Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

5434 Canyon Forest Dr. HOUSTON, TEXAS 77088 USA

Tel. (281) 847-3818  E-mail: thanhgia_bantin@hotmail.com

 

 

  Tâm Thanh 

Túp Lều Của Chị Tôi





Mẹ tôi nói sanh ra tôi là mẹ, nhưng nuôi tôi là chị Tuyết. Anh Hưng, con người lư sự nhất nhà, giải thích:

- Dễ hiểu mà: thằng Đạt sanh ra lúc chị Tuyết ở vào tuổi mê chơi búp bệ

Có thể. Khi mẹ mang ba người con lớn -anh Thịnh, chị Tuyết và anh Hưng- sang đoàn tụ với bố, chị Tuyết lên chín. Mẹ kể:

- Con búp bế làm bằng nhựa tái chế, đôi mắt xanh trợn trừng trông thấy khiếp, mà nó cứ đ̣i bồng lên máy baỵ

Gia đ́nh đoàn tụ chưa đầy năm th́ tôi ra đời và trở thành con búp bê cho chị. H́nh ảnh đầu tiên c̣n lại trong kư ức non nớt của tôi là chị Tuyết, chứ không phải mẹ. Tôi khóc chị dỗ, đói chị bón cơm, đi cầu chị chùị Những h́nh ảnh về sau rơ nét hơn là tôi đi vườn trẻ, chị thay đồ, đưa đón, về nhà tắm rửa, đọc truyện cho tôi ngủ. Chị thường hát những bài lạ, khác hẳn những bài tôi học trong trường, chị gọi là “ru em”. Chị nói:

- Tiếng Na-uy gọi là “vuggesang”, tiếng Việt gọi là “ru em”.

Trong ḷng thương hại mẹ, tôi đă cảm thấy sự xa cách - “cưng không được quấy mẹ, mẹ yếu lắm”, nhưng khi nói tới vuggesang tôi nghĩ tới tương quan mẹ con, tôi bèn hỏi:

- Tại sao không gọi là “ru con”, Tít?

Chị cười dịu dàng:

- Gọi là “ru con” cũng được. Nhưng ở Việt Nam, thường mẹ bận đi làm đồng, chị phải bồng em đi chơi, ru em ngủ...

Hai tiếng “ru em” trở thành hai tiếng êm dịu nhất trong tiếng Việt đối với tôi, cũng như sau này tôi nghe một bà tài tử Mỹ (không nhớ rơ Tina Turner hay Oprah Winfrey) nói “lullaby” là tiếng có âm điệu du dương nhất trong tiếng Anh. Những bài hát chị ngâm nga đi vào giấc ngủ và giấc mơ của tôị Lớn lên, tôi vẫn mang những giấc mơ đó. Không biết tôi bỏ pḥng bố mẹ từ khi nào (chị Tuyết nói từ khi mẹ sanh thằng Út) và ngủ trong pḥng chị cho tới khi phải dọn sang ngủ chung với anh Hưng. Tôi không quên được cái ngày đó. Đó là một ngày cuối mùa hè, trước khi tôi lên lớp sáu, tôi nhớ rơ v́ tôi khóc nhiềụ Chị phải hứa mỗi tối sẽ sang đắp mền cho tôi ngủ. Nhưng sau này tôi thường tự động sang pḥng chị, nghe kể một truyện cổ tích Việt Nam. Nghe xong truyện, tôi nhắm mắt làm bộ ngủ để chị bồng về giường. Tấm mền phủ lên là tôi ngủ thật.

Chị Tuyết bắt tôi đi học hè tiếng Việt do Trung tâm Mục vụ tổ chức. Hôm đầu d́ phước cho thử tŕnh độ để xếp lớp, tôi thấy mấy đứa cùng tuổi, đứa nào cũng vơ vẽ đánh vần tiếng Việt sơ sợ Tới phiên bị hỏi, tôi đứng ngay cán cuốc ra, không biết lấy một chữ. Có đứa con gái ở khu tôi, nói toáng lên, tôi nghe chua như giấm:

- Thưa cô, bố tṛ Đạt là thày dạy tiếng Việt của con!

