LTS: Theo lời yêu
cầu của chủ biên TGBT, bạn Tuấn Văn
Nguyễn viết bài cảm nghĩ về Mùa Giáng Sinh
đầu tiên tại
địa phương bạn và gia đ́nh tới
định cư là Toronto CANADA.
Toà soạn vừa nhận
được bài cảm nghĩ
mà bạn Tuấn chọn tựa đề “ Mùa Giáng
Sinh Thầm Lặng “. Xin nói để bạn đọc
hiểu rằng bài viết này chỉ đúng cho một địa
phương Tuấn cư ngụ mà thôi, (chứ không
phải toàn thể hải ngoại)v́ nơi đây ít
người Việt chọn làm nơi định cư.
Tại Mỹ, nếu bạn có
dịp tới quận Cam (Orange County) bang California,
được mệnh danh là Tiểu Saigon ( Little Saigon) th́
bạn sẽ thấy quang cảnh chẳng khác ǵ Saigon bên
nhà, tiếc rằng tuy vậy vẫn là xứ người
nên t́nh quê hương vẫn canh cánh trong tim mỗi
người…
MÙA GIÁNG SINH THẦM LẶNG
Bài viết của Tuấn Văn
Nguyễn (Toronto - Canada)
Lần đầu tiên trong đời
tôi được dự Mùa Giáng Sinh tại hải
ngoại. Mùa Giáng Sinh năm 2002 tại Toronto Canada. Đối
với tôi thật là thầm lặng, buồn ! Bởi v́
thời tiết ở đây đúng vào đêm Christmas Eve (đêm
24 rạng 25 tháng 12) ngoài trời lạnh âm 10 độ C.
đêm hôm đó và cả ngày 25.12
tuyết rơi suốt cả ngày.
Những người sống lâu
đời ở đây coi tuyết rơi là chuyện b́nh
thường nên khi ra ngoài họ chỉ cần mặc thêm
chiếc áo lạnh hoặc áo chống tuyết bằng
loại vải trơn cốt để tuyết không bám
vào được . Nhiều người vẫn để
đầu trần đi trong tuyết, tôi có cảm
tưởng như họ không biết giá lạnh là ǵ! Riêng
tôi th́ mặc 5,7 áo dầy cộp, đầu đội
những 3 chiếc mũ, chân đi giầy cao cổ
chống tuyết mà vẫn thấy lạnh, nhất là hai
g̣ má cứ lạnh ngắt như nước đá.
Tại ḿnh chưa quen khí hậu đó
thôi, chứ người bản xứ họ thích mùa
đông hơn mùa hè. Họ nói mùa đông khoẻ hơn,
ăn uống ngon miệng hơn nên ăn được
nhiều hơn, mùa hè nơi đây thỉnh thoảng
nhiệt độ tới 35,
36 độ C, đối với xứ lạnh th́ đây
là những ngày nóng khủng khiếp có năm sức nóng
như vậy đă làm chết người. Những ngày
nóng trên 30 độ C các hăng xưởng phải có hệ
thống điều hoà nhiệt độ cho lạnh
tốt đa, nếu không họ phải cho công nhân nghỉ
sớm để tránh ngất sỉu hoặc chết ngộp
v́ nóng.
Mùa đông th́ nhà nào cũng có hệ
thống máy sưởi bằng điện, bằng gaz
propulaine, mùa hè th́ dùng hệ thống máy lạnh. Những
nhà b́nh dân th́ dùng máy lạnh và máy sưởi (heat) khoảng 3, 4 trăm đô là
đủ cho một pḥng rồi. Đặc biệt nơi
đây nhiệt độ ngoài trời khoảng trên 20
độ C là máy lạnh đă chạy rồi v́ nhà nào
cũng cửa kính ít khi mở nên gió trời không vào
được. Dân địa phương hoặc đă
sống ở đây lâu đời th́ tin rằng ngày Chúa
Giáng Sinh mà tuyết rơi nhiều th́ năm mới kinh
tế sẽ khá hơn năm cũ.
Tôi nhớ lại chuyện tin
tưởng này chẳng khác nào nhà nông miền đồng
bằng sông Cửu Long của ta do kinh nghiệm nhiều
đời là hễ năm nào mà được mùa xoài th́
mất mùa lúa và ngược lại. Ngoài Bắc th́ cũng
có câu tục ngữ “được mùa cau, đau mùa
lúa”. Xoài miền nam, Cau ( dùng
để ăn chung với trầu) ở miền châu
thổ sông Hồng Hà nếu được mùa cau th́
thất mùa lúa; thất mùa ở đây là sẽ thu hoạch
kém đi thôi chứ không mất trắng tay.
