Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

5434 Canyon Forest Dr. HOUSTON, TEXAS 77088 USA

Tel. (281) 847-3818  E-mail: thanhgia_bantin@hotmail.com

 

 

 Tâm Thanh

Trái Mùa


Lần nào gặp tôi, bác Tỷ cũng khoe:

- Bả sắp sang rồi!

Bác “dọa” như thế từ khi chúng tôi chia tay nhau khỏi trại tiếp cư, bác “ra riêng”, tôi đi trường nội trú. Chính tôi giúp bác điền đơn xin đoàn tụ gia đ́nh. Thấy chỉ có tên bác gái, tôi ṭ ṃ:

- Bác không bảo lănh cho con à?

- Tôi chưa có con. Bả c̣n trẻ măng. Đẹp hết sẩy

ơ? Việt Nam, bác làm công trên tầu đánh cá, thằng cháu kêu bằng chú ruột của chủ ghe cướp ghe đi vượt biên, đúng hôm bác có mặt trên ghe. Ra khơi, họ hỏi muốn về th́ thả xuống ghe con cho về, muốn đi th́ đi, bác nh́n cái ghe đuôi tôm vật vờ trên biển, gật đầu. Đi. Sáu tháng sau, bác kư giấy bảo lănh vợ, nhưng không hiểu v́ duyên cớ ǵ, măi không thấy bác gái sang. Thỉnh thoảng, tôi tỏ vẻ áy náy:

- Vợ con thiên hạ đoàn tụ rần rần, mà bác gái không sang. Kỳ thật. Bác không chịu “chồng cây” cho bên đó, chứ ǵ?

- Chồng nhiều ấy chứ, sao không. Bác trả lời, rồi tiếp, như muốn gạt chuyện đi: Yên chí đi, cậu. Thế nào tôi cũng mời cậu một bữa nhậu say quắc cần câu. Bà ấy làm đồ nhậu hết sẩî

Chả bao giờ tôi được ăn các món nhậu hết sẩy đó của bác gái. Duy mỗi lần có dịp về Oslo, mà cạn mục du hí, tôi ghé bác, lai rai vài chai. Bác ở trong một căn chung cư trên lầu sáu. Pḥng khách không bừa băi như nhà mấy tên độc thân trẻ, nhưng sự gọn gàng có vẻ lạnh lẽo, vụng về. Nếu căn đúng giờ th́ luôn luôn tôi gặp bác ở nhà, ít khi bác đi vắng. Bởi v́ bác rất ít giao thiệp, đi đây đi đó. Bác chỉ ra ngoài vào chiều thứ tư, hôm cửa hiệu Việt Nam có hàng về, và sáng thứ bảy khi ngoài bến tầu có bán tôm cá tươi. Bác dùng cá hồi thay cho cá chép làm món gỏi cá khá ngon. “Bà ấy chỉ đấy” .


Tôi ra trường, lấy vợ. Trong đám cưới, tôi tới chào bác, bác khoe:

- Tôi cũng sắp lấy vợ rồi.

Cả bàn cười ầm lên, cho là bác đùa có duyên. Phần tôi, tôi cho là bác thất vọng v́ đợi chờ, tạm kiếm một bà “xử lư thường vụ”. Bác mới trên 50 (nếu tôi nhớ không lầm, bác tới Na-uy năm 45 tuổi, bác gái kém bác một giáp).

