Mục Lục
Vợ Con
Thơ
Một Thời Để Vui Và Một Thời Để Nhớ
Ngũ Chiêu Phục Long
Hồi 2 : Ði Vào Bang Kok
Về Quê
Thơ
Một Chuyến Kiểm Kê
Một Chút Kỷ Niệm 12B4/72
Mùa Hè Da Ðỏ (Indian Summer)
Làm Vợ Làm Chồng
__________________________
__________________________
KND
NB
Chiều buồn rẽ bước lang thang
Nghe con chim biển từ xa gọi về
Ta lê cuộc sống não nề
Như con sông nhỏ chảy về biển xa
MUU
Áo gấm vàng em mang một thuởƠi em yêu áo gấm vàng
Có hay hoa nở muộn màng lập đông..
(thơ bdn 1972)
Ý thơ bdn 1973
Chiều Chủ Nhật hẹn hò trong sở thú
Tuổi học trò thường tính chuyện mai sau
Ngồi bên em anh ngắt cọng cỏ mau
Se cho chặt và khoanh thành nhẫn cưới
Anh biết em vốn ghiền coi bói
Dụ em rằng đưa tay trái anh xem
Anh run run nâng ngón tay ngà
Luồn nhẫn cỏ vào lòng tay áp út
Má ửng đỏ môi hồng ấp úng
Anh chơi kỳ em sẽ giận cho coi
Ghẹo người ta còn ở đó mà cười
Em ghét quá không thèm chơi với nữa
Anh cúi mặt giả vờ đau khổ
Giọng u buồn xin tháo nhẫn kia ra
Em quay lưng giấu ngón tay ngà
Nhưng anh vẫn buồn không muốn nói
Thôi để em đền bằng nụ hôn môi
Em ưng cho nhưng chốn đông người
Nên xin hẹn đến hôm nào vắng vắng
Mấy hôm sau anh đến đón em về
Và chợt thấy em còn đeo nhẫn cỏ
Nhận được nhiều hình ảnh của mày gửi cho, thích lắm. Mày có
gửi cho
anh em mấy hình này chưa chắc chắn là ít có đứa nào còn giữ
những hình như vậy.
|
|
Bạn đi làm chăm chỉ, chiều phụ vợ nấu cơm, tối dạy con, không
chè chén,
không xa xỉ....như vậy bà xã thương bạn lắm phải không? Ðúng, bà
xã thương
bạn thiệt nhưng không có "mê" bạn như cô đào tóc vàng mê anh
già James
Bond đâu. Bạn mà muốn được như vậy thì chỉ có một cách thôi:
bạn phải làm
sao đưa nguời đẹp lên mây (chín tầng thì càng tốt). Sách khoa học
có viết
rõ ràng, muốn được bà xã yêu thật nhiều thì phải biết làm
người tình. Làm
sao để được thì bạn hãy đọc bài sưu tầm sau đây:
Ăn một bữa thịnh soạn, có thịt bò bít tết, có tôm, sò, ốc
hến... vừa tăng
lực vừa tăng sinh lý. Ngủ một giấc dài cho cơ thể có thời gian
sản xuất
nhiên liệu. Ðưa bà xã đi shop, khen bà mặc áo đẹp, mua cho bà
một cái áo
sexy. Ghé một quán khung cảnh đẹp, kêu món bà thích, mời bà
uống một tý
bia, khen "má em ửng hồng trông thật dễ thương..."
Ðến nhà vào phòng mở đèn mờ, nhạc êm dịu nho nhỏ. Hôn em
trên tóc, trên
cổ rồi khen "Ôi, mùi hương em thật nồng, làm anh say mê quá..."
Hôn em,
vuốt ve em thật nhiều. Hôn từ trên xuống dưới, từ ngoài đến
trong. Nói với
em những lời yêu thương, âu yếm, tình tứ, khêu gợi... "Ôi, thân
em mềm anh
ăn ngon quá..." Nên nhớ là khi hôn tụ điểm thì phải hôn cho
thật lâu, đến
khi nào địa đạo ngập đầy nước thì mới có kết quả tốt.
Bước đầu nhẹ nhàng, chầm chậm, phần chính là ma xát, cho da
đụng thịt,
thịt đụng da. Trên hôn dưới cọ. Vừa làm vừa nói "Ôi, em ướt
nhiều, tuyệt
dịu quá..." Khi nào thân hình người đẹp bắt đầu chuyển mình, lăn
lộn lên
xuống như sóng vỗ vờn trên bãi cát thì mình cũng chuyển theo cho
ăn nhịp.
Cứ làm hoài như thế nhé? Không được khai hoả nhé? Nên chú tâm
vào phần hôn
hít để quân sĩ bên dưới bớt nôn nóng.
Khi người đẹp thở mạnh, mắt nhắm, người lắc qua lắc lại như
biển động
thì là thời điểm để tổng tấn công. Ðưa quân vào sâu, kéo ra
nhanh, đẩy vào
mạnh, ôm xiết nàng thật chặc, vừa làm vừa kêu gào trong tai em
"Ôi, anh
sướng quá, chịu hết nổi rồi em ơi..." Ðường vào trận địa có
nhiều ngả, mỗi
ngả cho bà xã lên mây một lần. Nên bắt đầu qua ngả trước và
sau cùng kết
thúc từ ngả sau (bạn mà đi ngược chiều thì sẽ không về tới bến
nổi đâu!!!)
Xong rồi thì nằm yên nhé? Ðừng có ăn xong bỏ chạy nhé? Cái
phần cuối
này mà âu yếm đầm ấm thì mai mốt còn có cơ hội để diễn binh
nữa. Ôm em và
thủ thỉ "Ôi, em thật tuyệt vời... anh mê em suốt cả đời..."