Mỗi khi tuyết rơi nh́n qua
cửa kính như cảnh mưa xuân ngoài miền Bắc
xứ ta,những sơi tuyết trắng từ từ bay
xuống trắng xoá mặt đất, mái nhà, mui xe …
chẳng mấy chốc đường phố đă
dầy lớp tuyết 15 đến 20 phân. Khi ra phố có
lớp tuyết mới rơi, người dẵm chân lên
nghe tiếng lạo xạo chẳng khác nào ta đi trên cánh
đồng muối. Những ngày có tuyết rơi mỗi
buổi sáng trước khi đi làm, các nhà hai bên phố
phải ra xúc tuyết từ
nhà ḿnh ra tới vỉa hè, rộng từ một mét dài 5,6
mét, vỉa hè thuộc phạm vi nhà ḿnh cũng phải xúc
tuyết đổ gọn lên bồn cỏ nhà ḿnh, khi xúc
xong phải rắc một nắm muối hột
để làm tan lớp tuyết rơi sau. C̣n ḷng
đường đă có xe công chánh đến ủi đi
. Những đường chính mà có xe điện, xe bus
chạy th́ tuyết đươc xúc trước và xúc xong
trước khi người dân đi làm. Bên đây dùng máy
móc chứ không dùng công nhân quét đường suốt ngày
đêm như ở bên nhà.
Vỉa hè nếu không được
dọn sạch sẽ trước khi tuyết đông thành
đá th́ rất trơn, nguy hiểm cho người đi
bộ, kế đến là dọn tuyết trên xe của
ḿnh rồi mới lái xe đi làm. Đa số xe hơi
đậu hàng dài ngoài đường sát lề, ít nhà có
ga-ra. Xe để ngoài đường năm này qua năm
khác mà ́t khi mất mát, xui
lắm mới bị kẻ gian lấy đi chơi
mấy ngày, đập phá rồi bỏ nơi đâu đó
khiến khổ chủ mất th́ giờ khai báo để
công ty bảo hiểm bồi thường theo định
mức do policy bảo hiểm đặt ra trước
đó.
Đầu tháng 11 hằng năm cây cối
trụi hết lá chỉ c̣n trơ lại những cành khô,
tưởng chừng như đă chết, chỉ có cây
thông đủ loại mà người ta thường dùng
làm cây Noel là không rụng lá, khi tuyết rơi phủ kín
thành ra cây thông trắng. Bắt đầu mùa xuân th́ cây
cối sống lại, trổ lá xanh non và sau đó
những loại cây có bông th́ đua nhau nở hoa.
Đặc biệt tại Toronto trong tháng
11 có cuộc rước Ông Già Noel, phát xuất từ
nơi nào đó mà Tuấn chưa được biết
rơ, nhưng lộ tŕnh là đi qua đường phố
chính của Toronto trên một xe mui trần, có hươu nai
đứng chầu hai bên xen kẽ với cảnh núi
đồi thơ mộng. Theo sau là đoàn xe hoa do các em
thiếu nhi múa hát. Dân chúng đổ ra hai bên
đường để nghênh đón ông Già Noel trong khi
tuyết vẫn rơi lúc nhiều lúc ít.
Đối với tôi mùa Giáng Sinh băng giá
ở hải ngoại lần đầu tiên thật là
buồn bă và thầm lặng bởi v́ ngày lễ ở
đây không có ǵ là ồn ào, không cờ quạt chiêng
trống, không nghe được hay nghe không hiểu những
bài thánh ca, không có những thanh thiếu nữ kéo nhau ra
đường khoe quần áo thời trang như ở
Saigon nước ta. Ở đây vào mùa Giáng Sinh
đường phố cũng như ngày thường,
ở đây không có đèn ngôi sao treo từ cao ốc
xuống đường phố. Ở ngoại ô thành phố, chỉ
thấy những dây đèn nhỏ trang trí trên các lan can.
