Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

BÁO CÁO MẬT CỦA KHRUSHỐP VỀ STALIN

 

Tại phiên họp kín ngày 25-2-1956 của Đại hội lần thứ XX đảng cộng sản Liên Xô

 

Đoạn trước

 

Phụ Lục

Thư của Lênin gửi Trốtsky

 

Đồng chí Trốtsky thân mến,

 

Tôi yêu cầu đồng chí khẩn thiết đứng ra bảo vệ vấn đề Grudya trước Ban chấp hành trung ương đảng. Hiện nay, vụ này đang bị Stalin và Giécginsky giải quyết bằng cách ngược đăi và v́ thế, tôi không thể tin ở sự khách quan của họ. Trái lại, tôi sẽ yên ḷng nếu đồng chí nhận bảo vệ vấn đề này. Nếu v́ lẽ ǵ khác, đồng chí không nhận, tôi yêu cầu gửi tất cả hồ sơ lại cho tôi. Như thế, tôi sẽ hiểu là đồng chí đă từ chối.

 

Gửi lời chào thân mến và t́nh bằng hữu đến đồng chí,

Ngày 5-3-1923


Lênin


 

Thư của Krúpskaia gửi Trốtsky

 

Lép Đaviđôvích thân mến,

 

Tôi viết thư này để nói cho đồng chí biết : ngay trước khi qua đời chừng một tháng, Vlađimia Ilích lật từng trang cuốn sách của đồng chí và ngừng lại ở đoạn đồng chí phân tích Mác và Lênin. Lênin yêu cầu tôi đọc cho đồng chí nghe đoạn đó một lần nữa. Lênin rất chăm chú lắng nghe và sau đó, đồng chí cũng đọc lại. Tôi c̣n muốn nói với đồng chí điều này nữa : cho đến tận khi mất, Vlađimia Ilích vẫn nghĩ về đồng chí như khi đồng chí từ Sibia đến chỗ chúng tôi ở Lônđơn.

 

Lép Đaviđôvích, chúc đồng chí nhiều nghị lực và khỏe mạnh. Ôm hôn đồng chí.

N. Krúpskaia


 

Di chúc chính trị của Lênin (Thư gửi Đại hội)

 

Đảng ta dựa trên hai giai cấp và v́ thế, t́nh trạng mất ổn định có thể xảy ra và sự sụp đổ cũng không tránh khỏi nếu giữa hai giai cấp này không thể đạt được một sự đồng thuận. Trong trường hợp đó, thực hiện biện pháp này hay biện pháp khác, thậm chí, suy ngẫm về sự bền vững của Ban chấp hành trung ương - là một việc vô ích. Trong trường hợp đó, không một biện pháp nào có thể ngăn chặn được sự chia rẽ. Nhưng tôi mong đó chỉ là một tương lai rất xa xôi và có xác xuất quá nhỏ để chúng ta phải bàn luận trong lúc này.

 

Tôi nghĩ đến sự bền vững đảm bảo sự chia rẽ không xảy ra trong một tương lai gần và tôi muốn đề cập đến ở đây vài suy nghĩ có tính cách hoàn toàn cá nhân.

Trên phương diện này, tôi cho rằng vấn đề thiết yếu trong việc ổn định là Ban chấp hành trung ương và những thành viên như Stalin và Trốtsky. Theo ư tôi, quan hệ giữa hai người chiếm hơn nửa phần mối họa chia rẽ - có thể tránh khỏi - và theo tôi, ta có thể tránh khỏi bằng một trong các phương pháp là tăng số ủy viên Ban chấp hành trung ương lên 50 hoặc 100 người.

 

Đồng chí Stalin, từ khi trở thành tổng bí thư đảng, đă thâu tóm vào tay ḿnh một quyền hành vô hạn mà tôi không chắc đồng chí ấy sẽ luôn biết sử dụng một cách chừng mực. Mặt khác, đồng chí Trốtsky - ngay như cuộc đấu tranh chống Ban chấp hành trung ương về vấn đề Bộ Dân ủy Giao thông đă chứng tỏ - không chỉ nổi bật về khả năng xuất chúng mà thôi. Đứng về phương diện cá nhân, tuy rằng có lẽ Trốtsky là người tài năng nhất trong Ban chấp hành trung ương hiện nay, nhưng đồng chí hay quá lời bởi tính tự tin và sự say mê khía cạnh hành chính thuần túy của công việc.