Súng của bạn có nhạy hay không là tuỳ một phần vào số
lượng nhiên liệu
trong bình. Nếu nó đầy ắp, như khi bạn để dành cả tháng không
xài, thì bắn
sẽ nhậy lắm. Nếu nó cạn queo như khi bạn đi ăn vụng về bị bà
xã bắt trả
bài, thì làm mãi không ra. Bạn phải điều chỉnh số lượng, tốt
nhất là bình
không đầy không cạn. Bia cũng là liều thuốc để điều chỉnh thời
gian nữa.
Có bia vào thì lâu, nhiều bia thì nguy lắm, có thể làm quẹo
nòng, bắn
không ra và để không vô nữa đó. Tốt nhất là nhắm nhí một tí
thôi. Cái
người nên uống nhiều nhiều là đối phương đó bạn ạ, họ càng
uống càng cởi
mở. Nếu bạn muốn đưa nàng lên chín tầng mây thì dễ thôi. Khi
nào gần ra
thì dừng lại dưỡng quân. Sau năm phút, bên ngoài gió mát, lính
của bạn sẽ
hết hung hãn. Người đẹp thì vẫn còn nóng bỏng bạn đừng lo. Nhất
là nếu
trong thời gian quân sĩ nghỉ giải lao, bạn chú tâm vào việc "ăn
uống" cho
người đẹp say mê. Theo sách khoa học chỉ dẫn thì nếu bình của bạn
không
đầy không cạn, bạn có thể làm theo chính sách trên để đưa người
đẹp lên
chín tầng mây dễ dàng.
|
Hạnh đừng bận tâm phải viết thư trả lời anh. Anh chỉ cần "sự
hiện diện" của Hạnh trong đầu là đủ. Biết Hạnh chịu khó đọc thư
nên
anh viết, đến khi nào Hạnh chán thì thôi. Anh cần một người bạn
để tâm
sự... Anh đã tự phụ, không đi tìm bạn thân. Bây giờ thấy cần
thiết,
nhìn quanh chả còn ai, thành ra cô đơn.
Anh đãng trí, quên hỏi quê gốc của Hạnh ở đâu và còn bao
nhiêu
anh em trong gia đình?. Và Hạnh bao nhiêu tuổi. Ở phương Tây hỏi
tuổi
phụ nữ là bất lịch sự. Trái lại, khi gặp người việt, nếu dáng
vẻ bề
ngoài không cho phép xác định ngôi thứ, thì hỏi tuổi để dễ xưng
hô.
Anh chỉ biết đời sống và quan hệ họ hàng qua lời kể chuyện
lưa
thưa và vắn tắt của bố mẹ. Khi mấy cụ buồn buồn ngồi nhớ lại
những
kỷ niệm xa xưa của họ. Mà lúc đó anh cũng chẳng lắng nghe. Nghe
những chuyện đó buồn ngủ hơn những chuyện "Bạch Tuyết và bảy
chú
lùn", "Công chúa ngủ trong rừng", "Cô gái choàng khăn đỏ"...
Anh trở thành người thừa kế của cả họ vì một loạt sự trạng
(... một ông bác không có con trai, một ông khác có một con trai
liệt
sĩ, một con trai chết trẻ và anh ta chưa kịp có con trai...).
Bước vào, một bàn thờ chiếm gần hết gian nhà giữa, nhang đèn
nghi
ngút. Không khí nghiêm trang, anh rợn da gà mặc dù trời nóng oi
bức.
Việc đầu tiên anh phải làm là thắp hương lạy mấy cụ trên
bàn thờ.
Cả đời, anh chưa cầm hương vái lạy trước bàn thờ trong khi có
nhiều
người xung quanh âm thầm quan sát (thú thật, anh chẳng biết phải
lạy mấy cái nữa, ba, năm, bảy) . Anh đã thắp hương bố anh nhiều
lần. Nhưng chỉ có... "bố" đang lẩn quẩn đâu đó với anh thôi.
Việc thứ hai là đi tham mộ tổ tiên. Một cánh đồng mênh mông.
Anh
xấu hổ ngồi trên chiếc xe du lịch dài ngoằn, có máy điều hòa,
giữa
một không gian miền quê, chỉ có xe đạp và người đi bộ, chân
không giày
dép, áo đẫm mồ hôi. Xe di đến đâu cũng bóp còi inh ỏi. Anh bấm
bụng ngồi yên, thôi, vì anh em họ hàng, anh tự nhủ, trên xe
không
chỉ có mình anh và mấy khi họ đi thăm mộ bằng xe hơi.
Rồi lại thắp hương, đốt vàng bạc, vái lạy, (anh quên, Hạnh
theo
đạo gì?), chụp hình, thật đấy, chụp hình Hạnh ạ....Trong hoạt
cảnh
đó anh cố gắng tưởng tượng đến những khuôn mặt của mấy cụ, để
đoán xem mấy cụ đang nghĩ gì về lòng thành của con cháu. Anh chịu.
|
Xin Hết tại đây....
|
Ai xui gặp gỡ nhau đêm ấy.
Nhung nhớ muôn đời sẽ chẳng quên.
Lời
Tựa:
Sáng hôm
đó, mặc dù lớp da chưa kịp lột sau kỳ trại hè Vũng Tàu, chúng
tôi tụ tập
trong khuôn viên trường Ðại Học Phú Thọ với những hành lý lỉnh
kỉnh để
chuẩn bị cho chuyến đi xa. Sau khi nghe trình bày về nhu cầu của
công việc
phải làm khi đến nơi, chúng tôi được các giáo sư hướng dẫn phân
chia lên 3
chiếc xe đò. Cả nhóm được chỉ định ngồi phía sau của một chiếc xe
đò, và
cả đoàn khởi hành vào lúc 11 giờ sáng. Vì ngồi phía sau xe, và
đường xá
thì ổ gà tùm lum, chúng tôi quyết định là dùng các băng ghế
dài để ai mệt
thì nằm ngủ, còn ai thức thì đứng ra ngoài cửa làm lơ xe, để
chọc ghẹo các
người đi đường. Ðến trưa, xe dừng lại tại Bình Tuy để ăn trưa, xe
còn dừng
lại ở Phan Rang để cả đoàn chụp một tấm ảnh kỷ niệm và sau
cùng là ngủ đêm
trong một trại lính vùng Ninh Chu.
