Giới Trẻ VN Mang Vinh Dự Cho CĐVN
Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
LGT: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh bút hiệu
Toàn Phong là một sĩ quan ưu tú của không lực VNCH trong thời gian từ 1958 đến
1962, đồng thời là một khoa học gia nổi tiếng thế giới trong suốt nhiều thập
niên qua. Sau thời gian làm giáo sư tại nhiều viện đại học danh tiếng, trong đó
có đại học Ecole Nationale Supérieure d'Etudes Aérospatiales của Pháp, giáo sư
khoa trưởng khoa toán ứng dụng tại viện đại học Tsing Hua, Đài Loan, kể từ năm
1972, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh giảng dậy tại viện đại học Michigan của Hoa Kỳ,
và ông đă được trao giải thưởng Excellence 2000 Award trong lĩnh vực khoa học.
Suốt thời gian 30 năm qua, hơn 1000 kỹ sư không gian Hoa Kỳ đă được ông trực tiếp
giảng dậy, truyền thụ kiến thức. Là một nhà khoa bảng xuất sắc của thế giới,
giáo sư Nguyễn Thành Vinh c̣n là một người Việt yêu nước, luôn luôn quan hoài
đến vận mệnh của đất nước, luôn luôn dấn thân cho mục tiêu đấu tranh lật đổ CS,
giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Ông xứng đáng là biểu tượng cao
qúy, kết tinh của tầng lớp sĩ phu Việt Nam, và là tấm gương sáng cho giới trí
thức Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
Sau đây, Sàig̣n Times trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài phát biểu của
giáo sư Nguyễn Xuân Vinh trong dịp ông được vinh dự tiếp nhận từ tay hai nghị
viên Andy Quách và Trần Thái Vân, Nghị Quyết công nhận quốc kỳ VNCH là lá cờ
chính thức đại diện cho Cộng đồng người Mỹ gốc Việt của Hội đồng Thành phố
Westminster và Thành phố Garden Grove.
*
Tôi rất hân hạnh được Ban tổ chức mời nói đôi lời trong buổi ra mắt Cộng đồng và
các cơ quan Truyền thông Bắc Cali của ba vị dân cử tuổi trẻ Việt Nam đă đến với
chúng ta ngày hôm nay.
Chúng ta thường nghĩ đến một khoảng đời hai mươi lăm năm như là thời gian cho
một thế hệ trẻ lớn lên và bước vào cuộc đời hoạt động. Khi chúng ta vào ngưỡng
cửa thiên niên kỷ 2000 th́ một phần tư thế kỷ cũng đă trôi qua kể từ ngày người
Việt ào ạt rời nước ra đi. Một phần tư thế kỷ này cũng đă đưa lại cho cộng đồng
người Việt ở hải ngoại một thế hệ mới. Trong hai năm vừa qua đă có nhiều bài viết
về sự hội nhập vào xă hội mới của khối người Việt di cư, ở mọi quốc gia trên thế
giới, và đặc biệt ở Hoa Kỳ, và nhờ đó mà chúng ta biết được là giới trẻ Việt đă
đạt được những thành tích xuất sắc trong mọi ngành. Nhưng có điều đáng tiếc là
những tin thành công của người ḿnh thường đến với chúng ta rất thưa thớt, và
chỉ qua những bài báo tiếng Việt, phổ biến trong cộng đồng. Một đôi khi ta đọc
được những tin tức này trên báo Mỹ hay được nh́n thấy trên những đài truyền h́nh.
Cho đến nay những trường hợp như thế này cũng c̣n hiếm hoi và tôi nghĩ những người
làm trong ngành truyền thông, nếu gặp dịp th́ nên phổ biến nhanh chóng những tin
tức thành công của thế hệ trẻ để gây phấn khởi trong ḷng mọi người. Tôi lấy một
thí dụ là một tin quan trọng trong năm 2002 là một bài viết của kư giả Robert
Little của báo The Baltimore Sun về nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đă giúp cho
Naval Surface Warfare Center ở Indian Hea, Maryland chế tạo thành công bom nổ "nhiệt
áp" (thermobaric) rất công hiệu để diệt trừ địch quân ẩn sâu trong ḷng núi. Bài
báo đă được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng răi trong cộng đồng người Việt ở
hải ngoại. Cùng một lúc hai bản tiếng Anh và tiếng Việt cũng được tung ra trên
mạng lưới điện toán toàn cầu.
