Hiền
từ và khiêm nhường là những
giá trị thiêng
liêng. Những giá
trị này
vốn được coi là cao quí trong mọi
lănh vực. Trong lănh vực nhân bản, trong
lănh vực xă hội, trong lănh vực tôn
giáo, người hiền từ khiêm tốn luôn
là mẫu người được kính
nể.
Tại
Á Châu nói chung và tại Việt Nam nói riêng,
hai đức tính hiền từ và khiêm
tốn thường được kể như
hương thơm đạo đức. V́
thế, truyền thống giáo dục đạo
đức tại đây luôn lưu tâm đến
việc vun trồng chăm sóc những tấm
ḷng, những nhân cách, để họ có
thể toát ra được thứ hương
thơm đạo đức đặc
biệt đó, hầu góp phần tạo nên
một môi trường đằm thắm an
vui cho gia đ́nh và xă hội.
Hiền
từ và khiêm tốn càng được đạo
Công giáo đề cao. Bởi v́ đó là con
đường ánh sáng dẫn tới Chúa và
dẫn tới con người. Khởi đầu
con đường này là từ nội tâm.
Nhiều kẻ thù luôn t́m cách phá con đường
này. V́ thế, cần phải biết
xây dựng bảo tŕ và phát triển nó.
Hơn
nữa, Chúa Giêsu biết rơ hiền từ khiêm
tốn mang tính cách tu đức và truyền giáo
cực kỳ quan trọng, nên Ngài muốn các
môn đệ Ngài hăy học nên người
hiền từ khiêm tốn ở mức độ
cao. Tất nhiên có nhiều người có
thể dạy ta. Nhưng người thầy
gần gũi nhất và uy tín nhất đối
với chúng ta, chính là Chúa Giêsu. Người
phán: 'Hăy học cùng Thầy, v́ Thầy
hiền từ và khiêm nhường' (Mt 11,29).
Để
việc học này sinh được hiệu
quả, tôi xin phép lưu ư mấy điều
sau đây.
Hiện
diện ở trường Chúa Giêsu.
Hiện
diện ở trường Chúa Giêsu trước
hết là năng đọc những lời Chúa
nói về hiền từ và khiêm tốn. Có
rất nhiều lời loại đó. Hăy
vừa đọc vừa suy gẫm.
Ngoài
ra, hiện diện ở trường Chúa Giêsu
c̣n là nh́n ngắm những thái độ,
những lời nói, những việc làm
hiền từ khiêm tốn của Ngài. Thí
dụ Chúa Giêsu trong hang đá Belem. Chúa Giêsu trên
thánh giá. Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể.
Hơn
nữa, hiện diện ở trường Chúa
Giêsu là gặp gỡ chính Chúa Giêsu. Gặp
gỡ này không phải là gặp gỡ
những tư tưởng về Ngài, những
biểu tượng ám chỉ
Ngài, nhưng là đối diện với
chính Ngài đang sống. Ngài đang ở trước
mặt ta. Ngài
đang nh́n ta. Ngài đang thương ta. Ngài
đang gọi ta. Chính v́ vậy mà phải
hết sức trân trọng và chú tâm. Không ǵ
vô lễ và bất xứng cho bằng ta
hiện diện với thái độ dửng dưng
nguội lạnh.
Với một sự hiện diện
đầy chú tâm trân trọng chúng ta hết
sức lắng nghe, hết tâm t́m hiểu,
hết ḷng đón nhận những ǵ Chúa
dạy.
Với sự hiện diện như
thế, chúng ta sẽ dần dần cảm
nghiệm được Chúa Giêsu hiền
từ và khiêm tốn đến mức nào,
nhất là đối với một người
tội lỗi hèn mọn như ta.