Ngày hôm
sau, cả nhóm được lên ngồi phía trước, gần bên tài xế, thế là
chúng tôi
được nhìn phong cảnh quê hương thật thỏa thích, trái ngược với sự
hứng thú
của chúng tôi ngày hôm trước, các bạn ngồi phía sau ngày hôm
đó than là
ngồi đàng sau, vì muốn đến Ðà Nẵng trong ngày nên xe chạy lẹ,
tưng quá làm
các bạn ấy ê ẩm cả người. Trên đường đi chúng tôi được dừng
lại nhiều nơi,
như bãi tắm Sầm Sơn dưới chân Ðèo Cả, đứng đây các bạn có thể
nhìn lại con
đường chạy vòng theo sườn núi, sát cạnh bờ biển, ngoằn ngèo
chạy dài về
đến Nha Trang. Sau đó, chúng tôi vượt Ðèo Cả, cả trăm con mắt
cùng với Hòn
Ðá Vọng Phu nhìn xuống biển Vũng Rô, mới thắm thía cho nỗi buồn
của người
thiếu phụ trông đợi chồng về.
Buổi chiều
trước khi đến Ðà Nẵng, chúng tôi đi ngang qua một chiếc xe GMC bị
trúng
phải mìn trước đó 15 phút, với xác của 5 người lính còn nằm trơ
trên mặt
lộ. Trên con đường chiều ở quốc lộ 1, không có xe di chuyển,
nếu không có
chiếc xe nhà binh chạy trước hay chúng tôi đi sớm hơn 15 phút thì
biết đâu
bài viết này đã chẳng được đến với các bạn. Chiều tối hôm
đó, chúng tôi
đến được Ðà Nẵng và được đưa về cư ngụ tại một trại lính tuy ở
ngoài thành
phố, nhưng chỉ mất có 15 phút đi bộ là có thể đến trước một
trường nữ
trung học nổi danh ở Xứ Ðà, các bạn đoán đúng, đó là trường
nữ trung học
Sao Mai!!!
Các ngày
sau đó, thức dậy vào lúc 7 giờ sáng, xuống nhà bếp ăn sáng,
thức ăn mà
chính phủ dành cho sinh viên thì ngon khỏi nói, nhưng lâu quá rồi
nên tôi
chẳng còn nhớ món nào hết và 8 giờ sáng thì chúng tôi được đưa
đến những
trại tỵ nạn. Với danh sách các dân định cư và cuốn sổ tay, chúng
tôi đi
tới từng lều để kiểm tra số nguời còn ở trong trại. Nhà nào
có các cô bé
xinh đẹp thì chúng tôi ở lại lâu hơn để kiểm kê cho kỹ lưỡng,
hỏi cả tiểu
sử, xem cả tướng pháp và coi cả chỉ tay nữa. Vì các anh là sinh
viên do đó
bố mẹ của các em rất tin tưởng các anh. Ðến khoảng 12 giờ hay 1
giờ trưa,
thì chúng tôi lên xe về trại và sau buổi ăn trưa, thì giờ còn
lại của một
ngày thì được tự do. À, chúng tôi được trả thù lao cho công tác
này, sau
khi trừ tiền cho nhà bếp lo việc ăn uống, chúng tôi còn dư rất
là khá
(không nhớ là bao nhiêu nữa, but who cares).
Trong buổi
ăn trưa thì chúng tôi kiểm điểm lại địa chỉ và lai lịch của các
người đẹp,
và rất nhiều bạn đã làm những cái hẹn riêng cùng các người
đẹp trong trại
tạm trú, trên bờ sông Hàn hoặc trên đường phố Trần Hưng Ðạo.
Ngoài các
cuộc dạo chơi với các nàng tiên xứ ngoài, Lợi, tôi và một số
các bạn cùng
nhóm cũng tỏ tình thân thương với các nàng nữ sinh Sao Mai - Ðà
Nẵng, sự
dễ thương, nhõng nhẽo, và e thẹn của các cô thì các nữ sinh ở
Sài Gòn đâu
có bằng. Cùng với những lần tâm tình khi Mỹ Ly, Nghĩa, Hương đến
trại thăm
Lợi, Sơn (học Công Chánh) và Tôi. Chiều chiều bọn tôi cũng
đứng chỗ các cô
tan trường để được hướng dẫn đi thăm viếng thành phố Ðà Nẵng,
các bạn có
tin không, chúng tôi đã cùng nhau thả đi bộ trên tất cả các
đường phố của
Thành Phố Ðà Nẵng không biết là bao nhiêu lần, nhưng với các
nàng tiên xứ
Ðà bên cạnh thì có đi bao nhiêu cũng chẳng bao giờ mệt mỏi.
Ngồi sát nhau
trên băng ghế đá dọc bờ sông, tôi đã thưởng thức những ly kem
ngọt trộn
lẫn những sợi tóc dài của cô bé mà ngọn gió sông vô tình, hay
một sự cố ý
nào đó, đã trải lên mặt tôi, hoặc những lần ngồi dựa lưng nhau
cạnh gốc
dừa ở bãi biển, tay trong tay mong cho mặt trời lặn chìm xuống
dưới mặt
nước, trả lại bóng tối cần thiết cho việc bày tỏ ước muốn
thầm kín của
những con người trẻ đang tràn đầy sức sống!!!.
