Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

Cái bẫy mỹ nhân

 - Vũ Quang -

 

Trong tất cả những mưu mô thương măi, chính trị và quân sự trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, có lẽ không có kế sách nào tuy rất phổ thông nhưng lại có tỷ lệ thành công rất cao, hầu như bất khả bại bằng "mỹ nhân kế". Người rành lịch sử Á Châu không thể nào quên chuyện Việt Vương Câu Tiễn dùng Tây Thi để làm Ngô Phù Sai mê muội thời Xuân Thu. Và lại càng không thể quên chuyện Vương Doăn đă dùng con nuôi là Điêu Thuyền để đánh bại một lúc cả hai cha con đại gian hùng cùng đại hảo hán thời Tam Quốc là Đổng Trác và Lă Bố.
Lịch sử Việt Nam ta cũng đầy dẫy những chuyện dùng mỹ nhân kế để thủ thắng, với một thí dụ đáng nhớ là việc Triệu Đà đưa Trọng Thủy sang làm con tin, rồi quyến rũ mê hoặc Mỵ Nương lấy được nàng làm vợ để cuối cùng th́ nhà Thục phải tan hoang.


Ở Tây Phương, để giữ vững địa vị cho bản thân cũng như an nguy cho đất nước, nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập, sau khi người t́nh muôn thuở của nàng là đại đế La Mă Julius Caesar băng hà, đă không ngần ngại hiến ḿnh cho tướng Mark Anthony và kéo chàng về phe nàng, ḱnh chống lại đại đế Augustus. Trong thế kỷ 20, có ai quên được việc người đẹp Mata Hari đă bị các spymaster sử dụng làm một cái bẫy để moi móc tin tức t́nh báo từ phe địch hoặc việc cô gái làng chơi Christine Keller đă làm sụp đổ cả một chính phủ ở Anh qua vụ x́-căng-đăn Profumo.
Trong nhiều năm qua, ở Anh Quốc, có một người chuyên tạo dựng những cái bẫy mỹ nhân tuy êm ái, nhẹ nhàng như tơ nhưng có khả năng kềm tỏa không khác ǵ lưới nhện, tuy ngọt ngào như mật nhưng lại nguy hiểm không kém ǵ thuốc cực độc, để khuyến dụ hàng loạt nghi phạm đang chờ ngày ra ṭa phải tự thú và chịu lănh án tù cho những việc mà họ đă làm. Điểm độc đáo đáng nói ở đây là "người đẹp" không phải là một nàng kiều nữ xuân th́ mơn mởn, "mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" mà lại là một anh đàn ông ô dề, cục mịch, từng là một tay dân chơi côn đồ, buôn lậu nha phiến. Sau đây, xin mời bạn đọc theo dơi "Cái Bẫy Mỹ Nhân" được đăng tải trên Marie Claire số gần đây.

*
Shaun Anthony Armstrong đang ở trong tù chờ ngày hầu ṭa về tội hăm hiếp và sát hại đứa bé gái 3 tuổi, hàng xóm của y th́ y bỗng nhận được một lá thư từ cô Laurna Jane Stevens, một thiếu phụ ở Luân đôn mà y chưa từng quen biết. Thiếu phụ này khuyên Armstrong hăy giữ vững tinh thần, đừng buồn bực thái quá v́ cô luôn tin rằng mọi người đều vô tội, cho đến khi bị chứng minh là có tội và bị ṭa kết tội, tuyên án. Đối với Armstrong những câu an ủi này c̣n quư báu hơn cả những giọt cam lộ dành cho người chết khát giữa sa mạc vậy. V́ bị truy tố với tội ấu dâm và sát hại trẻ thơ, hai loại tội bị xem như là nhơ nhớp, đáng khinh tởm và phỉ nhổ nhất trong giới tội phạm nên y bị bạn tù cô lập và thường xuyên bị họ hành hạ, mắng chửi, xem như một con chó ghẻ.
Đứa bé hàng xóm của Armstrong là một bé gái xinh đẹp, dễ thương bị mất tích sau khi chạy ra khỏi nhà để đuổi theo tiếng chuông của xe bán kem. Thi hài của em sau đó được t́m thấy trong một bao rác bằng nhựa trong căn chung cư của Armstrong. Em đă bị hăm hiếp và thân xác em bị chó gặm tơi tả.
