1956 ! Ba
năm sau khi Stalin chết, đảng cộng sản Liên
Xô tổ chức Đại hội lần thứ XX, nhằm
mục đích thay đổi chính sách, sửa đổi
sai lầm, cải tổ đảng và cải tổ
chế độ. Ngày bế mạc Đại hội,
giữa lúc các đại biểu lục tục kéo nhau ra
về, Khrushốp - tổng bí thư đảng - triệu
tập một cuộc họp bất thường gồm
riêng các đại biểu Liên Xô, không có mặt các
đại biểu các đảng anh em. Trước
cuộc họp, Khrushốp đă đọc một bản
báo cáo, đúng hơn là một bản án, vạch trần
những sai lầm và những tội ác của Stalin.
Bản báo cáo này đă đi vào lịch sử với cái tên
Báo cáo mật của Khrushốp về Stalin.
Gọi là
"mật", nhưng chỉ trong ṿng hai ba ngày, bản
báo cáo của Khrushốp đă được dịch ra
khắp các thứ tiếng, lưu hành khắp các nước
không nằm dưới quyền kiểm soát của các
đảng cộng sản. Đây là một sự kiện quan
trọng có một không hai trong lịch sử. Nó mở
đầu một thời kỳ chuyển biến của
hầu hết các đảng cộng sản trên thế
giới. Nó đánh dấu một bước ngoặt
quyết định dẫn tới sự băng hoại
của chủ nghĩa Stalin cùng sự sụp đổ
của Liên Xô và các nước Đông Âu như ta đă
thấy.
Ngay sau khi bản
báo cáo này được công bố trên các báo chí, tờ
Tiếng thợ - cơ quan tuyên truyền của Nhóm
trốt-kít Việt Nam ở Pháp - đă trích dịch
nhiều đoạn và viết bài b́nh luận. Tới tháng
10-1982, tờ tạp chí Nghiên cứu - cơ quan lư luận
của Nhóm trốt-kít Việt Nam tại Pháp - đă
dịch toàn bộ từ bản tiếng Pháp và cho xuất
bản. Đầu năm 1994, cuốn sách này đă được
Tủ Sách Nghiên Cứu tái bản với ư muốn cống
hiến cho các đảng viên chân chính của đảng
cộng sản Việt Nam một bằng chứng về
Stalin và chủ nghĩa Stalin, để họ có
điều kiện suy ngẫm và t́m hiểu : v́ đâu
Liên Xô và các nước Đông Âu đă sụp đổ như
ngày nay ?
Liên Minh Việt
Nam Tự Do cám ơn Ban Biên Tập của Tủ Sách Nghiên
Cứu đă cung cấp tài liệu này và cho phép quảng bá
một cách rộng răi đến người Việt Nam
ở trong cũng như ngoài nước.
Đỗ Tịnh
dịch theo bản tiếng Pháp
Ấn Hành : Tủ sách Nghiên cứu, B.P. 246 75224 Paris Cedex
11, France
Đoạn
1 : Sùng bái cá nhân và các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác
Thưa các
đồng chí,
Trong bản báo
cáo của Ban chấp hành trung ương đảng
đọc trước Đại hội thứ XX, trong
lời phát biểu của nhiều đại biểu
Đại hội và trong các khóa họp trước kia của
Ban chấp hành trung ương, chúng ta đă đề
cập nhiều đến tệ sùng bái cá nhân và những
hậu quả tai hại của nó.
Sau khi Stalin
mất, Ban chấp hành trung ương đảng ta đă
cố gắng giải thích từng bước, nhưng
kiên tŕ, rằng việc đề cao vai tṛ một cá nhân,
biến cá nhân đó thành kẻ siêu phàm với những
đức tính như thần linh là điều xa lạ và
không thể chấp nhận được đối
với tinh thần học thuyết Mác-Lênin. Người ta
giả thiết một người như thế thông
hiểu mọi sự, suy nghĩ thay cho mọi người,
có thể làm bất cứ việc ǵ và không hề sai
lầm trong hành động.
