Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

BÁO CÁO MẬT CỦA KHRUSHỐP VỀ STALIN

 

Tại phiên họp kín ngày 25-2-1956 của Đại hội lần thứ XX đảng cộng sản Liên Xô

 

Đoạn trước

 

 Đoạn 13 : Tóm lược tiểu sử

Thưa các đồng chí,

Tệ sùng bái cá nhân sở dĩ đạt đến mức độ khốc hại là v́ chính bản thân Stalin đă dùng mọi phương pháp để thúc đẩy sự tán dương cá nhân ḿnh. Điều này đă được vô số sự kiện chứng minh. Một trong những thí dụ tiêu biểu nhất của sự tôn thờ bản thân và sự thiếu khiêm tốn ở mức cơ bản của Stalin là cuốn Tóm lược tiểu sử Stalin ấn hành vào năm 1948.(1)

Cuốn sách này là thứ xu nịnh ghê tởm nhất, là điển h́nh cho việc làm thế nào để biến một người - Stalin - thành một vị thánh sống, một hiền nhân không thể sai lầm, một "lănh tụ vĩ đại nhất", một "chiến lược gia đại tài của mọi thời đại và mọi dân tộc". Cuối cùng, người ta không t́m nổi từ ngữ để tâng bốc Stalin lên tận mây xanh.

Chẳng cần nói dài ḍng về sự tôn sùng thần tượng ghê tởm đầy rẫy trong cuốn sách. Chỉ cần nói rằng tất cả những thứ nói trên đă được Stalin chấp thuận và biên tập, thậm chí chính đồng chí ấy c̣n tự tay bổ sung vào bản in thử của cuốn sách.

Trong cuốn sách ấy, Stalin coi điều ǵ là mấu chốt ? Đồng chí ấy có muốn giảm bớt nhiệt t́nh của những kẻ xu nịnh biên soạn cuốn Tóm lược tiểu sử ấy không ? Hoàn toàn không ! Stalin đă có những nhận xét ở chính các đoạn, mà theo đồng chí ấy, người ta khen ngợi chưa đầy đủ công trạng của ḿnh.

Vài thí dụ sau đây có thể cho ta thấy tính chất của những phần "bổ khuyết" do Stalin tự tay viết :

Sau khi Lênin rời chiến trường, trong cuộc đấu tranh chống bọn nhu nhược và bọn đầu hàng, bọn trốt-kít và bè lũ Dinôviép, bọn Bukharin và bọn Kamênép, đă h́nh thành vĩnh viễn nhóm hạt nhân lănh đạo đảng. Bảo vệ ngọn cờ vinh quang của Lênin, nhóm này đă đoàn kết đảng quanh di chúc của Lênin và dẫn dắt nhân dân Liên Xô trên con đường rộng mở của công nghiệp hóa và hợp tác hóa nông nghiệp. Đồng chí Stalin là người lănh đạo nhóm hạt nhân ấy, là động lực lănh đạo đảng và nhà nước.

Chính Stalin đă tự ḿnh viết ra những câu trên ! Rồi đồng chí ấy c̣n chua thêm :

Stalin thực hiện một cách tài t́nh những nhiệm vụ của người lănh đạo đảng và dân tộc và được sự ủng hộ toàn diện của nhân dân Liên Xô, tuy thế, đồng chí không hề cho phép ḿnh kiêu ngạo, khoe khoang hay tán tụng cá nhân.

Đă ở đâu và khi nào, người ta thấy một lănh tụ tự tán tụng ḿnh như thế chưa ? Thử hỏi điều ấy có xứng đáng với một người lănh đạo mác-xít - lê-nin-nít hay không ? Không ! Chính Mác và Ăngghen đă cương quyết chống lại việc đó. Lênin cũng luôn luôn lên án nghiêm khắc những hành động như thế.

Trong bản thảo cuốn Tóm lược tiểu sử nói trên, có một câu như sau : "Stalin là Lênin của thời đại ngày nay." Có điều Stalin thấy nhận định ấy c̣n quá nhẹ, v́ vậy đồng chí ấy đă tự tay sửa lại : "Stalin là người kế tục xứng đáng sự nghiệp của Lênin, hoặc - như người ta thường nói trong đảng -, Stalin là Lênin của thời đại ngày nay." Câu nói thật hay, nhưng không phải từ nhân dân mà tự Stalin đă nói ra.

