Các Bạn thân mến,
Tháng
12 hàng năm lại vang lên tiếng thánh ca trên khắp
mặt địa cầu kỷ niệm và đón chào Ngày
Chúa Cứu Thế Giáng Trần Nhập Thể thành con người
yếu đuốI như ta nơi máng cỏ tại thành
Bethlem nước Israel trong một đêm giá lạnh,
tuyết trắng ngập đầy.
Cảm
xúc về mầu nhiệm nhập thể của Thiên Chúa,
trên thế giới đă có rất nhiều nhạc
sĩ viết lên những bài thánh ca làm rung động ḷng
người.Từ tuổi ấu thơ, tôi cũng như
các bạn, chúng ta đă từng hát nhiều lần bài thánh
ca do nhạc sĩ Hải Linh sáng tác :
“Đêm
đông lạnh lẽo
Chúa sinh ra đời . . .
Chúa
sinh ra đời nằm
trong hang đá nơi máng lừa . . .
Tại
Việt Nam quê hương yêu dấu của chúng ta khí
hậu ấm áp, đôi khi vào mùa Giáng Sinh ta chẳng
cảm thấy lạnh lẽo chút nào nên nếu tôi
nhớ không lầm th́ thầy Khiêm ( Cha Đinh Chu Tập
bây giờ), phụ trách
dậy chúng ta tập hát đă đổi lời ca như
sau đây:
“Hát
khen mừng Chúa
giáng sinh ra đời . . .
Chúa
sinh ra đời nằm
trong hang đá nơi máng lừa . . .
Lời
ca “Đêm đông lạnh lẽo”, mà có thấy
lạnh ǵ đâu nên thầy Khiêm đă đổi
lời ca, thầy lái qua lời khác, thầy nói rằng
ở nơi Chúa ra đời th́ lạnh, c̣n ở đây
th́ nóng chảy mỡ nên ta hát khen Chúa cho xong chuyện,
hồi c̣n nhỏ chúng ta thấy lư luận của
thầy Khiêm cũng hay nên tôi nhớ măi. Bây giờ anh em
TG lưu lạc khắp năm châu bốn biển, khi mùa
Giáng sinh về, chỗ th́ thật
lạnh nên khi hát đêm đông lạnh lẽo mà thôi cũng
chẳng thế nào cảm thông được sự
lạnh buốt giữa trời của người không nhà
mà Mỹ gọi là homeless.
Các
bạn ở VN th́ như đă nói ở trên nên cũng
chẳng cảm nhận được sự rét buốt nơi
Chúa sinh ra trong hoàn cảnh của người homeless.
Bây
giờ tôi xin kể cho quư vị và các bạn nghe một
số nơi mà anh em TG chúng ta chọn làm quê hương
thứ hai để xem nơi nào lạnh, nơi nào nóng,
để nếu xét thấy cần th́ phải bắt chước
thầy Khiêm đổi lời ca cho hợp thời,
hợp cảnh:
Tôi
xin kể trước những anh em ở gần nơi Chúa
sinh ra nhất đó là bên Âu Châu th́ có:
THỤY
SỸ: Tuân Nguyễn ( Nguyễn
Ngọc Đan), Hoàng Ngọc Lễ ( Lăo Bá)
Mới
bước qua đầu tháng 11, nghĩa là c̣n đến
gần 2 tháng nữa mới là ngày Giáng sinh thế mà
tuyết đă rơi.
Đầu
mùa tuyết rơi th́ đẹp thật, nhưng vào mùa
đông th́ buốt giá ê càng! Ta hăy coi Lăo Bá Hoàng Ngọc
Lễ reo mừng từ Sion đánh điện báo về:
Sion
ngày 10 tháng 11 năm 2002
Kính
thưa các bạn, bây giờ là 2 giờ 45 sáng 10-11-2002, Lăo
Bá đang ở Sion, một thành phố cực nam của
Thụy sỹ, đang hưởng những
giọt tuyết rơi đầu mùa nhưng vẫn
không quên các bạn Thánh Gia, vẫn vào site TG để liên
lạc với các bạn. Bây giờ tuyết rơi
nhiều quá, nhiệt độ
ở đây là âm 2 độ
C (-2 *
C).
NA
UY (NORWAY):Ngô
Thanh Tâm ( Na Uy).
