Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

NHỚ VÀ QUÊN

Lm Nguyễn Hồng Giáo, ḍng Phanxicô

Thật may cho ta: Thiên Chúa là Đấng hay nhớ nhưng đồng thời cũng dễ quên. Người nhớ ǵ và quên ǵ?

Thiên Chúa Hay Nhớ.

Kinh Thánh cho ta thấy rơ Thiên Chúa là Đấng hay nhớ và nhớ lại. Người nhớ và nhớ lại giao ước của Người, những lời Người đă hứa với các Tổ phụ, và như thế là để thương xót, tha thứ và cứu chữa. Có những thời gian lâu dài Người im hơi lặng tiếng, có vẻ như Người bỏ mặc đă lăng quên Dân riêng ḿnh, kỳ thực th́ Người không bao giờ quên họ, nhưng luôn ra tay hành động cứu giúp họ vào đúng lúc Người định. Khi kêu gọi ông Môsê, Người phán: "Chính Ta đă nghe thấy tiếng rên siết của con cái Israel đang bị người Ai-cập bắt làm nô lệ, và Ta đă nhớ lại giao ước của Ta. V́ vậy ngươi hăy nói với con cái Israel: Ta là Đức Chúa. Ta sẽ cứu các ngươi ..."(Xh 6,5).

Thiên Chúa luôn tỏ ra là Đấng trung tín, nghĩa là "một lời" thôi, trước sau như một. Cho dù Dân có phản bội Người trăm ngàn lần đi nữa th́ Người vẫn không rút lại lời đă hứa là chăm sóc Israel như dân riêng, như con cái. "Đây lời Chúa phán. Giêrusalem nói: Chúa đă bỏ tôi, Người đă quên tôi mất rồi. Nhưng lẽ nào người đàn bà có thể quên con dại của ḿnh và không âu yếm đứa con ḷng bà đă sinh ra? Mà cho dù bà có quên đi nữa th́ Ta, Ta sẽ vẫn không quên nó" (Is 49,15).

T́nh thương và ḷng trung thành của Chúa, đó là thế mạnh của Dân; họ thường nại vào đó để cầu nguyện. Chẳng hạn, ông Môsê cầu bầu cho dân phản nghịch: "Xin Ngài nguôi cơn thịnh nộ và xin thương đừng hại dân. Xin Ngài nhớ đến các tôi tớ Ngài là Abraham, Isaac và Israel" (Xh 32,12). Trong cơn hoạn nạn, bà Esther đă kể lể: "Lạy Chúa, trong chi tộc của cha ông, từ khi lọt ḷng mẹ, c̣n từng được nghe biết là chính Ngài đă chọn Israel giữa muôn vàn dân tộc, đă tuyển chọn cha ông chúng con giữa muôn bậc tiền bối của các ngài để làm thành gia nghiệp. Ngài thực hiện cho cha ông chúng con mọi điều Ngài đă hứa. Nay chúng con đă phạm tội trước nhan Ngài ..."(Et 4,17). Và ngôn sứ Mica: "Lạy Chúa, Ngài lại tỏ ḷng thương xót với chúng con. Ngài thắng vượt tội lỗi chúng con. Chúa ném tội chúng con xuống đáy biển, ban ḷng thành tín của Ngài cho Giacop và t́nh thương của Ngài cho Abraham như đă thề với tổ phụ chúng con từ thuở trước' (Mk 7, 19-20)

Trong Tân Ước, cả ông Giacaria lẫn Đức Mẹ Maria khi nh́n lại lịch sử cứu độ, đều có những nhận định và tâm t́nh như nhau:

..."Người sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù ...
sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
và nhớ lại lời xưa giao ước
" (Kinh Benedictus)

"Chúa độ tŕ Israel tôi tớ của Người
như đă hứa cùng cha ông chúng ta
v́ Người nhớ lại ḷng thương xót
dành cho Tổ phụ Abraham
và cho con cháu đến muôn đời
"(Kinh Magnificat)

Thiên Chúa Dễ Quên.

