Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

 

Di Ngôn lạ

(Tâm Thanh)

 

Diệu có hẹn với Minh Đức, con bạn từ Trondheim xuống chơi bằng xe lửa. V́ xe tới trễ nửa giờ đồng hồ, Diệu lên đại sảnh chơi. Cái ṿm nhà ga cao ngút, những cửa hàng bán đồ kỷ niệm rực rỡ ánh đèn, và cảnh người tấp nập đi lại hoặc chờ đợi, bao giờ cũng là một cái thú cho một cô gái có lần sống bốn năm trong rừng u tối của khu kinh tế mới, ngày ngày nh́n những chuyến xe lửa vàng đèn lao qua.

Bỗng cô thấy một người đàn bà sang trọng đứng lục bóp, rồi lục túi xách. Các bà các cô lục túi giữa đường giữa chợ là chuyện thường, quên ch́a khóa xe, t́m điện thoại, t́m địa chỉ hẹn... nhưng nh́n một bà sang trọng như thế kia mà đi lục túi một cách cuống quít trước cầu tiêu công cộng th́ nhất định không phải là chuyện thường. Khi bà bắt đầu giậm chân như đang nhảy quick step th́ Diệu đă hiểu hết nội t́nh ngoại lư, và không nghĩ ngợi thêm nữa, cô bước tới, dúi vào tay bà đồng năm kroner. Bà không kịp cám ơn, lật đật nhét đồng tiền vào lỗ khóa. Nhưng có lẽ khi con mắt nh́n thấy cánh cửa cầu tiêu, các loại cơ ṿng, cơ nhíu trong bà tưởng giờ giải phóng đă điểm, không chịu nổi sự kềm kẹp của thần kinh hệ trung ương nữa, bàn tay bà run lẩy bẩy, nhét đồng tiền không lọt. Đồng tiền rớt ra ngoài, lăn tới chỗ Diệu đứng. Diệu vội vàng nhặt đồng tiền, nhét vào lỗ khóa giùm bà. Bà mở cửa, nhào vô. Diệu hy vọng bà chạy... kịp.

Trong lúc bà làm cái việc mà người thanh tao gọi là ‘việc cần’, Diệu đứng ngoài mỉm cười, lẩm bẩm:

“Nhất định đây là đối tượng lư tưởng của di chúc!”

Một cái di chúc kỳ cục.

Cách đây chín năm, lúc mới ở đảo sang, Diệu bị lao phổi, phải nằm bệnh viện Glittre, một bệnh viện bài lao cũ kỹ nằm trên núi, phía bắc Oslo. Diệu nằm chung pḥng với một bà già người bản xứ cô độc. Mặt bà nhỏ teo như một trái táo héo, nhưng tươi cười. Diệu cũng cô độc, em trai chết v́ ḿn, cha mẹ chết v́ vượt biên, cô sang Na-uy một ḿnh. Hai người cô độc, đồng bệnh dễ trở thành bạn. Bà thích ăn cùng lúc với Diệu trên cái bàn con đặt gần cửa sổ nh́n ra rừng thông. ƒn xong, bà thường rủ Diệu ra coi chương tŕnh truyền h́nh thiếu nhi, rồi trở về pḥng ngồi kể chuyện ‘hồi đó’. Có điều ǵ bất măn với ‘thời nay’, ví dụ ngày nay người ta chỉ biết đồng tiền, bọn trẻ không biết nhường bước cho người già, người giầu chạy sang Venezuela và Tây-ban-nha trốn thuế, người nội trợ phơi quần áo ngày chủ nhật... bà thường nói:

“Thiệt t́nh! Không biết mắc cỡ!”

“Bệnh lao là bệnh của người nghèo. Ngày nay, nước Na-uy giầu có mà để c̣n bệnh lao. Thiệt t́nh! Không biết mắc cỡ!”

“Vương quốc Na-uy mắc cỡ hay... bà mắc cỡ?”