Ta
quay sang Na Uy thăm Thanh Tâm và chị Khánh Hà, nơi
đây c̣n thê thảm hơn nữa v́ mùa đông quanh năm!
Chỉ nghe nữ thi sỹ Khánh Hà ( phu nhân của TG Ngô
Thanh Tâm tự Tâm Thanh ) kể trong bài “ lục bát rau thơm”
mà phát ngán cái lạnh buốt của
trời Na Uy!
Bạn
nào chưa đọc bài thơ này, xin hăy
lắng tai nghe nữ sĩ Khánh Hà ngâm nga nhé:
LỤC
BÁT RAU THƠM:
tuyết
tan xới đất trồng hoa
thấy
hoa húng đă nẩy ra mấy chồi
thương
cho mầm mống xa xôi
vùi
trong tuyết lạnh đợi chờ xuân sang
xa
xôi hương cũ không tàn
húng
cây, húng lủi nồng nàn tim ai
kinh
giới thoang thoảng hương bay
tía
tô, lá quế nhớ ai tím ḷng
tần
ô ngọc thạch xanh trong
thu
sang nở đóa hoa ḷng xinh xinh
lá
răm như mắt đa t́nh
t́nh
riêng chỉ biết một ḿnh đắng cay
ng̣
rí lá nhỏ thơm dai
vắng
mùi hương cũ nhớ hoài suốt năm
lá
giấp như trái tim xanh
thương
ai tặng hết ḷng thành mới thôi
thương
ai đất khách quê người.
Ở
Na Uy cả năm người ta chỉ thấy những mùa
đông tuyết trắng (winterland) , sáu tháng mùa đông
xanh (mùa này đỡ lạnh hơn, v́ thế mới có
tuyết tan để chị Khánh Hà có thể xới
đất trồng hoa, và trồng rau thơm), tiếp theo
sáu tháng mùa đông trắng, tuyết phủ trắng
hếu khắp mọi nơi . . .
Nhưng
ở đâu rồi cũng quen đó, lạnh lẽo
rồi cũng quen dần, có lần tôi hỏi Tâm rằng
cậu ở xứ lạnh như vậy th́ chịu sao cho
thấu!? Th́ Tâm trả lời rằng
lúc đầu thấy cũng ê càng lắm, nhưng
dần cũng quen; Tâm c̣n khoe cứ vào tháng sáu hàng năm
th́ Na Uy có một ngày dài không đêm tối, nghĩa là
mặt trời không chịu đi ngủ, tôi hỏi Tâm như
những ngày như thế khi đọc sách có cần
đèn nến ǵ không th́ được trả lời là
vẫn phải cần ánh đèn v́ bây giờ chúng ta
đă là . . .mắt già.
Ở
Thụy Sỹ, Na Uy khi mùa
Giáng sinh tới, nếu hát bài thánh ca trên, ta phải mượn
thầy Khiêm ngày xưa đổi lời ca lại
như sau:
“Đêm đông lạnh giá Chúa sinh ra đời . . .
Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa . . .
CANADA:
Thành
phố NANAIMO ( gần VANCOUVER) TG Phạm Thanh Phong (Thái)
Quay
về Bắc Mỹ, may mắn không có anh em TG nào định
cư tại Tiểu Bang Alasca của Mỹ, ở miền
cực bắc bán cầu, nhưng lại có những
bạn ta định cư tại Canada giáp ranh giới
với Alasca nên cũng lạnh lẽo lắm!
Bạn
Phạm Thanh Phong định cư tại Nanaimo (gần
Vancouver miền tây Canada) một nơi mà Phong Thái cho là
miền nắng ấm của Canada,
nhưng chỉ nắng ấm theo một nghĩa nào
đó trong hai tháng 7 và 8 trong năm mà thôi, c̣n các tháng khác
th́ vẫn phải mặc áo bông hay áo giáp áo da thú!
Phong
Thái và phu nhân Thanh Hương rủ
rê Tạ Thạc và phu nhân Kim Anh qua thăm chơi nhưng
chúng tôi vẫn c̣n phân vân v́ đang ở miền nóng
bỏng , qua bên đó th́ sợ lạnh, Phong Thái, Thanh Hương
khoe rằng băi biển nơi anh chị ở đẹp
lắm, nhưng không tắm được v́ nước
lạnh lắm, tiếc rằng không như băi biển
Galveston gần Houston nơi chúng tôi đang ở!