Ông Bà mình
nói "Ði đêm có ngày cũng gặp ma", trong nhóm tôi có Phùng Ðăng
Quyết, học
cùng lớp với tôi ở ngành Hóa Học, và Nguyễn Mạnh Tiến học
cùng lớp với Lợi
ở ngành Công Nghệ, cùng một số bạn của Lợi, học ở Công Nghệ
như Quy, (các
bạn có nhớ Trần Kim Quy học CVA 12B1?, đã bỏ lựu đạn cay ở
ngoài cửa sổ
sau trường vì không thích học giờ nào đó, để cả trường phải
chạy ra trước
cổng nhà thờ mà đứng năm mình học lớp 12 không?), Ngà Béo
(CVA), Quan, Lộc
(Cựu học sinh Cao Thắng), đi chơi với các người đẹp đến gần 10
giờ khuya,
thì chạy về trại, với đầu bị đổ máu. Khi biết là trong khi đi du
hí với
các nàng tiên Ðà Nẵng, thay vì đi chung với cả nhóm, Tiến và
Quyết lại đưa
người đẹp đi qua ngõ vắng, gặp các chàng trai có người đẹp bị
mượn, đòi
nhưng các tướng nhà ta không chịu trả, nên đập một cây sắt ống
nước lên
đầu. Cả bọn kéo nhau ra đi tìm để báo thù, nhưng Ðà Nẵng đâu
phải là quê
hương mình, phần thì trời khuya, nên cuộc tìm kiếm thủ phạm đành
phải huỷ
bỏ.
Thời gian 4
tuần ở Ðà Nẵng qua thật nhanh chóng, chúng tôi cùng với nhau
tắm biển Tiên
Sa cát trắng, leo ngọn Ngũ Hành Sơn, chui qua các hang nhỏ và đứng trên
đỉnh núi Ngũ Hành mà chiêm ngưỡng cảnh đẹp của quê hương: dưới
chân là bãi
biển Tiên Sa, bên cạnh là núi Hải Vân và xa xa là thành phố
Ðà Nẵng. Rồi
ngày cuối cùng cũng đến, đoàn chúng tôi tổ chức một buổi dạ
vũ cho các
sinh viên, các bạn gái mới quen ở Ðà Nẵng và các cô nữ sinh
của các trường
trung học cũng được mời tham dự. Sự chia tay nào mà chẳng có
nhiều nước
mắt, cùng lời hò hẹn, và chúng tôi cũng không thoát ra khỏi
định luật
này!!!
Giã từ Ðà
Nẵng, nhắm hướng bắc mà đi, dừng lại trên điểm cao nhất của
đèo Hải Vân,
chúng tôi nhìn trở lại Thành Phố Ðà Nẵng lần cuối với nhiều
tình cảm man
mác như mặt biển nằm dưới chân, và rồi tiếp tục cuộc hành
trình đi ra Huế.
Ðến Huế vào
lúc 12 giờ 30, chúng tôi được cư ngụ trong ngôi biệt thự lớn
bên bờ Sông
Hương. Sau khi dùng cơm trưa, trong khi các bạn khác ngủ trưa, tôi
một
mình đi bộ băng qua cầu Trường Tiền, ngang qua chợ Ðông Ba và đi
vào Thành
Nội Huế. Ðứng bên hồ sen trong Thành Nội, tôi sung sướng mà
quên đi sự mệt
mỏi của các ngày qua. Chiều đến các bạn rủ nhau qua cầu, ngồi
trên bờ Sông
Hương mà thưởng thức món "Chè Ðút" đặc biệt của xứ Huế. Chúng
tôi còn được
thưởng thức các món ăn nổi tiếng như Bánh Bèo ngay tại Thôn Vĩ
Dạ, và mỗi
sáng Lợi cùng Tôi hai đứa đi tà tà theo sau các tà áo dài
trắng, băng
ngang cầu Trường Tiền, đến chỗ để thưởng thức những tô Bún Bò
Huế, với
hương vị thật đậm đà cùng với những vị cay cay rất khó quên, bên
bờ Sông
Hương còn che phủ bởi một làn sương sớm mỏng. Ðến Huế mà không
ngủ Ðò thì
thật là điều thiếu xót lớn, nhưng chỉ sau một đêm ngủ dưới đò,
sáng hôm
sau cả bọn kéo về trại như một đám tàn quân. Về đến Saigon, phe
ta rủ nhau
đi khám tại trung tâm y tế Hồ Xuân Hương, và may mắn thay tất cả
đều
negative!!!
Những ngày
ở Huế, chúng tôi được đi thăm Cổ Thành Quảng Trị, chạy trên
"Ðại Lộ Kinh
Hoàng" từ Huế ra Quảng Trị, một lần nữa chúng tôi thấy được sự
tàn khốc
của chiến tranh. Ðứng trên cầu Thạch Hãn, cạnh đống gạch vụn
của Cổ Thành,
giọt nước mắt tôi rơi xuống khóc cho một di tích lịch sử nay đã
không còn.
Chúng tôi cũng được đi lên Ngôi Chùa Thiên Mụ, ngồi trên bậc
thang trước
sân chùa, nhìn con đò trôi lơ lửng, chầm chậm dưới Sông Hương,
nhưng tầm
nhìn thì bị giới hạn bởi khúc quanh của dòng sông như đời sống
của bọn
mình không biết sẽ đi đến đâu. Trong Sân Chầu ở Thành Nội,
chùng tôi đã
cho cac vị quan bằng đá mượn nón của chúng tôi, và các Ngài đã
cho phép
chúng tôi đứng xen kẽ với các Ngài để đón tiếp Hoàng Gia, nhưng
cả đám thì
chỉ mong được nhìn mặt Công Chúa thôi!!!. Tấm hình chụp đó tôi
đã nhìn
thấy, mong người bạn nào còn giữ thì cho tôi nhìn lại, thật cám
ơn.