Bà cười. Trái táo dúm dó một cách... tươi tắn.

Vừa kể chuyện, bà vừa nắn bóp cánh tay cho Diệu, như là để ‘cầm’ người nghe chuyện. Khi cửa pḥng mở và có người khác qua lại, Diệu thấy ngượng, nhưng phân tích măi không biết tại sao lại phải ngượng, cô để yên cho bà thoa bóp như bà ngoại nắn xương cốt cho mấy đứa nhỏ.

Sau thời gian trên nửa năm điều trị, Diệu lành bệnh. Ngày chia tay, cả hai bà cháu cùng khóc. Bà nói:

“Cháu bóp tay cho bà một chút!”

Diệu cầm cánh tay khẳng khiu của bà thoa nắn, thấy mặt bà thư giăn, khoan khoái. Lúc đó Diệu mới hiểu thoa bóp là một món quà mấy tháng nay bà chỉ cho mà không được nhận. Diệu không biết bà cần.

Trở về đời sống b́nh thường, bận học hành, bận vớt vát lại thời gian mất mát v́ bệnh tật, và nhất là tại cái tính lần khân, Diệu không trở lại thăm người bạn già. Một lần đi trượt slalom trên Geilo, Diệu dừng chân trên đỉnh núi, nh́n trời xanh và ánh sáng chói lọi trên tuyết, cô sực nhớ tới bà già, và bỗng nhận ra một điều: hai ba năm nay cô ngần ngại trở về núi Glittre có lẽ trong thầm kín không muốn trở lại những tháng ngày u ám.

Mặc cảm ‘trâu chậm uống nước đục’ khiến Diệu cố gắng hết sức, nhờ thế cô được điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học. Ḷng Diệu nhẹ lâng lâng, một tương lai rực rỡ hiện ra trước mắt: cô sẽ xin vào học một ngành ‘đắt’ nhất, sẽ ra trường và làm thật nhiều tiền. Với chức vị ‘sĩ’ và một trương mục năm sáu con số, cô sẽ ngẩng mặt lên với đời. Giấc mộng đẹp đó cô không biết chia sẻ với ai, bỗng nhớ tới bà già, người thường nói với cô “Con đừng lo ǵ cả, den tid den sorg*”. Cô lên bệnh viện t́m th́ được biết bà chết rồi. Bà chết v́ sưng phổi. Thấy Diệu khóc nức nở, các cô y tá chạy đi t́m bà y tá tên Marit ngày xưa thường chăm sóc cho cả hai người, Diệu và bà già. Marit đưa lại cho Diệu một bức thư do bà già gởi. Thư đề địa chỉ tạm của Diệu, đóng dấu bưu điện: “Trả lại - Không rơ người nhận.” Marit nói:

“Tôi giữ cái thư này, hy vọng có ngày cô trở lại... May quá cô trở lại thật!”

Bức thư viết về những việc nhỏ bé xung quanh căn pḥng bệnh, như thói quen của bà khi c̣n sống:



“Glittre ngày...

“Diệu thân mến,

“Sao lâu quá con không trở lại thăm bà? Chắc con bận học? Con có khỏe không? Có giữ ngực ấm không? À, ở đây bà vẫn khỏe. Con Fin, con sóc trên cây thông gần cửa sổ pḥng ḿnh đó, con nhớ không? có thêm một con bạn. Cây xương rồng bà quên tưới ba bốn tháng, vậy mà hôm lễ Phục sinh, nó ra một chùm hoa đỏ thắm. Con mà ở đây th́ tha hồ ngắm và ngạc nhiên. Các cô y tá tới, bà khoe, họ trầm trồ khen, nhưng khi bà đề nghị tặng th́ ai cũng từ chối. Con nhớ cái đồ xỏ kim con cho bà không? Tiện quá, nhưng tay chân bà thế này c̣n khâu vá ǵ nữa, bà cho chị lau nhà, chị ta cũng không lấy, nói mắt c̣n tỏ. Bà buồn v́ bà không có ǵ để cho. Cái buồn khác trong bệnh viện là những người vô sau họ lại về trước ḿnh. Như vậy có nghĩa là bà sẽ ở lại đây vĩnh viễn, cho tới khi Chúa tới rước đi. Trước khi chết, bà chỉ thắc mắc một điều: Có thể nào người nghèo giúp đỡ người giầu được không? Con thấy đó: người giầu, nếu muốn, làm vui ḷng người nghèo, dễ quá. Nhưng ngược lại th́ sao? Con c̣n sống thêm nhiều năm tháng, con thử trả lời câu hỏi trên cho bà. Bà không có người thân trên đời. Sáu tháng ở chung pḥng, con đă thành người thân duy nhất của bà, bà để lại tất cả tài sản của bà để con làm việc này:

Giúp cho những người giầu kẹt tiền.

Con hăy coi đây là di chúc của một bà già lẩm cẩm.

Con ở lại b́nh yên.

Solveig

PS: Kèm theo 10 kr.”

Làm sao, với mười đồng, người ta có thể ‘giúp cho những người giầu kẹt tiền’? Diệu ngồi xuống cái ghế bành mà bà Solveig thường ngồi coi chương tŕnh truyền h́nh thiếu nhi.

“Marit, bà nghĩ tôi phải làm ǵ?”

“Đưa mười đồng cho Frelsesarméen”*

“Frelsesarméen chuyên giúp người nghèo, tôi sợ không hợp với tinh thần di chúc Solveig. Nếu giúp người nghèo th́ đâu có ǵ rắc rối.”

“Bà Solveig này cũng rắc rối thật đó.”

“Lúc c̣n sống bà ấy hay đùa trẻ con lắm. Có thể bà viết di chúc đùa không?”

“Theo cách viết trong thư th́ bà ấy nói nghiêm nghị. Tôi nghĩ bà ấy muốn nhắn gởi ǵ đó cho riêng cô.”

“Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Nhưng dù sao tôi nghĩ tôi phải làm theo lời di chúc, tới đâu hay tới đó.”

Bà Marit bỏ đi giúp một người đẩy cái xe lăn vào thang máy, rồi trở lại nói:

“Tôi nghĩ ra rồi: cô đem cho Hội Hồng thập tự là xong.”

“Sao vậy?”

“Hồng thập tự là một hội có quỹ cả trăm triệu, tức là giầu; nhưng lúc nào cũng kẹt tiền.”

Diệu nghe nói hợp lư, cầm tờ giấy bạc đưa cho bà Marit:

“Vậy bà cầm và đưa cho Hồng thập tự giùm.”

“Không được, di chúc đề đích danh cô, cô phải thi hành.”

Diệu nửa đùa nửa thật:

“Giữ lá thư, bà cũng đă vô t́nh dính vào vụ này rồi... Vậy tôi xin giữ tiền, nhưng đề nghị bà là kiểm soát viên của cái quỹ... gọi là quỹ ǵ?”

“Quỹ di tặng,” bà cười nói tiếp “Nhiều người trước khi chết, để lại gia tài cho một một công cuộc từ thiện, một lư tưởng. Giải Nobel là một trong các quỹ này. Ă Na-uy có hằng chục ngàn quỹ di tặng. Có quỹ lớn hằng chục triệu, có quỹ nhỏ mươi ngàn, nhưng theo tôi biết, chưa có quỹ nào nhỏ như cái quỹ này - mười đồng!”

“Tôi không ngờ Solveig nghèo thế.”

“Cô biết tại sao bà ấy hết tiền không? Tiền hưu mỗi tháng bà cho các cơ quan từ thiện hết, chỉ để lại chút tiền tiêu vặt. Điều này, bà chết rồi người ta mới biết. Mười đồng này là ‘đồng bạc của bà góa’ trong Thánh Kinh đây.”