Thành
phố CALGARY, ALTA : TG Đinh Văn Giáp định cư.
Tội nghiệp cho hai anh chị này, nghe nói đủ
mọi chứng bệnh hiểm nghèo mà lại t́m nơi
xứ lạnh trọ nhờ, nơi đây lạnh hơn
nơi Phong Thái ở nên mỗi lần phone cho Giáp th́
đă nghe than thở đủ
thứ bênh như viêm phổi cấp tính, bị nép
một lá phổi, tay không cầm viết được,
muốn viết ǵ th́ lại phải nhờ đến
“mẹ bề trên” . . . nghe mà đă thấy khổ
rồi nói chi mắt mà c̣n thấy nữa th́ khổ
biết chừng nào.
Thành
phố TORONTO-ONT: có TG
Nguyễn Văn Tuấn.
Canada
nay thêm một hộ khẩu nữa là Nguyễn Văn
Tuấn nhập cư, nơi đây lạnh lẽo giá
buốt đến tận xương
tủy nhất là cho người mới nhập cư
như Tuấn, Christmas này gia đ́nh Tuấn Văn
Nguyễn hưởng thụ lần đầu tiên, không
biết Tuấn cảm giác cái lạnh đến cỡ nào,
hy vọng lá thư kế tiếp anh sẽ cho anh em TG
khắp hoàn vũ cảm nghĩ của anh về mùa Giáng
Sinh giá buốt đầu tiên của anh và gia đ́nh khi mùa
Giáng sinh tới.
Ở
Nanaimo, Calgary, Toronto nếu hát bài thánh ca trên, ta phải mượn
thầy Khiêm ngày xưa đổi lời ca lại
như sau:
“Đêm đông lạnh giá Chúa sinh ra đời . . .
Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa . . .
HOA
KỲ
MIỀN
ĐÔNG BẮC NƯỚC MỸ :
( North East
USA):
Mấy
tiểu bang gần Thủ đô Washington DC :
Trong
đó Trần Quang Khải ( Trần Khánh Kỷ tức
Kỷ Hí), trước kia c̣n có Lưu Quang Khải cũng
ở nơi đây, (nhưng nay anh và gia đ́nh đă thiên
cư về miền nắng ấm nam Cali rồi ).
Ở
miền này nhất là vào mùa Giáng Sinh th́ tuyết bao
phủ thường xuyên, tại đây hàng năm thường
có những trận băo tuyết gây kinh hoàng cho cư dân nơi
đó, nhưng thường ngày cứ mùa tuyết rơi
là cư dân ở đây khổ sở v́ tuyết phủ
đầy đường, tràn lan cả vào đường
riêng rider way của
từng nhà (chỗ để xe chạy vào garage trong nhà riêng
của ḿnh). Đêm th́ tuyết rơi, đến sáng người
chủ mở cửa garage để lái xe tới sở,
tuyết cản đường, phải dùng
dụng cụ xúc tuyết để cho có đường
đi, cho nên thường phải mất cả tiếng
đồng hồ xúc tuyết th́ mới ra khỏi nhà
được, thật là vất vả phải không các
bạn!
Tuy
nhiên cũng có cái thú vị là được trượt
băng ( hay coi người khác trượt băng) trên
mặt hồ khi nước đă thành đông đặc
cũng vui mắt.
Hoặc
đi câu cá khi mặt ao
hồ đă đóng băng, muốn thả mồi cho cá
ăn, người đi câu phải dùng khoan để khoét
lỗ tảng băng, rồi mới thả được
mồi câu xuống, mùa lạnh cá đói nên rất
hắu ăn, nhiều người say mê câu cá về nùa
đông, câu được
nhi62u cá cũng thú vị lắm.
Ở
Boston, Silvis hay nói chung là ở miền bắc nước
Mỹ, khi mùa Giáng sinh
tới, nếu hát bài thánh ca trên, ta phải mượn
thầy Khiêm ngày xưa đổi lời ca lại
như sau:
“Đêm đông lạnh giá Chúa sinh ra đời . . .
Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa . . .
