Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Thành Hỏi 

 

Tôi bị ‘bệnh kín’... cứ ăn cua biển (không phải cua đinh), tôm ṣ ốc hến và nhất là uống rượu vang đỏ là đầu gối và khớp ngón chân sưng vù nhức nhối chịu không thấu, có mà ‘cam tươi’ cũng đổ đi luôn. Các nhà thái tây gọi là bệnh goute hay gout, dân Viking gọi là urinsyregikt (rắc rối chưa?). Tháng bẩy tuy ở Na-uy không có mưa ngâu, nhưng con bệnh nó nhớ thời tiết, cũng về hành vài tuần lễ, dù kẻ liệt ăn uống kiêng khem, cẩn thận... mặc kệ. Ấy, giữa lúc ê ẩm như thế th́ nhận được điện thoại:

            “Tâm Tè phải không?”

            Trên thế giới này chỉ có mấy tên Thánh Gia mới biết và gọi ḿnh bằng cái tên cúng cơm này.

            “Ai vậy?” tôi ngạc nhiên.

            “Thành nè!”

            “Thành nào cà?”

            “Thành Hỏi.”

            Lại cũng chỉ có một người trên đời tên là Thành Hỏi. Tuần trước tôi có nhận được email của Khải Lưu nói Thành Hỏi... hỏi địa chỉ và số điện thoại cập nhật của cậu, có việc. Chả đoán được là việc ǵ, chắc hắn chỉ ‘hỏi’ theo... thói quen. Tội nghiệp, chắc hắn hết chuyện hỏi rồi.

            “Sao? Muốn hỏi cái ǵ đây?”

            Hỏi liền:

            “Sao giọng cậu khác vậy?”

            “Ba mươi năm không nghe giọng, không khác sao được! Cậu đang ở đâu vậy?”

            “Larvik.”

            Thành Hỏi phát âm ‘Larvik’ đúng như một người Việt đă nhập tịch Na-uy lâu năm.

            “Thiệt không? Cậu phục kích ở đây mấy năm rồi?”

            “Mới sang hôm qua.”

            Bà xă Thành, Hồng Yến, có hai bà chị định cư tại Larvik, một thành phố cách Oslo chừng 140 km, nổi tiếng như một hải cảng lớn với nhiều thương thuyền và du thuyền đi khắp Âu lục. Anh Nam, anh rể của Thành Yến cũng nổi tiếng không kém v́ là người Việt đầu tiên tự cất nhà lấy. Nếu tôi nhớ không lầm th́ báo địa phương và truyền h́nh có đăng phóng sự về anh Nam v́ anh dùng cái nhà đó như một dự án ra trường ngành xây cất. Hôm nay anh chị Nam đưa vợ chồng Thành lên thăm thủ đô Oslo. So với Mỹ th́ Na-uy nhỏ như cái lỗ mũi, về công tŕnh do bàn tay con người th́ chẳng có ǵ đáng coi, thành ra có khách ngoại quốc sang, chúng tôi chẳng biết khoe cái ǵ ngoài cái đài nhảy tuyết và công viên Frogner mà người Việt ưu ái đặt tên là ‘Công viên Sexy” - bởi v́ trong đó đặt hằng trăm bức tượng của điêu khắc gia Vigeland mô tả kiếp nhân sinh từ khi hoài thai tới khi phơi phới xuân th́ và khi già sọm sắp xuống lỗ, toàn trong nguyên dạng - trần truồng. Thành Yến tất nhiên cũng được lôi tới ‘công viên sexy’. Và cũng nhờ đó tôi được hẹn vào Oslo để gặp Thành Yến. Coi tượng sexy xong, trong khi gia đ́nh đi ngắm các gian hàng và làm tính nhẩm trong đầu thấy cái ǵ cũng đắt gắp đôi bên Mỹ, th́ tôi lôi Thành Yến về nhà (cách trung tâm Oslo 25 km) để nói chuyện. Như vậy Thành Yến là cặp Thánh Gia đầu tiên tới thăm nhà này của tôi, và là cặp thứ nh́ tới Na-uy. Cặp đầu tiên là Tuân Cúc đi du thuyền từ Copenhagen sang. Hai bạn lợi dụng lúc đoàn du lịch đi thăm thành phố Oslo th́ xé rào đi thăm Tâm Hà, lúc đó c̣n ở nhà cũ. Thành vẫn không thay đổi nhiều, cái mặt, nếu anh nào đi thi h́nh học mà quên mang compa có thể nhờ hắn úp mặt vào tờ giấy là xong... Và cái tật ‘hỏi’ vẫn không thay đổi. Đi đâu hắn có cuốn carnet trong tay, hỏi và ghi chú hết, chính nhờ thế mà hắn phát âm địa danh Larvik trúng phoóc và bà xă Khánh Hà đưa cái ǵ hắn cũng nói ‘Tusen takk!” (tương đương tiếng Anh-Mỹ ‘Thousand thanks’).

 

            Thành và tôi đều không biết nhậu rượu, nên chỉ ăn cơm nhà quê. Mà có ăn uống ǵ được, v́ hai thằng lo kể chuyện xưa. Qua câu chuyện tôi mới biết Thành hay hỏi là v́ hắn rất ngây thơ. Ai đời 21 tuổi mà chưa biết bà Eva sanh con từ đâu. Hồi đó Thành hay đi chơi với Thái Hanh. Hai thằng đi cầu chồm hổm bắc trên ao nuôi cá tra. Trong lúc nh́n ‘lưỡng long tranh châu’ bên dưới hai thằng không hẹn mà củng nh́n thấy bóng một bà ngồi chuồng bên cạnh với đầy đủ lệ bộ c̣n tinh xảo hơn các pho tượng của Vigeland. Thành nói nhỏ với Hanh (lần đầu tiên không... hỏi):

            “Ê Hanh! Cái bà kia ỉa cứt to như thế, chắc đẻ con dễ dàng lắm!”

