LỄ
CHÚA GIÊSU KITÔ VUA
Ngày
24.11.02
ÐỌC
LỜI CHÚA: Mt 25,31-46
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết
thảy mọi thiên thần hầu cận, Người
sẽ ngự trên ngai uy nghi của Người. Muôn dân
sẽ được tập họp lại trước
mặt Người, và Người sẽ phân chia họ
ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người
cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.
Bấy
giờ Vua sẽ phán với những người bên
hữu rằng:
"Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy
lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời
đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo
dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi
cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách
lạ, các ngươi đã tiếp rước, Ta mình
trần, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các
ngươi đã viếng thăm. Ta bị tù đày, các
ngươi đã đến với Ta". Khi ấy người
lành đáp lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ
chúng tôi thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho
uống; có bao giờ chúng tôi thấy Chúa là lữ khách mà
tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng
tôi thấy Chúa đau yếu hay bị tù đày mà chúng tôi
đến viếng Chúa đâu"?
Vua
đáp lại:
"Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các
ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn
nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính
Ta".
Rồi
Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái
rằng: "Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui
khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt
sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói,
các ngươi không cho ăn, Ta khát, các ngươi không
cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi chẳng
tiếp rước, Ta mình trần, các ngươi không cho
đồ mặc, Ta đau yếu và ở tù, các ngươi
đâu có viếng thăm Ta"!
Bấy
giờ họ cũng đáp lại rằng:
"Lạy Chúa, có bao giờ chúng tôi đã thấy Chúa
đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay
ở tù, mà chúng tôi chẳng giúp đỡ Chúa đâu"?
Khi
ấy Người đáp lại:
"Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì
các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé
mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã
không làm cho chính Ta". những kẻ ấy sẽ
phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các
người lành thì được vào cõi sống ngàn thu.
SUY
LỜI CHÚA: KIỂM ÐIỂM CUỘC SỐNG
Vào
những ngày cuối năm, các công ty, các xí nghiệp và
những thương gia buôn bán và cả các chính
phủ... thường tính sổ xem mình đã làm ăn như
thế nào, lời hay lỗ, để rồi từ đó
rút ra những kinh nghiệm cho những ngày tháng sắp
tới.
Cách
đây không lâu, nhà nước Việt Nam cũng phát
động chiến dịch phê và tự phê, hầu giúp
cho các chú cán bộ cũng như các cơ quan nhận ra
những ưu điểm và khuyết điểm,
những điều tốt đẹp và những điều
sai trái của mình, để rồi từ đó có
được một khí thế mới đi vào
đường lối chính sách của nhà nước.
Trong
dịp cuối năm phụng vụ, Giáo hội cũng
muốn chúng ta kiểm điểm lại đời
sống, tính sổ cuộc đời và làm bản
thống kê những gì mình đã thực hiện.
Bản
thống kê này không dựa vào những con số, những
báo cáo đầy màu mè lạc quan theo kiểu làm láo báo
cáo thì hay của nhà nước Việt Nam. Trái lại,
bản thống kê và báo cáo của chúng ta phải xoay
quanh lời thánh Phaolô:
-
Ngài đã dứt bỏ chúng ta khỏi uy quyền tăm
tối và đem trồng chúng ta vào vương quốc
của Con yêu dấu Ngài.
Một
bản tường trình về nếp sống như
thế hẳn sẽ làm cho chúng ta ngao ngán, vì nó sẽ
lột trần bộ mặt thực của mỗi người
chúng ta.
Trong
suốt một năm, Giáo hội đã làm cho chúng ta
sống lại mầu nhiệm tình thương và cứu
độ của Thiên Chúa: Từ Giáng sinh đến
chịu nạn, từ Phục sinh đến Hiện
xuống, tất cả đều là những giọt mưa
tình thương và ơn sủng của Thiên Chúa đổ
xuống trên chúng ta. Ngài đã dứt bỏ chúng ta
khỏi uy quyền tăm tối và đem trồng chúng ta
vào vương quốc của Con yêu dấu Ngài.
Suốt
2000 năm qua, biết bao nhiêu người đã từ
chối Ngài. Họ thích ở trong tăm tối hơn là
bước đi dưới ánh sáng. Họ đã bài xích,
đã đả kích Ngài như bọn thượng
tế, luật sĩ và lính tráng La mã dưới chân cây
thập giá.
Thế
nhưng, cũng chính vào lúc đó trời và đất
chuyển động, Ngài đã hoàn tất chương trình
cứu độ đầy yêu thương mà Ngài đã
ươm mơ từ muôn ngàn thuở trước. Ngài
đã chiến thắng tối tăm tự cội
nguồn của nó. Bóng tối vẫn còn đó và
trải dài trên nhân loại. Nhưng nếu chúng ta
biết tin tưởng chạy đến với Chúa,
bấu víu vào Ngài chúng ta sẽ tìm thấy niềm hy
vọng và vui mừng.
Thực
vậy, nếu không có Thiên Chúa, cuộc đời chúng
ta sẽ trở thành trống rỗng, chúng ta cắm đầu
chạy theo những ảo ảnh phù vân của tiền
bạc, danh vọng và lạc thú, để rồi
cuối cùng bừng con mắt dậy vẫn thấy mình
tay không. Phải chăng đó chính là tác động
của bóng tối.
Nếu
không có Thiên Chúa, cuộc đời chúng ta sẽ trở
nên căng thẳng và bất ổn. Con người sẽ
nhảy từ vui thú này sang vui thú khác, từ mơ ước
nọ đến mơ ước kia. Phải chăng đó
cũng chính là tác động của bóng tối.
Chúa
Giêsu luôn chờ đợi và sẵn sàng nâng đỡ
để chúng ta thoát khỏi quyền lực của tăm
tối và dẫn chúng ta vào vùng ánh sáng chan hòa.
Chúa
Giêsu và Giáo hội của Ngài luôn mở rộng vòng tay
để đón nhận mọi người, hầu làm vơi
nhẹ gánh nặng đè xuống trên vai và đem lại
cho trái tim chúng ta niềm an ủi và bình an.
