Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

BÁO CÁO MẬT CỦA KHRUSHỐP VỀ STALIN

 

Tại phiên họp kín ngày 25-2-1956 của Đại hội lần thứ XX đảng cộng sản Liên Xô

 

Đoạn trước

 

Đoạn 4 : Lênin và tổ chức đảng

Chúng ta hăy nhớ lại vài sự kiện lịch sử.

Trong những ngày trước cách mạng tháng Mười, hai ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng bônsêvích, Kamênép và Dinôviép đă chống lại kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của Lênin(1). Hơn thế nữa, ngày 18-10, họ lại đăng trên tờ Nôvaia Giưdin(2) của phái mensêvích một lời tuyên bố, trong đó họ đề cập đến việc đảng bônsêvích đang chuẩn bị cuộc khởi nghĩa vũ trang mà họ (Kamênép và Dinôviép) coi là một hành động phiêu lưu mạo hiểm. Như thế, Kamênép và Dinôviép đă tiết lộ cho kẻ thù biết nghị quyết của Ban chấp hành trung ương về cuộc khởi nghĩa, nhất là họ công bố cuộc khởi nghĩa sẽ xảy ra trong ṿng vài ngày.

Đó là một hành động phản bội đối với đảng và đối với sự nghiệp cách mạng. Về vấn đề này, Lênin đă viết :

Kamênép và Dinôviép đă tiết lộ nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng về cuộc khởi nghĩa vũ trang cho Rốtdiankô và Kêrensky(3)...

Và Lênin đă đề nghị Ban chấp hành trung ương khai trừ Kamênép và Dinôviép khỏi đảng(4).

Nhưng sau khi cuộc đại cách mạng xă hội chủ nghĩa tháng Mười thành công, ai cũng biết Dinôviép và Kamênép đă giữ các chức vụ lănh đạo. Lênin đă đưa họ vào những cương vị mà tại đó, họ đă chỉ đạo việc thực hiện những nghị quyết rất quan trọng của đảng. Họ cũng tham gia tích cực vào công tác lănh đạo các tổ chức đảng và xô-viết.

Chúng ta cũng biết Dinôviép và Kamênép c̣n phạm hàng loạt sai lầm khác - không kém phần nghiêm trọng - trong lúc sinh thời Lênin. Trong Di chúc chính trị của ḿnh, Lênin đă nhắc nhở : "Biến cố tháng Mười của Dinôviép và Kamênép tất nhiên không t́nh cờ."

Dù vậy, Lênin không đặt vấn đề bắt bớ họ và dĩ nhiên, càng không có chuyện xử tử họ.

Hoặc, hăy xem thí dụ của phái trốt-kít. Ngày nay, sau một giai đoạn lịch sử tương đối dài, chúng ta có thể hoàn toàn b́nh tĩnh nói về cuộc đấu tranh chống phái trốt-kít và có thể phân tích vấn đề này với độ khách quan cần thiết.

Trước tiên, những người đứng xung quanh Trốtsky, xét về thành phần xă hội, không thể liệt vào thành phần tư sản. Trong số họ, một số là trí thức và một số khác là những đảng viên có gốc rễ lao động. Chúng ta có thể nhắc đến tên nhiều người, thời xưa từng ủng hộ Trốtsky. Nhưng những người ấy - trước cách mạng và trong cuộc cách mạng tháng Mười - đă tham gia tích cực vào phong trào công nhân, sau đó, họ đă đấu tranh củng cố thắng lợi của cuộc cách mạng vĩ đại đó(5).

Nhiều người trong số họ đă đoạn tuyệt phái trốt-kít và quay về lập trường lê-nin-nít. Thử hỏi có cần thiết phải tàn sát họ hay không ? Chúng ta tin chắc nếu Lênin c̣n sống, không bao giờ những biện pháp cực đoan lại được mang ra áp dụng đối với họ.

Đây chỉ là một vài sự kiện lịch sử. Nhưng phải chăng có thể nói Lênin đă không dùng những biện pháp nghiêm khắc đối với kẻ thù của cách mạng, khi quả thực điều đó là cần thiết ?

Không, chúng ta không thể nói như thế. Vlađimia Ilích không chấp nhận bất cứ một thỏa hiệp nào đối với những kẻ thù của cách mạng và của giai cấp công nhân, và khi cần thiết, đồng chí không ngần ngại sử dụng những phương pháp cương quyết nhất. Chúng ta hăy nhớ lại Lênin đă chiến đấu như thế nào để chống lại các tổ chức của bọn xă hội cách mạng(6) khi lũ này nổi dậy chống chính quyền xô-viết, chống lại phong trào phản cách mạng năm 1918 của bọn phú nông (cu-lắc) v.v... Trong những trường hợp đó, Lênin không ngần ngại dùng những phương pháp cứng rắn nhất.

Nhưng Lênin chỉ dùng các biện pháp này để chống lại kẻ thù giai cấp thực thụ. Đồng chí không áp dụng nó với những cán bộ chỉ mắc sai lầm, có thể sửa chữa được bằng giáo dục tư tưởng, thậm chí sau đó c̣n có thể đặt họ và các cương vị lănh đạo.

Lênin chỉ sử dụng những biện pháp nghiêm khắc trong trường hợp cần thiết thực sự : khi giai cấp bóc lột c̣n tồn tại và chống đối cách mạng quyết liệt, khi cuộc đấu tranh cho sự sống c̣n được biểu lộ dưới những h́nh thức gay go nhất, kể cả h́nh thức nội chiến.