Nhưng thay vào đó là những cây thông
Noel trang trí công phu và lộng lẫy đẹp đẽ
trong các cửa hàng buôn lớn nhỏ cũng như các cao
ốc và tư gia. Chúng ta cũng gặp các căn hộ
tư gia trang trí cảnh Giáng Sinh tuyệt đẹp, có hang
đá máng cỏ, đèn màu chớp nháy sáng trưng giăng
từ lầu 3 xuống sân. Có chỗ trang trí bà già Noel
đứng bên cạnh ông già Noel giống như
người thật và những con thú trang trí đầy sân
trước nhà, nhưng ở đây con nít được
giáo dục nên không phá phách nghịch ngợm như ở bên
nhà.
Một việc đáng nhớ nữa,
ngày 26 sau lễ Giáng Sinh là ngày mà các cửa hàng của
Toronto đều sale (bán hạ giá mà bên nhà họ
gọi là khuyến măi) có những món hàng hạ giá từ 70
đến 80% , ở đây mỗi năm chỉ có một
ngày 26 December là ngày đại hạ giá nên rất nhiều
người đổ xô đi mua sắm v́ đây cũng
là ngày mua sắm cuối năm, người ta đông
như ngày 30 Tết ở bên
nhà vậy.
Toronto có giáo xứ Các Thánh Tử
Đạo Việt Nam (CTTĐVN) do linh mục Trần Xuân Lăm
quản nhiệm, nhưng gia đ́nh tôi ở quá xa nên không
đến dự lễ được nên không biết
sự tổ chức của công đồng công giáo của
giáo xứ CTTĐVN ra sao. Từ ngày bước chân đến
Toronto Canada chúng tôi chỉ đi dự lễ ở nhà
thờ của dân địa phương ( lẽ dĩ
nhiên nghi lễ cử hành bằng tiếng Anh) , nhà thờ
này ở đường King. Ngôi thánh đường
của cộng đồng CGVN là giáo xứ CTTĐVN rất
đẹp nhưng chỉ có khoảng 400 chỗ ngồi,
mới xây cất và khánh thành đầu năm 2002. Ngày
đại lễ Giáng sinh không thấy trang trí đặc
biệt, chỉ có hang đá nhỏ bên toà cạnh. Ngày
chủ nhật và ngày đại lễ, có một lễ hát
tiếng La tinh, c̣n th́ hát tiếng Anh.Ngôn ngữ chính của
Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Toronto nói tiếng Anh,
nhưng học sinh phải học cả hai thứ
tiếng Anh và Pháp.Trên văn kiện hành chánh cũng
được ghi cả hai ngôn ngữ chính này.
Cuộc sống hiền hoà thanh
thản của dân bản xứ khiến chúng ta phải suy
nghĩ. Họ đă sống từ đời nọ
đến đời kia, công việc làm ổn
định, hấp thụ nền văn hoá trong sáng
tiến bộ. Sinh hoạt của người dân bản
xứ cũng khác ḿnh, họ dùng bữa sáng, bữa trưa
ăn nhẹ, bữa chiều ăn nhiều hơn bữa
trưa, ngày mùa đông có bữa ăn nhẹ vào lúc 10
giờ tối. Bởi v́ khí hậu luôn thay đổi trong
ngày, mùa đông 5 giờ chiều đă tối, mùa hè 9:30
chiều mới tối.
Công nhân làm việc 8 giờ một ngày,
buổi trưa nghỉ 30 phút để ăn nhẹ,
đồ ăn nhẹ buổi trưa thường là bánh
pi-già (pizza) hai bánh đặc trưng của vùng Bắc
Mỹ, nguồn gốc từ
Italy (Ư Đại Lợi). Thứ bảy, Chúa nhật là
ngày nghỉ cuối tuần
thường các gia đ́nh kéo nhau ra phố ăn uống
linh đ́nh (going out to eat), ít người chịu ăn
uống ở nhà.
Thịt cá ở đây, mọi thứ đều đông
lạnh không có chuyện chay ra chợ mua con vịt về
đánh tiết canh! Nghe nói cũng có ḷ mổ thịt
nhưng ở xa, tỷ như ḿnh ở Saigon lên tận Biên
Hoà gần nhà Bác An mới mua đươc đùi thịt
chó, (thịt chó ở đây không có v́ luật cấm
giết chó) mà giả thử như có, đi xa quá th́ ôi thôi
nhịn quách cho rồi.