Cả lớp cùng “ồ” lên ngạc nhiên. Hôm sau tôi không chịu đi học, chị Tuyết hỏi gặng măi tôi mới kể lại câu chuyện mắc cơ hôm quạ Tôi chỉ kể riêng với chị, v́ việc học tiếng Việt là do sáng kiến của chị, một ḿnh chị thu xếp và lấy tiền túi đóng học phí, mua thẻ xẹ Bố mẹ muốn chúng tôi dồn hết sức vào việc học tiếng Na-uy, tiếng Việt không cần thiết. Nhưng đối với chị Thuyết, tôi phải nói và viết giỏi tiếng Việt. Chị kéo tôi ra vườn, bồng ngồi trên xích đu, dỗ:

- Tít sẽ xóa nạn mù chữ cho cưng.

- Xóa nạn mù chữ là cái ǵ, Tít?

- Lớn rồi mà không biết đọc, biết viết tiếng Việt, bị coi như mù, mù chữ. Ngày xưa, ở quê ḿnh người ta mở lớp ban đêm dạy cho họ biết đánh vần, gọi là “xóa nạn mù chữ”. Tít sẽ dạy cưng đánh vần ở nhà, hết mù chữ mới đi học.

- Học ở nhà th́ em học. Em không đi lớp hè đâụ

Chị ừ hử, đỡ tôi nằm xuống, kê đầu lên đùi chị. Gió lùa rung rinh những bóng cây trong vườn ngập nắng làm tôi buồn ngủ, văng vẳng bên tai tiếng chị ngọt ngào:

“Ba cô đi chăn ḅ vàng

Để ḅ ăn lúa ba nàng hái hoa

Hái được cành bổng cành la

Cành nào tươi tốt cho ta một cành.”

Bài ca dao đó chị hát nhiều lần, tôi đă thuộc rồi, chị dùng những chữ “ba, la, ta, ḅ, cho, cô v.v.” làm bài học vần đầu tiên. Qua chừng 10 bài ca dao ngăn ngắn là tôi nhận ra hết các vần căn bản của tiếng Việt. Khi trở lại trường, d́ phước định cho tôi học lớp ABC, nhưng chị Tuyết xin d́ thử lại tôị D́ đưa cho tôi cuốn tập đọc, tôi méo miệng, chu mỏ một hồi rồi cũng đọc được nửa bàị D́ ngạc nhiên lắm, bảo:

- Thế mà bữa trước không thèm mở miệng. Cu này coi tướng ĺ mà biết mắc cỡ!


Chị Tuyết thường đi thư viện Deichmanske ở Oslo, có kệ sách tiếng Việt, bê về cả lô sách để đọc, và bao giờ cũng có một cuốn riêng cho tôị Buổi tối chị đọc truyện cổ tích cho tôi nghẹ Trong gia đ́nh, ít người nói chuyện với chị Tuyết. “Không hợp”. Chỉ có tôi hay thủ thỉ với chị. Thỉnh thoảng anh Hưng “phân tích”:

- Người Na-uy có tục lệ đọc truyện cho con trước khi ngủ. Một tục lệ rất haỵ

- Theo em, Việt Nam ḿnh có tục này không? Chị Tuyết hỏi lại anh Hưng.

- Làm ǵ có? Anh Hưng nóị Suốt ngày cha mẹ làm lụng quần quật, tối về mạnh ai nấy ngủ kḥ, con nít th́ học bài, làm ǵ có cái vụ cha mẹ đọc truyện cho con, chờ con ngủ, hun “ngủ ngon”, rồi đắp mền?

