Tôi và Thiện học khác phân khoa, nhưng cùng ở
cư xá sinh viên Sognsvann, hai dăy nhà chỉ cách một
băi cỏ xanh, thường bắt cùng chuyến xe
điện tới Blindern. Lúc đầu chúng tôi hay
ngồi gần nhau, có thể chỉ là t́nh cờ, có
thể v́ trong tiềm thức tôi ṭ ṃ muốn ḍ la
hắn người nước nàọ Một hôm
hắn để mắt đâu không biết, mà để
đầu gối va vào cây cột sắt trên xe, đau
điếng, kêu "Ái!" thay v́ "Au!"* , tôi
biết hắn là người Việt. Nhưng
đương nhiên tôi không làm quen trước; ngược
lại tôi c̣n thấy sau khi sự ṭ ṃ đă
được thỏa măn, tôi không c̣n lư do ǵ để
"t́nh cờ" ngồi gần hắn trong một
chuyến tầu có tới bốn toa thênh thang. Đến
buổi họp mặt sinh viên Việt Nam đầu
tiên trong niên học, h́nh như vào dịp Trung Thu,
chúng tôi mới "nhận đồng bàọ"
Thiện nói biết tôi là người Việt do cái
lần tôi nhường chỗ cho một cụ già.
Tôi nói cứ tưởng Thiện là người
Chà-và lai cho đến khi nghe tiếng kêu
"Áị" Suốt buổi họp mặt chúng
tôi ngồi bên nhau và tôi thấy nói chuyện với
Thiện không nhàm chán lắm. Thiện nói lối
trắc nghiệm về tiếng kêu đau của tôi
gợi ư cho hắn sau này sẽ đi chuyên ngành
sản khoa, và trong sản khoa sẽ chuyên nghiên
cứu về tiếng khóc đầu tiên của con người
- người da đen, da vàng, da trắng khi lọt
ḷng mẹ khóc thế nào, và đứa trẻ Na-uy
với đứa trẻ Việt Nam sẽ khóc
tiếng ǵ. Hay từ nguyên thủy tiếng khóc không
màủ
Hết năm thứ ba Thiện về Việt Nam để
làm bài khảo luận do ông thầy ruột giao: quan
sát hoàn cảnh sống, thuốc men, việc chữa
trị bệnh phong cùi tại một làng người
Thượng. Trên quê hương của nhà bác
học Armauer Hansen này chẳng c̣n bao nhiêu người
nghiên cứu về bệnh cùi, v́ thế ông giáo sư
muốn Thiện nối nghiệp ông.
Hôm nay ngày đầu một năm học mới, tôi
và Thiện lại ngồi đối diện nhau trên
xe điện. Thiện c̣n cháy nắng nhiệt đới,
và mặt mày hốc hác, càng làm nổi bật hàng mi
cong như con gái, và đôi mắt đăm chiêu
thấy... ghét. Chúng tôi ngầm đồng ư không nói
chuyện với nhaụ Tôi nghĩ nói tiếng
Việt th́ kỳ, mà nói tiếng Na-uy càng... kỳ hơn,
v́ hành khách bên cạnh sẽ bắt được
nội dung câu chuyện và biết chúng tôi là người
Việt Nam. Là người Việt Nam, chẳng
việc ǵ phải xấu hổ, nhưng chẳng
cần bạ đâu cũng la to lên căn cước
của ḿnh, nhất là sau những vụ đâm chém
gần đây mà có người Việt nhúng tay,
mỗi sáng mở radio nghe tin tức tai nạn đêm
qua tôi cứ lo ngay ngáy nó phát ra hai chữ Việt Nam.
Tới trạm xuống, chúng tôi đi chậm
lại, nhường bước cho đám hành khách -
hầu hết là sinh viên - hối hả tuôn ra
cửa, lên trường. Thiện lôi trong ba-lô ra
một cây sáo tre dài chừng hơn gang tay đưa
cho tôi:
"Quà Việt Nam cho bà."
Tôi nói cám ơn rồi kê môi thổi mấy tiếng
tút tít. Ḷng tôi vui vui, trong nắng thu trời trong.
Thiện kể công:
"Chỉ ḿnh bà có quà đấỵ"
Tôi cảm động, nhưng làm tỉnh:
"Dữ hôn!"
Khi chúng tôi đi trên cây cầu sắt bắc qua
đường rầy, tôi hỏi:
"Về Việt Nam chắc vui lắm?"
Tôi hỏi như thế v́ đa số người
đi Việt Nam về đều mở đầu
câu truyện "Vui dễ sơ.." Thiện lơ
đăng:
"Có ǵ mà vuỉ ... Nhưng mà nhiều truyện
để kể lắm."
Tôi nghiêng đầu tỏ vẻ lắng nghe:
"Kể nghe!"
Thiện lấy hơi như sắp đổ ra
một bầu tâm sự, nhưng lại chép miệng:
"Bắt đầu từ đâu bây giờ?"
Tôi gợi ư:
"Nghe nói đồ ăn ngon và rẻ như bèo,
phải không?"
Thiện nh́n tôi, vẻ lạ lẫm:
"Th́ tương đối rẻ."
"Nghe nói tôm hùm bự, hai người ăn mới
xuể, chỉ có 100 kr, phải không?"
"Tôi không biết."
"Ông có ăn thịt chó không?"
Thiện không hưởng ứng câu hỏi đùa
của tôi, hững hờ:
"Không."