Ta có thể đưa ra nhiều thí dụ do chính tay Stalin viết - nhằm tán dương ḿnh - trong bản thảo cuốn Tóm lược tiểu sử đó. Stalin đặc biệt hào phóng khi tự tặng cho ḿnh những lời khen ngợi về thiên tài quân sự, về tài năng cầm quân, v.v...

Tôi xin kể thêm một đoạn bổ sung do Stalin tự tay chêm vào về thiên tài quân sự của ḿnh :

Đồng chí Stalin tiếp tục phát triển khoa học quân sự xô-viết, vốn đứng hàng đầu. Đồng chí Stalin đă thảo ra luận đề về những yếu tố thường xuyên quyết định vận mệnh chiến tranh và hàng loạt học thuyết khác : về sự pḥng thủ tích cực và các quy luật của phản công và tấn công, về sự cộng tác giữa các binh chủng quân đội và kỹ thuật quân sự cạnh những điều kiện của chiến tranh đương đại, về vai tṛ của những đoàn chiến xa và phi cơ trong chiến tranh hiện đại, về vai tṛ của pháo binh - binh chủng hùng mạnh nhất của quân đội. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc chiến, thiên tài Stalin luôn t́m ra những giải pháp đúng đắn, hoàn toàn căn cứ vào các đặc điểm của t́nh h́nh. (Pḥng họp xôn xao)

Rồi Stalin tiếp tục :

Nghệ thuật cầm quân của Stalin đă được thể hiện trong pḥng thủ cũng như tấn công... Bằng sự sáng suốt anh tài, đồng chí Stalin đă nhận biết và làm thất bại những kế hoạch của địch. Những trận giáp chiến - khi đồng chí Stalin điều khiển quân đội Liên Xô - là những bài học xuất chúng của nghệ thuật quân sự.

Stalin tự tâng bốc bản thân như một lănh tụ quân sự. Và ai đă làm tất cả những việc này ? Chính Stalin, không phải trên địa vị một thống soái mà như một tác giả kiêm chủ biên, như tác giả chính của cuốn tiểu sử đầy rẫy những lời ca tụng bản thân.

Thưa các đồng chí, những sự thật là như thế. Và tôi phải nói một cách chắc chắn rằng đó là những sự thật đáng hổ thẹn.

Và c̣n thêm một sự kiện nữa từ cuốn Tóm lược tiểu sử này. Như mọi người đều biết, cuốn Tóm tắt lịch sử đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô đă được một ủy ban của Ban chấp hành trung ương thảo ra.(2)

Một nhóm tác giả đă được lựa chọn để viết cuốn sách này, họ cũng bị tác động của tệ sùng bái cá nhân. Sự kiện này được thể hiện trong đoạn sau đây của bản in thử của cuốn Tóm lược tiểu sử :

Một ủy ban của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô - dưới sự lănh đạo và tham gia tích cực nhất của cá nhân đồng chí Stalin - đă soạn thảo cuốn "Tóm tắt lịch sử đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô".

Tuy vậy, nhận định trên vẫn không làm Stalin thỏa măn. Nó được Stalin bổ sung như sau trong bản in cuối cùng của cuốn sách :

Năm 1938, cuốn "Tóm tắt lịch sử đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô" được phát hành. Cuốn sách do đồng chí Stalin viết(3) và được ủy ban đặc biệt của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô thông qua.

Thử hỏi ta c̣n có thể nói thêm được điều ǵ nữa ? (Pḥng họp ồn ào)

Như các đồng chí có thể thấy, một sự sửa đổi lạ lùng đă biến một công tŕnh tập thể thành cuốn sách do Stalin viết. Thiết tưởng không cần phải nói là sự sửa đổi này đă diễn ra như thế nào và tại sao.

Muốn hay không, một câu hỏi được đặt ra : nếu quả thực Stalin là tác giả cuốn sách, tại sao phải tán tụng cá nhân Stalin đến thế, tại sao phải biến đổi toàn bộ giai đoạn lịch sử sau cách mạng tháng Mười của đảng cộng sản vinh quang của chúng ta thành sự nghiệp của riêng "thiên tài Stalin" ?