Từ khi vợ con đùm đề (vợ tôi sanh đôi), tôi càng bận bịu hơn, ít liên lạc với bác. Tôi dành thời giờ chạy theo biến chuyển thật nhanh bên ngoài. Không th́ không kịp. Cứ coi đám trẻ nít trong trại tiếp cư, ngày nào c̣n ngồi xe nôi cha mẹ đẩy tới trường tị nạn, nay đă tốt nghiệp đại học, nhiều đứa tay bồng tay bế, mà giật ḿnh. Người tị nạn Việt Nam, qua giai đoạn an cư, bắt đầu lạc nghiệp, đổ xô ra mua đất, mua nhà, có người ba bốn căn nhà cho thuê, có người sang hai ba cửa tiệm, có người mất cả trăm ngàn Mỹ kim trong một cuộc đầu tư ơ? Việt Nam mà chỉ nhe răng cười. Xe Mercedes, xe BMW trở thành “tiêu chuẩn”. C̣n bác Tỷ, vẫn ở căn chung cư cũ trên lầu sáu trông xuống thung lũng rừng thông. Vẫn đi xe buưt, xe điện. Vẫn... độc thân. Và đứng ngoài lề xă hội.

Thực ra, th́ hồi đầu bác đi làm hăng bia (“Bác ruột tôi ngày xưa làm hăng La de Con Cọp BGI ơ? Chơ. Lớn”, bác khoe riêng với tôi). Được trên hai năm, người ta thay cái máy dây chuyền mà không dự trù bác cao có thước năm lăm, lại không đủ tiếng tăm để làm việc khác, cho bác nghỉ. Bác nghỉ vài năm th́ hết hứng thú lao động, bệnh nọ sanh tật kia, phải về hưu tàn tật. Cứ thế, bác xa ĺa dần xă hội Na-uî C̣n xă hội nhỏ bé Việt Nam, bác cũng không có chỗ đứng. Bác xa lạ với các cuộc bàn luận về hiệu xe, giá nhà, bằng cấp, kể cả truyện thông thường nhất là con cái, bác cũng chẳng có mà bàn. Bác không hay biết ǵ về cái thư nặc danh mới nhất trong cộng đồng. Bác thờ ơ với việc thành lập chính phủ lưu vong.

Riêng tôi, mặc dầu bận bịu, chỗ nào động dao động thớt đều có mặt. Nhờ thế tôi có dịp nghiệm ra rằng nói chuyện với bác, tuy không trở nên uyên bác, không gây cấn từng hồi, nhưng thanh thản. Xong câu chuyện, ra về, không thấy tâm hồn ḿnh bị tiêu hao, mặc dầu truyện của bác chỉ có mỗi điệp khúc:

- Tôi sắp cưới vơ..

- Bà nào vậy, bác?

- Bà Greta.

Tôi không biết Greta là bà nào, nhưng nhớ rơ không phải cái bà lần trước bác dọa “lấy”, bèn kêu đại tên cái cô đẹp nhất trong sở mà khối anh mơ lấy, hỏi thử:

- Lần trước bác tính cưới cô... bà Marit cưa mà?

Bác cười x́ x́ như cái lốp xe x́ hơi, mặt hiền một cách ngây dại:

- Mẹ đó mập quá, mà hay ăn vụng.

- Thế hai người có “xằm bu” rồi hay sao mà bác biết bả hay ăn vụng?

- Đă hẳn. Nằm trong chăn mới biết chăn có rận chứ.

- Cái chăn này, bác thấy thế nào?

- Ngon lành. Nhưng gặp bà mới này ngon hơn, tôi cho mụ kia de.

- Bác đă nếm mùi, biết “ngon”, cưới là phải.

Tôi chọc. Bác lại cười hí hí, tiếng cười nhỏ loắt choắt như thân h́nh bác. Tôi tiếp:

- Thế ra lần này chắc cháu được ăn cưới thật rồi, nhất định bác chấm bà Greta rồi đấî

- Đâu có! Nina.