Tôi nhận ra thái độ lạnh nhạt ngang xương
của Thiện, nhưng muốn trắc nghiệm
lần chót, hỏi thêm một câu đùa khác:
"Người ta về Việt Nam cưới
được cả vợ đẹp. Ông có đặt
cọc được cô nào chưả"
"Rồị"
Rơ ràng là anh chàng này vừa giở chứng. Sau hai
tháng hè xa cách, trong đó có một tháng thật xa,
không có liên lạc ǵ ngoài một tấm bưu
ảnh cô gái Thượng của Thiện, lúc này tôi
chờ đợi một cuộc gặp lại
vồn vă hơn, chứ không phải những câu nhát
gừng. Tôi im lặng, bực bội, nhưng vẫn
chờ đợi Thiện nói một câu ǵ dài hơn,
thân thiện hơn, ví dụ cải chính chuyện
lấy vơ.. Tôi biết anh nói chơi, nhưng
biết bao nhiêu chuyện lạ lùng xảy ra ở
Việt Nam với người khác, cũng có thể
xảy ra với Thiện được vậỵ
Ví dụ có người bị thầy thuốc tây
chê, về Việt Nam chữa bệnh bằng bùa
ngải, lại hết bệnh, nhưng không hết
hẳn. Một người quen của má tôi than
phải gởi tiền về nuôi bùa, mỗi năm
vài lần, chậm trễ là bị bùa vật ói
máụ Biết đâu Thiện chẳng bị cô nào
chuốc bùa... yêụ Mà bùa trên rừng thiêng nước
độc của người Thượng lại
càng đáng gờm hơn. Vừa thương, vừa
sợ, vừa giận, tôi đi bên Thiện mà không
yên. Tôi cà cà ngón tay vào đầu cây sáo t́m cảm
giác đau cho đỡ bứt rứt trong ḷng. Bước
chân Thiện cũng có vẻ nặng nề. Chắc
hắn cũng đang khó chịu như tôị Nhưng
hắn đâu có quyền khó chịu chứ? Tôi đang
niềm nở hỏi thăm, tự nhiên hắn
giở chứng... á khẩụ
"Ê! Về Việt Nam, lây bệnh á khẩu rồi
ha??"
"Tôi chỉ định làm ḥa trong danh dự,
thế mà hắn sửng cồ như con nhím:
"Tôi lây nhiều thứ bệnh lắm. Cây sáo tôi
cho bà cũng lây cùi rồi đó!"
Tôi biết Thiện hù để chọc tức tôi,
nhưng sẵn đang bực ḿnh, tôi liệng cây sáo
vào bụi cây bên đường, nói:
"Ghê!"
Rồi ù té chạỵ
*
Nghĩ tới vụ bùa ngải, tôi cảm thấy
tội nghiệp Thiện và hối hận về
cử chỉ nóng nảy của ḿnh, hôm sau trở
lại bụi rậm t́m cây sáo, nhưng không
thấỵ Tuy vậy ư nghĩ Thiện bị
"bùa yêu" làm cho tôi không thể làm ḥa trước
được. Cả tuần rồi tôi tránh gặp
Thiện. Tôi đón xe chuyến trước hoặc
chuyến sau và ít ra băi cỏ nằm giữa hai dăy
nhà. Cuối tuần tôi về với ba má, nhưng
ḷng vẩn vơ trên cư xá Sognsvann. Chiều chủ
nhật trở lên đại học xá, tôi mang theo
cây sáo bạc, mà ba má cho nhân dịp tôi 18 tuổi,
định sẽ ghi tên học sáo lại, và sẽ
thổi thật hay cho đời biết taỵ Đêm
đó tôi nằm mơ thấy Thiện bị đóng
đinh. V́ tội chở lậu một cô gái ra
khỏi Việt Nam, bị bắt quả tang. Trong mơ
tôi biết là Thiện bị gài bẫỵ Khi tôi
nấp trong bụi coi Thiện bị đóng đinh,
có một ông già mà trong mơ tôi thấy giống cái
ông già điên hay đi chữ chi trong sân trường
đại học, rỉ tai tôi nói bằng tiếng
Na-uy "Thằng đó v́ mê cô gái Thượng, nên
bị đóng đinh." Nghe ông nói tôi nh́n kỹ
th́ thấy cô gái Thượng chính là cô gái trong
tấm bưu ảnh Thiện gởi cho tôị Sáng
thức dậy tôi áy náy v́ trong mơ đă không
cứu Thiện. Tôi đáp chuyến xe thường
lệ th́ gặp Thiện đang ngơ ngác như
chờ aị Thấy tôi, cái mặt đen như lai
Chà-và sáng rỡ. Chúng tôi ngồi bên nhau ở toa
cuối cùng. Xe lăn bánh êm, trườn tới lúc
nào tôi không haỵ Thiện hỏi:
"Bà về Kristiansand có vui không?"
Câu hỏi cố giấu vẻ ân cần của
Thiện làm tôi dịu ḷng, nhưng nhớ lại câu
hỏi tương tự của tôi tuần trước,
mà đă bị phá ngang, tôi cố làm ra vẻ đanh
đá:
"Có ǵ mà vui... Nhưng nhiều chuyện kể
lắm."
Thiện hào hứng:
"Kể nghe!"
"Ông bị bỏ bùạ"
Thiện giật nảy người trên ghế:
"Ư! Sao có chuyện lạ vậỷ"
"Tôi mơ ông bị một cô Thượng bỏ
bùa... yêụ"
Thiện tưởng tôi bịa chuyện nói bóng gió,
đôi mi dài chớp chớp - càng giống con gái hơn.
Nhưng chỉ thoáng cái, người con trai liến
láu trở lại ngay, Thiện hù lại tôi:
"Có lẽ tôi bị bùa thật. Từ ngày đi
Việt Nam về, tôi bị ám ảnh hoàị"
Tôi sợ câu chuyện chuyển hướng lệch
lạc như bữa trước, nên không ngắt
lời, để Thiện tiếp tục gịng tư tưởng
và nỗi ám ảnh ǵ đó, có thể là chuyện
buồn trong gịng họ, bà con c̣n ở trong nước.
Quả nhiên Thiện nói tiếp:
"Tôi đang bị ám ảnh v́ những h́nh
ảnh đau khổ bên nhà. V́ thế bữa trước,
khi gặp bà tôi định bộc lộ một chút,
th́ bà hỏi 'có vui không,' tôi bị sốc. Nhưng
nghĩ lại hỏi một người mới đi
xa về 'vui không,' là câu b́nh thường. Tôi
xin lỗi bà."
"Xí, bày đặt."