Thắng cảnh
đặc biệt chúng tôi được đi thăm là Lăng của các Vua Tự Ðức,
Minh Mạng,
Thiệu Trị. Ðoạn đường này không mấy an toàn vì cuộc chiến vẫn
đang tiếp
diễn, từ Lăng Tự Ðức, chúng tôi nhìn thấy bụi đất bay lên do
những quả
pháo trên ngọn núi Bạch Mã trước mặt... Một điểm đặc biệt
trong việc ra Huế
là chúng tôi đã đi phà qua Cửa Thuận An và cả đoàn đã được
tắm biển trong
vùng đất nổi tiếng này.
Rồi ngày về
cũng đến, chúng tôi được đưa ra phi trường Phú Bài để về lại
Saigon, ngồi
trên sàn của chiếc máy bay C130, chẳng ai nói với ai, mọi người
đều ôn lại
khoảng thời gian vừa qua với nhiều kỷ niệm.
Viết lại năm 2001.
NVL+TPT
|
Thấm thoát đã 30 năm
chúng
tôi rời mái trường yêu dấu! Nay, từ quê hương của xứ lạ tình
nồng, tôi chợt nhớ đến những kỷ niệm tuyệt vời, vô tư, thong
thả của thời cắp sách đi học.
Trường chúng tôi toạ lạc ở một khung cảnh khá đặc biệt,
trông có vẻ an bình và êm ả bởi những hàng cây cao dọc theo hai
bên đường Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng và Triệu Ðà. Ðối diện là
nhà thờ, người địa phương thường gọi là nhà thờ Ngã Sáu
(tên thật là nhà thờ Jeanne D'Arc). Với lối kiến trúc cổ kính
của
Pháp, bên cạnh là Công Viên Văn Lang trông thật êm đềm và dịu
mát.
Trường chúng tôi không cổ kính như Gia Long, Trưng Vương,
Pétrus Ký, nhưng lại có vẻ khá tân thời vì là
dan di cu nên trông
rất khang trang và dễ mến, gồm 3 dãy ..mãi đến năm 71 lúc chúng
tôi
sắp rời trường mới được xây thêm Hội Trường. Chúng tôi tha
thiết, trân trọng và yêu mến mái trường thân yêu đầy truyền
thống
của các bậc đàn anh. Ðặc biệt hơn cả, cái mà tôi yêu mến nhất
là
bọn tôi, những đứa học lớp 12B4/72. Lớp chúng tôi thật vui
nhộn, đoàn kết và có nhiều nét khác hẳn những lớp khác.
Mặc dù trong lớp chúng tôi thường chơi với nhau theo từng nhóm nhỏ, tùy theo vị trí mà chúng tôi ngồi trong lớp, nhưng khi có dịp tụ họp chung thì chúng tôi chỉ là một, không tỵ hiềm, chia rẽ hay chống đối nhau. Chúng tôi chơi với nhau trong tinh thần vô tư, thương mến và tin cẩn lẫn nhau. Nói chung mỗi người chúng tôi một vẻ khác nhau, từ những tên tuổi nổi tiếng là du côn nhất trường như Trần Văn Thông (Thông mát), Phạm Quốc Công (Công Ngủ)... vậy mà chúng tôi rất mến tụi nó, vì giữa các bạn 12B4 với nhau, tụi nó thật là đáng mến và giản dị... Rôì đến những tay siêng học gạo cội như Trần Lâm Sơn, Trần Doãn Trang, Trần Văn Việt, Bùi Xuân Bách, những tay dở dở ương ương như Ðoàn Minh Tâm...nổi tiếng là lung tung nhất lớp...đến những đứa khác ồn ào, đứng ngồi không yên như Trần Thanh Cao (Cao Lò), hiền như con gái lúc đó là Phạm Văn Sáng (Sáng Phở), Hà Ðức Hinh. Hai tay nổi tiếng hay kèn cựa từng điểm một mỗi khi nhận được bài kiểm là Minh Lé, Phạm Tất Thắng. Tôi còn nhớ thật rõ
cứ
mỗi năm vào dạo này, sinh hoạt của lớp tôi thật là vui nhộn.
Trưởng
Ban Báo Chí Bùi Xuân Bách phân công, đứa viết bài, đứa đánh
Stencil,
đứa vẽ Tranh, trình bày Báo Xuân, trong suốt 3 năm cuối của Ðệ
Nhị
Cấp, lớp tôi không bỏ lỡ một tờ Báo Xuân nào cả.! Còn nhớ
lúc đó,
tôi tiếp tay BQHùng trong việc đánh máy Stencil và thúc dục Trần
Văn
Thông vẽ hình trang trí cho báo (Thông có kiểu vẽ rất hay).
Rồi thì đến màn đi bán báo cho lớp hay cho cả Trường CVA. Mỗi
lần được chỉ định bán báo Xuân ở các trường Nữ là tôi sợ
nhất, không cự phách như BXB, TLSơn, Ðỗ Ðức Hùng, Cao Lò ,
BQHùng...đến
nỗi Tâm Ghiền hay chọc tôi về vụ này. Chả bù lại khi học Sư
Phạm
tôi phải đi thực tập dạy học ở Gia Long! Ôi..lúc đó tôi lo sợ
lắm vì các cô mà thấy mấy tên Sinh Viên Sư Phạm đeo cà vạt đi
thực
tập là mấy nàng chọc cho bằng được mới thôi! Nhưng rồi mọi sự
đều
yên, sau vài phút lấy lại bình tĩnh thì đâu cũng vào đó !!!