Nếu đếm ngoa ra một chút, có thể nói bác Tỷ dọa lấy cả vài tá... tên khác nhau. Tiếng Na-uy bác rất cập quạng, nhưng bác sưu tầm được rất nhiều tên Na-uî Các “cô dâu” tưởng tượng phần nhiều là những cô giáo trường tị nạn, những bà xă hội, các cô y tá v.v. Tóm lại, bà, cô nào hơi tận tụy, tử tế một chút là bác... phải ḷng liền. Không kể đẹp xấu, “cái nết đánh chết cái đẹp”, bác nói. Bác nhạy cảm đến độ “quen” cả một xướng ngôn viên truyền h́nh, chỉ v́ có lần cô ta nói sai một câu ǵ đó, quay ra cười một cách “có duyên chi lạ” trong lúc đính chính. Câu nói kia, sai hay đúng chỗ nào, bác không biết. Bác chỉ “thấy gần gũi”. Thế mà cũng có lần bác hiểu cô xướng ngôn viên xinh đẹp. Một hôm gặp tôi trong tiệm thực phẩm Việt Nam, bác mừng rỡ và cảm động nói:

- Sắp có đ́nh công. Thật ấî Con Else nó nói.

- Else nào ḱa?

- Nhỏ nói trên ti-vi.

- Bác tính cưới cô đó không?

- Bậy nè. Đáng tuổi con cháu.

Đại khái, đó là mức độ hội nhập của bác Tỷ vào xă hội mới.


Quanh đi quẩn lại, mười chín năm đă trôi qua từ ngày bác và tôi ra khỏi trại tiếp cư, và bảy năm tôi xuống định cư tại vùng cực nam. Thời gian này tôi rất ít liên lạc với bác. Gần như không. Rồi tôi vui mừng nhận được việc mới, có dịp dọn nhà về thủ đô. Hôm đó, ngồi trên xe điện qua “Phố Lớn” của Oslo, tôi đang nghĩ tới bác Tỷ -không biết bây giờ ra sao, c̣n ở chỗ cũ không, bác gái sang chưả- th́ tôi thấy một ông già Việt Nam, từa tựa bác Tỷ, với những dấu hiệu quen thuộc (mũ “phớt”, áo dạ ngắn chấm đầu gối) đi trên lề đường. Nhưng dáng đi khác bác Tỷ, và rất kỳ dị - như con c̣. ́ng già giơ chân thật cao và buông xuống thật thẳng, tuồng như trên đường có một lớp bùn dầî Tôi nghĩ hay là những con đường mùa đông phủ tuyết làm cho ông quen đi như vậy? Hay ông say, và phải đi cho ra vẻ vững chắc? Tôi ṭ ṃ, chờ xe điện vượt qua, quay lại nh́n th́ thấy đúng là bác Tỷ. Tới trạm kế, tôi nhảy xuống, đi ngược lại. Tôi đứng đối diện, mà bác không nhận ra. Bác tránh, và đi tiếp, ḷ ḍ, hêu hêu.
Tôi kéo tay bác. Bác giật ḿnh, gần như hoảng sợ về sự đụng chạm.

- Bác Tỷ, nhớ cháu không?

Tôi nói và toét miệng cười, cố ư cười cho giống bảy năm về trước (thực t́nh tôi đâu có biết bảy năm trước ḿnh cười ra sao). Tôi ch́a mặt cho bác nh́n, chờ đợi. Hơi thở bác nồng nặc mùi men rượu. Lúc đó khoảng 10 giờ sáng. Chắc bác vừa “súc miệng” bằng bia, như vài người Việt tôi quen biết thường làm mỗi sáng. Bác nheo đôi mắt hum húp:

- Cậu... cậu Tuấn đây, phỏng?

Tôi mừng rỡ. Cho ḿnh. Và cho bác:

- Dạ, cháu Tuấn đâî Lâu quá mới gặp bác. Bác khỏe không?

- Khỏe, khỏe, khỏe. Bác gật đầu lia, như sợ không xác nhận ngay, cái khỏe nó biến đi mất. C̣n cậu, vợ con ǵ chưa?

- Dạ vợ rồi, ba con. Đám cưới cháu, bác có đi mà.

- Vậy hả?