Thử hỏi cuốn sách này có phản ánh một cách đúng đắn những cố gắng của đảng ta trong công cuộc biến đổi xă hội, xây dựng xă hội xă hội chủ nghĩa, công nhiệp hóa và công cộng hóa đất nước, cũng như những biện pháp khác do đảng chủ trương theo đúng con đường Lênin đă vạch ra ? Cuốn sách này chủ yếu chỉ nói về Stalin, về những bài diễn văn, những bản báo cáo của đồng chí ấy. Không hề có một ngoại lệ, dù nhỏ mọn nhất : mọi sự việc đều gắn liền với tên tuổi Stalin.

Và khi bản thân Stalin tuyên bố chính ḿnh đă viết cuốn Tóm tắt lịch sử đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô, người ta không khỏi ngạc nhiên. Một người mác-xít - lê-nin-nít có thể đề cao cá nhân ḿnh lên tận mây xanh như thế được không ?

Hoặc chúng ta hăy xem xét những Giải thưởng Stalin. (Pḥng họp xôn xao)

Ngay cả các Nga hoàng cũng chưa bao giờ lấy tên ḿnh để đặt cho các giải thưởng như thế.

Stalin đă chọn, coi như hay nhất, một bản quốc thiều cho nhà nước Liên Xô, trong /1 không có một câu nào nói đến đảng cộng sản, ngược lại, có một đoạn vô song về Stalin như sau :

Và Stalin dạy dỗ chúng ta trung thành với nhân dân. Để trong công việc cũng như trong chiến trận, chúng ta thành người anh hùng.(4)

Trong những vần thơ này của bản quốc thiều, toàn thể sự nghiệp của đảng lê-nin-nít trên các lĩnh vực giáo dục, chỉ đạo và động viên đều thuộc về Stalin. Cố nhiên, điều này sai lạc hẳn với học thuyết Mác-Lênin, là sự coi thường và hạ thấp rơ rệt vai tṛ của đảng. Tôi xin thông báo với các đồng chí là Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành trung ương đă thông qua một nghị quyết về việc viết lời mới cho bản quốc thiều, phản ánh vai tṛ của nhân dân và của đảng. (Vỗ tay rầm rộ và kéo dài)

Phải chăng Stalin không hề biết ǵ về việc người ta đă lấy tên đồng chí ấy đặt cho nhiều nhà máy và thành phố lớn ? Phải chăng Stalin không hề biết ǵ về việc người ta đă xây đắp trong toàn quốc những tượng đài Stalin - những đài kỷ niệm cho một người c̣n sống ? Một điều ai cũng biết là chính Stalin - ngày 2-7-1951 - đă kư quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về việc xây dựng bức tượng Stalin đồ sộ bên bờ kênh đào Vônga-Đôn ; ngày 4-9 cũng năm ấy, Stalin hạ lệnh nấu chảy 33 tấn đồng để xây dựng bức tượng kỳ vĩ đó. Ai có dịp đến thăm vùng Stalingrát, chắc chắn đều thấy pho tượng khổng lồ, dù nó được xây đắp ở một nơi không mấy ai qua lại. Những khoản tiền khổng lồ bị tiêu phí trong việc xây dựng đài kỷ niệm này trong khi dân chúng vùng đó - từ hồi chiến tranh - c̣n sống trong lều tranh vách đất(5). Các đồng chí hăy nghĩ xem, Stalin nói thật hay không khi đồng chí ấy viết trong cuốn tiểu sử của ḿnh :

Đồng chí không hề cho phép ḿnh kiêu ngạo, khoe khoang hay tán tụng cá nhân ḿnh.(6)

Thêm vào đó, Stalin đă tỏ ra thiếu kính trọng đối với kỷ niệm về Lênin. Không phải t́nh cờ, mặc dầu quyết nghị về việc xây dựng Cung xô-viết để kỷ niệm đồng chí Vlađimia Ilích đă được thông qua trước đây 30 năm, công tŕnh ấy vẫn không được xây dựng, công việc ngày càng bị tŕ hoăn và kế hoạch này bị ch́m dần vào quên lăng.