Ngài
đang giơ tay hướng về phía chúng ta và nói
với mỗi người chúng ta rằng:
-
Cha thương xót con. Trong từng lời kinh, trong từng
tâm tình nguyện cầu chúng ta hãy biết cảm tạ
Chúa, bởi vì giữa biết bao ơn lành, Ngài đã cho
chúng ta cái vinh dự được làm phần tử trong
vương quốc của Ngài.
Và
hơn thế nữa, chúng ta hãy kiểm điểm
lại cuộc đời xem chúng ta đã sống xứng
đáng là con dân của Ngài hay chưa?
LỜI
NGUYỆN GIÁO DÂN
CHỦ
LỄ: Anh chị em thân mến, kết thúc năm
phụng vụ, hôm nay chúng ta mừng kính Ðức Kitô là
vua vũ trụ, vua tình yêu. Tin tưởng vào lòng nhân
từ và khoan dung của Chúa, chúng ta hãy tha thiết
nguyện cầu.
Lạy
Chúa, Chúa là vua hiền lành và khiêm nhường. Xin cho
các vị lãnh đạo trong Giáo hội được
noi gương Chúa, trở thành những mục tử
tốt lành và khoan dung, trong việc tìm kiếm những
con chiên lạc để dẫn đưa họ
trở về cùng Chúa
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, Chúa là vua bác ái và yêu thương. Xin cho cộng
đoàn Việt Nam chúng con biết vượt qua
những bất đồng và chia rẽ, những ghen ghét
và thù oán, để cùng cộng tác với nhau hầu
xây dựng một nhịp cầu cảm thông.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa
Lạy
Chúa, Chúa là vua nhưng đã chấp nhận cái
chết tủi hổ trên thập giá, để
giải thoát dân Chúa khỏi án phạt tội lỗi.
Xin cho mỗi người chúng con cũng biết
chấp nhận những hy sinh gian khổ trong việc giúp
đỡ những người chung quanh, nhờ đó
xoa dịu được phần nào những đau
khổ đang đè nặng trên cuộc đời
họ.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
KẾT
THÚC: Lạy Chúa, một khi đã tuyên xưng Chúa là
vua, thì chúng con có bổn phận phải tuyệt đối
trung thành với Chúa. Xin cho chúng con biết biểu lộ
lòng trung thành ấy qua việc tuân giữ những điều
Chúa truyền dạy, nhờ đó chúng con xứng đáng
là những con dân trong nước Chúa. Chúng con cầu xin,
nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.
CHÚA
NHẬT 1 MÙA VỌNG B
Ngày
1.12.2002
ÐỌC
LỜI CHÚA: Mc 13,33-37
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu
nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào. Ví
như người đi phương xa, để nhà
cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ,
mỗi người một việc, và căn dặn người
giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy chúng con hãy
tỉnh thức, vì chúng con không biết lúc nào chủ nhà
trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là
nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi
ông trở về thình lình, bắt gặp chúng con đang
ngủ.
Ðiều
ta bảo cho chúng con, thì ta bảo cho tất cả mọi
người là hãy tỉnh thức.
SUY
LỜI CHÚA: TỈNH THỨC
Hãy
tỉnh thức và sẵn sàng.
Nhìn vào xã hội, chúng ta thấy trong bất kỳ lãnh
vực nào, người ta cũng cần phải đề
cao cảnh giác, có nghĩa là phải tỉnh thức và
sẵn sàng.
Thực vậy, trong một quốc gia, để bảo
đảm an ninh và trật tự, chính phủ phải luôn
tỉnh thức bằng cách đặt các đồn canh
ở các nơi trọng yếu, rồi lại còn phải
thường xuyên huấn luyện các binh lính, công an và
cảnh sát.
Trong một gia đình, muốn không bị trộm cắp,
nhất là vào những đêm tối trời, thì chúng ta cũng
phải tỉnh thức. Ngoài ra, lại còn phải nuôi thêm
chó để canh giữ, làm cổng cho kiên cố, đặt
ổ khóa cho chắc chắn.
Trong phạm vi cá nhân cũng thế, muốn được
khỏe mạnh, thì phải sắm sẵn mũ áo, phòng lúc
trời mưa cũng như lúc trời nắng. Rồi
lại còn phải sắm sẵn những thứ thuốc
thông thường, phòng khi cảm cúm bất ưng.
Chúng
ta có biết khẩu hiệu của hướng đạo
là gì hay không? Tôi xin thưa:
- Ðó là khẩu hiệu: Sắp sẵn.
Powell, ông tổ của ngành hướng đạo,
hồi còn là đại tá chỉ huy những cuộc
chiến đấu tại Âu Châu, trong một trận
chiến đoàn quân của ông có một ngàn mà phải
đương đầu với địch quân những
chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được
cứu viện, ông đã dùng chiến thuật nghi binh.
Ở
mặt trận, ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ
chỗ này chỗ khác mấy trái lựu đạn. Còn
ban đêm trong một vùng rộng lớn, ông cho thắp
đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích là để
đánh lừa đối phương, khiến chúng tin
rằng ông có nhiều lính và hiện diện ở
khắp nơi, chớ có liều lĩnh mà tấn công. Khi
viện binh tới, ông mới tấn công đối phương
và đã dành được thắng lợi.
Giữa
lúc chính phủ nước Anh định nâng ông lên
cấp bậc thống tướng thì ông lại rút lui,
để rồi lập nên phong trào hướng đạo,
huấn luyện các em thiếu nhi trở thành những người
hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mục
đích của hướng đạo là lúc nào cũng
phải tỉnh thức và sẵn sàng để
đương đầu với mọi hoàn cảnh.
Ðối
với việc linh hồn của chúng ta cũng vậy. Có
nghĩa là chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng
bằng cách khử trừ tội lỗi, uốn nắn
sửa đổi lại những tính hư tật
xấu, đồng thời cố gắng thực hiện
những hành động bác ái yêu thương, để
bất kỳ lúc nào Chúa viếng thăm chúng ta cũng
sẵn sàng thưa lên cùng Chúa:
-
Lạy Chúa, này con xin đến.