Trong nhiều
năm dài, sự xác tín rằng có thể tồn tại
một cá nhân như thế - và cá nhân ấy chính là Stalin -
đă được bồi dưỡng trong chúng ta.
Bản báo cáo này
không có mục đích đánh giá kỹ lưỡng thân
thế và sự nghiệp của Stalin. Công lao của Stalin
đă được tŕnh bày trong nhiều sách vở, báo chí
và các công tŕnh khác, ngay từ khi Stalin c̣n sống. Vai tṛ
của Stalin trong việc chuẩn bị và hoàn thành cuộc
Đại cách mạng xă hội chủ nghĩa tháng Mười,
trong nội chiến cũng như trong giai đoạn
đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xă hội ở
Liên Xô đă được cả thế giới biết
đến. Đây là điều mọi người
đều biết.
Hôm nay, chúng ta
cần đề cập đến một vấn
đề có tầm quan trọng hết sức lớn lao
đối với đảng, chẳng những trong
hiện tại mà cả trong tương lai. Ấy là
việc tại sao tệ sùng bái cá nhân Stalin đă bành trướng
ngày càng mạnh, và trong một giai đoạn phát triển
nhất định, đă dẫn đến một
loạt những vi phạm trầm trọng các nguyên
tắc, pháp luật và nền dân chủ của
đảng.
V́ đến nay,
không phải ai cũng thấy rơ những hậu quả
tiêu cực trong thực tiễn của tệ sùng bái cá nhân,
những tai hại trầm trọng do việc vi phạm
nguyên tắc lănh đạo tập thể của
đảng và sự tập trung quyền hành lớn lao, vô
giới hạn trong tay một người độc
nhất, nên Ban chấp hành trung ương đảng
nhận thấy nhất thiết phải tŕnh bày trước
Đại hội những tư liệu đă có trong tay
về vấn đề này.
Trước
hết, xin phép nhắc các đồng chí là các nhà kinh
điển của học thuyết Mác-Lênin đă từng
nghiêm khắc tố cáo mọi biểu hiện của
tệ sùng bái cá nhân. Trong bức thư gửi chính trị
gia người Đức Vinhem Blốtxơ (Wilhem Bloss), Mác
viết :
Trong thời
kỳ hoạt động của Quốc tế, ác cảm
với mọi thứ sùng bái cá nhân đă khiến tôi không
bao giờ cho đăng tải vô số thư từ
nhiều nước gửi đến ca tụng tôi, chúng
chỉ khiến tôi bực ḿnh. Tôi không bao giờ trả
lời, trừ những quở trách đây, đó. Khi
lần đầu tiên Ăngghen và tôi gia nhập
"Hội những người cộng sản bí
mật", chúng tôi đặt điều kiện phải
xóa bỏ hết thảy trong Điều lệ những ǵ có
thể thúc đẩy ḷng tin mê muội vào uy quyền. (Sau
này, Látsan đă hành động hoàn toàn ngược lại).
Ít lâu sau,
Ăngghen viết :
Cả Mác, cả
tôi đều luôn luôn chống lại mọi sự
biểu dương công khai liên quan đến một
số cá nhân, trừ trường hợp có mục đích
cao hơn ; và nhất là chúng tôi chống lại
những lời biểu dương đối với cá
nhân chúng tôi, ngay khi chúng tôi c̣n sống.
Ai nấy
đều biết đến tính khiêm tốn vô bờ
bến, vốn là nét đặc trưng của Lênin, thiên
tài cách mạng của chúng ta. Lênin bao giờ cũng
nhấn mạnh vai tṛ của quần chúng với tư cách
người làm ra lịch sử, nhấn mạnh vai tṛ lănh
đạo và tổ chức của đảng như
một cơ cấu sống động và mang tính xây
dựng, cũng như nhấn mạnh vai tṛ của Ban
chấp hành trung ương đảng.