Ngài gặp gỡ ta. Sự gặp
gỡ này là một quà tặng quí giá. Ngài cho
đi chính bản thân ḿnh. Ta trở thành quan
trọng và thân thương đối với
Ngài. Lúc đó, Ngài sẽ cho ta hiểu
thấm thiá lời thánh Gioan đă diễn
tả xưa về t́nh yêu hiền từ khiêm
tốn của Thiên Chúa: 'Điều này biểu
lộ t́nh yêu của Thiên Chúa đối
với chúng ta, là Thiên Chúa đă sai Con Một
Người đến trong thế gian, để
nhờ Ngài mà chúng ta được sống. T́nh
yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta
đă yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người
đă yêu thương chúng ta trước, và
đă sai Con Một Người đến hy
sinh, đền thay v́ tội lỗi chúng ta'
(1Ga 4,9-10).
Như vậy, sự hiện diện
của ta ở trường Chúa Giêsu sẽ vượt
qua khuôn khổ nh́n ngắm lắng nghe. Bởi
v́, ta sẽ bước
đến gần Ngài, và để Ngài
dẫn ta vào t́nh yêu khiêm tốn hiền
từ của Chúa Ba Ngôi. Lúc đó t́nh thương
hiền từ khiêm tốn Chúa sẽ tạo nên
một bầu khí hết sức thân mật
giữa Ngài và ta. Nó biến đổi bản
thân ta từ sâu thẳm nội tâm. Bầu khí
thiêng liêng ấy tràn đầy hạnh phúc và
cũng có nhiều trăn trở. Hạnh phúc
v́ được chia sẻ, v́ được
đổi mới, v́ được phần nào
nên giống t́nh yêu khiêm tốn hiền từ
của Chúa. Trăn trở v́ nhận thức ḿnh
c̣n rất xa những ǵ ḿnh được Chúa
cho biết về t́nh yêu khiêm tốn hiền
từ của Ngài.
Hạnh phúc và trăn trở trong t́nh yêu
khiêm tốn hiền từ này lúc nào cũng như
mới, và bao giờ cũng là động
lực cho những sáng tạo thường ngày
và đôi khi bất ngờ. Sự hiền
từ và khiêm tốn của t́nh thương
sẽ không chỉ là những hiện tượng
của từng vài lúc, nhưng là một ḍng
chảy đi vào tất cả lịch sử
đời ta.
Vài việc cụ thể
cần năng thể hiện.
Bước vào sự gặp gỡ thân
mật với Chúa Giêsu, để học nơi
Ngài đức hiền từ khiêm tốn, chúng
ta đừng quên thực hiện một vài
việc cụ thể mà Ngài muốn, để
tập luyện ḿnh thường xuyên. Như:
Cảm tạ Thiên Chúa một cách khiêm
nhường về mọi ơn đă lănh
nhận. Có những ơn chung, mà mọi người
hoặc một số người cùng
được nhận lănh như ta và với
ta. Có những ơn rất riêng, mà chỉ
một ḿnh ta được nhận lănh. Trong
trường Chúa Giêsu, dưới ánh sáng
mới của Thánh Thần, chúng ta sẽ khám
phá thấy dung mạo Thiên Chúa là t́nh yêu khiêm
nhường hiền từ, và dung mạo
của ta chỉ là sự yếu đuối hèn
mọn bất xứng.
Xét ḿnh xem ta có nhận ra thánh ư Chúa,
khi Ngài ban cho ta những ân huệ chung và riêng
không? Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu bảo người
thanh niên giàu có là: Hăy về bán hết
những của cải của anh, phát cho
kẻ nghèo, rồi trở lại theo Chúa.
Biết đâu, nhiều lần Chúa Giêsu cũng
đă gởi vào ḷng ta một tiếng gọi
tương tự. Thí dụ, thời giờ là
vàng. Chúa muốn ta dùng vàng thời giờ
để cầu nguyện nhiều hơn,
để dấn thân phục vụ nhiều hơn.
Nhưng ta đă không đón nhận được
tiếng Chúa gọi. Mặc dầu tiếng Chúa
gọi ta không đến nỗi là một
đ̣i hỏi quá quyết liệt.
