Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!


T

H

A

H

 

G

I

A


Kỷ Niệm 450 Năm Thánh Phanxicô Xaviê Đặt Chân Đến Kagoshima (Nhật Bản)

HÀNH TR̀NH LỊCH SỬ CỦA THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ

Thế Hùng

 

Ngày 15.08.1999 đánh dấu kỷ niệm 450 năm ngày Thánh Phanxicô Xaviê đặt chân đến Nhật rao truyền Tin Mừng Đức Kitô.

Thánh Phanxicô Xaviê sinh ngày 07.04.1506 tại lâu đài Xaviê trong Vương quốc Navarra ở phía bắc nước Tây Ban Nha. Cha thánh nhân là ông Jasso Xaviê, từng làm Bộ trưởng Tài chánh của vương quốc này năm 1472 và chủ tịch Hội đồng vương quốc năm 1485. Mặc dầu có rất nhiều tài sản và đất đai, ông Jasso Xaviê là một người rất đạo đức. Ông xây một nhà nguyện trong lâu đài vào thời gian Phanxicô chào đời. Ông cũng xây một nhà nguyện nhỏ gần lâu đài và có ba linh mục trông coi việc đạo. Phanxicô Xaviê đượïc rửa tội trong nhà nguyện lâu đài và được giáo dục trong nhà từ thuở nhỏ cho đến khi trở thành thanh niên. Người ta nói rằng Phanxicô thường qú trong nhà nguyện dưới ánh đèn mờ nhạt và nói chuyện với Chúa Giêsu.

Tháng 9 năm 1525, Phanxicô đi học triết tại Đại học Paris (Pháp). Chính nơi này, anh đă gặp và chịu ảnh hưởng của Thánh Inhaxiô Loyola. Ngày 15.08.1534, Phanxicô, Inhaxiô và năm người khác đă tuyên hứa trong Nhà nguyện St. Denis ở Montmartre, Paris. Ngoài lời khấn khó nghèo và khiết tịnh, họ c̣n khấn hứa đi qua Giêrusalem để truyền đạo cho người Hồi giáo và nếu v́ lư do ǵ không thể đi Giêrusalem được th́ sẽ đặt ḿnh phục vụ Đức Thánh Cha theo sự phán đoán của ngài hầu làm cho danh Chúa được vinh quang hơn và mưu ích cho các linh hồn. Ḍng Chúa Giêsu hay c̣n được gọi là Ḍng Tên được ra đời từ đây mặc dầu chưa được giáo quyền chính thức nh́n nhận măi cho đến ngày 27.09.1540. Ngày 24.06.1537, Phanxicô cùng với Inhaxiô và 4 anh em khác được Sứ thần Toà Thánh phong chức linh mục tại Venetia (Ư). Rồi do mối đe doạ chiến tranh lúc bấy giờ khiến những anh em đầu tiên của Ḍng Tên không thể đi Giêrusalem, họ quyết định thực hiện lời khấn phục vụ Đức Thánh Cha cùng thêm vào lời khấn vâng lời.

Khi vua Bồ Đào Nha xin Đức Thánh Cha gửi các thừa sai qua qua miền đông Ấn Độ, Cha Inhaxiô đă cử Cha Phanxicô Xaviê. Ngày 07.04.1541, Cha Phanxicô đáp thuyền rời Lisboa, thủ đô Bồ Đào Nha, đi truyền giáo tại Á Châu. Hôm đó là ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 35 củûa ngài. Từ năm 1541 đến 1549, ngài đi rao giảng tại Ấn Độ, Tích Lan (Sri Lanka), Moluccas và Malacca (Mă Lai).Tại Goa (Ấn Độ), Cha Phanxicô gặp gỡ một người Nhật tên là Yajiro (Anjiro),

Tưởng cũng cần nên biết qua về nhân vật Yajiro này. Tháng 1 năm 1546, có ba người Nhật đáp thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Yamagawa ở Kagoshima. Một trong ba người đó tên là Yajiro độ 35 hay 36 tuổi. Là một tay hiệp sĩ đạo (samurai) ở vùng Satsuma (nay gọi là Kagoshima), Yajiro bị săn đuổi phải chạy đến Malacca. Hai người kia là em trai và người giúp việc. Yajiro t́m cách gặp Cha Phanxicô Xaviê đang truyền giáo tại đây bởi v́ anh đă nghe người thuyền trưởng nói về ngài, nhưng rồi anh quyết định trở lại Nhật. Trên đường về Nhật, v́ gặp băo lớn, anh phải quay trở lại Malacca. Thế là vào trung tuần tháng 12, 1547, anh đă gặp Cha Phanxicô tại Nhà thờ Santa Maria trên một ngọn đồi nh́n xuống thị trấn Malacca. Từ cuộc gặp gỡ này, cuộc đời anh Yajiro thay đổi qua những lời giáo huấn của Cha Phanxicô về Chúa Giêsu. Đồng thời, Cha Phanxicô cũng tỏ ra quan tâm đến việc truyền giáo một nước Nhật nào đó mà Cha chỉ biết qua lời kể của anh Yajiro. Rồi Yajiro theo học tại Trường Thánh Phaolô ở Goa (Ấn Độ). Ngày 20.05.1548, Yajiro được rửa tội và là người Kitô hữu đầu tiên của Nhật. Tên thánh của Yajiro là Phaolô, tên của người em là Gioan và người giúp việc là Antôn.

Ngày 15.08.1549, Cha Phanxicô và Yajiro đặt chân đến Kagoshima, quê nhà của Yajiro. Sau một cuộc hội kiến với Lănh chúa Takahisa Shimazu, Cha Phanxicô được phép thực hiện sứ vụ thừa sai. Trong những ngày làm việc tại Kagoshima, ngài đă rửa tội hơn 100 người, trong đó có Bênađô vốn là một tay hiệp sĩ đạo. Không biết tên Nhật chính thức của Bênađô là ǵ, nhưng sau khi đượïc rửa tội, Bênađô đă giúp việc cho Cha Phanxicô trong khi ngài ở Nhật.