Tù nhân trong trại giam thường xuyên khạc nhổ vào mặt vào đầu của Armstrong mỗi khi hắn lỡ bước đến gần họ như một cách bày tỏ thái đô khinh miệt. Các viên cai ngục, khi đêm đến, thường đứng trước cửa pḥng giam của y, giả tiếng chuông của xe kem, rồi sau đó bước vào pḥng, lục tung đồ đạc, ra vẻ như đang t́m kiếm thi hài của đứa bé. Ít khi nào y được ngủ thẳng một giấc mà không bị quấy phá, hành hạ như thế.
V́ vậy, vào mùa hạ năm 1994, lá thư của cô Stevens vô t́nh đến tay Armstrong - lúc ấy đang bị nhốt trong nhà tù Durham ở ngoại ô Luân đôn chờ ngày xét xử - ngay vào thời điểm y đang cảm thấy cô đơn, lẻ loi và bị người đời ruồng bỏ nhất. Thế là y bèn gởi thơ hồi âm cho cô. Trong suốt 11 tháng trời sau đó, hai người trở thành bạn thư tín, thường xuyên thư đi tin lại cho nhau. Và tên nghi phạm sát nhân ấy bắt đầu yêu mê người thiếu phụ bí mật đă tự miêu tả là vũ sư với mái tóc nâu mượt mà, óng ả. Mỗi khi chấm dứt lá thư, y thường viết "Yêu em nhiều. Ôm em chặt. Hôn em nồng thắm. Yêu em nhiều nhiều lắm". Y cũng sáng tác những bài thơ t́nh để tặng cô Stevens và thậm chí ngỏ lời cầu hôn cùng nàng nữa.
Thế rồi, trong một lá thư đề ngày 27/1/95, Armstrong thú nhận tội ác tầy đ́nh của y. Y viết: Em cần được một câu trả lời thẳng thắn, th́ đây, anh nói cho em biết sự thật. Đúng vậy cưng ạ, anh hoàn toàn có trách nhiệm về cái tội mà anh bị truy tố. Như em đă từng bảo anh, em yêu ơi, nếu chúng ta thành thật với nhau th́ chuyện ǵ chúng ta cũng có thể vượt qua cả. Và đây là việc biểu lộ tấm ḷng chân thành nhất của anh đấy em ạ. Em là người đàn bà duy nhất mà anh tin tưởng từ lâu lắm rồi".
Y cũng tiết lộ thêm cho nàng rằng, tuy phạm tội như thế, nhưng y vẫn c̣n may mắn v́ vẫn c̣n cơ hội để chỉ bị ở tù trong một thời gian ngắn ngủi mà thôi, ngay cả như nếu bị ṭa kết tội. Armstrong cho nàng biết y không tin rằng y có thể phủ nhận tội trạng trước ṭa được, nhưng y tin y có thể biện hộ rằng y bị điên (insanity defence). (LND: Theo luật, ở Anh cũng như ở Úc, một khi bị cáo dùng cái điên để biện hộ cho hành vi phạm tội, nếu chứng minh được khi phạm tội bị cáo hoàn toàn mất hết lư trí, mất tự chủ, quan ṭa sẽ ra lệnh cho bồi thẩm đoàn đi đến phán quyết rằng bị cáo vô tội v́ bị điên. Sau đó, bị cáo sẽ bị đưa vào một nhà thương điên đặc biệt, dành cho tội nhân bị điên (criminally insane) để bảo vệ cho chính bị cáo cũng như cho xă hội không gặp thêm nguy hiểm v́ bệnh điên ấy của bị cáo. Sau một thời gian điều trị, bị cáo có quyền xin được một hội đồng chuyên môn thẩm định, nếu thấy hết điên, sẽ được trả tự do).
Mặc dù y dự định sẽ khai điên để được giảm khinh, Armstrong cố gắng hết sức để thuyết phục và chứng minh cho Stevens thấy rằng y hoàn toàn tỉnh trí. Y viết: "Thật sự ra th́ tinh thần cũng như thể lực của anh đều b́nh thường cả".