Từ mười năm nay, thế hệ thứ hai của những người Việt di cư đă bắt đầu đóng góp
hữu hiệu vào đất nước này và những thành quả của các bạn phải được giới thiệu
với mọi người, trước hết trên báo chí tiếng Việt, và nếu có những trường hợp
thật xuất sắc như với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh th́ chính người ḿnh phải
chuyển tin tới giới truyền thông Anh ngữ mới phải.
Những cộng đồng Á châu khác như cộng đồng Trung Hoa họ thường làm như thế để
giới thiệu sự thành công của sắc dân họ trên toàn quốc. Cũng v́ vậy mà tiếng nói
của họ được chính quyền lắng nghe nhiều hơn so với các cộng đồng gốc Á châu khác.
Tôi đă có dịp đi nhiều nơi và tiếp súc với các bạn trẻ Việt, và tin tức thành
công của các bạn ở đủ mọi ngành thật đă làm cho chúng ta thấy tự hào.
Tháng 7 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Vơ Bị Hải Ngoại kỳ thứ 12 ở Orange County,
California, đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu gồm có các con và cháu của những Cựu
SVSQ Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam được chính thức giới thiệu ở đại hội và trên
toàn cầu. Tôi có vinh dự được mời chuyện với các bạn và đây là lần đầu tiên tôi
tiếp xúc với một thế hệ đồng nhất mang ḍng máu kiên cường và anh dũng của ông
cha, những sinh viên đă theo tiếng gọi của non sông nhập ngũ để được huấn luyện
thành những sĩ quan tài danh của đất nước.
Gặp các bạn trẻ ở đại hội, các cháu trẻ th́ c̣n đang theo học ở các đại học, các
anh chị lớn hơn nay đă là những công dân lỗi lạc ở mọi ngành, là các bác sĩ, kỹ
sư, luật gia hay ở trong thương trường, những cháu ở trong quân đội cả ba ngành
hải, lục và không quân nếu mặc quân phục tới dự tôi đă nh́n thấy thấp thoáng
những cấp hiệu thiếu tá hay đôi khi là trung tá, ḷng tôi thấy rộn ràng một niềm
vui khôn tả. Nhưng khi trở về, nói chuyện với những người bạn Hoa Kỳ, th́ tôi
lại thấy họ không biết nhiều về những đóng góp của người ḿnh, không biết là con
em ḿnh đă lái những phi cơ phản lực siêu thanh, tham chiến ở vùng Vịnh cách đây
hơn mười năm, và bây giờ chắc đại chúng Hoa Kỳ cũng không biết rằng hiện nay
nhiều thanh niên Mỹ gốc Việt đang có mặt trong trận chiến ở Trung Đông với Iraq.
Cùng chung sống trên đất nước này, mà các người thuộc các sắc dân khác, và đặc
biệt là khối đa số là những người da trắng, không biết nhiều về tầm quan trọng
của sự đóng góp của chúng ta là những người Mỹ gốc Việt vào xă hội Hoa Kỳ, chính
là v́ chúng ta chưa thực sự dấn thân hoạt động trong những lănh vực và trong
những địa bàn có liên hệ tới người bản xứ.
Khi mà những hoạt động của chúng ta, những đóng góp của chúng ta, những quyết định
của chúng ta không thực sự có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người
Hoa Kỳ nói chung, th́ dù rằng cộng đồng Việt Nam có được coi như là một cộng đồng
thịnh vượng chăng nữa, chúng ta vẫn chỉ được nh́n như là những người di cư mới
tới mà thôi.
Nhưng với lớp người trẻ dần dần đi vào những ngành luật pháp, chính trị và xă
hội, nhiều người gốc Việt, cả phái nam lẫn phái nữ, đă được bổ nhiệm vào chức vụ
thẩm phán, phụ tá pháp lư cho những dân biểu tiểu bang và liên bang, đă có những
luật gia người Việt được tuyển làm việc ở văn pḥng thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.
Người lỗi lạc nhất phải là tiến sĩ Đinh Phụng Việt, là giáo sư ở trường luật
khoa danh tiếng của đại học Georgetown, và cách đây hai năm, khi mới ba mươi hai
tuổi mà ông đă được Tổng Thống George W. Bush đề nghị với Quốc Hội Hoa Kỳ để được
bổ nhiệm giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Tư Pháp.