Xét ḿnh xem ta đă đáp lại t́nh yêu
khiêm nhường và hiền từ của Chúa
thế nào. Điều quan trọng cần xem xét
không phải là những trả đáp bằng
lời cảm ta, mà những trả đáp
bằng tâm t́nh khiêm tốn, bằng quyết tâm
trở về, bằng những việc làm. Nhưng
đừng quá căn cứ vào chính các
việc làm, mà hăy xem tính cách của các
việc làm đó. Tính cách ấy có phải
thực sự là một đổi mới ḿnh,
một sự tái sinh ḿnh để gần
lại Nước Trời, với ḷng khiêm
tốn hiền từ. Hay trái lại, tính cách
ấy chỉ là sự phô trương.
Xem xét về những tội lỗi và tính
mê nết xấu cản trở ta trở thành
người hiền từ khiêm tốn.
Thực tế cho thấy, có những cản
trở trong ta rất dễ nhận ra, nhưng
cũng có những cản trở trong ta rất
khó nhận diện. Phải rất khiêm nhường
cầu nguyện, đôi khi phải nhờ
đến khoa học, như phân tâm học,
mới khám phá ra được. Nhất là cơ
chế tự vệ trong nội tâm ta. Nó
rất tinh vi phức tạp và uẩn khúc. Thí
dụ thói xấu hay phóng chiếu, là thói không
nhận ḿnh có những điều xấu, mà
lại chiếu chúng lên người khác.
Hoặc thói xấu hay phản ứng ngược,
là thói xấu làm đôi việc bề ngoài
coi như tốt cốt để khỏi đối
diện với những
thứ xấu nặng nề nơi ḿnh.
Hoặc thói xấu tránh né và dồn nén,
phủ nhận, hay hợp lư hoá hành vi xấu
của ḿnh bằng cách hung hăng bới móc
kết án người khác. Những thói
xấu này rất kín đáo, rất khéo
ẩn giấu ḿnh. Chúng là sự dối ḿnh gây
nhiều tai hại nặng nề. Để
sửa, chúng ta cần cầu nguyện kiên tŕ,
xét ḿnh khiêm tốn, hồi tâm sâu sắc và
chân thành.
Khẩn khoản cầu xin cho Nước
Chúa trị đến và thánh ư Chúa được
thực hiện hoàn toàn nơi ta và cộng
đoàn ta. Hăy cầu xin những điều
đó một cách thành thực và khiêm tốn.
Bởi v́ rất nhiều khi, chúng ta cầu xin
cho lợi ích riêng của ta và cộng đoàn
ta, muốn Chúa và Hội Thánh phục vụ
ta, hơn là ta phục vụ Chúa và Hội Thánh
Chúa. Và cũng rất nhiều trường
hợp, chúng ta xin Chúa thực hiện ư riêng
của ta, cho dù ta đă biết rằng ư riêng
của ta rất nhiều khi không hợp
với thánh ư Chúa (Mc 8,33).
Để kết, tôi xin phép nhắn
nhủ điều này:
Độc ác và kiêu căng vốn là
những con đường tối tăm, mà
Satan ra vào tự do để thống trị
con người và cản phá Nước
Trời. Nếu tôi không lầm, th́ hiện
nay, gian ác và kiêu căng đang có nhiều phát
triển. Chúng ta hăy giữ ḿnh và cộng
đoàn ḿnh, đừng tự huỷ ḿnh và
cộng đoàn ḿnh bằng những lời nói,
việc làm và tâm t́nh kiêu căng ác độc,
dưới bất cứ h́nh thức nào.
Nhất là dưới h́nh thức tôn giáo. Trái
lại hăy phấn đấu chống lại
sự kiêu căng và ác độc bằng
sự khiêm nhường hiền hậu học
từ trái tim Chúa Giêsu. Tiên vàn, hăy cầu
nguyện, cầu nguyện rất nhiều,
cầu nguyện thường xuyên, cầu
nguyện kiên tŕ. Hy vọng rằng nhờ
đó mỗi người chúng ta sẽ
được Chúa khen bằng lời thánh
Phaolô xưa: 'Người môn đệ này
của Đức Kitô đă không ngừng
chiến đấu cho anh em bằng lời
cầu nguyện, để một khi đă trưởng
thường và hoàn toàn vâng phục thánh ư Chúa
trong mọi sự, anh em được vững
vàng (Cl 4,12)
Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường,
xin thương xót chúng con.
|