Nhờ
đó, chúng ta sẽ được Ngài đón nhận vào
quê hương nước trời.
Ðể
kết luận tôi xin kể lại một mẩu
chuyện như sau:
Có
một du khách, sau khi đã thăm viếng những danh lam
thắng cảnh ở Thụy sĩ. Ông ta dừng chân trước
một vườn hoa đẹp bao quanh một tòa lâu
đài. Người làm vườn mừng rỡ đón
chào. Ông bèn lên tiếng hỏi:
-
Cụ ở đây đã bao lâu rồi?
-
Thưa hai mươi bốn năm.
-
Có lẽ chủ của cụ ít khi tới đây.
-
Vâng, tôi chỉ mới gặp ông chủ có bốn lần
mà thôi và lần cuối cách đây đã mười hai
năm.
-
Thế thì ai thưởng thức cảnh đẹp mà
cụ phải tốn công chăm sóc kỹ lưỡng như
vậy?
-
Thưa ông, tôi làm như thể chủ tôi sẽ đến
hôm nay, ngay bây giờ và ngoài ra, khi chăm sóc cho thửa vườn
thì chính vợ chồng tôi được thưởng
thức vẻ đẹp của muôn hoa trước
hết.
Nếu
như Chúa đến viếng thăm chúng ta ngay lúc này thì
liệu chúng ta có tỉnh thức và sẵn sàng hay chưa?
LỜI
NGUYỆN GIÁO DÂN
CHỦ
LỄ: Anh chị em thân mến, vũ trụ này đã
có một khởi đầu thì cũng sẽ có một
kết thúc. Trong ngày kết thúc ấy, Chúa sẽ ngự
đến trong vinh quang. Tin tưởng vào lòng thương
xót của Chúa, chúng ta hãy kêu cầu:
Lạy
Chúa, Giáo hội đã được thiết lập,
nhưng cần phải phát triển để tiến
đến một tình trạng viên mãn. Xin cho những
cố gắng của Giáo hội trong việc loan báo Tin
mừng gặt hái được những thành quả
tốt đẹp, để rồi trong ngày cuối cùng
sẽ chỉ còn một đoàn chiên và một chủ
chiên.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, trong Phúc âm Chúa đã tiên báo về những tai
ương hoạn nạn sẽ xảy ra trước
khi Chúa trở lại. Và ngày hôm nay, những tai
ương hoạn nạn ấy đang xảy ra
tại nhiều nơi trên thế giới, cũng như
trên phần đất quê hương chúng con. Xin Chúa hãy
biến đổi những gian nan thử thách chúng con
đang gặp phải, trở thành những cơ may
dẫn đưa chúng con đến cùng Chúa.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, Chúa đã truyền dạy chúng con phải
tỉnh thức vì Chúa sẽ đến vào ngày chúng
con không ngờ vào giờ chúng con không biết. Xin giúp
chúng con ngay từ ngày hôm nay biết chuẩn bị cho
mình những hành trang cần thiết, là một tâm
hồn trong sạch và đôi tay chất đầy
những hành động bác ái yêu thương, để
bất kỳ lúc nào Chúa kêu gọi, chúng con luôn
sẵn sàng.
Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa.
KẾT
THÚC: Lạy Chúa, trong ngày cuối cùng mỗi người
chúng con đều phải tính sổ cuộc đời
với Chúa. Xin cho chúng con biết sinh lời từ
những nén bạc Chúa đã trao gửi là thời gian,
ơn sủng và tài năng, để khi tính sổ
cuộc đời, chúng con sẽ không phải bẽ bàng
và cay đắng. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa
chúng con.
CHÚA
NHẬT 2 MÙA VỌNG
Ngày
08.12.2002
ÐỌC
LỜI CHÚA: Mc 1,1-8.
Khởi
đầu Phúc âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Như
có lời tiên tri Isaia chép rằng. Ðây Ta sai Thiên Thần
của Ta đến trước mặt ngươi để
dọn đường cho ngươi.
Có
tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn
đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay
thẳng. Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa,
rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội.
Dân
cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với
Người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.
Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng
bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong
rừng. Người rao giảng rằng: "Ðấng
đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng
cúi xuống cởi dây giầy Người. Phần tôi, tôi
lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài
sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".
SUY
LỜI CHÚA: GIOAN TIỀN HÔ
Tôi
không xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Ngài.
So sánh với Chúa Giêsu, Gioan nhận ra mình thật kém cõi,
kém cõi đến nỗi không xứng đáng cúi xuống
cởi dây giầy. Kém cỏi đến nỗi không
xứng đáng xách dép cho Ngài.
Chúng
ta tưởng rằng Gioan hạ mình và khiêm tốn, nhưng
không phải là như thế. Gioan không hạ mình và cũng
chẳng khiêm tốn, nhưng ông chỉ nói lên một
sự thật, một sự thật 100%.
So
sánh với chúng ta, Gioan trổi vượt hơn
nhiều, bởi vì ông được toàn thể dân chúng
trọng kính, kéo đến nghe giảng và chịu phép sám
hối. Nhưng so sánh với Chúa Giêsu, ông thật kém xa và
kém rất xa vì dù sao ông cũng chỉ là loài người,
ông cũng chỉ là một tạo vật.
Trong
khi đó, Ðức Kitô là Thiên Chúa, là Chúa của Gioan và là
chủ tể của mọi loài. So sánh với Chúa Giêsu,
Gioan chỉ là một giọt nước giữa lòng
biển cả mênh mông, chỉ là một cây nhỏ trong
thửa rừng bát ngát, chỉ là một hạt cát
chốn sa mạc bao la.
Từ
mẫu gương của Gioan chúng ta hãy đi vào lãnh
vực bản thân và hãy thú nhận mình hèn kém, hèn kém
mọi đàng.
Thực
vậy, tự bản chất chúng ta chẳng là gì cả.