- Em nói sai rồị ở Việt Nam, cha mẹ không cầm sách đọc truyện, nhưng kể truyện cổ tích gần như mọi nơi, mọi lúc, giă gạo, tát nước, làm đồng, đi đ̣ dọc, đi bộ đường xa, ngồi chợ bán hàng, ngồi hóng mát dưới trăng, ngồi nghỉ chân dưới gốc đa v.v. lúc nào người lớn cũng có thể kể truyện cho con nít nghẹ

Tôi tự hỏi: chị bỏ Việt Nam lúc lên chín tuổi, tại sao chị biết nhiều như vậỷ Tôi có cảm tưởng chị là một cây bonsaị Sau này lớn lên tôi hiểu tại sao lúc đó tôi có sự so sánh ngộ nghĩnh đó - trong cái dáng nho nhỏ của chị đă tích tụ cả thời gian trăm năm, và một cơi rừng núi xa xăm. Anh Hưng nghiêng đầu như cố nhớ:

- Sao hồi nhỏ em không được nghẻ

- Hồi ở Việt Nam, bố vượt biên, mẹ chạy gạo, đời sống bất ổn, bao nhiêu điều lo lắng, không ngồi kể chuyện cho chị em ḿnh được... Nhưng chị nhớ cũng được nghe bà ngoại kể chuyện dưới trăng ngoài thềm nhiều lần, và lần thích nhất là đêm canh nồi bánh chưng. Lúc đó em không bắt đom đóm th́ cũng ngủ kḥ, không được nghe các truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Ăn khế trả vàng v.v.


Có lẽ không phải chị Tuyết chỉ mê chơi búp-bê, mà chị thích cả chơi cḥị Chị chăm chút ngôi nhà của gia đ́nh chúng tôi ở Bekkestua như một cái cḥi, chị tự may những cái màn cửa sổ, lau chùi, quét dọn, lâu lâu chị kê lại bàn ghế, mùa hè chị cắt hoa ngoài vườn vào trưng trong pḥng khách và pḥng ngủ từng người, và chị làm bếp, nấu những món ăn Việt Nam mà chính mẹ không biết nấu, hoặc nấu không ngon bằng. Mẹ đau yếu quanh năm, sanh tôi và thằng Út xong càng yếu hơn. Năm người con trai (ấy là tôi coi bố cũng là... con trai) ai cũng có “quí tướng” cả, “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, mẹ nói với một vẻ hănh diện nhiều hơn trách móc. Mẹ hănh diện nhất về anh Thịnh, học hành chăm chỉ, để bốn năm tu thân tích điểm rồi cũng vô được y khoa, đang làm việc trong bệnh viện. Đương nhiên “bác sĩ của mẹ” không có quyền mó vào những việc dành cho đàn bà con gáị Anh Hưng giỏi máy móc, bận đi sửa xe, bắt điện, nâng cấp máy điện toán cho khắp thiên hạ, nhưng cái ống nước tưới vườn trong nhà bị bể, lại do chị Tuyết sửạ Chị phải sửa v́ cuối mùa thu, sau khi một ḿnh quét dọn lá khô trong vườn và dọn dẹp bàn ghế vào kho, chị quên không xả nước, mùa đông ống bị bể. Những việc đó không anh nào làm, tôi không biết làm, muốn làm chị cũng không cho “cưng” làm. Thằng Út bận đi đá banh; nó đă trở thành cầu thủ chính thức cho đội tuyển quận. C̣n bố, ngoài việc làm phụ giáo (có lương) cho các trường đông học sinh Việt Nam, bận làm báo cho hội ǵ đó. Chị Tuyết bao biện mọi việc trong nhà như một bà nội trợ.

Chị cũng phải tới trường Na-uy như mọi người (chị học nữ điều dưỡng), tôi không biết th́ giờ ở đâu mà chị học tất cả những điều ngộ nghĩnh kiạ Dường như từ trong máu chị đă sẵn có những câu ca dao, những công thức bánh, những cử chỉ, điệu bộ, những câu, những chữ làm mềm mại lời nói của chị. Riêng điều sau cùng này tôi ít thấy ở những người cùng tuổi với chị và với tôị Tôi sanh ra và lớn lên tại Na-uy, không biết ǵ về Việt Nam. Không biết ǵ về người con gái Việt Nam, ngoài h́nh ảnh người chị... ru em, hoặc đối với riêng tôi, chỉ phảng phất mà vương vấn lạ lùng là: h́nh ảnh chị rón rén cúi đầu khi miễn cưỡng phải đi qua mặt bố mẹ đang nói chuyện với khách. Hoặc h́nh ảnh chị chải tóc thật kỹ buổi sáng trước khi ra khỏi pḥng. Tóc chị óng mượt như nhung. Có lúc tôi thấy chị như một đóa hoa xuân trong chiếc áo dàị Có lúc tôi thấy chị như một bà già khi chị ngồi giặt các bao ni-lông, hong khô, để dùng lại, hoặc đi chợ trời mua quần áo cũ sửa lại mặc.