            Thằng Hanh cười sặc sụa bên kia. Tôi biết Hanh quỉ sớm lắm. Chính nó là người đầu tiên đọc cho tôi nghe bài thơ:

            Hồng diện đa dâm thủy

            Trường mi hộ tố mao

         Tế yêu chân cự huyệt

            Trường túc bất tri lao

và nó c̣n dịch sang tiếng Việt bằng thơ mà tôi sợ viết ra đây bị rút phép thông công. Ấy thế mà nó có một thằng bạn ngố như thế th́ bảo không cười ngất cho được. Bà kia, thế nào chẳng nghe được tiếng cười tinh quái, bèn vội vàng cho xong việc, rồi vùng vằng đi ra. Khi bà đi rồi, Hanh mới oang oang:

            “Mày tưởng người ta đẻ ở cái lỗ đó à?“

            “Chứ sao?”

            “Bố khỉ ngố! Đẻ ở cái hĩm ấy!”

            “Ơ hay,” Thành, thằng con trai đă đủ điểm môn vạn vật trong kỳ thi tú tài hai vừa qua, ngớ ra và nói tiếp “Tao tưởng cái lỗ đó để đái chớ!”

            “Tiên sứ bố thằng ngố! Th́ cùng một cái. Bởi vậy mới nói là đẻ đái.”

            “À há!”

            Thành – bây giờ, Thành năm 2003 – thú thật với tôi:

            “Tớ không biết đàn bà là ǵ trước khi lấy vợ.”

            Hồng Yến, v́ cuộc hành tŕnh quá xa và trái giấc, đang nằm nghỉ trong pḥng. Khi chị đi ra, tôi hỏi:

            “Anh chị được mấy cháu, tôi hỏi rồi mà lại quên?”

            “Cám ơn anh, chúng tôi được ba cháu.”

            Tôi không biết hôm đó sau khi đi ao cá tra về Hanh có chỉ vẽ thêm cho Thành không, có nói rơ ‘vô đường nào th́ ra đường đó’ không. Nhưng Thành đă có ba con th́ chắc là cũng biết đi đường nào rồi, nhưng hẳn là hắn không thể là người chủ động được. Tôi nói với chị Yến:

            “Thế chắc chị vất vả lắm nhỉ?”

            May mà bà chị không hiểu, lại tưởng vất vả chuyện nuôi con.

            Chúng tôi nói sang chuyện khác. Thành cho biết anh em Thánh Gia trong vùng thường gặp nhau ăn uống, đấu láo, cười cợt. Tôi nghe mà phát thèm.

            Nửa cuộc th́ có một cặp vợ chồng người Huế tới thăm chúng tôi. Cặp này Xuân Hương biết đó (Lê Văn Mộ, cựu trưởng ty Y tế Quảng Trị).

            “Hồi cậu làm quận trưởng cảnh sát, có bao giờ ra Huế chưa?” tôi hỏi Thành.

            “Có đi công tác, chứ không làm việc ngoài đó...”

            Rồi Thành kể câu chuyện tiếng Huế mà hắn nói là do Thăng Đen kể trong một dịp tán phét ngoài nhà hàng ăn ở Little Saigon.

            Ông trung đội trưởng người Huế điều động binh sĩ nới rộng trại gia binh. Sau phần đắp nền anh em nghỉ giải lao rồi ông tập họp lại để anh em đi xúc cát. Ông hỏi to:

            “Anh em nghị đụ chưa?”

            “Dạ rồi, trung úy”

            “ Đụ rôi th́ đi sục cặc!”

Chưa hết chuyện trong trại gia binh đó. Sáng hôm sau, hai chuẩn úy nói chuyện với nhau. Ông người Nam nói với đồng nghiệp người Bắc:

“Đêm qua khó ngủ thấy mụ nội, v́ lạ chỗ, lại bị cái thằng bên cạnh nó cứ đi đi lại lại, vừa đi vừa địt.”

Ông chuẩn úy người Bắc lấy làm lạ, cau trán, nói:

“Lạ nhỉ, tao thấy nằm, ngồi th́ đ. được... Mà vừa đi vừa đ. th́... sao nó làm được nhỉ? Thằng này tài thật.”

 

Buổi tối gia đ́nh anh Nam đưa xe tới đón Thành Yến về Larvik. Sau đó họ sẽ đi London, Stockholm, Paris... rồi trở về Mỹ. Thành Hỏi đă hỏi và học được thêm một câu tiếng Na-uy ‘Ha det!’ (Bye!). Tối hôm sau, chủ nhật, chúng tôi rủ hai cặp bạn ở Na-uy tới ăn canh rau đay nấu với tôm khô do Thành Yến vác từ Mỹ qua. Tội nghiệp Yến bê cả cả cà pháo và ruốc sang nữa. Rau đay thơm tho và trơn tuột mà tôi thấy nghèn nghẹn trong cổ. Bởi v́ tôi không biết có bao giờ gặp lại Thành Hỏi nữa không. Chúng ta đă trên lục tuần và ngày giờ c̣n lại th́ mỏng manh vô cùng.

 

Tâm Tè