So sánh với người này người kia, có thể chúng
ta giàu sang hơn, chúng ta tài giỏi hơn, chúng ta thế
lực hơn, chúng ta nhan sắc hơn. Tuy nhiên chúng ta có
nên dựa vào mấy cái hơn đó mà vênh vang tự
đắc hay không ?
Về
giàu sang ư ? Hẳn rằng ai cũng đã rõ, tiền
bạc và của cải không phải là yếu tố chính
yếu đem lại hạnh phúc. Hơn thế nữa, nó
cũng không ở cùng chúng ta luôn mãi, có thể chỉ vì
một biến động mà chúng ta sẽ trắng tay, như
tục ngữ đã bảo:
-
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không.
Về
tài giỏi ư ?
Cái
chúng ta biết chỉ là một, còn cái chúng ta không
biết thì từng ngàn từng vạn. Jules Simon đã nói:
-
Chỉ có kẻ ngu mới tin rằng mình biết mọi
sự.
Người
ta hỏi một nhà bác học nọ:
-
Chính phủ trả lương cho ông, mà sao mỗi lần
hỏi sự gì thì ông lại trả lời là không
biết.
Nhà
bác học nói:
-
Chính phủ trả lương cho tôi vì cái tôi biết.
Song nếu phải trả lương cho tôi vì cái tôi không
biết, thì cả kho bạc chính phủ cũng chẳng
đủ để trả lương.
Về
thế lực ư ?
Có
những người một thời hét ra lửa, thế mà,
sau cùng lại bị tù tội. Cảnh thăng trầm, lên
voi xuống chó, chẳng phải là chuyện bình thường
trong sinh hoạt của con người đó sao?
Về
nhan sắc ư ?
Chỉ
một cơn sốt trên bốn mươi độ, thì
con người còn gì là nhan sắc. Tại Hollywood, kinh
đô điện ảnh của thế giới, có một
nhà hưu dưỡng dành cho những ngôi sao màn bạc,
khi trẻ được ngưỡng mộ, nhưng bây
giờ, họ vừa già lại vừa nghèo nên đã
bị bỏ rơi và chìm vào quên lãng. Chính phủ cung
cấp tiền nuôi dưỡng. Từ ngày mồng một
tháng giêng đến hết ngày ba mươi tháng
chạp, những bóng người lui tới thăm hỏi
họ thật là ít ỏi.
Như
trên đã xác quyết:
-
Những cái chúng ta có thì chẳng là mấy.
Hơn
thế nữa, chúng ta chỉ là những người
quản lý chứ không phải là những ông chủ.
Mặc dù so sánh, chúng ta có thể hơn thật, nhưng
tự bản chất chúng ta chỉ là những người
quản lý. Như vậy có chi đáng cho chúng ta khoe khoang,
vênh vang và tự đắc.
Quản
lý càng nhiều, thì càng bận rộn, càng phải mang
lấy trách nhiệm, bởi vì không sớm thì muộn
chủ sẽ hạch hỏi và đòi chúng ta tính sổ
quản lý.
Copernic
là một nhà thiên văn nổi tiếng. Sự nghiệp
của ông trong lãnh vực này thật lớn lao. Thế nhưng,
ông không bao giờ tự phụ, trái lại ông sống
rất khiêm tốn. Càng thông minh, ông càng nhận thấy
mình bé nhỏ. Khi gần qua đời, ông xin khắc trên
mộ bia của ông những hàng chữ như sau:
-
Lạy Chúa, con không dám xin ơn trở lại như thánh
Phaolô, cũng chẳng dám yêu cầu được sự
tha thứ như thánh Phêrô, con chỉ xin Chúa thương
con như đã thương kẻ trộm lành mà thôi.
Ðể
kết luận, tôi xin mượn lời cầu nguyện
của thánh Augustinô:
-
Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con.
Biết
Chúa để con yêu mến Chúa nhiều hơn. Biết
con để con ăn năn sám hối, sửa đổi
những sai lỗi mà thăng tiến bản thân, đổi
mới cuộc đời.
LỜI
NGUYỆN GIÁO DÂN
CHỦ
LỄ: Anh chị em thân mến, mùa vọng là mùa
chuẩn bị đón mừng Chúa đến. Vì thế,
chúng ta hãy tha thiết kêu cầu cùng Chúa:
Lạy
Chúa, hàng năm khi mùa vọng trở về chúng con
lại được nghe sứ điệp của Gioan
Tiền hô, đó là hãy dọn đường Chúa
đến. Xin cho mọi thành phần dân Chúa, biết
lợi dụng thời gian quí báu của mùa vọng, như
một cơ hội thuận tiện để sống
tâm tình sám hối, như một dọn đường
để Chúa ngự đến trong tâm hồn.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, để thực thi sứ điệp dọn
đường của Gioan tiền hô, xin cho người
giáo dân Việt Nam chúng con biết khử trừ
những thói hư tật xấu, uốn nắn sửa
đổi lại những sai lỗi khuyết điểm
để con đường Chúa đến được
bằng phẳng.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, trong mùa vọng này xin cho chúng con biết thực sư
sống tinh thần sám hối, bởi vì sám hối chính
là bước chân đầu tiên trên con đường
trở về cùng Chúa, đồng thời còn là
việc chúng con phải làm ngay để chuẩn
bị tâm hồn đón mừng Chúa đến.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
KẾT
THÚC: Lạy Chúa, lý tưởng của người Kitô
hữu đó là có Chúa trong tâm hồn và mang Chúa đến
cho những người khác. Xin cho chúng con được
trở nên như những Gioan tiền hô, biết chuẩn
bị tâm hồn của mình cũng như tâm hồn
của những người chung quanh để cùng nhau
đón nhận Tin mừng Giáng sinh. Chúng con cầu xin,
nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.
LỄ
MẸ VÔ NHIỄM
Ngày
9.12.2002
ÐỌC
LỜI CHÚA: Lc 1, 26- 38
Khi
ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến
một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với
một Trinh Nữ đã đính hôn với một người
tên là Giuse, thuộc chi họ Ða-vít, Trinh Nữ ấy tên
là Maria. Thiên Thần vào nhà Trinh Nữ và chào rằng:
"Kính
chào Trinh Nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng
Trinh Nữ, Trinh Nữ có phúc hơn các người
phụ nữ".