Chúng ta không thể không nhắc lại nghị quyết ngày 14-8-1925 của chính phủ Liên Xô về việc thành lập Giải thưởng Lênin cho công tác giáo dục. Quyết định ấy được đăng tải trong báo chí, nhưng đến nay vẫn chưa hề có Giải thưởng Lênin. Việc này cũng cần phải sửa chữa. (Vỗ tay rầm rộ và kéo dài)

Lúc Stalin c̣n sống, nhờ những phương pháp mà tôi từng nhắc đến - chẳng hạn các sự kiện trích từ cuốn Tóm lược tiểu sử Stalin -, ta thấy hết thảy mọi biến cố đều được tŕnh bày như thể Lênin chỉ đóng vai tṛ thứ yếu, ngay cả trong thời kỳ cách mạng xă hội chủ nghĩa tháng Mười. Trong nhiều phim ảnh và sách vở, Lênin được miêu tả một cách sai lạc sự thật và bị hạ thấp một cách không thể chấp nhận được.(7)

Stalin thích coi bộ phim Năm 1919 bất diệt, trong đó ta thấy Stalin đứng trên bậc chiếc tàu bọc thép(8) và đánh tan quân thù với thanh đoản kiếm của ḿnh. Tốt biết mấy nếu bạn thân của chúng ta, đồng chí Klimen Êphrêmôvích Vôrôshilốp(9) hăy lấy hết can đảm và viết sự thật về Stalin ; dầu sao đồng chí cũng biết thực ra Stalin đă chiến đấu như thế nào ! Đối với đồng chí, làm việc ấy hơi khó nhưng tốt biết mấy nếu đồng chí vẫn làm. Mọi người - kể cả nhân dân và đảng - sẽ tán thành đồng chí. Cháu chắt đồng chí cũng sẽ biết ơn đồng chí. (Vỗ tay kéo dài)

Nói đến những sự kiện của cuộc cách mạng tháng Mười và thời nội chiến, người ta tạo ra cảm tưởng dường như Stalin đóng vai tṛ chính yếu, dường như bất kể lúc nào và ở đâu, Stalin cũng luôn luôn nhắc Lênin phải làm ǵ và làm bằng cách nào. Thật là một sự mạ lị Lênin. (Vỗ tay kéo dài)

Không xa sự thật là bao nếu tôi nói là các đồng chí có mặt ở đây, ít ai nghe và biết đến Stalin trước năm 1924(10), nhưng mọi người đều biết Lênin. Toàn đảng, toàn dân, từ trẻ em đến các cụ già tóc bạc răng long đều biết Lênin. (Vỗ tay rầm rộ và kéo dài)

Cần duyệt lại kỹ càng tất cả những điều này để lịch sử, văn học và nghệ thuật phản ánh đúng đắn vai tṛ của Lênin và những công tŕnh vĩ đại do đảng cộng sản của chúng ta và nhân dân xô-viết đă thực hiện, với tinh thần sáng tạo. (Vỗ tay)


(1) Sự tôn sùng Stalin thực ra khởi đầu từ năm 1929, nhân sinh nhật lần thứ 50 của Stalin. Tất cả các cơ quan ngôn luận, báo chí của đảng thi nhau ca tụng công trạng và thiên tài của Stalin. Trong tờ Prápđa, Óocgiônikítdê (nạn nhân sau này của Stalin) viết :

Ngày hôm nay, toàn thể thế giới nói về Stalin. Sau khi Lênin mất, Stalin sừng sững, cao vời lồng lộng trước chúng ta. Dưới sự lănh đạo của Người, chúng ta diệt trừ được bọn trốt-kít và bọn tả khuynh.

Bútnốp - một nạn nhân khác sau này của Stalin - cũng viết :

Những văn kiện của Stalin có tác động trau giồi cho học thuyết Mác-Lênin. Nó làm căn bản cho đường lối chính trị của đảng để đi tới thắng lợi.

Trong Đại hội lần thứ XVII năm 1934, Kirốp tuyên bố :

Stalin là người lănh đạo ngày nay của hết thảy các dân tộc.

Khrushốp đă không nói tới sự việc rằng cũng chính năm ấy, ông ta đă dùng hai chữ "thiên tài" để ca ngợi bài diễn văn của Stalin.