Ngược lại có nhiều việc nhỏ mọn chị lại cẩn trọng, không chắp vá, không tùy tiện. Ví dụ như đối với chị, các món ăn phải thuần túy, đúng kiểu, đúng cách, không được “phăng” ẩụ Hồi c̣n nhỏ tôi thích việc so đũa cho cả nhà, chị dạy so đũa thật đều và thật thẳng. Đũa cong chị vất đi hết. Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Tít hà tiện, sao vất đũa đỉ

- Không phí phạm không có nghĩa là không tiêu dùng. Phải dùng đũa cho đúng. So đũa đều bố mẹ sống lâu trăm tuổị So đũa thẳng ăn ngay nói thật.


Chị nấu nhiều thứ chè thật ngon, chè khoai môn sầu riêng, chè xôi nước, chè bột lọc, chè khoai lang, chè bí rợ, chè đậu đen, chè đậu xanh. Cả nhà đâm ghiền. Buổi tối ăn cơm xong, cả nhà ngồi chơi, coi TV, uống cà-phê, trong khi chị Tuyết lục đục rửa chén bát. Chị vừa ở trong bếp ra, anh Hưng nói trống:

- Bây giờ có chén chè ăn th́ tuyệt hả

Anh Thịnh và thằng Út cùng phụ họa:

- Em cũng thèm chè.

Mẹ mắt nh́n chị Tuyết ái ngại, miệng rầy các anh:

- Bay làm như hô thần chú thèm là chè hiện ra cho mà ăn!

Người “hô” chè đầu tiên là anh Thịnh, nên cái nh́n ái ngại của mẹ, đối với chị Tuyết có nghĩa là một lời nhắn khéo “thôi con chịu khó một chút”. Những người khác chỉ chờ “ăn có”. C̣n tôi cũng muốn ăn chè, nhưng không muốn chị Tuyết mất công, nh́n chị ra dấu “đừng”. Thế mà chị hiểu thế nào không biết, đứng lên đi nấu chè.

Tài nấu ăn và tính chăm việc của chị cũng có hạị Cả nhà ăn không ngồi rồi cứ béo lăn rạ Một hôm đầu mùa hè mà đă nắng ấm ran da, chúng tôi chẳng ai bảo ai, ḿnh trần quần đùi nằm lủ khủ phơi nắng trên băi cỏ ngoài vườn. Chị Tuyết đi làm rồi đi chợ về, vai đeo xắc, hai tay kệ nệ hai bịch ny-lông to bự, thở mệt nhọc, chị nh́n một cách quái dị vào chúng tôi, nói:

- Y như một bày heo cạo!

Tôi ngổm dậy coi, thấy mấy người con trai béo nần béo nũ, bụng phệ, trắng hếu, y như bày heo đă cạo lông sạch sẽ. Nhưng con heo phệ nhất, hếu nhất lại là... bố. Tôi không nhịn được cười, trỏ tay vào bố:

- Con heo này mập nhất!

Cả mấy “con heo” kia cùng cười hô hố. Lúc đó chị Tuyết mới nhận ra bố, hoảng hồn, tṛn xoe mắt, há hốc mồm, chạy vào nhà.