Tôi nhớ nhiều nhất là dịp Giáng Sinh, bọn tôi thường tổ chức tại nhà tôi (là Tổng Hành Dinh của lớp 12B4). Nhớ Trần Lâm Sơn làm hang đá Bethelem thật khéo tay, còn BXB tổ chức buổi tiệc vào 12 giờ khuya. Mỗi nhóm đi chơi đã đời rồi tụ họp nhau ăn Réveillon, không gì tuyệt vời bằng những giây phút vô tư, nô đùa thoải mái... thật là thấy luyến tiếc cho cái tuổi học trò của chúng tôi! Sau khi thi Tú Tài 1
(năm 71),
lớp tôi hầu hết đều đậu cả. Tôi còn nhớ ngày đầu năm học
lớp 12B4, Thầy
Ðinh Ðức Mậu vào lớp, câu đầu tiên thầy hỏi : «Cái cậu gì ấy,
ngồi bàn đầu, bây giờ đâu rồi??» Thầy muốn ám chỉ "Thông Mát"
..chúng
tôi chỉ Thầy: "Kìa, nó vẫn ngồi chỗ cũ đó Thầy!!" Thầy Mậu nhìn
kỹ lại thì vẫn thấy Thông ở bàn đầu!!!Cả lóp cười vui nhộn!!!
Năm 72, năm của lửa khói và mùa hè đỏ lửa. Thi Tú Tài 2
khóa 1
năm đó, Cam Duy Lễ làm Thanh Tra ra đề thi Tú Tài 2, thay vì theo
mỗi
năm, bài toán chính là Hình Học Giải Tích, ông ta chơi trác ra
nguyên
một bài toán Giải Tích Học làm học sinh thi Tú Tài 2 chới với!
Khóa 1
chúng tôi sụm nửa lớp, một số tay học đều như Sơn, Bách,
Trang...vẫn còn
giữ được điểm cao...Còn tôi và Ðoàn Minh Tâm chỉ chú trọng Toán
Lý Hoá
...Toán bị gẫy, cũng may nhờ Lý Hoá kéo lại nên tôi và Tâm
cũng qua được
khoá 1, chỉ vài điểm sau Bình Thứ, cũng không tệ Lắm! Kỳ thi
Khoá 2 cũng
không dễ dàng, một số bạn phải bị động viên nhập ngũ vào
trường Bộ Binh
Thủ Ðức: Sáng Phở, Minh Con, Cao Lò...Lúc đó một số các bạn đi
du học như
Sơn, Bách, Trang, Thắng, Ninh, Khang...Số còn lại tiếp tục Ðại
Học, thế là
chúng tôi vội vã chia tay trong vội vàng và bối rối của chiến
cuộc!. Trần
Lâm Sơn đi Úc mới được có một năm, năm sau (73) lò mò về SG
chơi...Việc đầu
tiên là TLS kiếm tôi và Sáng Phở để "đi du hí" (còn nhớ không
Sơn?) Thật
đúng là ông Sư Hổ Mang!
Sau 72, tôi và Tâm
Ghiền thân
nhau hơn, hầu như gặp nhau hàng ngày vì tụi tôi học ở Khoa Học.
BQHùng thì
gia nhập Sĩ Quan Hải Quân ở Nha Trang. Sáng Phở, Minh Con, Thông
Mát vào
Bộ Binh Thủ Ðức. Sáng Phở về Tiểu Khu Gia Ðịnh đóng đồn ở Cầu
Bình
Ðiền, Minh Con thì ở Tiểu Khu Kontum, Thông Mát vào Biệt Ðộng
Quân. Tôi
có người cậu ruột làm sĩ quan cấp Tá ở Phủ Thủ Tướng nên nhờ
mẹ tôi gởi
gấm Minh Con và Sáng Phở. Có lần tôi và Minh Con thăm Sáng Phở,
lúc đó là
Chỉ Huy Trưởng đồn đóng ở ngoại ô SG. Sau khi kêu đàn em lo
chuyện nhậu
nhẹt cho bọn tôi, Sáng chỉ bọn tôi phía sau đồn và con sông, bên
kia bờ
là vùng « xôi đậu », « oanh kích tự do », lại
còn
mang ra nào là súng M16, Trung Liên, Ðại Liên M60 cho bọn tôi bắn
đả...Khi về hơi sợ vì từ Quốc Lộ 4 vào đồn của Sáng phải lái
xe Honda gần
1 tiếng, Minh Con lai mặc Quân Phục...Sáng bảo bọn tôi phải cẩn
thận
sợ VC bắn sẻ thì toi mạng!!
Trần Văn Thông sau khi học 1 khoá Rừng Núi Sình Lầy của Biệt
Ðộng
Quân, được đưa ra Quân Ðoàn 2 thực tập 1 tháng. Khi hết phép
Thông
trình diện trễ bị đưa vào Quân Lao...Tôi và Tâm Ghiền khuyên
Thông rất
nhiều...nhưng vì lúc đó nó có con bồ ở gần xóm cho nên cứ bịn
rịn
mãi...Sau khi vào Quân Lao, Thông đâm ra nghiện ngập đến 75 được
tha về
rồi tự vận chết. Tôi và Tâm Ghiền có đưa đám nó, một đám tang
thật nghèo nàn...