MIỀN
ĐÔNG NAM HOA KỲ:(
South East USA)
Miền
đông nam này có các TG định cư 2 Tiểu bang
Lousiana và Texas có các bạn TG định cư:
1.-
TIỂU BANG TEXAS:
Tại
Thủ đô Texas, có các TGLm Nguyễn Anh Văn, TG Hoàng Bá
Thông ( gốc Hải pḥng) và TG Nguyễn Thanh Định (Định
Mù) Nơi đây mùa Giáng
Sinh cũng có tuyết, nhớ ngày TGLm Lê Thanh Minh (Quế )
Mỹ du vào mùa tuyết lạnh, có ghé thủ đô Texas
thăm Cha Văn, nhưng khi cha
Minh di chuyển bằng máy bay từ Cali qua Austin th́
tuyết rơi nhiều, lại gió mạnh, máy bay không
đáp xuống phi trường Austin được nên
phải đáp xuống Dallas, chờ cho tuyết bớt rơi,
sau đó mới bay về Austin.
Cha
Minh Đẹt kể lại với Tạ Thạc rằng
sáng hôm sau Cha Văn đă chiêu đăi cha Minh Đẹt
nồng hậu bằng cách đưa
cho Minh Đẹt một bộ đồng phục quần
áo dính liền nhau, Minh
Đẹt mặc vô xúng xính như ông địa, chỉ
c̣n ch́a 2 con mắt, rồi cả cha Văn cha Minh cùng ra sân,
ra vườn để
chụp h́nh chơi, nói là h́nh này quư lắm!
Văn
bảo Minh đem về Việt Nam làm kỷ niệm . . .
Đó là câu chuyện về Minh Đẹt phiêu
bạt sang Mẽo nhân mùa tuyết rơi lạnh lẽo Chúa
sắp sửa sinh ra đời!
Ở
Austin khi mùa Giáng sinh tới, nếu hát bài thánh ca trên, ta
phải mượn thầy Khiêm ngày xưa đổi
lời ca lại như sau:
“Đêm đông lạnh giá Chúa sinh ra đời . . .
Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa . . .
THÀNH
PHỐ HOUSTON
(
xếp hạng 4 sau các thành phố New York, Los Angeles,
Chicago):
Có
bốn thành víên TG: TG
Nguyễn văn Thuyên, TG Bùi Văn Chấn, TG Vơ Tiến Thăng
( David Vũ= Thăng Đen= Bạt Thăng) và TG Tạ Xuân
Thạc.
Ở
Houston, rất ít khi có tuyết, nếu có th́ chỉ
một lớp mỏng, và rất mau tan. Nếu cư dân
Houston muốn coi tuyết rơi nhiều th́ phảI lái xe
hướng về phía bắc (về thành phố Dallas, cách
Houston khoảng 4 giờ lái xe)
Ở
Houston khi mùa Giáng sinh tới, nếu hát bài thánh ca trên, ta
không cần mượn thầy Khiêm ngày xưa đổi
lời ca mà cứ để
nguyên tác:
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời . . .
Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa . . .
2.-
TIỂU BANG LOUSIANA
THÀNH
PHỐ METAIRIE , LOUSIANA
(Tiểu bang và thành phố có ảnh hưởng
thuộc địa Pháp nhiều nhất) Có TG Vũ Thanh Phát
chọn nơi này làm quê hương. Vào Mùa Giáng Sinh
có năm cũng không lạnh lẽo lắm, khí hậu
gần biển nên có phần dễ chịu hơn Houston
.
Ở
Metaire khi mùa Giáng sinh tới, nếu hát bài thánh ca trên, ta
không cần mượn thầy Khiêm ngày xưa đổi
lời ca mà cứ để
nguyên tác:
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời . . .
Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa . . .
BẮC
CALIFORNIA (North California)
Thành
phố San Jose: các TG
Nguyễn Văn Thanh ( Phúc Bồ) và TG Trần Kim Sơn ( Sơn
Mu Rùa) Nói chung Tiểu Bang Cali được mệnh danh là
“ miền nắng ấm” chính v́ thế mà người
Việt Nam Tỵ-nạn đều t́m về nơi đây
để sinh sống, v́ khí hậu chẳng những không
khắc nghiệt mà lại có phần giống khí hậu
quê nhà VN. Nên Thanh Nguyễn Phúc Bồ và Sơn Trần
Mu Rùa dù đến Mỹ theo diện HO hen vẫn
chọn nơi này làm quê hương thứ hai.