“Vậy mười đồng cuối cùng này, chúng ta càng phải trân trọng hơn. Bà giúp tôi quản lư cái quỹ này, nhé?”

“Cũng được.”

Xuống núi Glittre, Diệu mua hoa đi thăm mộ bà Solveig. Cô vuốt cây thánh giá bằng xi-măng mà tưởng tượng đang vuốt cánh tay bà già, nước mắt cô tuôn ra.

Do một động lực vô h́nh, Diệu không tặng mười đồng cho hội Hồng thập tự, mà giữ trong người. Lúc nào cô cũng để mười đồng trong bóp, lúc đầu là chính tờ mười đồng của bà già, sau Ngân hàng Quốc gia thâu hồi tiền giấy, phát hành đồng cắc, cô cất tờ giấy làm kỷ niệm, và mang tiền cắc. Lúc nào cũng ŕnh chờ... cơ hội. Nhiều lần Diệu tưởng làm xong nhiệm vụ tới nơi, ví dụ cái lần gặp một ông đi Mercedès, không có tiền lẻ đậu xe, Diệu đưa tiền, ông không lấy mà c̣n trợn mắt ngạc nhiên; lần khác, hồi điện thoại lưu động c̣n hiếm, một bà sang trọng cần điện thoại công cộng mà không có tiền lẻ, Diệu xăng xái lấy đồng mười của ḿnh, th́ máy nó lại không nhận. Diệu có một bà bác ở Mỹ, có ba tiệm ‘neo’, ngày thu vào khoảng mười ngàn đô, nhưng lúc nào cũng than kẹt tiền, Diệu tính hay là đổi mười đồng Na-uy ra một đồng mốt Mỹ gởi sang cho bà ấy đỡ kẹt; nhưng sợ bà ấy chửi cho, Diệu không dám. Cứ thế, Diệu không làm sao thanh toán cái của nợ đi được. Trừ một điều là Diệu học được thói quen chú ư tới những nhu cầu nhỏ bé của người khác, những nhu cầu đáng giá khoảng mười đồng krone, đồng mốt đô Mỹ.





Hôm nay Diệu hy vọng đă gặp đối tượng ‘giầu mà kẹt tiền’ rồi. Người đàn bà đang ở trong cầu tiêu, trông có vẻ giầu sang, không giám đốc, cũng bác sĩ, luật sư hay thương gia, Diệu nhất định phải chờ bà ra.

Cửa nhà vệ sinh mở, bà sang trọng đi ra, mặt mày nhẹ nhơm, sảng khoái. Thấy mặt Diệu, vẻ sảng khoái biến ngay ra vẻ ngạc nhiên, rồi chỉ một giây, bà vỡ lẽ:

“À! Cô chờ tôi? Tốt lắm, cô chờ tôi chút, tôi đi rút tiền ở minibank trả lại cô.”

Diệu không kịp cải chính, cứ lẽo đẽo theo sau bà, như một mụ đi đ̣i nợ. Bà nện giầy cao gót vững chăi tới minibank, che thật kỹ trong lúc bấm mật mă, rút tiền và mua một tờ Financial Times trong quán Narvesen. Bà đưa đồng tiền năm đồng cắc cho Diệu với một vẻ hơi hơi khinh thị:

“Cám ơn đă cho mượn.”

“Không có chi, nhưng tôi không lấy lại tiền đâu. Tặng bà đó.”

“Tại sao vậy?”

“Bà bị kẹt.”

“Lúc năy tôi kẹt, nhưng bây giờ tôi có tiền rồi.”

“Tôi tính lúc năy thôi. Dễ ǵ một người như bà có lúc kẹt, cần đến năm đồng bạc.”

Người đàn bà nở một nụ cười rất ư cao thượng, chứng tỏ bà biết rằng không ǵ cao thượng bằng để cho một kẻ tầm thường tưởng họ cao thượng. Bà tung đồng tiền lên bắt lại, cử chỉ thật trẻ trung, thể thao:

“Vậy th́ cám ơn cô.”