Đọc Kinh Thánh, ta gặp một bản kịch gồm 3 hồi thường được lặp đi lặp lại: (1) Dân Chúa bất trung và bị tai họa (điều mà họ cảm nghiệm và giải thích như là h́nh phạt của Chúa để cảnh cáo họ); (2) Dân quay về với Chúa trong tâm t́nh sám hối ăn năn; (3) Chúa ra tay cứu vớt họ và đưa họ trở lại sống trong t́nh nghĩa với Người.

Bài học lịch sử mà Dân Chúa, trong đó có Mẹ Maria và ông Giacaria, đă rút ra được là: trung thành với giao ước và đi theo đường lối Chúa sẽ đưa tới hạnh phúc, c̣n bất trung thất tín th́ mang lại tai họa; nhưng Thiên Chúa luôn tỏ ḿnh ra là "Thiên Chúa của các Tổ phụ", "là Đấng từ bi, nhân hậu, chậm bất b́nh và giàu t́nh thương", và cuối cùng t́nh thương đó bao giờ cũng chiến thắng mọi tội lỗi của Dân. Cũng có những lúc, v́ hết chịu nổi ḷng dạ đổi thay của họ, Người đă quyết "thanh toán" họ một lần cho xong, nhưng rồi lại không đành. Chỉ cần một dấu sám hối nhỏ xíu thôi hay một lời cầu bầu của một người công chính như Abraham, như Môsê là Ngươi từ bỏ ư định trừng phạt ngay. Giận là giận vậây thôi. Giận mà không dữ, không oán, không ghét. Giận th́ giận mà thương th́ thương! Làm như bỏ mà ḷng dạ xốn xáng cứ mong được sum vầy. Răn đe không kết quả th́ nhỏ nhẹ, dịu dàng, van xin, năn nỉ:
Ta phải làm ǵ cho ngươi đây, Ephraim hỡi?
Ta phải làm ǵ cho ngươi, hỡi Giuđa?
T́nh yêu của các ngươi khác nào mây buổi sáng,
Mau tan tựa sương mai
!" (Hs 6,4).

Phụng Vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh lấy lại ư tưởng trên thật thảm thiết:
"Dân Ta hỡi, Ta đă làm ǵ cho ngươi? Hay là Ta đă làm phiền ḷng ngươi điều ǵ? Hăy trả lời cho Ta biết".

Vậy điều Chúa không quên là giao ước và ḷng thương xót dành riêng cho Israel, điều Người muốn quên và sẵn ḷng để quên là tội lỗi của Dân, là tất cả những ǵ mà, nếu Người cứ phải nhớ măi, th́ không những thiệt hại cho Dân mà cũng làm khổ cho chính ḿnh Người nữa. Rồi mọi chuyện lại tốt đẹp như thể đă chẳng có ǵ xảy ra. Bản kịch ba hồi bao giờ cũng có hậu, có một happy end.

V́ yêu thương, ḷng dạ của Thiên Chúa cũng mềm yếu, và về một phương diện nhất định, cũng hay đổi thay như ḷng dạ của một bà mẹ hiền. Rất may cho chúng ta!

Chúng ta cũng phải biết nhớ và biết quên.

Có hai điều Kinh Thánh thường nhắc nhở Dân Chúa hăy ghi ḷng tạc dạ và hăy suy đi gẫm lại, đó là: Giao ước và những kỳ công khác Chúa đă làm cho họ. Đứng đầu các kỳ công ấy, là công cuộc giải phóng khỏi ách đô hộ bạo tàn của Ai-cập: "Ngươi hăy nhớ ngươi đă làm nô lệ tại đất Ai-cập, và Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đă dang cánh tay mạnh mẽ, uy quyền đưa ngươi ra khỏi đó" (Đnl 5, 15). Aân huệ này được nhắc tới nhiều nhất trong Kinh Thánh, mỗi lần Israel nh́n lại lịch sử ḿnh. Đồng thời họ cũng được nhắc nhở phải nhớ lại tội lỗi ḿnh để sám hối, ăn năn.