NAM
CALIFORNIA: (South California)
Thành
phố Orange County, thường gọi chung là Quận Cam nhưng
gồm nhiều thành phố như: Garden Grove, Westminster,
Orange, Long Beach v.v. Nhiều TG chọn nơi này làm quê hương
thứ hai trong đó có : Trưởng tràng TGHN
Đỗ Đức Thành (Thành Hỏi), TG Trần
Đức Hoan, TG Lưu Quang Khải, TG Đinh Quang Khánh (
Giuse Khánh); TG Nguyễn Bá Khoa ( Khoa Thỏ); Nguyễn
Hồng Thái (Bách), Vũ Hoàng và 2 tân gia mới nhập cư
có TG Lưu Văn Các,
TG Trần Tiến Hùng (Anthony Trần) người
từ cơi chết trở về (Số là Nhà khảo
cổ Nguyễn Dương An t́m măi không thấy nên đă
ghi tên anh Hùng này vào sổ của tử thần, nhưng
sau lại thấy sổ đoạn trường
“hổng có tên hắn”):
“tưởng
rằng (chứ không
phải thà rằng)
người
chết đi,
nhưng
không, anh (Hùng) lại về,
ồ,
anh lại về . . . từ vực tối hay mộ sâu ? .
. .”
Tôi
hỏi Hùng Hạp rằng có tức cười không khi
chính ḿnh c̣n sống mà đă bị ghi tên trong
sổ phong thần hay không, th́
Hùng Hạp nói là chuyện đó là thường t́nh trong
quân ngũ QLVNCH, có người tưởng đă tử
trận rồi, nhưng sau đó họ lại về tŕnh
diện để tiếp tục hành sự và lănh lương
vui vẻ.
Như
đă nói trên, tiểu bang
California, dù miền nam hay bắc Cali khí hậu giống VN
nên khi Mùa Giáng sinh về, ta cảm thấy hơi lành
lạnh, nhưng là cái lạnh dễ chịu nên lại
phải nhờ thầy Khiêm (Cha Đinh Chu Tập bây
giờ), đổi lời ca như trước đây
đă từng đổi lời ca này tại VN :
“Hát
khen mừng Chúa
giáng sinh ra đời . . .
Chúa
sinh ra đời nằm
trong hang đá nơi máng lừa . . .
ÚC
CHÂU (AUSTRALIA)
Một
Châu lục địa ốc đảo, đất
rộng người thưa TG chỉ có 2 bạn ở
đây.
Thành
phố SYDNEY : có mặt TGLm Nguyễn Thái Hoạch,
Trung Tâm Mục vụ Việt nam
tại thành phố này từ lâu.
Thành
phố Villey Park: TG Vũ Văn An mới vừa về
định cư tại đây.
Mùa
Giáng Sinh về th́ nơi đây
là mùa hè, v́ thế người ta không thể hát bài
đêm đông được, mà chẳng lẽ ta hát “đêm
HÈ Chúa sinh ra đời (?) mà
đă là mùa hè th́ Chúa nằm
trong hang đá lại càng khoái nữa, v́ như vậy
Chúa sẽ được những ngọn gió của
hương đồng cỏ nội lùa vào làm mát rượi
cả tấm thân! Sướng nhỉ ?
Mùa
Giáng sinh ở Úc Châu nhiều trái cây nhất, lại toàn
là những thứ trái cây miền nhiệt đới
thật hợp khẩu vị của người
Việt nam chúng ta!
Nào
trái vải, nhăn, xoài, những trái na thật to ( na
tiếng người niềm bắc,
tiếng miền nam kêu là mẵng cầu ta, mẵng
cầu xiêm), lại c̣n có măng cụt, lôm chôm chóc, mít,
vú sữa, chưa hết, ta c̣n có ổi xá lị
to bằng vốc tay mà ruột nhiều, hột ít.
Mùa
Giáng Sinh ở đây th́ nhiều loại trái cây, ngon mà
lại rẻ nữa nên ăn thả dàn. Giáng sinh năm
2000 tôi và bà xă Kim Anh có mặt tại Sydney đă
chứng kiến cảnh ông già Noel phần trên th́ cũng
râu bạc, áo thụng đỏ, chẳng khác ǵ ông già
Noel ở các nước Âu Mỹ, nhưng chỉ khác là
ông ấy mặc quần short, thay v́ đi ủng
th́ ông ta đi bata cho mát chân. . .