Chị Tuyết chăm lo cho mọi người và nhà cửa từng ly từng tí, nhưng chính chị thường bị quên lăng. Một buổi chiều mùa đông cả nhà ngồi trong pḥng khách bàn về việc sửa nhà. Nhà hiện có bốn pḥng ngủ, bố mẹ chiếm pḥng lớn ở nhà dưới bên cạnh pḥng khách, trên lầu có ba pḥng, anh Thịnh và thằng Út ngủ chung một pḥng, tôi và anh Hưng chung một pḥng, chị Tuyết một ḿnh một pḥng. Thằng Út với anh Thịnh cứ hục hặc hoài về chuyện mở nhạc và tắt đèn. Bố mẹ muốn cho mỗi người con một pḥng riêng và thêm một pḥng kiếng để bố trồng lan và bonsaị

Mẹ thấy hết củi sưởi, nói:

- Đứa nào ra lấy củi đị

“Bày heo” nằm ngồi nghiêng ngả, im thin thít như bị dí điện a-ba-toạ Chị Tuyết im lặng đứng dậy ra sân lấy củị Tôi theo ra tiếp chị. Tôi banh bao gạo ra cho chị nhét củi vàọ Mặc dầu chị Tuyết đă ra trường, và tôi đă học xong trung học, tôi vẫn gọi chị bằng “Tít” (tiếng nói ngọng của tôi hồi nhỏ):

- Tít ơi! Bộ người con gái Việt Nam phải làm hết mọi việc saỏ

- Việc trong nhà, gần như hết việc trong nhà.

- Thế là bất công.

- Không bất công đâụ Khi nào cưng có gia đ́nh riêng cưng sẽ thấỵ Người đàn ông lo việc bên ngoàị Người đàn bà lo mọi việc trong nhà.

- Nhưng Tít vừa lo việc trong nhà vừa phải đi làm.

Chị không trả lờị Trăng chiếu trên tuyết trắng đẹp quá. Tôi thấy chị Tuyết cũng đẹp. Tôi bưng bao củi lên, hỏi đột ngột:

- Bên Việt Nam không có tuyết, sao bố mẹ đặt tên Tít là Tuyết?

Chị cười:

- Tít không biết. Cưng hỏi bố mẹ ấỵ

- Nhưng Tít thích tên đó không?

- Thích lắm.

Trong lúc xếp củi vào hộc bên cạnh ḷ sưởi, tôi hỏi bố mẹ:

- Bố mẹ! Tại sao bố mẹ đặt tên chị ba là Tuyết?

Bố đặt tờ báo chiều xuống, gỡ kính một cách chậm chạp để có thời giờ suy nghĩ, nói gọn:

- Tuyết đẹp.

- ở Việt Nam đâu có tuyết mà thấy đẹp, bố?

- Không có tuyết, nhưng người ta mơ vẻ đẹp của nó. Hay đặt cho con gáị

Tôi nhẩm liệt kê thấy trong số vài trăm người Việt ở vùng chúng tôi ở đă có sáu người tên Tuyết, trong khi khắp Âu châu đầy tuyết chỉ có một người tên tuyết - Bạch Tuyết của bảy chú lùn. May mà chị Tuyết của tôi chỉ có năm “chú lùn”. Nhưng chú nào cũng tên là “Đại Lăn” cả.

Mẹ im lặng trong lúc bàn về tên Tuyết, bây giờ lại quay về chuyện cất nhà:

- Cái hầm ḿnh tự làm lúc nào cũng được. Cái phần phải có họa đồ và giấy phép xây cất là phần xây thêm một căn có đủ pḥng ngủ, pḥng khách và bếp, cầu tiêu cho thằng Thịnh.

Anh Thịnh nhăn:

- Chi vậy má? Con ở trong pḥng bây giờ được rồị

Bố nói:

- ư mẹ mày là muốn mày cưới vợ về ở chung đây cho bả bế cháu nộị

Mẹ gật đầu, nói tiếp:

- Sau này từ từ sẽ xây thêm ba căn nhà riêng cho ba đứa con trai, tụi bay lấy vợ rồi ở quây quần cho vuị Mẹ quay sang anh Thịnh: Con là trưởng nam, ở nhà chính với bố mẹ.

Tôi thấy mẹ “xây” thiếu một căn nhà, vừa định lên tiếng th́ chị Tuyết đứng lên vào bếp. Tôi im. Một lúc sau, chị từ trong bếp bưng chè ra:

- Mời cả nhà ăn chè.

Chị Tuyết bưng hai chén chè cho bố mẹ. Bốn người con trai xúm vào, mỗi người tự lấy một chén. Chị Tuyết lấy chén sau cùng, lại ngồi dưới sàn bên cạnh tôị Mọi người mải ăn chè, tạm ngưng câu chuyện xây nhà.