Chủ nghĩa
Mác không phủ nhận vai tṛ của những lănh tụ giai
cấp công nhân trong việc lănh đạo phong trào cách
mạng.
Mặc dầu
đánh giá cao vai tṛ những người lănh đạo và
tổ chức quần chúng, Lênin phê phán không khoan nhượng
mọi biểu hiện sùng bái cá nhân, đồng chí đă
đấu tranh kịch liệt chống mọi học
thuyết phi mác-xít về vai tṛ "người anh hùng"
và "quần chúng", bác bỏ mọi ư đồ đưa
"người anh hùng" đối lập với
quần chúng, với nhân dân.
Lênin dạy
rằng sức mạnh của đảng tiềm ẩn
trong mối quan hệ không ǵ lay chuyển nổi với
quần chúng, rằng đằng sau đảng là nhân
dân : công nhân, nông dân và trí thức.
Lênin nói :
Chỉ có kẻ
nào tin tưởng ở nhân dân, chỉ có kẻ nào
đắm ḿnh trong nguồn sáng tạo sinh động
vĩnh cửu của nhân dân, kẻ ấy mới có
thể chiến thắng và duy tŕ được chính
quyền.
Lênin tự hào nói
về đảng cộng sản của những người
bônsêvích, coi đảng là người lănh đạo và
dạy dỗ quần chúng ; lúc nào đồng chí
cũng yêu cầu mọi vấn đề quan trọng
phải được mang ra bàn luận trước
những công nhân giác ngộ và đảng của họ.
Lênin nói :
Chúng ta tin tưởng
vào đảng, coi nó là bộ óc, là danh dự và lương
tâm của thời đại chúng ta.
Lênin cương
quyết chống lại mọi mưu mô coi thường
hoặc làm giảm vai tṛ lănh đạo của đảng
trong cấu trúc nhà nước xô-viết. Thiết lập
những nguyên tắc bônsêvích cho sự lănh đạo
của đảng và những chuẩn mực của sinh
hoạt đảng, đồng chí nhấn mạnh :
lănh đạo tập thể là nguyên tắc căn bản
của sự lănh đạo của đảng. Ngay trong
những năm trước cách mạng, Lênin vẫn
gọi Ban chấp hành trung ương đảng là một
tập thể lănh đạo, là người bảo vệ
và diễn giải những nguyên tắc của
đảng. Lênin nói :
Trong khoảng
thời giai giữa hai kỳ Đại hội, Ban chấp
hành trung ương bảo vệ và diễn giải
những nguyên tắc của đảng.
Nhấn mạnh
vai tṛ và tầm quan trọng của Ban chấp hành trung ương,
Vlađimia Ilích nhận định :
Ban chấp hành
trung ương của chúng ta đă trở thành một nhóm
tập trung nghiêm ngặt và có uy tín lớn.
Hồi sinh
thời Lênin, Ban chấp hành trung ương đảng
quả thực là hiện thân cho nguyên tắc lănh
đạo tập thể của đảng và đất
nước. Là một chiến sĩ cách mạng mác-xít, dù
luôn luôn cứng rắn trong những vấn đề mang
tính nguyên tắc, song Lênin không bao giờ ép buộc các
đồng sự phục tùng quan niệm của ḿnh. Lênin
luôn t́m cách thuyết phục các đồng chí của ḿnh,
kiên nhẫn giảng giải cho họ biết tại sao
đồng chí lại có ư kiến này hay ư kiến khác.
Lênin luôn chú
trọng đến việc duy tŕ những quy tắc sinh
hoạt đảng, áp dụng điều lệ tổ
chức đảng trong thực tiễn, đồng chí chú
ư triệu tập Đại hội đảng và các hội
nghị Ban chấp hành trung ương vào những thời
điểm cần thiết.