Những thứ mà quê ḿnh đă có như
TV, Tủ lạnh, máy lạnh, điện thoại, xe
hơi, computer v.v. là những xa xí phẩm ở xứ
ḿnh, nhà khá giả mới có
đầy đủ những thứ vừa kể. C̣n bên
này những thứ vừa kể là tầm thường
thường nhà nào cũng có nên khó mà phân biệt
được giầu nghèo, ( riêng Tuấn v́ mới nhập cư th́ không
kể, chờ thời gian ổn định rồi th́ cái
ǵ cũng sẽ có hết).
Bên này giầu hay nghèo cũng chạy xe
hơi (xe hơi là
phương tiện di chuyển, như xe đạp xe
gắn máy ở bên ḿnh vậy).Xă hội tư bản
đă tạo cho mọi người đều có công ăn
việc làm và mọi tiện nghi đều mua trả góp
trả hàng tháng, như ta mua một căn nhà trả góp
trong ṿng 20 năm, xe cộ cũng vậy, nếu món
tiền ít tiền th́ thời gian góp sẽ rút ngắn.
Sở dĩ người dân có đầy đủ
tiện nghi v́ giá cả các món hàng so với đồng
lương dễ chấp nhận, như mua chiếc xe
hơi đời mới 15 ngàn đô, đối với một công nhân
b́nh thường trong ṿng 2 năm là mua được , c̣n
ở xứ ḿnh suốt đời chắc cũng không mua
nổi.
Vấn đề hành chánh, ở đây
nhà nước quản lư con người bằng máy móc
nhiều hơn. Thành phố Toronto dân số khoảng 5
triệu ngườI mà chỉ có cơ quan hành chánh
đầu năo của cấp thành phố, không có cấp
quận, huyện, phường, xă , ấp như bên ḿnh.
Vậy mỗi khi có bé mới sinh th́ cha mẹ bé làm giấy
khai sinh ở đâu? Đâu có khó ǵ! Đă có bệnh viên chứng
nhận sau đó họ tự động gửi lên thành
phố, sau 2 tuần cha mẹ bé sẽ nhận giấy khai
sinh (birth certificate) của bé.
Bên đây sinh con, nuôi con, dậy con
rất vất vả, mệt v́ cần nhiều giờ
để dậy dỗ và lo đầy đủ tiện
nghi cho các bé rất tốn kém, và các em cần người
lớn bên cạnh cho đến 12 tuổi, v́ các bé 12
tuổi mới được đi ra đường
một ḿnh, đi học một ḿnh, cho nên gia đ́nh
đông con vất vả lắm, đây cũng là một
trong những lư do để người ta có ít con. Thủ
tục hành chánh bên này cũng đơn giản, không có
hộ khẩu hay sổ gia đ́nh, không đăng kư
tạm trú, tạm vắng, không phải kư những bản
sao phiền phức.Vấn đề mua bán nhà cửa
đă có văn pḥng địa ốc và luật sư đại
diện nghĩa là ḿnh chỉ đồng ư chi tiền là
xong.Bên đây nghề luật sư cũng khấm khá.
Đúng vậy khi làm các thứ giấy
tờ lần đầu th́ phải lên tận cấp thành
phố để làm, sau đó nếu bạn muốn xin
thêm hoặc thay đổi mới th́ chỉ việc mở
computer yêu cầu các cơ quan liên hệ gửi mẫu
đơn về cho ḿnh, điền các chi tiết và
gửi đi, khi xong họ gửi lại cho ḿnh.