Thế rồi, mặc dầu trên xe người lên
đông thêm, Thiện vẫn rù ŕ kể, bằng
tiếng Việt, về buôn Thượng và những
người bạn cùi, mà anh bảo tôi phải
gọi lịch sự là bệnh nhân phong. Khi chúng tôi
chia tay ở chỗ tôi vất cây sáo tre hôm trước,
Thiện nói:
"Chiều nay sang tôi coi h́nh."
Từ ngày cho tôi "lên tỉnh" học, má tôi
dặn đi dặn lại "con gái không được
để cho thằng con trai nào vô pḥng." Tôi ngoan
ngoăn giữ đúng giới răn đó, lại c̣n
tự giác áp dụng luôn vế ngược lại
"con gái không được vô pḥng con traị"
Nhưng sau hai năm thấy tôi khô rang không ai ngó
ngàng tới, bà lại sợ tôi thành "tiết
hạnh khả phong," không nhắc lại giới răn
"nam đáo nữ pḥng" nữạ Tuy nhiên chưa
bao giờ tôi "phạm giới luật." Nhưng
với Thiện, có biệt lệ: hắn nhu ḿ như
con gái, nhất là đôi mi cong. Tôi không áy náy khi sang
pḥng Thiện. Tôi đứng lóng ngóng giữa pḥng.
Thiện chỉ cho tôi chiếc ghế bành độc
nhất màu lục đậm, trên có để cái
mền len. Tôi nói thầm "khiếp, không biết
dẹp cái mền đi," và thay v́ ngồi
xuống, tôi lại gần bàn học của
Thiện. Tôi chỉ vào tấm h́nh một cô gái người
Thượng đang dệt vải:
"Đây có phải cùng cô gái hái chè trong tấm
thiệp ông gởi cho tôi từ Việt Nam không?"
"Không phảị Hai cô khác nhaụ 'Cố hái chè
tôi gởi cho bà là do hăng du lịch chụp, tŕnh bày
vẻ đẹp hoang dă của người Thươ.ng.
'Cố dệt vải này do tôi chụp, ghi lại h́nh
ảnh cái khung cửi mà cha mẹ tôi cho là thơ
mô.ng."
"Tôi chả thấy có ǵ thơ mô.ng. Nhưng
lạ la.."
"Hai tấm h́nh đó, chẳng tấm nào phản
ảnh đời sống hẩm hiu của người
Thượng mà tôi thấỵ"
Tôi nhớ lư do sang đây:
"Ông rủ sang coi h́nh. H́nh đâu, cho tôi
coỉ"
Thiện lấy ra một cuốn album. Chắc anh
xếp theo một thứ tự nào đó, mở đầu
là h́nh anh ngồi vênh váo trên cái xe Honda, bên cạnh
là cái bản đồ Việt Nam cắt từ
một tờ quảng cáo du li.ch. Anh nói:
"Đây là cái xe Honda tôi đi mỗi ngày từ
Đác Lác tới buôn Thươ.ng. Đường
đất đỏ gập ghềnh. Chạy xe từ
làng Kinh sang buôn Thượng, tôi có cảm giác như
vượt qua từ thế giới này sang hẳn
thế giới khác. (Thiện lật từng trang h́nh)
Bà coi nhé: Làng Kinh th́ trù phú, có nhà xây gạch, vườn
kiểng, vườn cà-phê, ụ tiêu kiểu hiện
đại trông như cái tổ ṭ ṿ vĩ đạị
Tới chân núi, sang buôn Thượng, con đường
hẹp hẳn lại, cây cối khô cằn v́
thiếu nước, toàn nhà sàn. Con heo, con gà ở
buôn Thượng cũng ốm o hơn ở làng Kinh.
Con người cũng vậỵ"
Lật tới h́nh anh chụp chung với một ông
già gầy đét, Thiện kể:
"Ông này là ông ngoại của cô gái dệt
vải kia, biết tiếng Pháp, và nói sơi tiếng
Việt, tôi đặt tên là thánh Gandhị ổng
giúp tôi nhiều lắm, kể nhiều truyện.
Ổng kể bộ lạc Jarai của ổng sống
từ nhiều đời trong rừng sâụ Thời
thực dân Pháp, họ bị lùa ra gần đường
cái quan, v́ Pháp nghi họ ủng hộ Việt Minh.
Thời ông Diệm, họ được đẩy
ra một chỗ khác, vào ấp chiến lược
để cách ly khỏi Việt cô.ng. Tới khi
'giải phóng thống nhất đất nước'
họ lại bị người từ ngoại ô Hà
Nội, Hải Dương tràn xuống lập
nghiệp và đẩy trở về rừng. Ổng
thấy tôi có cái mụt lẹo trên mí mắt, chà
chiếc đũa lên chiếu, áp vàọ Thế mà
sáng hôm sau mụn lẹo biến mất. Tôi hỏi
sao ông không dùng mẹo này chữa cho người cùi,
ông bảo cùi là do Trời làm, phải chịu
vậy, không chữa được."
Tới tấm h́nh một anh Thượng cao lêu nghêu
như cây sào, vai đeo gùi, mặt như mếu,
Thiện kể:
"Anh Don Quichote này là bồ của cô dệt
vảị Tôi thường thấy anh ta lẽo đẽo
theo sau mấy con ḅ để hốt phân, trân
trọng bỏ vào cái gùi đeo sau lưng. Tôi c̣n
nhớ măi những buổi sáng sương c̣n vương
vấn trên con đường đất đỏ.
Mỗi lần qua khỏi làng Kinh, quẹo vô buôn, tôi
thấy cuộc diễn hành thầm lặng: 'Don
Quichoté đi sau cùng, tới một con bê, ba con ḅ,
rồi dẫn đầu là thằng bé người
Kinh giắt ḅ. Khi tôi vượt qua đoàn diễn
hành, tới gần nhà ông Gandhi th́ thấy cô gái
buông khung cửi đứng dậy, ngóng đợị
Một hôm tôi không thấy anh ta đâu, nh́n vào
mấy con ḅ, thấy đít con nào cũng lủng
lẳng cái giỏ. Chủ ḅ cũng muốn giữ
phần cho ḿnh. Tôi hỏi ḍ ông Gandhi về chuyện
cháu gái ông với cậu này th́ ông kể là lúc
đầu anh ta làm ăn cũng không đến
nỗi tê.. Giỏi săn bắn và múa cạ Nhưng
anh săn bằng ná, mà người Kinh săn bằng
súng đạn ria, súng AK, và cả lựu đạn.