Nghe
lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi
lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên Thần liên thưa:
"Maria
đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa
với Chúa. Nầy Trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh
một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ
nên cao trọng và được gọi là con Ðấng
Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít
Tổ Phụ Người. Người sẽ cai trị
đời đời trong nhà Giacob và triều đại
Người sẽ vô cùng tận!"
Nhưng
Maria thưa với Thiên Thần: "Việc đó xẩy
đến thế nào được, vì tôi không biết
đến người nam?
Thiên
Thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến
với Trinh Nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ
bao trùm Trinh Nữ. Vì thế Ðấng Trinh Nữ sinh ra
sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là con Thiên
Chúa. Và nầy, Isabeth chi họ Trinh Nữ cũng đã
thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai
được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi
là son sẻ; vì không có gì mà Thiên Chúa không làm được".
Maria
liên thưa: "Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như
lời Thiên Thần truyền". Và Thiên Thần cáo
biệt trinh nữ.
SUY
LỜI CHÚA: THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
Trong
ngày mừng kính Mẹ Vô Nhiễm, chúng ta cùng nhau tìm
hiểu và chia sẻ về thân phận và địa
vị của người phụ nữ để tránh
đi những ngộ nhận, những hiểu lầm tai
hại. Tại nhiều nơi trên thế giới, người
phụ nữ đã bị coi thường và khinh rẻ.
Chẳng hạn bên Phi Châu, tại một số bộ
lạc, thì việc sinh ba cháu gái, đó là một điềm
xui. Nếu có vui, thì chỉ vì người cha nghĩ
rằng sau này sẽ bán nó đi để kiếm một
số tiền nho nhỏ.
Ngày
xưa, người phụ nữ Phi Châu bị coi như là
một kẻ nô lệ cho chồng và tình trạng này,
đến nay cũng chẳng thay đổi là bao. Người
chồng là chủ của gia đình, còn người
vợ bị xếp vào hàng thứ yếu và không có
một quyền hành gì đối với tài sản trên phương
diện pháp lý. Phải hoàn toàn vâng phục chồng dù
chồng có đánh đập, có đối xử tàn
nhẫn hay bán đi cho kẻ khác, người vợ
bị coi như là một thứ tài sản của người
chồng, giống như một thửa ruộng, một
mảnh vườn.
Ðối
với xã hội Hồi giáo, số phận của người
phụ nữ cũng không sáng sủa gì hơn! Ngay cả
nơi những dân tộc văn minh thời xưa, chúng ta
cũng thấy được một quan niệm như
vậy. Làm gì có chuyện bình đẳng giữa
chồng và vợ? Người vợ bị coi như
một loại hàng có thể bán đi bất cứ lúc nào.
Còn ở trong gia đình, thì bị coi như là tôi đòi,
giữa đám thê thiếp của người chồng,
bị bó buộc phải làm những công việc nặng
nhọc...
Xã
hội Việt Nam ngày xưa, dưới ảnh hưởng
của nền luân lý Khổng Mạnh, cũng vậy mà thôi.
Người ta trọng nam khinh nữ: Nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô, sinh được
một cậu con giai thì đã kể là có, còn sinh
được mười cô con gái cũng kể là không.
Rồi trai năm thê bảy thiếp, trong khi đó, gái chính
chuyên chỉ có một chồng. Ðó là những nét
chấm phá nói lên thân phận của người phụ
nữ trải qua hàng ngàn vạn năm ở khắp nơi
trên thế giới.
Còn
ngày hôm nay thì sao? Có lẽ cũng chẳng thay đổi
nhiều lắm. Ðể hiểu được phần nào,
chúng ta thử đọc qua những cuốn tiểu
thuyết, nhìn qua những hình ảnh quảng cáo cho hàng hóa
và phim ảnh. Ðịa vị của người phụ
nữ đã bị chà đạp, xưa cũng như nay.
Phải chăng đó chính là lời chúc dữ xảy
đến cho con cháu Eva.
Thế
nhưng lời chúc dữ này đã được đổi
thay nhờ Ðức Maria. Eva, đọc ngược lại
là Ave, lời mở đầu của kinh kính mừng,
của một giai đoạn mới. Lầm lỗi
của người phụ nữ thứ nhất đã
được chuộc lại bởi một người
phụ nữ khác, không tỳ vết nhưng đầy
ơn sủng vượt trên mọi thiên thần và các thánh...
Bất kỳ nơi nào người ta sùng kính Ðức
Mẹ, thì tập tục trở nên lành mạnh, người
đàn ông trở nên tế nhị và người phụ
nữ được trọng kính.
Chân
phước Henri Susô, một người nhiệt tâm yêu
mến Ðức Mẹ, ngày kia ngài đi trên một con
đường hẹp, chung quanh là xình lầy. Ngài
gặp một bà già đi ngược lại. Không
ngần ngại, ngài nhường chỗ cho bà cụ, còn
mình phải bước xuống bùn. Và khi bà cụ đi
ngang qua, ngài đã cúi đầu chào một cách kính
cẩn, khiến bà cụ ngạc nhiên, nhưng ngài đã
nói:
-
Cụ không biết rằng cụ là con của Ðức
Maria, Mẹ Thiên Chúa hay sao ?
Với
câu trả lời này, tôi cũng muốn mỗi người
chúng ta, dù là đàn ông hay đàn bà, dù già hay trẻ, hãy
suy nghĩ và tìm lấy cách đối xử tế
nhị và xứng hợp với nhau. Riêng người
phụ nữ, chúng ta hãy ý thức địa vị và
phẩm giá của mình. Hãy tôn trọng mình trước
để rồi người khác cũng sẽ tôn
trọng chúng ta.