Ở Canada, không hộ khẩu nhưng
trong người bạn lúc nào cũng có 4 cái thẻ:
Thẻ bảo hiểm xă hội, Thẻ Y tế, Thẻ
thường trú, Thẻ Tín Dụng. (*** Xin coi tiếp
những văn minh điện tử dưới đây
tŕch trong nhật báo Người Việt)
Lúc đấu cũng thấy hơi
phiền, trong bóp nhiều thẻ quá, mục đích thẻ
xă hôi là kiểm soát bạn đấy v́ nếu đi xin
việc mà người ta kiểm tra số an sinh xă hội
của bạn trong hệ thống máy điện toán
thấy có án tích th́ dứt khoát không nhận bạn vào làm
việc cho cơ sở của họ. Thẻ An Sinh Xă hôi
đi dôi với thẻ
thường trú v́ bạn muốn khám bệnh th́ phải
xuất tŕnh thẻ Y tế mà bạn phải là
người cư trú hợp pháp th́ dịch vụ y tế
mới được cung cấp miễn phí. C̣n Thẻ Tín
dụng của ngân hàng bạn kư
thác tiền (debit card) th́
tiện cho bạn trả tiền cho các dịch vụ
bạn muốn xài mà khỏi phải mang tiền mặt,
vừa nguy hiểm lại phiền phức. Bên đây ít khi
để tiền ở nhà và trong bóp, mỗi khi cần mua
ǵ cứ xài thẻ tín dụng ngân hàng, hoặc nếu thích
xài tiền mặt th́ bạn dùng thẻ này rút tiền
ở chương mục của bạn tại ngân hàng,
tại máy rút tiền ATM ( automatic teller machine) đặt
tại các cửa hàng lớn hay ở các siêu thị, bạn chỉ
việc đưa thẻ cà vào rồi bấm số PIN
(mật mă) máy sẽ đẩy tiền ra cho bạn theo ư
muốn.
Xin kể cho các
bạn bên nhà nghe câu chuyện máy móc phục vụ con
người:
Một gia đ́nh kia cả nhà đi
làm, chỉ c̣n bà mẹ và đứa con 3 tuổi ở nhà,
chẳng may bà mẹ lên cơn động kinh nằm
bất động,
đứa con thật thông minh, thấy mẹ bị
nạn liền đến chỗ để điện
thoại bấm số điên thoại khẩn cấp 911
báo hiệu cấp cứu cho cảnh sát rồi cúp máy.
Cảnh sát sau khi nghe báo hiêu khẩn cấp, lập tức
chỉ vài phút t́m ra tông tích nơi chốn phát xuất
diện thoại vừa báo tại một cao ốc,
thế là chỉ ít phút sau xe cảnh sát đi theo một xe cứu
thương , một xe cứu hoả đến nơi,
kịp cứu sống người mẹ. Sau đó báo chí
tại Toronto ca ngơi cậu bé là anh hùng tí hon.
Xin kể tiếp các bạn nghe vui trích
trong “ Thời báo” một
tờ báo địa phương, người ta quen
gọi loại báo này là báo Lá Cải. Câu chuyện như
sau:
TỔ RÔNG TIÊN
Có giả thuyết cho rằng giống
dân da đỏ ở Canada thuộc ḍng giống Rồng
Tiên Việt Nam, họ là những người con theo mẹ
Âu Cơ lên núi thời mới
dưng nước. Đàn con tiến lên phương Bắc,
khi tới Bắc Cực th́ đi theo eo biển Bering phía
tây và bước sang địa đầu nước
Canada. Nếu quả thật họ có gốc Việt Nam th́
chắc TORONTO là do tiếng TỔ RỒNG TIÊN mà ra.
Để kết thúc, lư
do có bài này :
Là theo lệnh của bạn Tạ
Thạc, Chủ biên TGBT muốn Tuấn phải viết bài
cho TGBT về cảm
tưởng của Tuấn lần đầu tiên Mùa Giáng
Sinh “hưởng“ cái không khí giá buốt nhiều độ
âm của Toronto, Canada.
Như thế bài này chỉ phản
ảnh nơi Tuấn ở mà thôi chứ không là những
nơi như Houston Texas có đông người Việt
cư ngụ, nhất là Quân
Cam ( Orange County California) th́ thức ăn giống như
ở Saigon, có khi c̣n nhiều hơn Saigon nữa nên Tuấn
nghe mà phát thèm.
Chúc BBT/TGBT và
TG Website cùng các bạn TG Nội, Ngoại một
năm Quư Mùi tràn đầy hạnh phúc
Tuấn Văn
Nguyễn
Viết tại “Tổ Rồng
Tiên” CANADA January –2003
*** Văn minh điện tử (
Trích nhật báo Người Việt ngày 23 Jan 2003)
Chó, mèo...đi lạc *à Người ta ...
hết đường trốn
Ngày 22 tháng 1 năm 2003 Bạn ta, Nhà
cầm quyền Singapore vừa làm một công việc mà
nhiều người tin là có thể đưa tới
những hậu quả kinh khủng không ai có thể tiên
đoán được.
Đó là gắn cho những con chó và
những con mèo mà dân chúng nuôi ở đảo quốc này
những mạch vi điện tử (microchips) để
chủ của chúng không c̣n có thể, khi hết
thương yêu, khi chán, không muốn nuôi chúng nữa, cứ
thẳng tay quăng chúng ra đường như
trước đây vẫn làm nữa.