Ngược lại, Stalin đă áp dụng những biện pháp đặc biệt và khủng bố hàng loạt khi cuộc cách mạng đă toàn thắng, khi nhà nước xô-viết đă được củng cố, khi giai cấp bóc lột đă hoàn toàn bị dẹp tan, khi nền móng vững chăi của những quan hệ xă hội chủ nghĩa đă cắm rẽ ở khắp các ngành của nền kinh tế quốc gia, khi đảng đă vững mạnh về phương diện chính trị và ngày càng được củng cố về mặt nhân sự cũng như về ư thức hệ.

Hoàn toàn rơ ràng, trong nhiều trường hợp, Stalin đă bộc lộ rơ rệt cách cư xử không thể dung thứ, bản tính lỗ măng và lạm dụng chức quyền. Đáng lẽ phải chứng tỏ đường lối chính trị đúng đắn, đáng lẽ phải động viên quần chúng, đằng này Stalin lại chọn con đường đàn áp và thủ tiêu thể xác, không chỉ với kẻ thù thực sự mà c̣n đối với những người không mảy may chống lại đảng hay chính phủ Liên Xô. Không thể coi đó là hành động sáng suốt, đây chỉ là biểu hiện của bản tính thô lỗ mà trước đây Lênin đă tiên đoán và đă lo ngại.

Sau này, nhất là sau khi bè lũ Bêrya bị vạch mặt, Ban chấp hành trung ương đă nghiên cứu nhiều vụ việc mà bọn này đă ngụy tạo ra(7). Kết quả cho thấy một bức tranh kinh hoàng của toàn bộ thể chế độc đoán, có liên quan mật thiết đến thái độ sai trái của Stalin.

Thực tế đă chứng tỏ, Stalin - trong khi sử dụng quyền hành vô giới hạn của ḿnh - đă nhân danh Ban chấp hành trung ương mà không hỏi ư kiến các ủy viên Trung ương, thậm chí, đồng chí ấy cũng không xin ư kiến các ủy viên Bộ Chính trị. Nhiều khi, Stalin chẳng hề báo cáo cho các ủy viên Trung ương biết những quyết định cá nhân trong các vấn đề hệ trọng của đảng và của chính phủ.

Nghiên cứu vấn đề sùng bái cá nhân, trước hết chúng ta cần chỉ ra : thứ sùng bái cá nhân này đă gây những tai hại đến mức nào cho đảng chúng ta.

Lênin luôn luôn nhấn mạnh vai tṛ và tầm quan trọng của đảng trong việc lănh đạo chính phủ xă hội chủ nghĩa của công nhân và nông dân ; đồng chí coi đó là điều kiện hàng đầu cho sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở nước ta. Nhấn mạnh trọng trách của đảng bônsêvích - trên vai tṛ một chính đảng lănh đạo nhà nước xô-viết -, đồng thời Lênin đ̣i hỏi chúng ta phải nghiêm chỉnh tôn trọng những chuẩn mực trong sinh hoạt đảng, đ̣i hỏi chúng ta thực hiện nguyên tắc tập thể trong việc lănh đạo đảng và nhà nước.


(1) Trong hội nghị lịch sử quyết định khởi nghĩa của Ban chấp hành Trung ương bônsêvích (ngày 10-10-1917), Dinôviép và Kamênép đă bỏ phiếu chống lại cuộc khởi nghĩa tháng Mười.

(2) Tờ báo của Mắcxim Gorky.

(3) Mikhain Rốtdiankô : chủ tịch Viện Đuma trong cách mạng tháng Hai. Alếchsanđrơ Kêrensky (1881-1970) : lănh tụ đảng Lao động (gần khuynh hướng với đảng Xă hội Cách mạng), nghị sĩ Viện Đuma, bộ trưởng Tư pháp và Quốc pḥng, chủ tịch Chính phủ Lâm thời tháng 7 đến tháng 10-1917. Bị lật đổ và chạy trốn trong cách mạng tháng Mười.

(4) Cuối cùng, hai người này chỉ bị khai trừ khỏi Ban chấp hành Trung ương.

(5) Trái với Stalin và những sự vu khống của các đảng cộng sản trên thế giới, Khrushốp công nhận Trốtsky và những người trốt-kít "không thể liệt vào thành phần tư sản". Nói cách khác, trốt-kít là những người trong giai cấp công nhân. Nhưng cũng như Stalin, Khrushốp không công nhận việc Trốtsky có quyền có khuynh hướng chính trị khác với ban lănh đạo đảng. Những tấn thảm kịch - trong đó hàng triệu đảng viên cộng sản Liên Xô bị sát hại - là do quan niệm ngăn cấm sự tự do dân chủ vô sản. Đó là quan niệm "độc đảng" và "đảng một khối" thịnh hành ở Liên Xô và các nước xă hội chủ nghĩa cũ thời xưa.

(6) Đảng Xă hội Cách mạng thành lập năm 1901 từ những nhóm dân túy, gồm tiểu tư sản, nông dân, giáo học, bác sĩ v.v..., có nhiều ảnh hưởng trong nông dân. Không công nhận cách mạng tháng Mười, các thành viên đảng này đă tổ chức những cuộc đề kháng quân sự và khủng bố vũ trang, nhất là trong thời kỳ nội chiến 1918-1920.

(7) Trước khi Bêrya bị bắt, đảng đă mở cuộc điều tra về các vụ khủng bố dưới thời Stalin. Ngày 4-4-1953, "bọn áo choàng trắng" - do Stalin hạ lệnh bắt - đă được trả tự do.

 

 

 

 

Xem tiếp