Dần dần không c̣n con mồi nào cho anh nữạ
Anh có nuôi được một con heo... 'mọị'
Tài sản duy nhất này cũng biến mất do cái
tính nghệ sĩ thích múa cạ Bà có coi phim tài
liệu của Pháp chiếu trên TV2 về người
Thượng Việt Nam không?"
"Phim ǵ?"
"Phim săn voi, trong đó có thấy lễ tế
trâụ"
"Thấỵ"
"Những cảnh như đoàn vũ nữ, ban
nhạc với trống, chiêng, khèn, có thể chỉ
là giàn cảnh. Nếu có thực, cũng không bao
giờ xảy ra tại buôn Thượng mà tôi đi
thăm. Họ không có lấy được một
cái chiêng. Lễ tế trâu, Ban thông tin văn hóa
huyện phải mang máy cát-xét và máy phóng thanh về
giúp vuị Khi nghe phát thanh một điệu nhạc
dân tộc Jarai, anh Don Quichote mê quá, gạ gẫm người
cán bộ thông tin, xin đổi bất cứ cái ǵ
để lấy điệu nhạc của dân
tộc ḿnh. Một tên thanh niên người Kinh láu cá
nào đó biết được nỗi đam mê
của chàng Thượng, bèn đưa một cái băng
cát-xét tới đổi heọ Anh Thượng mang băng
cát-xét về lắc hoài không nghe ǵ hết, mà
chẳng biết khiếu nại với ai, khóc hu hu
chán rồi lại cười hề hề. Mất con
heo, anh xoay qua 'nghề' nhặt phân ḅ."
Thiện chỉ lên tấm vải treo trên tường,
nói tiếp:
"Đó là tấm vải do cô gái dệt."
Rồi Thiện chỉ vào một tấm h́nh hai đứa
bé trần truồng ngồi bốc cái ǵ trong hai cái
gáo dừa:
"Hai đứa nhỏ này là em cô dệt vải,
tức cũng là cháu ông 'Gandhị' Cha mẹ chúng
bị cùi hết, không cho chụp h́nh. Đố bà
hai đứa đang ăn ǵ?"
"Các em ăn cái ǵ đen đen, không phải đậu
phọng cháy chứ?"
"Kiến đấỵ Chúng bốc kiến ăn,
như ḿnh ăn pop-corn."
Tới đây Thiện ngồi lặng thinh, mặc cho
tôi lật từng tấm h́nh những người Thượng
ngồi buồn thảm trước thềm nhà cḥi,
những đứa trẻ bụng ỏng như
những đứa trẻ Phi Châu trong cơn đóị
Những người cụt tay chân, người
sứt môi, lẹm mũi, mù mắt. Có người
thiếu một bộ phận, có người
thiếu hầu hết. Tôi bối rối, vừa ghê
sợ muốn lật cho qua nhanh, vừa như bị
níu áo phải quay lại nh́n. Khi tới tấm h́nh
chụp lớn một ống chân, Thiện lấy
ngón tay út chỉ vào một vật trắng như
hạt gạo ló ra từ một vết thương
sâu hoắm, nói:
"Con gịị"
Tôi rùng ḿnh, trả xấp h́nh lại cho Thiện,
muốn khóc:
"Sao có những người khổ như
vậy!"
Những tấm h́nh tôi coi bằng mắt h́nh như
đă in vào tim Thiện, và ảnh hưởng tới
cả đời sống hằng ngày của anh. Sáng
thứ bảy sau, v́ ba má tôi bận đi dự đám
cưới ngay tại Oslo, nên chiều mới chở
tôi về được. Buổi sáng, tôi sang
Thiện, rủ:
"Ḿnh đi ăn hủ tiếu, nhé?"
Thành phố Oslo có ba bốn tiệm ăn Việt Nam,
lúc đầu lèo tèo, bây giờ đă kéo được
sự chú ư của khách sành ăn bản xứ.
Thiện hỏi:
"Bây giờ giá bao nhiêu một tô hủ
tiếủ"
Câu hỏi của Thiện làm tôi ngạc nhiên, nhưng
tôi vẫn nói tỉnh:
"Ông bần tiện khỏi lo, tôi bao mà."
Thiện không giận:
"Bà bao tôi cũng phải hỏi chớ."
"Từ xưa tới nay hủ tiếu vẫn 50
kroner, không tăng giá, chỉ bớt vật liệu,
hai tôm c̣n một, không có lưỡi và tim heo như
trước, nhưng xá xíu và hẹ vẫn giữ
tiêu chuẩn cũ."
Thiện có vẻ chỉ quan tâm con số 50 kroner,
không quan tâm tới hành tỏi, lẩm bẩm tính
rợ, rồi nói:
"50 kroner thành 80.000 đồng Việt Nam, mua
được 20 kư gạo, nuôi một gia đ́nh
một tuần lễ..."
Tôi biết nhiều người đi Việt Nam
về mấy ngày đầu không dám tiêu pha ǵ
cả, v́ thói quen làm tính nhân hối suất. Phải
chờ vài tuần lễ sau, mới "lại
hồn." Tuy vậy, không được đi ăn
hủ tiếu một sáng thứ bảy đẹp
trời, tôi vẫn cảm thấy mất hứng. Có
lẽ Thiện thấy sự thất vọng của
tôi, nhỏ nhẹ:
"Để tôi làm cái ǵ ở nhà đăi bà."
"Ông biết làm cái ǵ nàỏ"
"Bánh ḿ trét margarin với đường, nướng
lên, ăn ngon hết xảỵ"
Chúng tôi ra bếp. Tôi làm theo công thức ông hà
tiện, ăn thấy cũng ngon miê.ng.
