xe và có lẽ trong lúc những bước chân khập khễnh và buồn chán đang lê gót mỏi vào đồn đă có anh em nào nh́n thấy, nên anh Tấn đă đến ngay sau đó. Bây giờ nghe tin anh chết, anh đă oai hùng hy sinh trong một chiến trận cực kỳ ác liệt giữa một quân số địch đông gấp nhiều lần. Tôi nhớ tới anh, nhớ tới những canh x́ xưa mà chẳng thà anh chịu thua, vứt tiền lật tẩy, chứ không để thiên hạ chơi nước tố. Tôi nhớ tới anh và v́ nhờ anh mà tay tôi chưa bị bọn Mỹ tra c̣ng. - Minh Đường ơi! Tao không thể quân được những chung trà mà mày pha cho tao hôm trước. Những chung trà "thái đức" mà bao đêm không ngủ. Những sái thuốc phiện lần đầu tiên phập pḥng, tắt lên tắt xuống, ói mửa liên hồi, mật xanh mật đỏ. Nh́n trời đất quay ṿng mà tưởng ḿnh bên chiếc hang sâu. Tao ước mong t́m lại được những băng xưa để nghe cái giọng "liêu trai" mà tao đă từng phong tặng mày là "Lăo Ngoan đồng". Những lời đọc và phát biểu của mày trên đài phát thanh trôi tuột như gịng thác chảy. Nó trôi tuột nhưng khơi động rầm vang và khơi nguồn kích cảm. Tao vẫn nhớ những chung trà bên mày, nhớ những lúc mày chem chép vành môi sau những ngụm trà sôi bỏng. Tao vẫn thích trà, có lẽ cũng v́ mày. Mày đă tạo cho tao một nguồn cảm khoái nâng nâng và nhớ đến mày, tao lại chem chép đôi môi. Không thể quên được những canh x́ mà mày đă lật tẩy tao sau những phen dọa tố. Cuối cùng tao cũng không thể quên được những phen cùng mày tán gẫu cô Cẩm hàng xén trứơc cửa Trùng Khánh. Cô có hàm răng đều đặn trắng toát, nụ cười kín đáo thơ ngay và mái tóc dài óng ả. Mày đố tao, tao đố mày: "Ai là người chiến thắng?". Tao đi rồi, mày có thắng tao không? - Phan Nhự Thức ơi! Minh ơi! May mắn là tao đă gặp lại mày trong những lúc cuối đời trong quán bún ḅ Huế của vợ mày bên đường Lư Thường Kiệt. Thân xác mày tả tơi, tâm hồn mày tơi tả. Mày không nhận ra tao nhưng tao nhận ra mày. Bên mày, tao thấy mỉa mai, chua chát sao ấy! Cuộc đời lại bạc bẽo khùng điên thế cơ à! Tao với mày như hai bóng ma trong đêm dài tăm tối, những con sẻ lạc bày cất tiếng chim chíp thảm thương như hồi tao với mày tập diễn Kiều Loan (người điên) của Hoàng Cầm. Đố
ai gỡ được mái nhà Cho
đàn chim sẻ bớt tha buồn về. Mày bảo tao đóng vai lăo giang hồ tinh quái: Này
chủ quán chuốc cho ta một ṿ mỹ tửu Rượu không say tao sẽ giết nhà ngươi Tao với mày ch́m đắm trong cơn say, giữa một đêm dài tăm tối. Mày đọc tao nghe, những câu thơ trữ t́nh đôi khi ai oán nhưng không hờn căm. Đời mày là thơ, không phủi bụi nhơ, từ một sĩ quan tâm lư chiến bé nhỏ đến chủ tịch hội đồng một tỉnh. Lúc nào cũng thế, không phương tiện xa hoa, không bê tha lo lót. Tao lại về gặp mày, quán bún ḅ xưa đă biến đâu mất, ngỡ ngàng sao thấy xót xa. - Tôi lại trở về đây, t́m lại tiếng cười rộn ră, la qúat không thôi của một con người tinh thông nhưng hơi phẫn trí. Tại những hàng qúan này đây, đă có những lần anh Tạ Kư chở tôi trên chiếc xe lambretta, đôi khi mất má hông. Do bởi té ngă dọc đường sau những cơn say hay bởi những kẻ "đùa dai" tháo gỡ. H́nh như đêm nào cũng thế, thủ phủ anh đặt nơi dây, những ly rượi đầy vơi, tuôn trào ngày tháng. Có những lần tôi vội vă chia tay, việc này, việc nọ. Anh nhắc khéo đôi lời. Bắt
chiếc tao đây ngồi chợ Đũi Uống
năm, ba chén cho qua ngày Không
tiền gọi chủ ra ghi sổ Thằng
nào trả hộ lại càng hay! Tôi ghé về đây, nhớ về năm xưa, cáo từ vĩnh biệt. C̣n đâu tiếng cười rộn ră của những bạn cũ thuở xưa, c̣n đâu những chén trà, đêm dài không ngủ, bên những tiếng thi ca. Tôi trở về đây không phải với nụ cười mà là với niềm cô đơn nhung nhớ, nặng nề dấu bước chân lê, như kẻ lạc loài, lâu ngày về thăm quê cũ. Tôi cầm nén nhang tưởng đoái , làn khói ngút hương, bay cao lên miền xa thẳm, trong ḷng tiếng nấc đầy vơi.
|