Còn Vũ Phan Thanh thì sau 75, tôi, Tâm, Hùng Bùi thường gặp vì nhà Hùng lúc đó ở gần khu mà bọn chích choác thường lai vãng. Sau khi ra trường Bộ Binh Thủ Ðức và làm Phân Chi Khu ở Phường, là lúc VPT nghiện ngập dữ nhất! Sau 75, tôi, Tâm, Hùng thỉnh thoảng gặp VPT lảng vảng tại khu phố ấy... gặp chúng tôi Thanh thường lẩn trốn...Có lần chúng tôi đụng mặt và khuyên Thanh, nhưng lúc đó quá muộn vì Thanh đã đi đến mực phải chích ma tuý. Một thời gian sau, nghe nói Thanh qua đời vì ma tuý... Giờ đây nhớ lại chuyện xưa, tôi thường kể lại cho con cái, lấy chuyện đó làm tấm gương để tránh số kiếp bi đát của Thanh và Thông. Thời điểm mà chúng tôi mới lớn, hầu như xã hội nào cũng bị băng hoại chỉ vì ma túy, kể cả xã hội Tây Phương...Giai đoạn ấy đã làm lớp chúng tôi mất đi 2 người bạn. Viết lại câu chuyện bi thảm về Thông và Thanh, mình nên lấy kinh nghiệm để dạy dỗ con cái trong một xã hội quá đầy đủ vật chất và xa hoa như xứ này!!!! November 2001
|
Nhớ lại những ngày đầu tiên học CVA, lớp đệ thất P1 năm 1965, tôi nhìn thấy mình trở thành cậu bé mặc đồng phục quần xanh áo trắng chen chúc đứng đợi trước cổng trường đợi đúng giờ Bác Ba Bít Tất mở cửa để cả đám ào ạt vào trong. Cổng trường chính nằm trên đường Triệu Ðà, mà không hiểu sao tất cả mỗi học sinh đều phải dùng cổng vào trên đường Trần Hoàng Quân. Trước cửa cổng trường là những xe bán nước dừa xiêm ướp lạnh, là một "xa xỉ phẩm" đối với tôi ngày đó. Ngày đầu tựu trường, ba tôi cho tôi 1 đồng tiền cắc, có hình bụi tre ở mặt sau...tiền này chỉ đủ ăn ly đậu đỏ bánh lọt, kể ra cũng là "xa xỉ phẩm" đối với tôi hồi đó. Lần đầu tiên tôi được uống nước dừa ở công trường CVA là ngày tôi đi thi tuyển vào đệ thất, ba tôi trịnh trọng dẫn tôi đi thi và mua cho một ly, bây giờ vẫn còn nhớ hương vị tuyệt vời của ly nước dừa tươi kèm thêm dừa non được chú bán hàng nạo ra bỏ vào ly nước. Nhà tôi có 7 anh chị em, rốt cuộc 2 người chị lớn học Trưng Vương, 4 anh em trai tôi đều học CVA và đứa em gái cuối cùng học Gia Long, tất cả đều thi tuyển vào trường năm đệ thất. (Ðứa em gái cuối cùng nay đáng lẽ ra là được "gạ" cho một buddy lớp 12B4 của tụi mình, nhưng mà Buddy này chê em tôi còn nhỏ quá...Bây giờ gặp lại cô em út này (nay nó đã 40t) hình như Buddy này thấy tiếc rẻ là ngày xưa không chịu chấp nhận tục lệ "tảo hôn" để giữ chỗ trước!!! Quán
Bác Ba Bít Tất, hấp dẫn nhất là món "xôi thịt" mà gần trưa học
trò CVA đứa
nào cũng thèm thuồng, chỉ vì túi tiền "lẹp kẹp" nên phải nhịn
cơn thèm
không dám mua. Cô bán hàng là con Bác Ba Bít Tất, nghe nói học
Gia Long,
tên là Liên thì phải. Nhan sắc cũng tầm thường, nhưng trong
trường toàn là
con trai nên đứa nào cũng để ý nhìn. Dĩ nhiên là lúc gần Tết,
lúc các
trường bạn tấp nập đến CVA bán báo xuân thì các anh CVA, anh nào
cũng lãng
vãng lại gần để được trò chuyện với các cô nữ sinh trường
bạn! Promo của
lớp mình bắt đầu học đệ Thất ở dãy ngoài cùng, nhìn ra đường
Trần Hoàng
Quân và Nhà Thờ sau những hàng cây cao lớn thật là thơ mộng.
Buổi trưa,
dạo tháng 6 là lúc ve sầu kêu inh ỏi, chúng tôi ngồi học trong
tâm trạng
náo nức của những ngày cuối cùng của niên học.Thầy Hoàng Minh
Hùng dạy
Việt Văn năm đệ Tứ P1, là người rất hoạt bát và giảng bài
rất có duyên nên
chúng tôi rất thương thầy...Còn nhớ thầy bình luận thơ Nguyễn
Công Trứ: Phạm Tất Thắng ngồi học thường hay chăm chú nghe thầy giảng, còn tay kia thì quàng ngang lưng và "vân vê" tai của thằng bạn ngồi cạnh. Tới giờ nghỉ giải lao là lớp ồn ào náo loạn, còn nhớ Trần Ðình Trọng, dân Bắc Kỳ di cư, quá excited nên la lớn "chiến tranh bùng lổ" , thế là bị mang biệt danh "chiến tranh bùng lổ" từ dạo đó! Xui một cái là lớp tụi mình nằm ngay cạnh văn phòng của thầy Giám Thị Phan Xuân Tình nên bị kiểm soát chặt chẽ. Tức lắm mà không biết làm sao chơi được thầy Tình! Một hôm thầy Việt Văn cho bình luận bài thơ "Tình Già" của Phan Khôi! Thế là cả lớp cho thầy Giám Thị biệt danh mới là "Tình Già"...mỗi lần thầy Tình điểm danh xong, vừa quay lưng đi là cả lớp đập bàn theo nhịp và la lớn "Tình Già, Tình Già, Tình Già"...làm thầy Tình quay phắt lại định bắt đứa chủ mưu, nhưng tất cả đều im lặng nên chẳng làm gì được!