Và rồi, vào ngày 2/4/95, y lại thố lộ cùng nàng một lần nữa: "Tụi nó không thể nào có cơ hội để kết tội sát nhân cho anh cả. Nhưng em nhớ đừng nói cho ai biết nhé cưng, nếu không th́ anh sẽ kẹt vô cùng đó. Chắc chắn là anh không có điên đâu, nhưng nếu nhận điên để mà thoát tội th́ anh sẽ không ngần ngại ǵ mà không điên đâu".
Armstrong yêu mê Stevens đắm đuối và y nghĩ rằng nàng cũng rất mực yêu thương y. Thế nhưng, khi vụ xử vừa bắt đầu vào tháng 7/95 th́ cơn ảo mộng của y tan biến theo mây khói. Công tố viên James Spencer chuẩn bị mở màn cho lời dẫn nhập của ông th́ ông được cảnh sát đưa cho một xấp thơ. Ông đọc sơ qua rồi trao xấp thơ ấy cho phe biện hộ. Đấy chính là xấp thơ t́nh của Armstrong gởi cho cô Stevens.
Bằng chứng mới mà phe công tố nhận được cho thấy Laurna Jane Stevens, người nữ vũ sư mà Armstrong yêu mê mệt, không phải là đàn bà, mà là một anh đực rựa tên Bernard O'Mahoney.
Và kết quả của sự tiết lộ ấy là Armstrong không c̣n dùng kế hoạch giả điên để biện hộ nữa và thú nhận hết tất cả mọi tội trạng. Y bị tuyên án tù chung thân.
O'Mahoney vốn là một anh bảo an hộp đêm kiêm một tên buôn lậu nha phiến từng là một tay dân chơi có nhiều án tích trộm cướp và bạo động, hành hung, nhưng đă trở thành một kẻ chuyên giả dạng phụ nữ để hoàn thành một sứ mạng tự ban: dùng bẫy mỹ nhân để quyến rũ nghi phạm thú tội!
Ông nói: "Có nhiều người muốn tranh đấu bảo vệ tầng khí quyển ozone, có người luôn tranh đấu chống việc săn cá voi. C̣n đối với tôi th́ tôi không chịu được mấy đứa giết hiếp trẻ thơ, thế thôi".
Armstrong không phải là con mồi đầu tiên đă sa bẫy của O'Mahoney và chắc chắn y cũng không phải là com mồi cuối cùng. O'Mahoney, một kẻ viết thư t́nh nhuyễn nhừ chuyên nghiệp, kẻ đă hoàn toàn từ bỏ lối sống ngoài ṿng pháp luật kể từ sau khi Armstrong bị kết tội và lănh án, đă giăng những cái bẫy mỹ nhân tương tự từ hơn một thập niên qua. Ông chỉ chuyên chú nhắm vào đủ loại nghi phạm để t́m cách khuyến dụ, rù quyến họ tự tay viết lên những gịng chữ thú nhận hết tội trạng của họ.
Hành tŕnh độc đáo này của ông O'Mahoney, bây giờ 42 tuổi, bắt đầu từ năm 1989 ở Wolverhampton, một tỉnh miền trung Anh Quốc, nơi ông sinh ra, lớn lên và, dạo ấy, sinh sống bằng nghề bán lại đồ ăn trộm, "thứ ǵ cũng làm, mỗi thứ một chút".
Việc đă tạo nhiều phẫn nộ cho O'Mahoney và khiến ông bắt đầu sự nghiệp giăng bẫy mỹ nhân xảy ra khi một đứa bé trong tỉnh bị xe cán trọng thương. Ông kể lại, giọng vẫn c̣n nhiều uất ức: "Nó bị tê liệt hoàn toàn. Ngay cả việc thở cũng không tự làm được, mà phải có máy hô hấp nhân tạo để trợ giúp. Mẹ nó phải vất vả lắm mới kiếm được tiền để đáp ứng cho nhu cầu y tế của nó. Trong quán nhậu địa phương, nơi tôi sinh ra và lớn lên, người ta tổ chức những cuộc quyên góp như chơi phóng tiêu gây quỹ, và t́m được vài chục bạc là nhiều lắm. V́ thế, tôi viết thư đến hơn 120 người nổi danh, như mấy ban nhạc Rolling Stones, U2, bất cứ người nào có tí danh vọng là tôi gởi thư đến, để xin tí tặng vật, và họ gởi thật nhiều đồ tới. Tôi hy vọng sẽ đấu giá những món đồ này để gây quỹ giúp cho mẹ thằng bé. Thế nhưng, người đời quả thật là chó đẻ, đếch ai thèm đến tham dự buổi đấu giá cả, chỉ v́ họ cho rằng tôi là một thằng tội phạm, một thằng dân chơi".