Tôi định nói giỡn như xưa “C̣n bác, vợ con ǵ chưả” nhưng khi bác lột mũ ra găi đầu, thấy tóc lưa thưa, bạc phơ và nhèm nhẹp, tôi nói:

- Vụ đoàn tụ tới đâu rồi, bác?

Bác găi tai như một chú học tṛ bị truy bài:

- Vợ bỏ rồi.

Rồi bác ̣a khóc rưng rức giữa đường phố tấp nập. Tôi cầm tay bác, đề nghị:

- Ḿnh vào quán Cà-phê Sài G̣n nói chuyện, bác nhé?

- Không, trong đó đông người Việt lắm.

- Vậy ḿnh vào quán cà-phê Na-uy đằng kia?

- Không, toàn “Noọc” thôi.

- Vậy để cháu vào tiệm mua bậy cái ǵ, về nhà bác cháu nhậu?

- Không được, về nhà vắng lắm, buồn chết.

Tôi nh́n bác lấy khăn chặm nước mắt, và nghĩ cần một chỗ yên tịnh để nói chuyện với bác. Nếu cần, để bác khóc. Tự nhiên tôi nghĩ tới cái nghĩa trang gần trại tiếp cư ngày xưa. Tôi thích vào nghĩa trang ngồi mỗi khi có điều nghiêm trọng cần suy nghĩ, hoặc khi hoàn toàn trống rỗng... không có ǵ để nghĩ. Nhớ hôm đó, một buổi chiều thứ bảy, tôi đang thơ thẩn trong nghĩa trang, ngắm những bức tượng sầu muộn, đọc những tên lạ, cộng trừ những ngày tháng sanh tử, bỗng tôi giật ḿnh rờn rợn nghe ai gọi tên. Quay ra, thấy cái mặt choắt của bác Tỷ ló qua một lỗ hổng hàng rào câî Bác đứng ở trạm xe buưt, t́nh cờ ḍm qua hàng rào cây thấy tôi “Cậu Tuấn làm ǵ trong đó? Không định tự tử chứ?” “Dạ không đâu, vào đây th́ không cần tự tử nữa. Bác rảnh không, vào chơỉ” “Thôi để khi khác, tôi đi lên phố có việc”.

Tôi nghĩ trừ nhà ḿnh, nghĩa trang là nơi người ta có thể khóc tự do. Tôi đưa đề nghị cuối cùng:

- Bác c̣n nhớ cái nghĩa trang năm xưa cháu rủ bác vào chơi, mà bác hẹn khi khác không? Cũng gần đâî Ḿnh lại đó ngồi nói chuyện, được không, bác?

- Cũng được.

Qua cách bác trả lời, tôi biết không phải bác thích vào nghĩa trang, nhưng sau khi bác bỏ nhiều đề nghị của tôi, bác cũng phải chấp nhận một. Trên đường tới nghĩa trang, tôi để ư dáng đi như con c̣ lội ruộng sâu là thói quen của bác, chứ không phải do ảnh hưởng hơi men.


Bác Tỷ trở lại b́nh tĩnh khi chúng tôi ngồi xuống một ghế đá đầy nắng thu èo uột, và mồi thuốc hút. Trong bầu không khí lành lạnh, và hơi thuốc thấm vào phổi nồng nàn, tôi nghe giọng bác cưng cứng, rời rạc, điểm những tiếng hít nước miếng trong hàm răng lưa thưa. Lần đầu tiên tôi nghe câu truyện thực về vợ bác. Năm đó, bác ra đi không được bao lâu th́ ở nhà vợ theo người khác. Giấy tờ bảo lănh bà vất đi. Tiền bác gởi về để chạy chọt, bà tiêu vào việc khác, như mua xe Honda cho người đàn ông mới. Bác độc đinh, không có một người họ hàng nào đứng ra ngăn cản việc làm của vợ bác.