Một hôm trong căng-tin Frederike, nơi gặp gỡ
của mấy đứa sinh viên Việt Nam tụi
tôi, Thiện lượm khoanh bánh ḿ Đoan Ṛm ăn
dở, đút mồm nhai tỉnh bợ Mấy người
ngồi chung, trai có, gái có, kẻ th́ đạo
mạo như cụ non, kẻ láu táu như con nít vườn
trẻ, nhưng ai cũng quen với những tác phong
rất điên của nhau, không ai thắc mắc hành
vi của Thiện là tṛ đùa hay thật. Chỉ có
tôi xót xa trong ḷng.
Đôi mắt to với hàng mi dài của Thiện nh́n
đâu cũng thấy Việt Nam. Lên xe công cộng,
anh không ngại bị lộ căn cước
nữạ Anh nói chuyện một cách tự nhiên,
không bô bô, nhưng không rụt rè. Hôm xe điện
đ́nh công, tôi đă tính nghỉ học, Thiện
sang rủ tôi đi bộ tới trường, anh nói:
"Ở Việt Nam người ta đi bộ
mỗi ngày vài chục cây số, để kiếm
một mụn măng."
Tới một cái băi nhỏ, thấy những con chim
sẻ tíu tít lượm hạt kê từ một cái
giỏ treo trên một cành cây thấp, Thiện nói:
"Ở đây, con chim nhỏ cũng có người
nuôị Và bà thấy không, cái giỏ người ta
cũng treo khuất để chim lớn không giành
đồ ăn của chim nhỏ. C̣n
ở Việt Nam, trẻ con..."
Thiện chỉ bận tâm tới Việt Nam, tới
Gia Laị Anh bị các bạn đặt tên là
Thiện Gia Lai, hay đơn giản hơn, Thiện
Cùị Năng, biệt hiệu "Năng
Nổ," con người chuyên mặc quần áo
nhăn hiệu và chăm bón từng sợi ria mép, có
lần mất kiên nhẫn v́ Thiện cứ kể
truyện cứt ḅ với lại máu mủ cùi, trong
lúc chúng tôi ngồi uống cà-phê, xua tay nói:
"Đi chỗ khác nói chuyện dơ dáỵ"
Thiện ức:
"Tôi đâu có nói với anh. Tôi nói với... Phương
Thi mà."
Có điều lạ là càng nhiều người
tẩy chay Thiện, tôi càng thấy muốn gần
anh. Tôi thích được một ḿnh nghe Thiện
kể về Gia Laị Trước khi về gia đ́nh
nghỉ lễ Giáng sinh, tôi rủ Thiện đi trượt
tuyết, ngay trong rừng bên cạnh cư xá. Trong
bộ đồ trượt tuyết bó chẽn,
những nét khắc khổ của người thanh
niên bị ám ảnh về quê hương biến
mất, chỉ c̣n vẻ uyển chuyển, và..
sexỵ Thế mà lúc ngồi nghỉ chân uống
ca-cao, anh vẫn mơ về miền đất nóng
hổị Anh chỉ tay ra giải tuyết óng ánh dưới
mặt trời, nói:
"Giá mà đưa tuyết này về Gia Lai làm đá
nhận cho trẻ con ăn giữa trời nóng
bỏng, th́ chúng nó sướng biết bao!"
Tôi bốc một nắm tuyết, liệng ra xa:
"Trời đă phân phối thiên nhiên đa
dạng và đồng đềụ Như ở
đây ông muốn có nước biển ấm áp và
cát mịn của Việt Nam, đâu có được."
Thiện buồn:
"Ngay ở Việt Nam, không phải mọi người
được tắm nước biển ấm áp. Người
Thượng thèm khát từng hạt muốị"
Sau đó Thiện như chiều ư tôi, tạm bỏ
những cảnh ảm đạm, quay ra tả phong
cảnh rừng núi nhiệt đới, những đồi
chè, cây cà-phê và gịng suối mát. Giữa rừng
tuyết phủ và mặt hồ Sogn đóng băng,
nghe Thiện kể về rừng nhiệt đới,
tôi có một cảm giác ấm áp, gần gũi
một nơi tôi chưa bao giờ đặt chân
tớị Tôi sanh tại Na-uy và Cha Mẹ tôi là người
tị nạn chính tri.. Các Ngài nhất định
không về Việt Nam du li.ch. Tôi hiểu lư do của
Cha Mẹ, nên không đ̣i về. Nhưng tôi bắt
đầu nghe trong ḷng ḿnh những tiếng sáo xa xăm.
Tôi nhờ ông thầy dạy sáo phổ lại bài
"Mẹ trăm con", dân ca Jarai, do Phạm Duy sưu
tầm. Suốt kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh với
cha mẹ tôi tập bài đó. Chiều áp lễ,
Thiện điện thoại nói mấy câu chúc. Má
hỏi:
"Đứa nào vậỷ"
"Dạ, Thiện học chung trường."
"Con cái nhà ai vậỷ"
Ba đang vừa vỗ vỗ trên trán vừa lục
trong tủ kho xem có món quà ǵ có thể đáp lễ
một người năm nay tự dưng tặng quà
không. Tưởng ba không nghe thấy ǵ, một lúc
ông nói:
"Thằng Thiện học y khoa, con ông Ḥa phải
không?"
"Dạ, sao Ba biết vậỷ"
"Ba nó ở trong ban Trị sự hội Phật
giáọ"
Má nói với ba:
"Sao anh chị Ḥa có thằng con tên Thiện mà em
không biết cà?"