“Tôi phải cám ơn bà... Nhưng xin bà giúp tôi một việc...”

Bà nhíu mày:

“Ǵ nữa đây?”

Diệu nghĩ phải khoe với ‘kiểm soát viên’ Marit:

“Xin bà kư nhận giùm.”

Diệu đang loay hoay t́m một mẩu giấy và cây viết th́ bà ta thảy đồng tiền cắc vào túi áo khoác cô, nói:

“Khùng!”

Thế là quỹ c̣n nguyên 10 kr, không suy suyển. Diệu nghĩ: tiêu mười đồng một cách chính đáng khó hơn tiêu mười ngàn.

Đúng lúc đó, loa phóng thanh báo xe lửa Trondheim tới.


Đêm đó, đi ăn và đi disco về, Diệu và Minh Đức nằm chung giường nói chuyện tới sáng. Phần lớn là chuyện bồ bịch và những kỷ niệm hồi mới sang Na-uy, nhưng có lúc sang chuyện đời, rồi sang chuyện bà Solveig, về lời di chúc. Diệu chưa kịp nói di sản lớn bao nhiêu, Minh Đức đă chồm lên ḿnh bạn, như kẻ cướp khảo tiền bà già:

“Vậy th́ đưa tiền đây cho tao!”

“Mày ăn ǵ mập như con heo, ngộp thở tao... Tại sao phải đưa tiền cho mày?”

“Tao đang tính sang cái kiosk mà kẹt tiền.”

“Tao quên chưa nói cho mày biết: quỹ chỉ có mười kroner thôi.”

Minh Đức lăn xuống nệm, thất vọng:

“Cái ǵ!? Mày học đếm chưa? Không mười triệu th́ cũng phải mươi vạn, mười ngàn, làm ǵ có mẹ khùng nào có mười tiền mà cũng bày đặt viết di chúc?”

“Mày đừng nói hỗn, mích ḷng người quá cố, bạn thân của tao đó.”

“Nếu bả có t́nh cảm với mày như thế, chỉ cần viết cái thư thăm hỏi mày được rồi, bày đặt di chúc làm chi?”

“Gia tài bả chỉ có mười đồng khi nhắm mắt, để hết lại cho tao, c̣n đ̣i ǵ nữa? Mày là cái đồ tham tài bỏ ngỡi!”

“Vậy sao mày không đem mua vé số quách. Biết đâu bà ấy chết thiêng pḥ hộ trúng số, chia đôi, mày xí một nửa, một nửa làm phước cho... tao.”

“Bả đâu có ư cho ai tiền bạc. Có lẽ bả muốn nhắn khéo tao điều ǵ.”

Diệu nhoài người, kéo ngăn bàn ngủ, lấy bức di chúc đưa cho bạn, tiếp:

“Biết đọc không? Đọc đi!”

Minh Đức đọc xong, ‘b́nh giảng’ ngay:

“Cái di chúc này không bao giờ thực hiện được. Tao đố mày t́m được một người giầu mà không kẹt tiền! Tao đây mới nghĩ tới làm tiền đă thấy kẹt tiền rồi. Trước khi có ư tưởng sang kiosk tao không thấy thiếu tiền...”

Do kinh nghiệm về bà bác, Diệu biết bạn nói đúng, nhưng miệng phản đối một cách yếu ớt:

“Mày nói ngược đời lắm.”

“Sao lại ngược? Này nhé: người giầu, một trăm người, chín mươi chín người muốn có thêm tiền, chín mươi chín người lúc nào cũng than kẹt tiền. Nhà giầu ai cũng... túng hết, nhưng họ túng bạc triệu, không ai túng bạc chục. Muốn lấp đầy những túi tham đó, một tỉ tỉ đô-la cũng như muối bỏ biển. Bà già Ba Tri của mày để cho mày một ‘impossible mission’.”