LỜI
NGUYỆN GIÁO DÂN
CHỦ
LỄ: Anh chị em thân mến, khi hiện ra tại
Lộ Ðức, Mẹ đã nói với chị Bernadette: Ta là
Ðấng Vô nhiễm nguyên tội. Cùng với Mẹ, chúng
ta hãy cảm tạ Chúa về đặc ân cao cả này,
đồng thời hãy hợp ý cầu nguyện:
Lạy
Chúa, ngay từ thuở đời đời, Chúa đã
dành cho Mẹ đặc ân Vô Nhiễm, để
Mẹ xứng đáng trở thành Mẹ Ðấng
Cứu thế. Xin Chúa cũng hãy gìn giữ Giáo
hội, để Giáo hội luôn xinh đẹp, không
nhăn nheo, không tì ố, xứng đáng là hiền thê
của Ðức Kitô.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, Mẹ đã được Chúa gìn giữ, không
để cho bùn nhơ tội lỗi làm cho hoen ố.
Xin Chúa cũng hãy nâng đỡ, để người
giáo dân Việt Nam chúng con biết khử trừ
tội lỗi, hầu trở thành như những bông
sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, với đặc ân Vô nhiễm Chúa còn ban
xuống cho Mẹ biết bao nhiêu hồng ân khác
nữa, như lời chào kính của sứ thần
Gabriel: Kính chào Bà đầy ơn phúc. Xin Chúa cũng hãy
ban xuống cho chúng con những ơn lành hồn xác,
để chúng con luôn trung thành phụng sự Chúa. Lạy
Chúa, chúng con cầu xin Chú
KẾT
THÚC: Lạy Chúa, mừng kính Mẹ Vô Nhiễm, xin Chúa
giúp chúng con biết uốn nắn sửa đổi
lại những sai lỗi, cũng như biết cố
gắng tập luyện những nhân đức, để
nhờ đó tâm hồn chúng con sẽ trở nên xinh đẹp,
đáng được Chúa yêu thương và chúc phúc. Chúng
con cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG
Ngày
15.12.2002
ÐỌC
LỜI CHÚA: Gio 1,19-28.
Có
người đã được Chúa sai đến tên là
Gioan. Ông đến như chứng nhân, để làm
chứng về sự sáng, hầu mọi người
nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng ông
chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là
chứng của Gioan, khi những người Do thái từ
Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lê-vi đến
hỏi ông:
"Ông
là ai ?" Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông
tuyên xưng rằng:
"Tôi
không phải là Ðấng Kitô".
Họ
liền hỏi: "Thế là gì ? Ông có phải là Elia chăng
?"
Gioan
trả lời: "Tôi không phải là Elia". "Hay ông
là một Ðấng tiên tri"? Gioan đáp: "Không
phải". Họ liền bảo: "Vậy ông là ai ?,
để chúng tôi trả lời cho những người
sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai ?"
Gioan
đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy
sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên
tri
Isaia loan báo". Và có những người thuộc nhóm
biệt phái cũng được sai đến. Họ
hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Ðức
Kitô, cũng không phải là Elia, hay một tiên tri, vậy
tại sao ông làm phép rửa". Gioan trả lời:
"Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các
ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng
ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó
đã có trước tôi và tôi không xứng đáng
cởi dây giầy cho Người". Việc này xảy
ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép
rửa.
SUY
LỜI CHÚA: LÀM CHỨNG CHO CHÚA
Như
chúng ta đã biết Gioan mở mắt chào đời
đã được Chúa trao cho một sứ mạng,
đó là giới thiệu Chúa cho đồng bào của mình,
và làm chứng Ngài chính là Con Chiên vô tội, đã gánh
lấy những lầm lỗi của loài người.
Sứ
mạng này, Gioan đã làm đầy đủ và hễ có
dịp Gioan liền chỉ cho công chúng biết Ðức Kitô.
Khi thấy mọi người vây quanh mình và tưởng
rằng mình là Ðấng Cứu Thế, Gioan liền
mạnh dạn cải chính, mặc dù đến sau nhưng
Chúa Giêsu vẫn cao trọng hơn nhiều, mình chẳng
xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Chúa.
Khi
Chúa đến xin ông làm phép rửa, ông đã nhìn
thấy trời mở ra và chim bồ câu tượng trưng
cho Chúa Thánh Thần đỗ xuống trên đầu và
từ trời cao có tiếng phán:
-
Này là Con Ta rất yêu dấu.
Ðồng
thời Gioan còn có nhiệm vụ bảo dân phải
sửa đường cho Chúa đến, nơi cao
phải bạt xuống, chỗ trũng phải lấp cho
đầy, đường gập ghềnh quanh co phải
uốn cho thẳng.
Với
người quyền thế, Gioan vẫn mạnh dạn nói
lên sự thực, chẳng hạn với Hêrôđê, Gioan
đã can ngăn:
-
Vua không được cướp vợ của em mình.
Bổn
phận làm chứng cho Chúa cũng là bổn phận
của mọi người, ở mọi nơi và trong
mọi lúc. Nhìn vào giòng lịch sử chúng ta cũng
thấy được như vậy. Trước hết là
các Tông đồ.
Tuân
theo lệnh truyền của Chúa, các ông đã đi
khắp thế gian giảng dạy và làm chứng về Ngài.
Mặc dầu biết trước sẽ gặp phải
nhiều khó khăn và chống đối, nhưng các ông
vẫn cứ ra đi, để rồi đã bị
bắt bớ, cầm tù và sau cùng đã lấy mạng
sống của mình để làm chứng tá cho Tin Mừng
Phúc âm.
Thánh
Giacôbê thì bị đưa lên nóc đền thờ và
bị xô xuống cho chết. Thánh Bartôlômêô thì bị
lột da sống, thánh Andrê và Phêrô thì bị đóng
đinh ngược, duy chỉ có thánh Gioan là đã
chết già tại Công đồng Ephêsô mà thôi.
Tiếp
đến là Giáo hội.
Giáo
hội nối tiếp các Tông đồ. Trong số 33
vị Giáo Hoàng đầu tiên, thì đã có tới 30
vị bị giết. Rồi trong 4 thế kỷ đầu,
các tín hữu đã gặp phải những cơn bách
hại khủng khiếp. Nhưng các ngài đã anh dũng
tuyên xưng đức tin của mình để làm
chứng cho Chúa.