Người Việt ở Na-uy chỉ có chừng 14, 15
ngàn, qui tụ về thủ đô và phụ cận,
và năm, sáu tỉnh lớn. Quanh quẩn rồi cũng
có thể quen nhaụ Những gia đ́nh có con cái
tới tuổi cập kê thường hay ngắm nghé
nhaụ Bề ngoài các ông bà chê quan niệm "môn
đăng hộ đối" đă lỗi
thời, nhưng bên trong vẫn nhắm những
"hộ" ngang ngang, cho nó thoải mái con mắt,
khỏi phải nghển cổ lên, cũng không
phải cúi đầu xuống. Nhưng mức nào là
"ngang," giữa cuộc biển dâu này, thật
khó phân định lắm. Ví dụ cái bà bán cá kia
có con gái đậu kỹ sư nhất định
không chịu làm xui với ông cựu giám đốc
thủy lâm nọ có con trai làm thợ sửa khóạ
Tuổi trẻ chúng tôi lấy làm lạ nhưng
vẫn thích nghe những chuyện như thế
của người lớn. Nhiều đứa cần
biết để làm... nghịch lạị Y khoa
được coi là có giá nhất dưới mắt
các bậc cha mẹ, là cái triều thiên trong các đám
cưới, đám tiệc. Nhưng đối với
tôi, y khoa của Thiện chỉ là sự t́nh cờ,
một t́nh cờ lúc đầu hơi bất lợi
cho Thiện, sau nhờ vụ Gia Lai mới trở thành
có lợị Tôi bắt đầu cảm thấy
một y sĩ mà có ḷng th́ thật là vạn hạnh
cho đờị
Trở lại cư xá, tôi sang Thiện liền, mang
theo con búp bê và mấy món quà lặt vặt tôi
được trong dịp lễ, để Thiện
gởi về cho mấy đứa trẻ Việt Nam
của anh. Nhưng Thiện chưa lên. Tôi ṭ ṃ
lục trong hộc thư của Thiện xem có cái
thiệp tôi bỏ bưu điện trước khi
đi nghỉ không. Có. Tức là Thiện đă
về gia đ́nh rồi thiệp mới tới, và
tới không kịp lễ Giáng sinh. Tôi đọc
lại thiệp, và tần ngần sửa lại
một chữ.
Sáng thứ hai, khi đón xe điện đi học
tôi cũng không thấy Thiện. Chiều về
Thiện kêu điện thoại cho biết anh lên
trễ, nên đi thẳng vào lớp. Học xong, các
bạn rủ ở lại bàn việc ra báo sinh viên
Việt Nam và tổ chức Tết.
Sáng thứ tư chúng tôi cùng trống hai giờ đầu,
Thiện rủ tôi đi chơi với anh.
"Đi đâủ"
"Sang Nha khoạ"
Tôi nghĩ tới Loan, người đẹp bẻ răng,
có vẻ thích Thiện lắm, bèn duỗi ra:
"Sang thăm Loan ha?? Ông đi một ḿnh đị"
"Không phải thăm Loan, mặc dầu có liên
hệ tới Loan."
"Ǵ mà bí mật vậỷ"
'Chả là thế này: Bên đó họ cần làm
một thí nghiệm xem những người không súc
miệng buổi sáng th́ mồm miệng, răng
cỏ ra saọ Mỗi tuần 'kiêng' đánh răng
buổi sáng một lần, ba lần kiêng được
300 kroner. Họ không kiếm được người
t́nh nguyện, nên Loan giới thiệu tôị"
Tôi cảm thấy bực bội:
"Ông đem thân làm vật hy sinh cho người ta
thí nghiệm để lấy 300. Thảm quá!"
"Không phải tôi làm vật thí nghiệm cho người
khác, mà tôi thí nghiệm cho chính tôị Tôi chỉ
cần không đánh răng buổi sáng ba lần, mà
kiếm được số tiền tương
đương với thu nhập một năm của
một người Thượng khỏe ma.nh. Làm
việc này để cảm thấy sự khác
biệt chua chát thế nàọ"
Tôi dịu lại:
"Vậy chắc ông sẽ dùng số tiền này
để gởi về Việt Nam?"
Thiện tươi tỉnh:
"Đúng vậỵ Tôi sẽ bù thêm một ít và
gởi cho cô gái dệt vảị"
"Tại sao lại gởi riêng cho cô??"
"V́ tôi mới nhận được thư cô y
tá cho biết sở dĩ cô Thượng hoăn đám
cưới v́ chưa dệt xong áo cướị
Tấm vải cổ dệt để may áo cưới,
tôi đă vô t́nh mua mất rồi, để treo chơi
trên tường."
Tôi có cảm tưởng mấy người bên đó
đă thành bà con của Thiện. Anh nhờ người
nọ chuyển quà cho người kia, rồi người
kia báo tin tức về người no.. Trước
cửa trường Nha, tôi hỏi Thiện:
"Ông vào đó rồi răng cỏ có bị đục
đẽo ǵ không?"
"Không. Tôi chỉ thở vào cái b́nh cho người
ta coi hôi hám ra saọ"
Tôi thấy chung quanh không ai, nói:
"Ông thở tôi nghe có hôi không!"
"Thiện thổi phù ra, một luồng hơi nước
phà vào mặt tôi, không có mùi ǵ cả. Tôi nói:
"Không hôi lắm."
Ngày Tết Nguyên đán cho sinh viên Đại học
và các trường Cao đẳng Oslo được
tổ chức tại hội trường phân khoa Sinh
Hóạ Người tới đông ngoài dự
liệu của ban tổ chức. Sau bài diễn văn
khá hay nhờ... ngắn ngủn, tới các tiết
mục văn nghệ, ẩm thực. Tới mục
bán vé số, Thiện ghé tai tôi:
"Ḿnh tính sai rồị Để mục vé số
trước, tụi nó mua hết tiền, tới
mục lạc quyên th́ chỉ c̣n toàn tiền 10
ửre*"
Tôi cũng lo, nhưng an ủi:
"Không saọ Ăn thua Thiện khéo kêu
gọị"
Tiếng MC Nhơn đă vang vang:
"Vé số có giới hạn. Xin các bạn nhanh tay,
kẻo hết các... số trúng. Tiếp theo chương
tŕnh, và trong khi chờ đợi các chị đi bán
những vé số cuối cùng, tôi xin giới
thiệu... Thiện Cùi có đôi lời tâm sư.. Xin
cho Thiện Cùi một tràng pháo tay!"
