Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Lê Nin với nhà thờ

Trích Về Ba Ông Thánh, Bùi Tín

Năm 1918, Lenine từng tiên đoán rằng: "Ðiện sẽ thay Chúa. Hãy để cho người nông dân cảm thấy bằng nguồn điện năng rằng chính quyền có nhiều quyền lực hơn Chúa".

Ðiện đã đưa về nông thôn, thế nhưng không như Lenine nói, người nông dân vẫn còn tin ở Chúa".

Lenine thường nhắc đi nhắc lại: "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", Lenine kể: "Từ khi 15 tuổi, tôi đã vứt thánh giá vào sọt rác", để nói lên quan điểm vô thần của mình.

Sau Cách Mạng Tháng Mười, Lenine quyết định chuyển nhà tu Trinite Saint Serge thành bảo tàng của chủ nghĩa vô thần. Tổng Giám Mục đạo Chính Thống Tikkon luôn giữ thái độ trung lập về chính trị, yêu cầu gặp Lenine để trao đổi ý kiến về vấn đề trên. Lenine từ chối, cho rằng không cần gì phải nghe ý kiến của họ với ý định rõ rệt sẽ quét hết mọi tôn giáotrên con đường đã định.

Nước Nga lúc ấy có 80000 nhà thờ, phần lớn thuộc đạo Chính Thống (Oxthodoxe). Khi nạn đói lớn xảy ra năm 1921-1922, Tổng Giám Mục đạo Chính Thống Tikkon kêu gọi giáo dân:

"Nạn đói lan tràn! Ðã có nơi xảy ra chuyện ăn thịt người! Có 13 triệu dân đói, mới cứu đói được chừng 2 triệu. Hãy dang tay cứu sống những anh chị em của chúng ta! Ðược sự thỏa thuận của con chiên, các nhà thờ có thể dùng của cải trong nhà thờ trong việc cứu đói, kể cả những nhẫn, vòng, chuỗi hạt quý trang sức các tượng thánh".

Lời kêu gọi này đơợc phổ biến trên đài phát thanh, trên báo.

Một ủy ban cứu đói của Nhà thờ nước Nga cũng được thành lập, các cha cố được yêu cầu dùng đồ quý giá của nhà thơ không trực tiếp cần cho việc truyền đạo để cứu đói.

Nạn đói lan ra đến 25 triệu dân. Nhà thờ đã huy động vàng và đồ quý đáng giá 19 triệu rúp để cứu dân. Nhưng thật ra số vàng và đồ quý ấy khi thành tiền đã để cho Lenine và Bộ Chính Trị gửi cho các tổ chức cộng sản ở Trung Quốc, Ấn Ðộ, Ba Tư, Hung, Ý, Pháp, Anh, Ðức, Phần Lan... hoạt động nhằm thúc đẩy cách mạng vô sản thế giới.

Nạn đói hoành hành dữ dội hơn. Ðây lại là dịp để tước đoại của cải của nhà thờ cho cách mạng thế giới! Suy nghĩ thiên tài của lãnh tụ thật tuyệt! Thế là một sắc lệnh của chính phủ được ban bố ngày 23.2.1922: tịch thu tất cả của cải của các nhà thờ nước Nga.

Theo sắc lệnh ấy các tổ chức đảng, tổ chức an ninh, các đội đặc biệt xông vào các nhà thờ, đọc lệnh, yêu cầu nhà thờ phải nộp hết của cải. Các cha cố đành phải chấp hành, chỉ giữ lại những đồ dùng trực tiếp vào việc làm lễ trọng. Nhiều cuộc giành giật, ẩu đả, xô xát diễn ra. Thật là những cuộc cướp phá nhà thờ được chính quyền thực hiện! Có nơi dân theo đạo xô xát với các đơn vị vũ trang. Gần thị trấn Ivanovo một nhà thờ bị một nửa đại đội của trung đoàn bộ binh số 146 tấn công với súng máy, gây nên một số người chết. Thế là nhà thờ đành phải nộp một số đồ đạc cho cơ sở đảng; sức ép liền được tăng thêm bằng bạo lực, để dành thêm một số đồ bằng bạc, một số đồ bằng vàng va đá quý nữa.

Tổng Giám Mục Tikkon liền kêu gọi nhân dân chống lại những hành động cướp phá của đảng và nhà nước đối với nhà thờ, đồng thời khẳng định thái độ của nhà thờ Chính Thống là ra sức tham gia cứu đói.

Lenine coi lời kêu gọi trên đây là lời cổ vũ nổi loạn có tổ chức, chống chế độ và ông tỏ thái độ đè bẹp nhà thờ. Ngày 11.3.1922, Lenine gửi thư cho Trotski yêu cầu thống kê các nhà thờ đã bị "quét", có nghĩa là đã bị cướp phá, cũng như những cha cố bị bắt, bị xử tử hình. Lenine ra chỉ thị thu lượm và công bố tài liệu về cái gọi là: những người trong hệ thống tôn giáo làm loạn và những kẻ cầm đầu bị xử bắn. Ngày 4.5, một sắc lệnh ban bố tội tử hình đối với các cha cố.