(2) Cũng như cuốn Tóm lược tiểu sử Stalin, Tóm tắt lịch sử đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô đă được dịch ngay và ấn hành với số lượng lớn trong đa số đảng cộng sản trên thế giới. Đây là một cuốn sách chứa đầy rẫy những sai lầm hay xuyên tạc lịch sử. Trong Đại hội lần thứ XX, Mikôian yêu cầu phải viết lại. Nữ sử gia Pankdôtava tố cáo đó là một cuốn sách "ngụy tạo lịch sử". Trước năm 1945, cuốn sách này đă được dịch ra tiếng Việt và đă trở thành cuốn sách gối đầu giường của các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. (Xin xem cuốn Những chặng đường lịch sử của Vơ Nguyên Giáp). Sau Đại hội lần thứ XX, một tiểu ban gồm 11 nhân viên được cử ra để viết lại cuốn sách. Cuốn sách mới đă sửa lại nhiều điều xuyên tạc. Tuy nhiên, nó vẫn c̣n nhiều điều sai lầm và bịa đặt. (Xin xem tạp chí Nghiên cứu số 6, tháng 6-1981, bài Ba mươi câu trả lời về cuốn "Lịch sử đảng cộng sản Nga Xô")

(3) Khrushốp quên không nói, không những Stalin đă "biến công tŕnh tập thể thành công tŕnh riêng của ḿnh", mà ông ta c̣n biến công tŕnh của Lép Trốtsky thành công tŕnh của ḿnh.

Trong cuốn Tóm tắt lịch sử đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô Stalin được coi là người lănh đạo binh bị bên cạnh Lênin đoạt chính quyền trong cách mạng tháng Mười ! Kỳ thực, đó là Trốtsky.

Về vấn đề biến "công tŕnh tập thể thành công tŕnh riêng của ḿnh" trong phong trào cộng sản xta-lin-nít, có vô số bằng chứng. Thí dụ : cuốn Người Con Của Nhân Dân của Môrixơ Tôrê không phải do Tôrê mà do Giăng Phrêvin viết thay, nhưng kư tên Tôrê. Một nguyên lư thường được áp dụng trong các đảng cộng sản xta-lin-nít là đảng "tạo ra lịch sử", "tạo ra vĩ nhân", mỗi lần đảng nhận thấy lịch sử cần phải viết như thế nào th́ "vĩ nhân" cần phải được tŕnh bày sao cho hợp với đường lối của đảng.

(4) Ở đây, Khrushốp vô t́nh chỉ trích một thói tục của hầu hết các đảng cộng sản khi họ đă lên nắm quyền ở một nước. Ấy là thói tục ca ngợi lănh tụ tối cao của đảng một cách vô lối bằng những bài hát, thơ ca...

(5) Ở đây, Khrushốp vô t́nh chống lại hành động của nhiều đảng cộng sản, trong lúc nhân dân đói khổ "ở trong những lều lá", đảng đă xây dắp tượng đồng hoặc những lăng tẩm đồ sộ, tốn kém để sùng bái các lănh tụ.

(6) Stalin đă khai trương trong phong trào cộng sản một thứ nghệ thuật lừa dối trong việc tuyên truyền. Đặc biệt hơn nữa là về phương diện chính trị : phong trào cộng sản xta-lin-nít thường nói một đàng là một nẻo. Sau đó, họ phô bày như một nghệ thuật để chứng tỏ đường lối của họ lúc nào cũng đúng.

(7) Khrushốp quên không nói việc Stalin đă trá mạo các tranh ảnh thời kỳ cách mạng tháng Mười bằng cách đặt ḿnh ngồi hoặc đứng cạnh Lênin, thay chỗ những đồng chí khác.

(8) Thực ra, chiếc tàu hỏa bọc thép lừng danh này là của Trốtsky : thời nội chiến, ông đi khắp chiến trường, tổ chức và lănh đạo Hồng quân (do ông thành lập) trên chiếc xe lửa đó !

(9) Klimen Ê. Vôrôshilốp (1881-1969) : ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1921, ủy viên Bộ Chính trị năm 1926, Dân ủy Quốc pḥng từ năm 1925, nguyên soái Hồng quân năm 1935, chủ tịch xô-viết tối cao thời kỳ 1933-1960. Một trong những người tán dương Stalin nhiều nhất. Trong cuốn Stalin và quân đội xô-viết, Vôrôshilốp đă đề cao Stalin đến nỗi coi ông ta là người duy nhất lănh đạo Hồng quân trong cách mạng 1917 (một điều hoàn toàn sai sự thật) cho tới năm 1945. Vôrôshilốp kết luận :

Chúng ta có thể nói khoa học quân sự ngày nay là khoa học quân sự Stalin.

(10) Trong cuốn Stalin, Lép Trốtsky đă đề cập tới vấn đề này và bác bỏ mọi tuyên truyền dối trá về vai tṛ Stalin trong cuộc cách mạng tháng Mười.

 

 

Xem tiếp