Tiếng vỗ tay lẹt đẹt. Thiện lên sân
khấu một cách rất điệu (như hôm anh
mặc đồ chẽn đi trượt tuyết),
rút từ túi áo ra một tờ giấy viết
sẵn đọc:
"Thưa các bạn,
Tôi có nghe cha mẹ tôi kể về nguồn gốc người
Việt chúng tạ Đó là một bọc 100
trứng, nở ra 100 con, 50 con lên rừng, 50 con
xuống biển. Trong số con cái của những người
ra biển, có nhóm đi thật xa ra khơi, được
gọi là thuyền nhân. Nhiều thuyền nhân
sống sót sang bên kia bờ Thái B́nh dương, sang
Đại Tây dương. Riêng các bạn và tôi lên
tận Bắc Hải, được vui vẻ
ngồi đây, ca hát, học hành, ăn những
hạt gạo thơm nhất từ Thái Lan, những
con tôm mập mạp nhất từ Việt Nam,
những trái soài ngon ngọt nhất từ Pakistan.
Tôi là con của nhóm thuyền nhân, vừa về
Việt Nam để nh́n lại đời sống
của con cháu nhóm 50 người lên rừng... và
thấy ho...."
Thiện ấp úng, gấp tờ giấy viết
sẵn nhét lại vào túi áo, nói một cách tuyệt
vọng:
"Tôi... tôi dở quá, không biết nói, không
diễn tả được. ở nước ta có
khoảng 200.000 người cùi, mỗi người là
một bể khổ. Làm sao Thiện nói hết
được? Các bạn thấy người cùi bao
giờ chưả"
Các bạn có mặt, phần lớn sinh trưởng
tại Na-uy, lắc đầụ Thiện tự
trả lời:
"Tôi đă thấỵ Tôi chỉ gặp và nói
chuyện với 49 ngườị Nhưng tôi không
chắc 49 cái xác đó ráp lại thành được
mấy con người lành lặn, v́ có người
cụt chân, có người cụt tay, có người
mất môi, có người mất hẳn sống mũi,
có người mù mắt, có người ruỗng
một lá phổi..."
Thiện ngưng. Hội trường im lặng,
chờ đợị Anh hắng giặng nói tiếp:
"Tôi... tôi có thấy xác chết trong nhà cơ
thể bệnh viện, có sờ mó vào cơ thể
người tạ Nhưng tôi không sợ lắm, v́
tôi biết đó là những xác chết. Điều
làm tôi run sợ khi nh́n những người cùi c̣n
sống, là tôi thấy những linh hồn nguyên
vẹn trong những thể xác nhày nhụạ Và rơ
ràng là họ muốn sống, ham sống lắm. Bên
cạnh nỗi sợ hăi, là sự đau đớn
v́ tôi biết trong các thể xác tàn tạ đó có
mang nhiều 'ghen' chung với tôi..."
Không khí nặng nề trong hội trường.
Bỗng Năng nổ đứng lên:
"Ghê quá, mày có 'ghen' cùi chắc!"
Đôi lông mày Thiện nhíu lại, nhưng khóe
miệng cười hiền:
"Không hề có 'ghen' nào mang bệnh cùị Nhưng
anh Năng có lư ở điểm: trong tôi có máu
Việt Nam, mà nhiều người Việt Nam khác
đă bị cùi, th́ cũng có thể thể tới
phiên tôị"
Năng Nổ khệnh khạng:
"Mày cùi th́ tất cả đây nghỉ chơị"
Cái nhíu mày của Thiện bỗng làm tôi nhớ
lần đầu quen nhau, cũng trong hội trường
này, Thiện nói đùa sẽ nghiên cứu về
tiếng khóc đầu tiên của các giống ngườị
Thiện lắc đầu:
"Tôi... Thiện không tin..."
Thiện x̣e hai bàn tay trước ngực, như van
xin, nói tiếp:
"Thiện không tin các bạn sẽ bỏ Thiện.
Mà cho dầu các bạn lánh xa Thiện v́ sợ lây,
các bạn cũng để lại một chiếc
gậy cho Thiện chống, một nắm cơm cho
Thiện ăn, một b́nh nước, để
Thiện tiếp tục lên đường...
tránh."
Anh Đức hội trưởng lên đứng bên
cạnh Thiện, cầm micro:
"Các bạn ơi, tôi nghĩ Thiện nói như
vậy đă đủ rồị Chúng ta nên đáp
lại lời kêu gọi của Thiện, chúng ta hăy
cho những đồng bào bất hạnh kia một
chiếc gậy chống, một nắm cơm, một
b́nh nước. Tôi đề nghị chúng ta mở
cuộc lạc quyên chớp nhoáng. Xin các bạn
bắt đầu mở bóp.... Tiền quyên được
sẽ giao cho Hội Hansen tại Na-uy đưa về
buôn Thượng tại Gia Laị"
Tôi thấy anh Đức không hổ danh đàn anh
của chúng tôị Thiện được tiếp
sức, hoan hỷ bắt tay anh Đức:
"Cám ơn anh Đức nói thay em."
Cả hội trường lặng đi một lúc
rất lâu, cho tới khi Vinh khua trống đánh
rầm, ban nhạc chơi một bài ǵ đó. Và nhóm
Thắng, Oanh, Nini, Duyên, Thục Khanh bắt đầu
đi quyên tiền giúp người cùi Việt Nam. Tôi
ghé tai MC Nhơn:
"Sau khi lạc quyên xong, anh cho tôi tŕnh diễn
một màn cám ơn các nhà hảo tâm được
không?"
Tôi đă bí mật mang theo cây sáo bạc, không cho
Thiện biết trước. Nhơn nói:
"C̣n ǵ bằng nữạ Sao hồi giờ Phương
Thi giấu tài hoàỉ"
Quyên tiền xong, anh Đức lên tuyên bố:
"Kết quả cuộc lạc quyên bất ngờ
hôm nay cho làng phong Gia Lai là 3371 kroner. Xin cho một tràng
pháo taỵ"
Tràng pháo tay chưa chấm dứt, anh Đức khoát
tay:
"Chưa hết! Chúng tôi c̣n nhận được
tấm sếch 500 kr của bạn Năng."
Tiếng ồ ngạc nhiên pha tiếng vỗ tay
thật lâu trong hội trường. Liên, biệt
hiệu Thím Liên, đứng lên thi thố sở trường:
"Ê! sếch có tiền bảo chứng không đó,
Năng Nô??"