Chưa
hết, năm đệ Tứ P1, thầy Hoàng Ngọc Anh dạy môn Pháp Văn, thấy
lớp mình có
nhiều nhân tài (có gi đâu, cả đám tụi này học thêm Pháp văn
ở Centre
Culturel Français với mấy bà Tây, làm sao mà không giỏi) nên dạy
cả lớp
bài hát này:
Chỉ ngày hôm sau là bài hát có version mới, không hiểu đứa
nào đặt lời
:
Cả lớp hát bài này mỗi khi thầy Tình vừa điểm danh và kiểm soát xem học sinh có mặc đồng phục và đeo phù hiệu CVA không! Bây giờ nghĩ lại thấy thương thầy Tình, không hiểu thầy còn sống hay đã qua đời rồi!
Nãy
giờ nghĩ đến kỷ niệm cứ nổi lan man quên mất đề tài « Mùa Hè
Da Ðỏ » là
tựa đề bài tạp ghi này. Chẳng qua là năm 1966, lúc mấy anh lớn
lớp Ðệ Nhất
ra ứng cử Tổng Thư Ký đại diện CVA, có một liên danh của Nguyễn
Minh (Minh
Râu) ra ứng cử. Liên Danh này hoạt động xôm tụ lắm, về quảng
cáo khắp nơi
và đi từng lớp để vận động tranh cử. Nguyễn Minh là học sinh CVA
được
chương trình học bổng đặc biệt gửi qua Mỹ du học lúc còn đang
học Ðệ Tam ở
CVA nên lúc về trường le lói lắm. Nguyễn Minh có viết một bài
trên báo
Xuân Chu Văn An, tựa đề là Mùa Hè Da Ðỏ, mà hồi đó đọc tôi
chẳng hiểu tại
sao lại có tựa đề kỳ lạ như vậy, bởi thế nên càng « kính phục
» anh Minh
Râu này vô cùng. Sau này du học Bắc Mỹ tôi mới hiểu tại sao,
không hiểu
các bạn ở Âu Châu hay bên Úc có biết « Indian Summer » là gì
không? Mỗi
năm khoảng vào tháng 10 trời bắt đầu trở lạnh vì là mùa thu,
bắt đầu có
những buổi sáng thức dậy thấy mái nhà hàng xóm, hay là trên
nóc xe bắt đầu
phủ một mầu trắng nhạt (sương buổi tối đóng trên mái xe hơi bị
frozen
thành màu trắng như giá tuyết). Sau đó tự nhiên có 3 hoặc 4
ngày trời nóng
nực như là mùa hè, để rồi bắt đầu lạnh liên tục cho đến hết
mùa đông...
Những ngày ấm áp đặc biệt này, ở Bắc Mỹ gọi là Indian Summer
(mà Nguyễn
Minh đã dịch là Mùa hè Da Ðỏ, thấy cũng hay hay và gợi trí tò
mò của người
đọc!). Bây giờ, cứ mỗi độ cuối Thu mỗi khi có những ngày đặc
biệt này, tôi
lại bùi ngùi nhớ đến mấy năm học CVA và thầm nghĩ : lại một
Mùa Hè Da Ðỏ
nữa! Nhìn ra ngoài, lá cây Phong (Mapple) đã đổi qua màu đỏ rực
hoặc màu
vàng tươi mà nhớ tuổi thơ :
BDN |
__________________________
Chàng là công tử hiền lành Sau ngày cưới vợ trở thành "quản gia" Trước đây chàng vốn hào hoa Mỗi tuần là mỗi món quà chàng trao Giọng chàng ôi ngọt làm sao Như làn gió nhẹ rì rào gần xa Chàng là con cuả người ta Với ta chẳng phải là bà con chi Tại chàng mật ngọt lâm li Nên ta tin tưởng vu quy theo chàng Làm vợ đâu phải dễ dàng Gặp anh chồng khó lại càng khổ tâm Muốn nói nhưng phải giả câm Tại khi mở miệng ầm ầm chén bay Từ ngày đám cưới đến nay "shopping"... dĩ vãng những ngày xa xưa Mỗi khi nói tới "đón đưa" Lắc đầu: "Em nhắc chuyện xưa làm gì? Thôi em hãy tự đi đi Tánh anh ghét nhất mỗi khi đợi chờ" Chuyện nhà chàng cứ giả lơ Mỗi lời chàng hứa phải chờ mấy năm Vợ mệt không lời hỏi thăm Lại còn nhăn mặt "suốt năm bệnh hoài" Có chồng phải khổ dài dài Và luôn phải nhớ chiêu bài lặng thinh.. Vợ ... input chữ "shopping" Chồng liền .... output "con xin lạy bà" Nếu lỡ đã mua về nhà... Ðâu rồi receipt để mà return Ðừng nên tính chuyện giận hờn Ðừng nên nghĩ tới thua hơn với chồng Có nói cũng chẳng bằng không Ta nên nghe lệnh ông chồng "quản gia" Nếu chồng giở chứng la cà Ta nên tự hỏi mình già rồi chăng? Không nên làm mặt bà chằng Phải lo trang điểm, nói năng giữ lời Chớ nên suy nghĩ xa vời.... Ðể rồi ân hận một đời không quên Nghe chồng mọi việc sẽ nên Cãi chồng hạnh phúc chẳng bền được lâu Làm vợ phải nhớ lấy câu "Thiếp tôi chồng chúa".. trong đầu khắc ghi Chưa chồng ngang dọc ta đi Có chồng thì phải nên đi một đường Làm thân con gái dặm trường Chồng ghét thì chịu chồng thương thì nhờ Có chồng phải biết phụng thờ nếu không ta biết cậy nhờ thân ai! Làm vợ phải khổ dài dài.....
(Bài Không Biết Của Ai...Do Khang Sưu Tầm)
|