Và cậu bé cuối cùng cũng chết đi. Nhưng sự nghiệp viết lách của ông O'Mahoney lúc ấy mới thực sự bắt đầu. Năm 1992, ông bắt đầu viết thư cho Peter Sutcliffe, kẻ được biết đến như tên sát nhân liên hoàn dă man với biệt danh Yorkshire Ripper. Lúc ấy Sutcliffe đă bị kết tội và đang bị giam giữ ở Broadmoor, một dưỡng trí viện trọng cấm dành cho những kẻ điên nguy hiểm.
Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1981, tên sát nhân Yorkshire Ripper đă sát hại 13 phụ nữ và đă cố giết hại thêm 7 nạn nhân khác. Hắn cuối cùng đă bị tóm bắt và bị tuyên nhiều án tù chung thân.
Khi ông O'Mahoney bắt đầu viết thư cho Sutcliffe th́ hắn đă bị giam giữ hơn một thập niên rồi. Lúc ấy, ông viết thư v́ ṭ ṃ muốn biết về cuộc đời của tên sát nhân liên hoàn ấy.
Ông kể lại: "Lúc ấy, tôi nghĩ rằng tôi không thể nào viết thư cho hắn với tư cách là một người đàn ông được. Tên sát nhân Yorkshire Ripper hoàn toàn không ưa những anh đàn ông gân guốc lực lưỡng. Hắn chỉ khoái phụ nữ thôi. V́ thế, tôi quyết định đội lốt đàn bà để viết thư cho hắn".
Và quả thật quyết định ấy không sai lầm. Ông O'Mahoney giả vờ làm một phụ nữ e dè, nhút nhát, thiếu tự tin, luôn bị cha đàn áp từ thuở ấu thơ tên Belinda Cannon, làm thư kư văn pḥng. Trong những bức thư đầu tiên Belinda rất e dè, cẩn trọng, không đ̣i hỏi nhiều mà cũng không tiết lộ ǵ nhiều. Thế nhưng, chỉ trong ṿng vài tháng th́ tên sát nhân Yorkshire Ripper và nàng trở thành đôi bạn tâm t́nh rất tâm đầu ư hợp, nhất là sau khi nàng gởi tặng hắn một cái dĩa hát xưa cũ mà hắn vẫn thường mơ ước muốn có được là dĩa "Do The Hucklebuck" với mặt sau là bản "Sorry Sorry Sorry".
Trong những lá thư tiếp theo sau đó, hắn chia xẻ với Belinda về tất cả mọi suy nghĩ và ao ước của hắn, từ chính trị, tôn giáo cho đến những vấn đề xă hội và ngay cả những lần hắn thủ dâm nữa. Tất cả những lá thư của hắn đều có đính kèm theo với nhiều "ôm em thật chặt", với lắm câu "thương em nhiều lắm", và không bao giờ thiếu câu "hăy bảo trọng, giữ ǵn sức khỏe cưng nhé. Mong chờ thư em lắm đấy. Luôn nghĩ về em".
Ông O'Mahoney hoàn toàn không ngờ được rằng ông lại có thể dễ dàng chiếm được ḷng tin của Yorkshire Ripper như thế. Ông kể lại: "Tôi quả thật sững sờ về việc Sutcliffe lại có thể tiết lộ những điều thầm kín riêng tư bí mật của hắn như thế".
Thế rồi, lúc tên Ripper muốn xin một tấm ảnh của Belinda để nh́n ngắm, để mơ mộng th́ ông bèn liên lạc với một công ty giới thiệu hôn nhân để lấy một xấp h́nh các phụ nữ Đông âu muốn t́m người tâm đầu ư hợp ở Tây Âu và sau đó chọn một h́nh gởi cho hắn.
Khi Ripper muốn có dịp nói chuyện với Belinda qua điện thoại th́ ông O'Mahoney bèn nhờ một nữ kư giả trẻ tuổi mà ông quen biết tên Vanessa Lange để tṛ chuyện cùng y theo sự nhắc tuồng của ông. Sau này, ông cũng nhờ cô Lange để đánh lừa Shaun Anthony Armstrong.