Ðối
với mỗi người chúng ta cũng vậy.
Chúng
ta không phải chỉ làm chứng cho Chúa bằng lời nói
mà còn phải làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc
sống của mình. Bởi vì chính gương sáng của
chúng ta mới là một bài giảng hùng hồn, có
sức lôi cuốn và hấp dẫn những người
khác trở về cùng Chúa, như người xưa đã
nói:
-
Lời nói như gió lung lay,
Việc
làm như tay lôi kéo.
Ngày
kia vua Tấn văn Công đi săn và bị lạc ở
trong rừng, may thay gặp một người câu cá tên là
Ích Ngư, vua nói:
-
Ta đây là vua, chú đưa ta ra, ta sẽ ban thưởng.
Người câu cá hèn hạ nói: - Nếu được
phép thì tôi xin hỏi một đôi lời.
Nhà
vua bằng lòng. Người câu cá bèn nói tiếp:
-
Chim hồng sống ở bờ biển, chán biển đến
sống ở chỗ ao tù sẽ sa vào bẫy. Ba ba sống
ở đáy vực sâu, chán vực sâu lên sống ở bãi
sẽ bị chài lưới. Nhà vua ở đền sao
lại đi săn và lạc vào rừng sâu thế này.
Nhà
vua khen:
-
Chú nói hay quá.
Sau
đó, nhà vua bảo người tùy tùng ghi địa
chỉ để khi về sẽ gửi quà tặng. Người
câu cá bèn trả lời:
-
Ðức vua ghi địa chỉ làm chi. Xin đức vua hãy
tôn kính trời đất, bảo vệ bờ cõi, thương
yêu dân chúng là tức khắc bầy tôi này đã
được trọng thưởng. Bằng không thì dù
nhà vua có ban phần thưởng thế nào, bày tôi cũng
sẽ không thể an tâm mà hưởng dùng.
Cũng
vậy, mỗi người chúng ta hãy lo sống đạo
và chu toàn bổn phận của mình, thì dù không giảng
giải, không nói năng, chúng ta cũng đã làm chứng
cho Chúa.
Bởi
vì, đời sống đạo đức của chúng ta
chính là một thứ ánh sáng chiếu tỏa, để
những người chung quanh sẽ nhận biết Chúa.
LỜI
NGUYỆN GIÁO DÂN
CHỦ
LỄ: Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta vui
mừng hân hoan vì Chúa sắp đến. Chính trong bàu khi hân
hoan vui mừng ấy, hợp cùng Giáo hội, chúng ta hãy
tha thiết nguyện cầu:
Lạy
Chúa, Gioan tiền hô đã làm trước rồi
mới giảng sau. Thực vậy, ông đã vào trong
hoang địa, sống một cuộc sống khắc
khổ, ông còn khiêm nhường tự nhận mình
chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc, không
xứng đáng cởi dây giày cho Ðức Kitô. Xin cho
mọi thành phần dân Chúa sống trong lòng Giáo
hội cũng biết nói những gì mình nghĩ và làm
những gì mình nói để trở thành những
chứng nhân cho Chúa.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, khi Chúa xuất hiện, Gioan tiền hô đã
giới thiệu Chúa cho mọi người: đây chiên
Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian. Xin cho
chúng con cũng biết giới thiệu Chúa cho những
người anh em Việt Nam chúng con.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, ngay từ hồi còn tấm bé, chúng con đã
được diễm phúc lãnh nhận bí tích Rửa
tội. Xin cho mỗi người chúng con luôn thực
thi những điều Chúa truyền dạy, nhờ
đó sống xứng đáng với địa vị
là con cái Chúa.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
KẾT
THÚC: Lạy Chúa, Gioan tiền hô đã sống một
cuộc sống khắc khổ: mặc áo lông lạc đà,
thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật
ong rừng. Xin cho chúng con cũng biết chấp nhận
những gian khổ vì lòng yêu mến Chúa, để
những hy sinh chúng con chịu sẽ trở thành những
cọng cỏ khô sưởi ấm cho Chúa. Chúng con
cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG
Ngày 22.12.2002
ÐỌC
LỜI CHÚA: Lc 1,26-38
Khi
ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến
một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với
một trinh nữ đã đính hôn với một người
tên là Giuse, thuộc chi họ Ða-vít, trinh nữ ấy tên
là Maria.
Thiên
Thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: Kính chào trinh
nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng
trinh nữ.
Nghe
lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi
lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên Thần liền thưa:
Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa
với Chúa. Nầy trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh
một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ
nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng
Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ða-vít
tổ phụ Người. Người sẽ cai trị
đời đời trong nhà Giacób và triều đại
Người sẽ vô tận.
Nhưng
Maria thưa với Thiên Thần: Việc đó xảy
đến thế nào được, vì tôi không biết
đến người nam?
Thiên
Thần thưa: Chúa Thánh Thần sẽ đến với
trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm
trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là
Ðấng Thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Và
nầy, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ
thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được
sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì
không có việc gì mà Chúa không làm được.
Maria
liền thưa: Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như
lời Thiên Thần truyền. Và Thiên Thần cáo biệt
trinh nữ.
SUY LỜI CHÚA: XIN VÂNG
Gần
kề với lễ Giáng sinh, Giáo hội muốn chúng ta
chiêm ngưỡng khuôn mặt Mẹ Maria. Mẹ đã thưa
lên lời xin vâng và đã trung thành với lời xin vâng
ấy.
Chắc
hẳn ngay từ những ngày tháng còn thơ ấu, bà thánh
Anna và ông thánh Gioan Kim đã dạy cho Mẹ biết Thiên
Chúa là một người cha nhân từ luôn yêu thương
chăm sóc chúng ta, cho nên hãy tin tưởng phó thác nơi
Ngài, đồng thời hãy khao khát trông đợi Ðấng
Cứu Thế. Mẹ sẵn sàng để Chúa hướng
dẫn, cho dù không biết được con đường
của Chúa sẽ dẫn tới đâu. Thực vậy,
bấy giờ Mẹ đã đính hôn cùng thánh Giuse và có
lẽ hai người đã quyết tâm sống tận
hiến cho Thiên Chúa. Nhưng rồi Thiên Chúa đã
chọn Mẹ. Sứ thần Gabriel đã tới thăm
viếng và tỏ lộ cho Mẹ biết vai trò Thiên Chúa
đã dành cho Mẹ, đó là trở nên Mẹ của Ðấng
Cứu Thế. Sau những giây phút ngạc nhiên và lo
lắng, Mẹ đã thưa lên:
-
Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời sứ
thần truyền.