Được giấy phép của Lănh chúa Kagoshima, Cha c̣n đi giảng ở Hirado, Yamaguchi và Sakai. Tháng 1, 1551, cùng với Bênađô, Cha Phanxicô đi Kinh đô Kyoto để hội kiến với Hoàng đế Nhật. Tuy nhiên, lúc đó Kyoto đang tan hoang v́ đang xảy ra cuộc nội chiến, Cha Phanxicô không thể gặp Hoàng đế hay giấy phép đi giảng khắp nước Nhật. Thế là hai người đành phải trở lại Kyushu. Tháng 4, 1551, Cha Phanxicô hội kiến với Lănh chúa Yoshikata Ouchi ở Yamaguchi, được tiếp đón niềm nở. Tại Yamaguchi, Cha đă rửa tội cho hơn 500 người. Tháng 9, 1551, theo lời mời của Lăơnh chúa Yoshishige Otomo ở Oita, ngài đến đó giảng đạo.

Ngày 15 tháng 11, 1551, ngài rời Nhật, kết thúc công việc thừa sai tại đây sau 2 năm và 3 tháng. Cùng đi với ngài có Bênađô, người đă tận tụy giúp ngài thi hành sứ vụ thừa sai tại Nhật. Trung tuần tháng 2, 1552, họ đến Goa (Ấn Độ). Sau đó, Bênađô được gửi đi học tại Lisboa (Bồ Đào Nha) và trở thành tu sĩ Ḍng Tên. Tháng 12, 1555, Bênađô được yết kiến Đức Thánh Cha Phaolô IV, và là người Nhật đầu tiên được gặp một Đức Giáo Hoàng. Bênađô từ trần vào cuối tháng 12, 1557 khi đang học thần học ở Đại học Combra, Bồ Đào Nha.

Riêng Cha Phanxicô sau khi trở lại Goa, ngài mơ ước rao giảng Tin Mừng ở Trung Hoa. Sáu tháng sau khi trở lại từ Nhật, ngài lên đường đi đến Đảo Tam châu nằm ngoài Macao (Trung Hoa). Trong khi chờ đợi tại đảo này để vào đất liền, ngài lâm bệnh nặng và qua đời sáng sớm ngày 03.12.1552 trong một cái cḥi gần bờ biển. Người giúp việc cho ngài thắp một cây nến và trao cho Cha Phanxicô. Ngài cầm cây nến, nh́n vào ngọn lửa và gọi tên Chúa Giêsu và Mẹ Maria; sau đó, ngài chết một cách lặng lẽ. Lúc đó, Cha Phanxicô được 46 tuổi và sau 12 năm rao giảng tại Châu Á.

Thi thể ngài được chôn tạm thời trên một sườn đồi ở Đảo Tam châu. Ba tháng sau, thi thể ngài được bốc lên và đưa về Malacca trên chiếc thuyền Santa Cruz, chiếc thuyền đă đưa ngài đi Châu Á truyền giáo cách 12 năm trước đó. Được biết, khi thủy thủ trên thuyền mở nắp quan tài, thân xác ngài trông như c̣n sống. Về đến Malacca, quan tài ngài được đưa vào Nhà thờ Santa Maria và sau đó lại được đưa về Goa (Ấn Độ) chôn cất trọng thể. Tại đây, khi người ta mở quan tài của ngài ra lần nữa, tức là 1 năm và 3 tháng sau khi Cha Phanxicô chết, họ thấy da của ngài chỉ sẫm hơn một chút và thi thể ngài được giữ ǵn rất kỹ. Năm 1614, theo lệnh của Cha Bề trên Tổng quyền Ḍng Tên là Claudio Aquaviva, người ta đă lấy cánh tay phải của Cha Phanxicô và đưa về đặt trong Nhà thờ Giêsu của Trung ương Ḍng tại Roma. Năm 1949, nhân kỷ niệm 400 năm Thánh Phanxicô đặt chân đến Nhật, cánh tay phải của ngài được đưa từ Roma về Kagoshima và sau đó đem đi khắp nước Nhật. Tháng 10 năm 1999 tới đây, cánh tay của thánh nhân sẽ được đưa trở lại Kagoshima lần thứ hai.

Sau khi Tin Mừng được Thánh Phanxicô Xaviê lần đầu tiên rao giảng tại Nhật vào năm 1449, đến cuối thế kỷ 16, con số tín hữu đă lên đến 300.000. Nhưng sau đó, cuộc bắt đạo xảy ra một cách tàn khốc, như cuộc bắt đạo năm 1597 và thời kỳ từ 1614 đến 1651. Các nhà thừa sai bị cấm đến Nhật trong hai thế kỷ và chỉ có thể trở lại vào giữa thế kỷ 19. Dẫu vậy, đạo Công Giáo vẫn tiếp tục phát triển qua những cuộc bắt bớ. Tự do tôn giáo tại Nhật được bảo đảm tại Nhật kể từ năm 1889 và hàng giáo phẩm Nhật được thiết lập năm 1891. Hiện Giáo hội Công Giáo Nhật có 3 Tổng Giáo phận, 13 Giáo phận, 1 Hồng y, 4 Tổng Giám mục, 25 Giám mục, 1792 linh mục triều và ḍng, 6 phó tế vĩnh viễn, 225 chủng sinh, 273 tu huynh, 6.649 nữ tu và gồm tất cả độ 500.000 người Công Giáo (0.35%) trong tổng số dân là 126.000.000 người.