Tôi hay sang pḥng chị Tuyết chơị Một hôm tôi thấy cuốn nhật kư chị bỏ ngỏ trên bàn. Từ khi tôi biết đọc tiếng Việt, chị vẫn để cho tôi đọc nhật kư của chị một cách tự nhiên. Lần cuối cùng khi tôi đọc mà chị đỏ mặt, giằng lại giấu đi, là khi chị mới đi làm trong bệnh viện được khoảng một năm. Chị viết về một người trong bệnh viện, mà chị chỉ gọi là “người ấy”, tôi hiểu là một người Việt, h́nh như một bác sĩ, quen anh Thịnh, và chị có cảm t́nh. Tự nhiên tôi thấy sợ người ấỵ Đúng hơn, tôi sợ mất mát một cái ǵ. Rất mơ hồ. Một đe dọa xa xôị Tôi ṭ ṃ muốn biết người ấy là aị V́ thế, tôi cảm thấy tôi vẫn c̣n cái “quyền” đọc nhật kư của chị như xưạ Nhưng tôi thấy chị không viết thêm ǵ về người ấy nữạ Tôi đọc được một đoạn khác chị vừa viết:


Ngày ...

Ngôi nhà và miếng đất nhỏ bé này là thế giới của tôị Khu vườn này, tôi đă xới từng luống đất, gieo từng luống hoa, tỉa từng cành lá. Nếu mỗi người anh em có một căn nhà riêng trong đó, th́ tôi chỉ ước mong có một túp lềụ Để tôi được ở bên cạnh mái nhà đă đem lại cho tôi cảm giác an toàn, và để tôi chăm sóc cho bố mẹ và mấy người con trai vô tích sự.

Mẹ quên không “chia nhà” cho tôi, không phải v́ mẹ không thương tôị Tôi biết. Tôi c̣n biết mẹ thương tôi như thân mẹ. Thân đàn bà con gáị


Túp lều của chị Tuyết không bao giờ được cất, và giấc mơ nhỏ của chị bị cuốn hút trong giấc mộng nhân sinh chung. Chị đi lấy chồng. Chồng chị không phải là “người ấy”. Anh Thịnh tiết lộ cho tôi biết người ấy -bác sĩ N.- thích một người vợ bặt thiệp và kinh doanh giỏi để làm giầụ Ngay từ khi bước chân vào y khoa, N. đă tuyên bố một cách rất thẳng thắn “sự nghiệp” của hắn chỉ có ba điều: Tiền, tiền và tiền. Lúc đầu thấy dáng chị Tuyết sang đẹp, hắn để ư, nhưng nói chuyện vài lần thấy chị... “Xưa quá, không hợp với karriere của tôi” (nguyên văn hắn nói với một người bạn học của anh Thịnh). Chị Tuyết biết được chí hướng của N., nản quá, nhận lời lấy một ông Na-uy, cũng bác sĩ, lớn hơn chị mười tuổị Ông này, từ ngày đi học châm cứu ở Đài Loan về, chỉ muốn lấy vợ Á châụ


Vắng bàn tay chị, nhà cửa trở nên bầy hầy không tả được. Mẹ yếu, chỉ có thể gắng gượng làm một bữa ăn chính mỗi ngàỵ Anh Thịnh phân công cho chúng tôi việc rửa chén đĩa, hút bụi, lau nhà, giặt giũ, mùa đông ủi tuyết, mùa hè cắt cỏ. Quần áo ai muốn ủi th́ tự ủị Riêng thằng Út không được ủi đồ v́ nó hay quên, không tắt bàn ủi, có lần suưt cháy nhà. Nhưng vẫn ḷi ra những việc bất ngờ không thuộc trách nhiệm ai, ví dụ bồn tắm nhét tóc, ứ nước, bỏ rác mỗi tốị Chỉ hai tuần sau khi chị Tuyết đi, cây kiểng trong nhà từ từ chết hết. Con mèo đói quá, bỏ nhà đi, bị xe cán. Tất nhiên chè th́ không bao giờ đọc thần chú mà có ăn được. Chúng tôi đă biết sự cần thiết của chị Tuyết mà trong bao năm hiện diện âm thầm như cái bóng trong nhà.