- Thế ai cho bác biết những việc đó? Tôi hỏi. Bác đáp:

- Lúc đầu tôi không biết đâu. Sau chính nó biên thư kể.

- Nghĩa là?

- Tôi gởi tiền về hoài mà nó không lo được, tôi biên thư bảo để tôi dùng tiền nhờ người lo, nó cuống lên biên thư bảo đừng. Tôi bảo cứ. Nh́ nhằng cả năm trời, cuối cùng nó phải thú thật nó không đi được v́ trót có chồng khác rồi.

- Rồi bác cúp viện trợ?

- Cúp đếch được. Không đành. Ngày xưa nó theo ḿnh. Tự ḿnh bỏ đi, nó theo người khác. Phải gởi tiền cho nó sống chứ.

Tôi nghĩ tới đồng lương hưu tàn phế của bác và tuổi của bác. Tôi liếc nh́n ngôi mộ bên cạnh mà năm sanh lớn hơn năm sanh của bác.

Thấy người ngồi lâu, những con chim sẻ bắt đầu mon men tới kiếm ăn. Bác moi trong túi áo những mẩu bánh vụn từ đời nào, thả xuống đất. Những con sẻ đáp xuống, nhưng không dám lại gần. Chỉ có một con bạo dạn, sán lại mổ. Đó là một con chim non, nhảy xiêu vẹo, bộ lông tả tơi thỉnh thoảng chổm lên như người mặc áo tơi đi ngược gió. Gió trong nghĩa trang rất nhe..

- Mùa này mà c̣n chim non. Bác bỏ dở câu truyện, chăm chú quan sát con chim nhỏ khờ khạo, nói thế.

Không hiểu tại sao nghe câu nói tôi xúc động.

- Một con chim nở trái mùa. Tôi hạ giọng nói theo, và tự nhiên giang chân ra, để cho cái chân ngắn của bác đong đưa chạm vào chân ḿnh. Tôi tiếp: Bác ạ, cháu lấy làm lạ về trường hợp người đàn bà nàî Từ xưa tới nay, người ta t́m mọi cách, kể cả bỏ chồng, bỏ vợ, bỏ đảng, để ra nước ngoài; tại sao bà có dịp bằng vàng, lại từ chối? Cũng đáng phục chứ, bác?

Bác im lặng một lúc lâu. Châm thuốc mới, trả lời trong hơi khói, gật gù:

- Phục th́ chẳng có ǵ phải phục. Muốn th́ làm thôi. Mỗi người có sở nguyện riêng.

Gần hai chục năm trời quen biết, tôi chưa bao giờ nghe bác triết lư vặt. Bây giờ nghe bác nói thế, tôi ngạc nhiên vô cùng. Đồng thời tôi tự hỏi ông già t́nh cờ bị bắt cóc đi vượt biên, xa quê, mất vơ.... có phải do sở nguyện không? Có phải cuộc sống cô đơn hai mươi năm nay là do bác tự chọn không?

Tôi quay sang nh́n bác. Miệng bác phụng phịu như đứa trẻ định nói một điều khó khăn, măi mới ra lời:

- Tôi cũng mừng cho bà ấy có chỗ nương tựa.

Tôi càng ngạc nhiên hơn. Chỗ nương tựa nào -bác hay người đàn ông kia? Lần đầu tiên tôi thấy tâm hồn và suy nghĩ của ông già này cũng... phức tạp, chứ không phải chơi. Tôi hỏi:

- Bác, bác mừng cho bác gái, tại sao hồi năy nhắc tới việc bác gái có chồng khác, bác khóc?

- Tôi có khóc sao? H́ h́. Tự gặp lại cậu, có người nói chuyện, mừng quá chảy nước mắt thôi.

́i ! Bác cũng cần người nói chuyện sao ? Tôi cứ tưởng cái mảnh đời đơn giản như con sứa, trong rỗng đó, chẳng c̣n ǵ đáng nói .