“Th́ tao... kẹt với mười đồng của bà cả chục năm nay.”

“Nhưng không sao, tao có kế cho mày...”

“Kế ǵ, đứng đắn th́ nói, cà chớn, dẹp.”

“Đứng đắn hẳn đi chớ... Mày thủ đồng tiền với chai dầu Cù-là trong bóp, gặp tên nhà giầu trúng gió, mày đè nó ra cạo, thế là cứu mạng nó.”


Minh Đức ở chơi mấy ngày, ăn nói bạt mạng, lại c̣n đá lông nheo với bạn trai của Diệu, nhưng nó làm Diệu vui vẻ suốt một tuần lễ. Khi nó đi, Diệu cảm thấy trống trải. Ngồi trên xe điện về nhà mà ḷng buồn rười rượi.

Bỗng nghe trên xe thơm lừng mùi bánh kẹp tàng ong và cà-phê. Diệu đă chứng kiến cảnh bán hàng rong khi đi xe đ̣ ở Việt Nam. Mỗi khi xe ngừng ở bến chính hay bến phụ, người ta bu quanh xe mời: Nước mía đây! Trà đá đây! Bưởi đây! ổi dầm đây! Dứa ngọt đây! Cơm sườn đây!... Không thiếu giống ǵ. Có người nhảy lên xe rao thuốc sâu răng, đau bụng, nhức đầu và thuốc trị bá chứng. Nhưng ở Na-uy, bán cà-phê và bánh kẹp trên xe là một hiện tượng lâu lâu mới xảy ra, như sao chổi hay nhật thực vậy. Thường các học sinh làm vào sáng sớm lúc xe buưt, xe điện đầy người đi làm, đi học.

Diệu nghe mẹ con hai người hành khách ngồi đối diện nói chuyện với nhau. Đứa bé gái chừng sáu bảy tuổi, lông mi cong và dài như lông mi giả:

“Thơm quá, má.”

“ờ, thơm.”

Hai cô học sinh giới thiệu mục đích việc bán bánh là để gây quỹ giúp người tị nạn Phi Châu.

“Ḿnh mua không, má?”

“Con ăn sáng rồi mà.”

“Không phải con mua để ăn.”

“Chứ để chi?”

“Để giúp người tị nạn.”

“...” người mẹ nói rất nhỏ vào tai con, Diệu không nghe, nhưng đứa con cứ bô bô:

“Con có năm đồng.”

“Bánh và cà-phê mười lăm đồng lận.”

Diệu biết người Na-uy ít khi mang nhiều tiền mặt trong túi. Nhưng không mang nổi mười lăm đồng th́ thật là quá... cỡ. Lỡ đạp bánh tráng người ta, tiền đâu mà đền?

“Ma...á!”

“Ǵ?”

“Má nói phải giúp đỡ...”

“...”

“Con phải giúp!”

Bà mẹ cúi xuống nói nhỏ một cách kiên nhẫn. Con bé th́ cứ oang oang:

“Nhưng mà mấy chị đó sẽ buồn...”

Thật là một đứa bé có ḷng, Diệu nghĩ. Hai em nữ sinh đă bưng cà-phê và bánh tới giữa toa xe, chỉ c̣n hai hàng ghế nữa là tới hàng hai mẹ con và Diệu. Cô định bụng sẽ mua ủng hộ. Cô nh́n đôi mi của đứa bé, nghĩ “Chị sẵn sàng đổi một trăm cái bánh kẹp lấy đôi mi của em.” Sợ cái ư nghĩ ngộ nghĩnh của ḿnh biến thành nụ cười không hợp lúc, Diệu cúi xuống. Và khi cúi xuống, cô chợt nảy ra một ư. Cô kín đáo móc túi lấy mười đồng bửu bối đặt xuống sàn xe. Khi hai cô học sinh tới, Diệu mua hàng và cố ư nhích đầu gối ra để con bé mi đẹp có thể nh́n thấy đồng tiền dưới sàn. Quả nhiên, con bé hô lên:

“Má!”