Ở Mỹ mùa Giáng sinh lạnh lẽo, mặc áo
dầy cộm mới chịu được, nay qua đây
măc áo mỏng manh thấy tức cười. Ăn
uống cũng lạ nữa, nhà nào cũng chuẩn
bị mừng Chúa Giáng sinh bằng BBQ ( thịt nướng
ngoài trời) và seafood với những món cá lạ mà
ta không thấy ở Mỹ nhưng
ngon tuyệt vời, những con tôm lớn đủ
loại như tôm hùm, tôm càng, bạc thẻ tươi rói,
nướng chín ăn thật ngon.
Mùa
Giáng sinh về, ta chẳng cảm thấy lạnh lẽo
chút nào mà ngược nóng cháy da bỏng thịt, thế
cho nên lại phải nhờ thầy Khiêm ( Cha Đinh Chu
Tập bây giờ), đổi lời ca như trước
đây đă từng đổi lời ca này tại VN, nhưng
cha Tập vừa đổi câu đầu thôi đă
thấy ngập ngừng . . .
“Hát
khen mừng Chúa
giáng sinh ra đời . . .
Đến
đây cha Tập không dám sửa nữa v́ cha Tập
bảo rằng chịu thua, đổi tầm bậy người
ta cười cho!
CHRISTMAS
TREE
(CÂY GIÁNG SINH) TẠI HOA KỲ
DỰNG
LÊN HÀNG NĂM THEO TRUYỀN THỐNG: NEW YORK: Cây thông
Christmas Tree đă được
dựng lên tạI Trung Tâm Rockefeller theo truyền thống hàng
năm. Được chặt từ rừng thông Bloomsbury, New
Jersey (tiểu bang lân cận của New York) dưa về
đây. Cây thông này độ tuổi là 75 , cao 76 feet,
nặng khoảng 7 tấn, được trang hoàng vớI
khoảng 30 ngàn ngọn đèn điện đủ màu
sắc nối dài bằng các dây điện mà nếu kéo
dài ra cũng đến 5 miles (8 cây số). Lễ đốt
đèn trang trí này sẽ diễn ra vào ngày 4-12 tới
đây, cây thông này sẽ được hiện diện
tại nơi đây cho đến ngày 7-1-2003.
Cây
Christmas Tree đă được dựng lên lần đầu
tiên tại trung tâm Rockfeller từ năm 1931 và truyền
thống này đă được duy tŕ. Một cư dân
của New York nói: “Mỗi khi cây thông được
dựng lên tăi Trung Tâm Rockefeler là người ta lại nghĩ
đến mùa lễ cuối năm đă đến. Đối
với Lễ Giáng Sinh (Christmas) long trọng đă bắt
đầu, làm cho ḷng rộn
vui . . .”
CHRISTMAS TREE (CÂY GIÁNG SINH) TẠI HOA KỲ
DỰNG
LÊN HÀNG NĂM THEO TRUYỀN THỐNG T ẠI
KHU THƯƠNG MẠI FASHION
ISLAND (CALIFORNIA).
Nhân
dịp qua Los Angeles thăm viếng gia đ́nh ông Tạ
Hiển, (người anh cả của tôi
mà nhiều anh em TG Nam
Cali đă được tiếp xúc)
và cũng là để thăm cô con gái út đang sinh
sống và làm việc ở đây, nhờ vậy chúng tôi
đă được cô con gái chở đến Fashion
Island coi cây Giáng sinh đă được mang về từ
rừng thồng gần Mout Shasta, CA. và đang được
dựng lên tạI khu thương mạI Fashion Island vào
mỗI năm.
Cây
Thông Noel ( Chrismas Tree) năm nay cao 117 feet (cao hơn cây thông
của New York 41 feet)
Nặng
khoảng 20 ngàn pounds.
Thắp
sáng với khoảng 17 ngàn ngọn điện, lễ
đốt đèn cũng được diễn ra vào
đầu tháng 12 dương
lịch.
(
mờI các bạn coi h́nh cây thông Christmas
post net kèm theo đây)
THÂN
CHÚC CÁC BẠN MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ
VÀ
NĂM MỚI HẠNH PHÚC
MERRY
CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR !
Tạ
Xuân Thạc
Viết
tại Houston Tháng 12-2002