Một
lời xin vâng quyết liệt đã xoay chuyển toàn
bộ cuộc đời của Mẹ. Chỉ ít lâu sau
lời xin vâng này, Mẹ đã đau khổ rất
nhiều trước thái độ nghi ngờ của thánh
Giuse khi thấy Mẹ mang thai. Thế nhưng vì đã tin tưởng
phó thác cho Thiên Chúa, nên Mẹ đã giữ sự im
lặng, bởi chính Thiên Chúa sẽ làm sáng tỏ vấn
đề và sẽ giúp cho thánh Giuse được
hiểu.
Trong
lúc Mẹ và thánh Giuse chuẩn bị ngày Chúa chào đời
tại Nagiarét, thì Thiên Chúa lại nhìn sự việc
một cách khác. Với lệnh truyền của hoàng đế,
Mẹ phải xuống Bêlem để đăng ký nhân
hộ khẩu và rồi Chúa Giêsu đã phải sinh ra trong
cảnh nghèo túng của máng cỏ đêm đông. Mỗi
biến cố là một dấu chỉ nói lên thánh ý
của Thiên Chúa. Trong từng giây từng phút và trong
từng sự kiện suốt cả cuộc đời,
Mẹ không ngừng xin vâng trước ý định muôn
thuở của Thiên Chúa và thực hiện một cách
trọn vẹn ý định thánh thiện ấy. Và đỉnh
cao của lời xin vâng phải là đau khổ thập
giá.
Ðúng
thế, Mẹ luôn kết hiệp với Chúa và chia sẻ
những khổ đau Chúa phải chịu. Cũng như các
Tông đồ, hẳn Mẹ đã được Chúa báo
trước về cuộc tử nạn. Mẹ đã
lắng nghe và ghi nhớ trong lòng.
Rồi
khi cuộc tử nạn bắt đầu. Chúa hấp
hối trong vườn cây dầu và Ngài đã phải kêu
lên:
-
Lạy Cha xin cất chén đắng này xa con, nhưng không
theo ý con, một vâng ý Cha mà thôi.
Chúa
cảm thấy như gánh tội lỗi đè nặng trên
mình.
Còn
Mẹ mặc dù lúc ấy không có mặt trong vườn
cây dầu, nhưng chắc chắn Mẹ cũng đã
chia sẻ gánh nặng và những khổ đau của Chúa.
Rồi
đêm hôm đó Chúa đã phải chịu biết bao nhiêu
cực hình, nào là bị đánh đòn, bị đội
mạo gai. Mẹ luôn kết hiệp với Chúa. Thân xác
Chúa rách nát thì thân xác Mẹ cũng đớn đau.
Chúa
đã kêu lên:
-
Một vâng theo ý Cha mà thôi.
Mẹ
cũng thưa:
-
Này tôi là tôi tá Chúa.
Mẹ
luôn xin vâng, dù gặp phải những hoàn cảnh đen
tối và đau đớn nhất.
Và
sau cùng là cây thập giá trên đỉnh đồi Canvê.
Mẹ đã theo Chúa trên đường lên núi Sọ.
Mẹ đã chứng kiến cảnh tượng quân lính
đóng đanh Chúa. Và rồi Mẹ đã đứng
lặng dưới chân cậy thập giá để
chứng tỏ rằng Mẹ luôn kết hiệp và chia
sẻ với Chúa. Và như vậy Mẹ đã đi cho
tới tận cùng lời xin vâng của mình.
Còn
chúng ta thì sao? Chúng ta đã có thái độ nào trong
những giờ phút đau khổ và cay đắng, chúng
ta đã phản ứng ra làm sao trước thánh ý
của Thiên Chúa.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
CHỦ
LỄ: Anh chị em thân mến, phụng vụ Chúa
nhật thứ tư mùa vọng đã làm nổi bật
khuôn mặt Mẹ Maria. Hiệp ý với Mẹ và tất
cả những ai đang chờ mong Chúa đến, chúng ta
hãy cầu nguyện:
Lạy
Chúa, Mẹ là người đầu tiên được
diễm phúc có Chúa ngự trong cõi lòng của mình. Xin
cho mọi Kitô hữu biết thực thi lý tưởng
của mình, đó là có Ðức Kitô trong tâm hồn và
mang Ðức Kitô đến cho người khác.
Lạy Chúa, chúng con càu xin Chúa.
Lạy
Chúa, với lời xin vâng trong hoạt cảnh
truyền tin, Mẹ đã cộng tác với Chúa trong công
cuộc cứu độ nhân loại. Xin cho mọi người
giáo dân Việt Nam chúng con biết noi gương Mẹ
cộng tác với Chúa để đem ơn cứu
độ đến cho bản thân và cho người khác.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
Lạy
Chúa, Mẹ không phải chỉ xin vâng trong hoạt
cảnh truyền tin, mà hơn thế nữa còn xin vâng
ở mọi noi và mọi lúc. Xin cho mỗi người
chúng con biết noi gương Mẹ chu toàn thánh ý Chúa
trong mọi hoàn cảnh, khi vui cũng như lúc
buồn, như lời kinh Chúa đã dạy: ý Cha
thể hiện dưới đất cũng như trên
trời.
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa.
KẾT
THÚC: Lạy Chúa, trong những ngày này xin cho chúng con
biết sống tinh thần sám hối, khử trừ
tội lỗi để tâm hồn chúng con thực sự
trở thành một hang đá máng cỏ sống động
cho Chúa nhử đến. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức
Kitô Chúa chúng con.