Hai bản tính ấy của hai nhà lănh đạo xuất sắc trong Ban chấp hành trung ương hiện nay có thể dẫn tới sự chia rẽ và nếu đảng ta không thực hiện những biện pháp đề pḥng, sự chia rẽ ấy có thể bất ngờ xảy ra.

 

Tôi miễn phân tích những ủy viên khác của Ban chấp hành trung ương theo bản tính cá nhân của họ. Tôi chỉ lưu ư : biến cố tháng Mười của Dinôviép và Kamênép tất nhiên không t́nh cờ, nhưng không thể quy điều này là tội lỗi cá nhân của họ, cũng như không thể buộc tội Trốtsky không phải người bônsêvích.

Trong số những thành viên trẻ của Ban chấp hành trung ương, tôi muốn nói vài lời về Bukharin và Piatakốp. Theo ư tôi, họ là những cán bộ xuất sắc nhất (trong số những người trẻ tuổi) và trong quan hệ với họ, chúng ta cần chú ư như sau : Bukharin chẳng những là lư thuyết gia quư báu nhất và cứng cáp nhất của đảng, mà chúng ta c̣n có quyền coi đồng chí là con cưng của toàn đảng, nhưng những quan niệm lư luận của đồng chí chỉ có thể được coi là hoàn toàn mác-xít một cách rất dè dặt, bởi có cái ǵ kinh viện trong đó (đồng chí chưa bao giờ học hỏi và theo ư tôi, chưa bao giờ thông hiểu toàn bộ thuyết biện chứng).

 

Ngày 24-12-1922

 

Về Piatakốp, không ai chối căi là được đồng chí có nghị lực sắt đá và rất tài năng, nhưng lại quá thiên về công việc hành chính và quá thiên về khía cạnh hành chính của công việc, thành thử không thể dựa vào đồng chí trong những vấn đề chính trị quan trọng.

Dĩ nhiên, tất cả những nhận định này của tôi chỉ có giá trị trong giai đoạn hiện tại và trong trường hợp hai cán bộ xuất sắc và tận tâm này không có dịp bồi bổ những hiểu biết và vượt qua những phiến diện của ḿnh.

 

Ngày 25-12-1922

 

Bổ sung thư ngày 24-12-1922 : Stalin là người có tính thô lỗ thái quá và nhược điểm này hoàn toàn có thể chịu đựng được giữa chúng ta và trong quan hệ giữa những người cộng sản, nhưng không thể chấp nhận được trên cương vị tổng bí thư đảng. V́ thế, tôi đề nghị các đồng chí hăy suy nghĩ về việc chuyển Stalin khỏi trọng trách ấy và đề cử vào vị trí của Stalin một đồng chí khác, có bản tính tốt hơn so với Stalin : kiên nhẫn hơn, trung thực hơn, lịch sự hơn và chu đáo hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn v.v... Có thể trường hợp này dường như không đáng kể, nhưng tôi tin rằng - để pḥng ngừa sự chia rẽ và trên phương diện những tôi đă viết ở trên về mối quan hệ giữa Stalin và Trốtsky - điều này không hề nhỏ nhặt, bằng không, đó là sự nhỏ nhặt có thể mang tầm quan trọng quyết định.

Ngày 4-1-1923
Lênin


 

Thơ Tố Hữu về Stalin

 

Đời đời nhớ Ông

 

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin ! Stalin !
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu ḷng con gọi Stalin !
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé ḷng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đă... làm sao, mất rồi !
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi !
Hỡi ơi, Ông mất ! Đất trời có không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương ḿnh thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu ṇi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu !
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày ṿ
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con c̣n bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông !
Thương Ông mẹ nguyện trong ḷng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đă khuất không c̣n
Chân Ông c̣n măi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời

(Tố Hữu, 5-1953)

Bài ca tháng Mười

Thủa Anh chưa ra đời
Trái đất c̣n nức nở
Nhân loại chửa thành người
Đêm ngày năm man rợ
... Từ khi Anh đứng dậy
Trái đất bắt đầu cười
Và loài người từ đấy
Ca bài ca tháng Mười
Hoan hô Stalin !
Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát ḥa b́nh
Đứng đầu sóng ngọn gió
Hoan hô Hồ Chí Minh !
Cây hải đăng mặt biển
Băo táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến !

(Tố Hữu, 1950)

 

 

 

Trở về trang chính