Vào ngày 18 tháng 9, năm 2002, độc giả tiếng Anh có thể đọc được trên nhật báo
Los Angeles Times bài viết của kư giả Eric Lichtblau nhiệt liệt ca tụng ông Đinh
Việt là người đă dựa vào hiến pháp Hoa Kỳ để viết tài liệu cho Bộ Tư Pháp có thể
chứng quyết và cho phép những cơ quan công quyền được những quyền hạn rộng răi
để lưu giữ và thẩm vấn những người t́nh nghi làm lũng đoạn nền an ninh quốc gia.
Trong bài báo, tác giả đưa ra ư kiến là ông Đinh Việt có thể là người gốc Á châu
đầu tiên sau này có thể được đề nghị vào trong Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Chúng ta có thể nói là giờ đây nếu người Mỹ khi đi phi cơ, có bớt lo âu hơn về
nạn không tặc, khủng bố, chính là nhờ ở những bảng phân tách hiến pháp của thứ
trưởng Đinh Việt đă giúp cho cơ quan FBI quyền hạn rộng răi hơn để khám phá
những tồ chức khủng bố đang hoạt động trên nội địa Hoa Kỳ. Trường hợp ông Đinh
Việt chỉ là một thí dụ nổi bật nhất để quần chúng Hoa Kỳ biết đến chúng ta, nhưng
nếu chỉ có một con én mà thôi th́ đă không mang được lại cả một mùa xuân. Hoạt động
của giới trẻ Việt, đóng góp vào xă hội này, khi xưa chủ yếu ở trong y khoa, hay
ở trong ngành kỹ thuật cao, nay đă lan ra ở đủ mọi ngành và đă được những người
bản xứ biết tới.
Giờ đây nếu người dân theo dơi tin tức trận chiến với Iraq qua những màn ảnh
truyền h́nh ở vùng Vịnh, th́ chắc sẽ nh́n thấy khi đài loan tin địa phương, có
những phóng viên trẻ, nam và nữ, mang tên là họ Vũ, họ Trần, họ Nguyễn... nghe
thật xa lạ, nhưng rồi đây sau khi quen thuộc, khán thính giả sẽ biết rằng đó là
những tên họ Việt Nam, và những phóng viên truyền h́nh đó là những người khi
cách đây ít lâu đă theo cha mẹ tới giải đất này trong lúc c̣n tuổi ấu thơ.
Chính v́ vậy, nay chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, cả hai thế hệ, những người
Việt Nam đi tiên phong trong cuộc di cư sang nước người, và thế hệ thứ hai, con
em của chúng ta, đều đă có những đóng góp xứng đáng vào đất nước trú ngụ và được
quần chúng Hoa Kỳ lưu ư tới và tỏ ḷng tín nhiệm. Cùng với thiên niên kỷ mới,
cộng đồng người Việt đă bước sang giai đoạn mới, và chuyển hướng hành động. Người
Việt di cư, nay đă là công dân Hoa Kỳ, chúng ta sẽ hoạt động để trở thành những
người đại diện, không phải chỉ cho riêng cộng đồng người Việt mà thôi, mà là đại
diện của chung mọi người khi được dân chúng tín nhiệm qua các cuộc bầu phiếu.
Trong những người trẻ đi tiên phong trong giai đoạn này, hôm nay chúng ta có hạnh
ngộ được tiếp đón ba bạn trẻ Việt Nam, những người đă gây được sự tính nhiệm của
dân chúng Hoa Kỳ ở địa phương các anh cư ngụ, để được đắc cử vào những chức vụ
đại diện. Tôi xin được khen ngợi và chúc mừng ba vị khách quư là: Luật sư Nguyễn
Quốc Lân, Ủy viên Hôi đồng Giáo dục Học khu Garden Grove, California; Cử nhân
Andy Quách, Nghị viên Thành phố Westminster, California; Luật sư Trần Thái Vân,
Nghị viên Thành phố Garden Grove, California, và là ứng cử viên Dân biểu Tiểu
bang California năm 2004.