“Ǵ nữa? Má nói rồi!”

Nó chỉ ngón tay xinh xắn, có móng đỏ xuống sàn. Bà mẹ nh́n thấy đồng tiền, hỏi Diệu:

“Tiền của cô?”

“Dạ không.”

Người mẹ thở dài:

“Th́ con lượm đi!”

Con bé hí hửng lượm mười đồng và moi túi lấy năm đồng, đưa cho hai cô gái. Hai học sinh đưa cà-phê và bánh với một tờ giấy. Nhưng con bé bảy tuổi lắc đầu:

“Em không uống cà-phê, không ăn bánh.”

“Các chị này đi bán hàng chứ không đi lạc quyên. Con phải lấy bánh đi. Má sẽ trả lại mười đồng bằng cách khác.”

Con bé lấy bánh ăn, bà mẹ cầm cà-phê. Thái độ ngay thẳng mà phóng khóng của họ khiến Diệu cảm thấy thư thái. Đồng thời cô cũng nghĩ biết đâu hôm nay là ngày ḿnh làm tṛn được lời di chúc kỳ lạ của bà già. Cô kín đáo quan sát y phục của hai mẹ con, thấy đồ rẻ tiền, không chứng tỏ được là một gia đ́nh giầu có. Trừ phi họ là nhà giầu... giả dạng thường dân.

Giống như Diệu, hai mẹ con đi tới trạm chót mới xuống. Diệu đi được mấy bước, nghe gọi đàng sau:

“Cô!”

Quay lại, Diệu thấy bà mẹ. Đứa con, h́nh như, do lệnh của mẹ, đứng xa xa, đưa tay nghịch mấy bông hồng dại trên dốc.

“Cám ơn cô, nhưng cô không cần phải làm như thế.”

“Bà muốn nói ǵ, tôi không hiểu?”

“Cô cấy mười đồng trên sàn xe.”

Diệu buồn cười về chữ ‘cấy’. Tuy nhiên trước mặt người đàn bà ngay thẳng này Diệu không thể chối căi được:

“Tôi làm một việc khờ, bà tha lỗi.”

“Không sao. Tôi biết cô có thiện ư. Nhưng tôi sẽ trả tiền lại cho cô.”

Diệu coi đây là dịp may để t́m hiểu về gia cảnh người đàn bà.

“Không giấu ǵ bà...” cô bắt đầu kể chuyện về lời di chúc.

Rồi không ngần ngại hỏi thẳng:

“Câu chuyện đầu đuôi như thế đó. Bây giờ xin bà giúp tôi cho xong vụ này. Bà có... giầu không?”

“Tôi đi làm, lương tháng vừa vặn trả tiền nhà, tiền chợ, xe cộ, quần áo. Tôi phải tính thật kỹ từng đồng để khỏi thiếu hụt.”

Diệu thất vọng v́ một lần nữa không gặp đối tượng. Cô hỏi vớt:

“Có bao giờ bà cảm thấy thiếu thốn ǵ không?”

“Không bao giờ. Lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy hoàn toàn đầy đủ. Con gái tôi lúc nào cũng hạnh phúc.
Cô coi nó ḱa! Thực sự chúng tôi cảm thấy ḿnh giầu có. Chúng tôi chỉ cảm thấy ‘thiếu’ khi muốn giúp người khác...”

Diệu cảm động sung sướng, biết rằng ḿnh vừa hoàn thành di chúc. Phần đầu.

Tâm Thanh

Chú thích:

* Den tid den sorg: (Tục ngữ Na-uy, nguyên văn: Tới đâu âu đó ) Thời gian nào có đủ lo âu cho thời gian đó.

* Frelsesarmé: (Salvation Army) Đạo binh Cứu Thế, chuyên làm việc từ thiện, cứu tế.