Được biết là mỗi
năm, ở Singapore có đến gần hai chục ngàn chó
mèo bị chủ ném ra đường, và sự kiện
số chó hoang, mèo hoang này càng ngày càng gia tăng đă
khiến nhà chức trách rất lo ngại. Những
mạch vi điện tử này được gắn
dưới da, hoặc ở cổ, ở tai, ở vai,
ở chân của những con mèo, những con chó có chứa
những dữ kiện như tên của chủ,
địa chỉ, số điện thoại, thuế
đă đóng chưa, đă hay chưa chích ngừa những
bệnh ǵ vân vân. Các dữ kiện này do cảnh sát ghi vào,
và có thể đọc được bằng máy
điện toán. Các dữ kiện ghi trong microchips sẽ
khiến cho chủ chó, chủ mèo phải nghĩ lại,
không thể hễ cứ không thích nuôi là đuổi chúng ra
đường, lêu bêu sống vất vưởng không nhà
được nữa.
Nhờ những cái microchips này, nhà
chức trách sẽ truy ra chủ chúng ngay, và người vi
phạm sẽ bị phạt rất nặng: gần 6 ngàn
đô la Mỹ hay 12 tháng tù. Đồng thời, nếu
chúng đi lạc, th́ việc t́m ra chủ chúng để
trao trả lại cũng dễ hơn trước
nhiều. Nhưng đó sẽ là đầu mối của
những chuyện có thể sẽ thấy trong vài ba năm
tới nếu không nói là đă diễn ra rồi.
Việc gắn những mạch vi
điện tử cho chó và mèo nếu đă có thể làm
được th́ việc đó cũng có thể làm cho
người. Trẻ nhỏ nếu đi lạc, cảnh
sát có thể t́m ngay ra địa chỉ cha mẹ chúng
mặc dù chúng có thể chưa biết nói, hay không nhớ
được số nhà, tên đường, tên thành
phố, số điện thoại. Chỉ cần rà
một cái máy đọc (reader) vào chỗ gắn cái microchip
là tất cả các chi tiết đó đều hiện ra
ngay.
Và luôn cả người lớn
cũng có thể được gắn những mạch vi
điện tử như thế để tránh những
trường hợp thỉnh thoảng cố ư đi
lạc. Các chi tiết như tên tuổi, địa
chỉ, có chủ hay chưa, độc thân, ly dị,
mấy con, tiền trợ cấp trả cho các cựu phu
nhân, tiền cấp dưỡng con cái bao nhiêu, tiền
nợ nhà, nợ xe, nợ credit cards, lương tháng sau
những chi tiêu đó là bao nhiêu, t́nh trạng sức
khoẻ ra sao, coi vậy mà bệnh hoạn tùm lum, hai ba tháng
mới đủ sức làm việc (?) một lần vân
vân. Những dữ kiện như vừa kể, và có
thể c̣n chi tiết nhiều hơn nữa, đều có
thể được ghi trong microchips, muốn thay
đổi, cập nhật phải có password mới làm
được.
Khi đó, tṛ đi lạc, hay những
chuyến đi ngang về tắt đều sẽ không
thể thực hiện được nữa. Chỉ
cần mở ví đầm (?) lôi cái reader ra, cà ngang vai
người đàn ông vừa gặp một cái là thấy
ngay bản tiểu sử của chàng, và những dữ
kiện được ghi trong microchips có thể
được viết theo một chiều hướng
để làm hết hồn luôn cả những
người liều lĩnh nhất trên trái đất.
Những dữ (?) kiện như vậy, kèm theo vài ba câu
hăm dọa như xé xác, tạt át xít, thuê du đăng
đến cào nhà, cắt gân vân vân, sẽ khiến cho cái
thứ vừa nhặt được ở ngoài
đường trở thành một món đồ tệ
lậu cần phải thẳng chân đạp ra cửa
ngay lập tức.
Đó là chưa nói đến chuyện
cái microchip đó phát ra một tín hiệu để hệ
thống theo dơi bằng vệ tinh định ngay
được vị trí nó (?) đang ở đâu. Chỉ
có chết. Chó hết đường trốn. Mèo (?)
cũng vậy luôn.
Bùi Bảo Trúc