Tôi thắc mắc một điều: những gia đ́nh đông con trai thường cưng người con gái độc nhất không để đâu hết, tại sao gia đ́nh tôi gần như quên lăng chị Tuyết? Sau này tôi c̣n biết thêm một bí ẩn: bố mẹ muốn có thêm một người con gáị Đó là lư do mặc dầu mẹ yếu mà vẫn ráng sanh. Ra thằng đực rựa Út. Chị Tuyết vẫn không được trân trọng, cho tới khi chị đi lấy chồng.

Mỗi tuần chị Tuyết về thăm nhà một lần, thường là có cả Geir, anh rể. Cả nhà sinh động hẳn lên, bố thu dọn sách báo bừa băi, mẹ làm bánh, chúng tôi “tổng vệ sinh”, giặt giũ, hút bụi, lau sàn, thông thoáng nhà... chờ chị Tuyết về. Nhờ vậy, nhà cửa vào nền nếp ít nhất cũng được hai ngàỵ Thường chị điện thoại trước sẽ ăn ǵ để chúng tôi chuẩn bị mua món kèm, chờ chị về làm món chính. Nước mắm cũng phải chờ chị pha chế. Mẹ đă bắt đầu có những lời âu yếm:

- Con lo cho hai nhà, thật vất vả cho con.

Chị cầm tay mẹ:

- C̣n mẹ, tay khô chai hết rồị

Mấy người đàn ông đang uống cà phê trên pḥng khách. Trong bếp chỉ c̣n mẹ, chị Tuyết và tôị Chị nói tiếp:

- Mẹ biết không, bên nhà con, anh Geir làm gần như hết mọi việc, lau nhà, rửa chén, ủi tuyết, cắt cỏ; con chỉ nấu cơm, giặt giũ. Rồi mặt chị đỏ lên, nh́n tôi, bẽn lẽn: vậy mà ảnh c̣n cho là con vất vả.

Chị rót thêm trà cho mẹ và cho tôi một cách âu yếm, như bù cho những ngày khác trong tuần chúng tôi phải tự pha trà. Dầu thế tôi vẫn nghĩ thầm:

“Tít c̣n nhớ tí nào về túp lều không?”


Mọi người chỉ cảm thấy thiếu chị Tuyết, c̣n tôi vừa thiếu vừa nhớ. Từ hôm có bằng lái xe tôi thường chiều chiều lại chị chơị Tôi cũng cần một người có thể nghe tôi kể về con Hạnh, một đứa con gái tôi quen từ nhỏ, bẵng đi hai năm, nay gặp lại tôi... hết hồn. Có lần tôi sang, thấy chị nằm trên sofa, gác chân trên ḷng cho anh rể thoa nắn bàn chân. Bỗng tôi giật ḿnh lo sợ. Nỗi lo sợ tương tự nỗi lo sợ thỉnh thoảng hiện đến hồi chị c̣n ở chung, mà bây giờ tôi mới nhận diện được là sợ mất một người chị thương yêu chăm sóc.

Tôi hỉnh mũi hít vào cái mùi đặc biệt của các nhà Na-uy (nhựa thông pha với mùi bánh pannekake*), một mùi khác hẳn mùi của nhà Việt Nam (cơm chan nước mắm), rồi tôi nh́n gương mặt thỏa thuê, và dáng mượt mà, uể oải của chị Tuyết đang ngồi dậy để đón tôị Nỗi lo sợ lớn lên - nỗi lo sợ thấy một loài chim quí có nguy cơ tuyệt chủng.

Đúng lúc tôi đang cần nói với chị về con Hạnh quá sức. Bởi v́ thân h́nh, mặt mũi (nhất là nụ cười) của nó tôi chả chê vào đâu được. Tôi chỉ muốn hỏi chị Tuyết làm sao chắc được sau này tâm hồn và cung cách của nó cũng có phần nào... giống chị.