Người Kitô hữu chúng ta ngày nay cũng phải làm như thế.

Nhớ rằng ta cũng là một dân của giao ước--giao ước mà Chúa Giêsu Kitô đă thiết lập cho ta bằng sự chết và phục sinh của Người. Bí tích Thánh Tẩy đă làm cho ta nên con dân của Chúa. Tất cả đời sống Kitô hữu của ta đặt trên cơ sở đó, khai triển ơn nền tảng đó. Kinh Thánh Tân Ước và Phụng Vụ của Hội Thánh cũng hiểu ơn đó như một cuộc giải phóng, đưa ta từ bóng tối đến ánh sáng, từ cơi chết qua cơi sống, từ nô lệ đến tự do. Đêm vọng Phục Sinh kết thúc Mùa Chay thánh hằng năm, luôn có nghi thức đọc lại lời tuyên xưng và cam kết của bí tích Thánh Tẩy trong niềm hân hoan và ánh sáng tưng bừng, đúng là một lễ kỷ niệm long trọng Giao Ước của ta. Với ta cũng như với dân Israel xưa, "sống" hay "chết", "hạnh phúc" hay "bất hạnh" hệ tại ở chỗ "trung thành" hay "bất trung".

Nhớ lại muôn vàn ơn huệ Chúa đă ban cho ta để tán dương và cảm tạ. Trong các kinh quen thuộc đọc hằng ngày, có kinh Cám Ơn và kinh Aên Năn Tội tóm tắt lại những ân huệ lớn lao nhất: ơn được sống làm người, ơn được làm con Chúa trong ḷng Giáo Hội, ơn được Chúa cứu chuộc nhờ sự Nhập Thể, sự Chết vá Sống Lại của Con một Người.

Chúng ta c̣n phải nhớ lại tội lỗi của ḿnh để sám hối và canh tân. "Ta trách ngươi điều này: ngươi đă để mất t́nh yêu thuở ban đầu. Vậy hăy nhớ lại xem ngươi đă từ đâu rơi xuống, hăy hối cải và làm những việc ngươi đă làm thuở ban đầu" (Kh 2, 4-5). Tâm t́nh sám hối khác với mặc cảm tội lỗi hoặc áy náy lương tâm và dằn vật ḿnh; tâm t́nh này đóng khung con người lại trong quá khứ mà họ không thể dứt ra khỏi; c̣n sám hối th́ mang lại giải thoát, hướng người ta về tương lai cho một đổi mới.

Nhưng có những thứ lỗi lầm ta phải cố gắng quên đi, đó là lỗi lầm của kẻ khác đối với ta. Quên đi nghĩa là tha thứ. Về mặt tâm lư, dĩ nhiên có những điều tệ hại tha nhân làm cho ta, ta không thể quên được. Đó là việc tự nhiên, không có ǵ xấu. Nhưng ta phải cố gắng quên chúng đi nghĩa là không để cho kư ức về chúng tiếp tục tác động một cách tiêu cực trên thái độ cư xử và hành động của ta đối với họ.

Nhớ điều đáng quên (hay nhớ lại cũng thế), ta sẽ làm khổ ḿnh hoặc làm khổ kẻ khác, hoặc "phí sức" một cách vô ích, nhưng quên điều đáng nhớ, ta sẽ dễ mắc thiếu sót, lỗi lầm và khó tiến bộ được, mà quên điều hệ trọng phải nhớ liên quan tới "số phận" đời ta, ấy là liều ḿnh "đánh hỏng" chính cuộc đời.

Copyright © 2001 by Nguoi Tin Huu.