Trước đó, ngày 19.3, Lenine viết thư cho Ban Chấp Hành Trung Ương, nói rõ:"Cần đập tan sư kháng cự của nhà thờvà quyết tâm tiến hành tịch thu tài sản của chúng". Bức thư này còn ghi: "Cần giữ bí mật, không được sao lại". Bức thư ghi tiếp: "Ðây là dịp tốt để chúng ta có được vài trăm triệu rúp vàng. Không có nguồn quý báu này thì không thể có hoạt động của bộ máy nhà nước, không thể xây dựng kinh tế. Chúng ta phải chiếm đoạt bằng được kho báu trị giá mấy trăm triệu rúp (thậm chí mấy tỉ rúp)" Ðáng chú ý: không một chữ nào nói đến cứu đói cả.

Lenine không hề mảy may động lòng trước nỗi đói khổ và chết chóc của nhân dân. Chủ nghĩa của Lenine đã tạo nên cuộc nội chiến với cái chết của 13 triệu nhận mạng. Trong thời gian "dễ chịu" của NEP (chính sách kinh tế mới) đã có 1 triệu người nữa chết trong các trại tập trung; từ năm 1929-1953, khi "người đồ đệ trung thành nhất của Lenine" là Staline chết, con số người bị giết lên đến 21 triệu rưởi. Tổng cộng lại vị chi là: hơn 35 triệu mạng người.

Lenine đã cử nhiều đảng viên thâm nhập vào nhà thờ để phá hoại nó. Năm 1905 có 80000 nhà thờ, đến năm 1950 chỉ còn 11525. Lenine tiến hành chiến tranh thực sự với nhà thờ nước Nga. Số cha cố và người tu hành bị giết lên đến từ 14000 đến 20000 tùy theo nguồn thống kê. Con số này không nói lên hết được sự thê thảm của các cuộc tàn sát mà nhiều báo cáo còn được lưu trữ, giữ kín cho đến nay. Ðó là những đêm dài, tiếng súng máy nổ từng đợt trong nhà thờ vắng hẳn tiếng chuông. Hàng chuỗi dài cha cố bị trói và giải vào rừng theo sau là những tràng súng máy khai tử. Xác chết chông chung vào những hố dài nông choèn.

Không thể biết là nhà thờ đã bị buộc "cống hiến" cho cách mạng bao nhiêu của cải. Kho lưu trữ còn giữ một bản kê khai đề ngày 1.11.1922 ghi kết quả tước đoạt của nhà thờ: "1220 livres vàng; 828275 livres bạc; 35670 kim cương; 71762 hiện vật (không ghi rõ là gì); 536 đá quý; 3115 rúp vàng; 19155 rúp bạc; 1902 đồ vật quý cácloại. Ngoài ra còn có 964 đồ cổ chưa được đánh giá?.

Các chiến lợphẩm trên đây đều được chở về Moscow, một phần quan trọng được đưa đến kho riêng của Bộ Chính Trị để đưa vào quỹ mật của Quốc Tế Cộng Sản, vào quỹ của Tcheka, vào quỹ xây dựnh kinh tế. Chỉ mộp phần nhỏ chi cho việt mua lương thực. Ngoài ra một số dinh thư, nhà cửa tịch thu của giai cấp tư sản nay làm biệt thự, nhà nghỉ mát cho các quan chức đỏ cấp cao cũng được phân phối một số đồ cổ để làm đẹp thêm cho "triều đình cách mạng".

Ngày 8.5.1923 vụ án lớn "xử bọn phản động đội lốt tôn giáo: diễn ra, 11 tội phạm là cha cố bi kết án tử hình. Riêng Tổng Giám Mục Tikkon, do bị dư luận thế giới lên tiếng mạnh mẽ việc xét xử (Giáo Hội La Mã; đảng Xã Hội Ðức; Phong Trào Hòa Bình Thụy Ðiển; nhà hàng hải thám hiểm nổi tiếng người Na Uy Frijof Nansen; Ủy Ban Người Tị nạn của Hội Quốc Liên... đều tỏ thái độ mạnh mẽ chống việc xét xử thô bạo Tổng Giám Mục Tikkon), nên Bộ Chính Trị quyết định gác lạị Ông bị giam cầm cho đến khi chết ngày 18.3.1924, sau một chuỗi dài ngày tháng bị khủng bố, tra khảo để rồi bị một cơn đau tim nặng, ở tuổi 60.

Sau đó nhà thờ ở Liên Xô, với những cha cố quốc doanh được chế độ thuần phục, chỉ còn là vật trang trí cho một chế độ đã hoàn thành một cuộc "thánh chiến đẫm máu" chống và loại bỏ nhà thờ, để lại một xã hội vắng bóng niềm tin, mất khái niệm thiện ác, nơi hoành hành của một cuộc đấu tranh giai cấp dữ dội, kích động hận thù bất tận...

  Bùi Tín