Năng Nổ ngồi im uống bia, không... phản
pháo, trong khi anh Đức rút ra một tờ giấy
viết tay đọc, có vẻ như dịch từ
tiếng Na-uy:
"Tôi kư tên dưới đây xin góp 500 kr cho đồng
bào cùi tại Gia Laị Kư tên Vương Duy Năng."
Thím Liên cong cớn:
"Tờ giấy lộn đó c̣n tệ hơn
tấm sếch không tiền bảo chứng
nữạ"
Thục Khanh nhảy lên cướp micro, nói:
"Xin các bạn nghe tôi nói: Khi tôi đi thâu
tiền, tới anh Năng, ảnh chỉ có 20 kroner
muốn giữ lại để lỡ đạp bánh
tráng có tiền đền, mà lại muốn ủng
hộ nhiều, nên ảnh hứa khi lănh học
bổng sẽ cho 500. Anh tự viết giấy cam đoan,
không thôi ra khỏi hội trường quên mất.
Chứ tôi không đ̣i, v́ tôi đây biết anh Năng
hứa là làm."
Tiếng vỗ tay xen tiếng cười vui vẻ.
Thục Khanh xuống, lại có Long "ngáo"
giằng micro:
"Thế thằng Năng Nổ đă 'hứa
hẹn' ǵ với Thục Khanh?"
Cả đám lại cười hô hố. Thục
Khanh tỉnh bơ lại ngồi gần Năng
Nổ. Cặp môi tuyệt đẹp của nó
trề ra, khiến nhiều anh con trai điên cái đầu,
đâm ghen với Năng Nổ. Thiện lên sân
khấu cám ơn:
"Cám ơn! Cám ơn! Tôi yêu tất cả các
bạn."
Có tiếng hô:
"Thiện Cùi mà làm như Michel Jackson không bằng
- 'I love you all!'"
Phút hồi hộp đă tới, MC Nhơn giới
thiệu:
"Để thay cho lời cám ơn của những
người bệnh phong gởi tới các bạn
hảo tâm, Phương Thi sẽ độc tấu
sáo bài 'Mẹ trăm con,' dân ca Jarai, do Phạm Duy
soạn lạị"
Tiếng huưt sáo inh ỏi làm tôi vừa mắc cỡ
vừa vui sướng. Trong tiếng hô hoán, tôi nghe
loáng thoáng tên nào tinh nghịch xen vào "đặc
biệt tặng Thiện cùị" Tôi tự
trấn tĩnh bằng cách tưởng tượng
đang đứng trên một ngọn đồi
ở cao nguyên Đác Lác, giữa hằng ngàn đồng
bào Thượng nh́n tôi hiền từ và chờ đợị
Thiện đứng bên cạnh, đặt tay trên vai
tôị Và tôi bắt đầu điệu nhạc,
mà tôi nhớ lời là "Anh em ta cùng mẹ cha,
nhớ chuyện cũ trong tích xưa..." Những bước
chân người giắt díu nhau đi lên núi, xuống
đồng. Và gió lùa trên ngàn. Khi khúc nhạc
ngắn ngủi chấm dứt, tiếng vỗ tay và
tiếng khích lệ vang lên:
"Hay quá!"
"Bis! Bis!"
Tôi cúi đầu, nói chậm răi:
"Cám ơn các bạn. Nhưng rất tiếc,
nhạc Việt, tôi chỉ thuộc một bài sáo
đó. Tôi cũng rất tiếc và ân hận đă
đánh mất một cây sáo tre, do chính người
cùi làm. (Tôi quay sang Thiện), nếu c̣n cây sáo đó,
tôi đă thổi hay hơn."
Ai ngờ, Thiện tiến lên, rút từ túi trong áo
vét ra một cây sáọ Đúng là cây sáo tre ngắn
đó. Tôi cầm cây sáo trong tay, nói:
"A! May quá, Thiện đă t́m lại được
cây sáo trẹ Các bạn cho phép tôi thổi lại
nhé?"
"Tới luôn đi! Bà nội làm điệu
hoài!"
Tôi kê ống tre c̣n ấm hơi người lên môi
và bắt đầu lại bài Mẹ Trăm Con.
Nhạc dứt, Năng Nổ nói huỵch toẹt:
"Tôi nghe cũng rứa thôị Có hay hơn ǵ
đâủ Rè hơn th́ có."
Tôi nói:
"Vâng, tiếng sáo rè v́ bữa trước tôi
đánh rớt nó từ trên lầu tư
xuống."
Tôi về chỗ ngồi bên cạnh Thiện, nói
nhỏ:
"Tôi chưa xin lỗi... ông về vụ tôi
vứt cây sáo đị"
Thiện nói, giọng ngọt hơn b́nh thường:
"Tôi thấy bà lén đi t́m cây sáo ngoài bụi
câỵ"
Tôi vui sướng, chữa thẹn:
"Ê! Cái ông này theo dơi tôi bất hợp pháp!"
Rồi mân mê cây sáo, tôi tiếp:
"Năng Nổ nhận xét đúng. Hồi năy tôi
thổi hơi ngang ngang, lơ lớ làm sao ấy,...
ông a.."
Thiện ghé tai tôi:
"Lơ lớ như thế mà lại ngọt. Như
giọng bà khi nói tiếng Việt."
Trống ngực tôi đập mạnh, không biết
do sự xúc động v́ vừa thổi sáo, hay do hơi
ấm của Thiện phà vào tóc maị Thiện nói
tiếp:
"Vừa rồi v́ xúc động quá, tôi nói
những điều dao to búa lớn như... người
lớn. Bà thấy có kỳ không?"
Tôi nh́n sâu vào mắt Thiện đang mở to,
hỏi:
"Những điều ông nói đó, ở đâu
rả"
Thiện đặt tay trên ngực:
"Từ trong nàỵ"
"Điều ǵ từ trong ḷng nói ra, chẳng bao
giờ kỳ."
Miệng tôi nói vậy, nhưng trong ḷng tôi bây
giờ có biết bao nhiêu điều, mà nói ra kỳ
lắm.
|