Từ thuở c̣n xanh mái đầu, tôi đă nặng t́nh dân tộc. Tuy nửa cuộc đời sống xa quê
hương mà lúc nào tôi cũng thấy như gắn bó liền với đất nước. Cũng v́ vậy mà ngày
nào đất nước c̣n lầm than, chưa được thanh b́nh, tự do, th́ ḷng tôi vẫn chưa
toại nguyện. Như toàn thể qúy vị, như mọi người quốc gia, tôi mong mỏi thế hệ
ḿnh có ngày được thấy đất nước thoát được ách cộng sản, quê hương mở hội, tiếng
sáo diều lại nghe êm dịu trên thôn xóm như độ nào. Nhưng nếu mộng không thành
th́ ư nguyện quang phục quê hương phải được thế hệ trẻ tiếp nối. Khối người Việt
ở hải ngoại, và đặc biệt là các bạn trẻ, đời thứ hai của chúng ta, hiện nay sống
ở khắp mọi nơi trên mặt địa cầu, và
là công dân của những nước cư ngụ. Nhưng các bạn vẫn có thể trung thành với xứ
sở trú quán của ḿnh và cùng một lúc làm được điều hữu ích cho quê hương của ông
cha khi xưa bằng cách dùng mọi cách để tranh đấu cho sự thực hiện một nền dân
chủ thực sự cho Việt Nam.
Những người bạn trẻ đến với chúng ta ngày hôm nay, các anh đă theo lư tưởng đó.
Các anh đă là những đại diện xứng đáng cho những người dân đă bầu ḿnh. Hai anh
Andy Quách và Trần Thái Vân đă bầy tỏ nhiệt t́nh công dân khi cách đây hai tuần,
vào ngày thứ Hai, 10 tháng 3, 2003, các anh hướng dẫn một phái đoàn người Mỹ gốc
Việt tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn để trao kiến nghị yểm trợ Tổng
Thống Bush trong các vấn đề chống khủng bố, cụ thể là tấn công quân sự vào Iraq.
Và để đạt được nguyện vọng của khối người Việt di cư trên giải đất này muốn cho
chính nghĩa quốc gia được măi măi tồn tại, hai vị dân biểu ở hai tỉnh miền Nam
California đă vận động để cho hai thành phố Westminster và Garden Grove chấp
thuận những Nghị Quyết công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là lá cờ chính thức đại
diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Hôm nay tôi rất xung sướng và hănh diện được nhận từ tay hai nghị viên trẻ tuổi
này những Nghị Quyết lịch sử của hai tỉnh miền Nam California. Nghị quyết số
3750 đă được Hội Đồng Thành Phố Westminster thông qua, thuận và phê chuẩn ngày
19 tháng Hai năm 2003, và bản chính thức tôi có trong tay có chữ kư của bà Thị
trưởng Margie L. Rice. Nghị Quyết số 8486-03 đă được Hội Đồng Thành Phố Garden
Grove thông qua, thuận và phê chuẩn ngày 11 tháng Ba năm 2003, và bản tôi có
trong tay có chữ kư của ông Thị trưởng Bruce A. Broawater. Đây chỉ là những kết
quả hoạt động sơ khởi của những người trẻ Việt Nam dấn thân vào địa bàn chính
trị trên quê hương mới.
Cùng một lúc những tin vui này được loan ra bằng mọi phương tiện thông tin trong
tập thể người Việt tỵ nạn trên toàn cầu, tin tức cũng đă gây chấn động cho nhà
cầm quyền Việt cộng. Chỉ nội chưa đầy một tuần lễ sau khi Nghị Quyết của thành
phố Westminster công nhận lá cờ Quốc gia Việt Nam là lá cờ biểu tượng của người
Việt ở Hải Ngoại th́ Đại sứ Việt cộng ở Hoa Thịnh Đốn là Nguyễn Tâm Chiến đă viết
thư phản kháng với Thống đốc Gray Davis của Tiểu bang California và gửi bản sao
tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nhờ can thiệp. Và sau khi nhận được chỉ thị từ Ṭa
Đại sứ th́ Tổng lănh sự Việt cộng ở San Francisco là Nguyễn Mạnh Hùng cũng đă viết
thư cho Bà Thị trưởng Margie L. Rice để xin phế bỏ Quyết Nghị. Việc làm hết sức
hồ đồ này chứng tỏ rằng những viên chức Việt cộng không biết một chút ǵ thể
thức điều hành theo lề lối dân chủ trên nước này.
Cuối cùng, tôi tin rằng qúy vị cũng như tôi, chúng ta cùng nhiệt t́nh hỗ trợ
công việc làm của các anh, những người thuộc lớp trẻ Việt đang mang lại vinh dự
cho cộng đồng Việt Nam.