Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Độc quyền và hủ bại

Hà Thanh Liên, Nguyễn Minh dịch

Tạp chí Thông Luận

LTS : BàHà Thanh Liên là một người Trung Quốc tị nạn tại Hoa Kỳ, hiện là giảng sư tại Đại học Princeton. Bà được dư luận quốc tế biết tới qua tác phẩm "Các lỗ hổng trong hiện đại hóa của Trung Quốc", theo đó những mâu thuẫn của xă hội Trung Quốc đă đạt đến mức không thể nào sửa đổi được nữa. Đó cũng là lời cảnh cáo cho những chính quyền lấy Trung Quốc làm mẫu mực. 

     Về chủ đề "Thoát khỏi Trung Quốc" của báo Sapio (phát hành tại Nhật Bản), số ra ngày 23-7-2003, tôi vốn là người tự bản thân ḿnh đă trốn thoát khỏi Trung Quốc nên được bắt đầu từ "kịch thoát nạn" của ḿnh.

     Vào tháng 7-1998, ngay sau khi xuất bản quyển "Các lỗ hổng trong hiện đại hóa", thân tôi lúc nào cũng bị đặt dưới sự giám sát của cảnh sát, công an Trung Quốc. Từ năm 1999, khi quyển sách trên bị cấm xuất bản ở Trung Quốc, ở cạnh văn pḥng ở tầng thứ 15 trong cao ốc 32 tầng tôi thuê để sống, có pḥng của công an ch́m lúc nào cũng có 14, 15 người thay nhau nghe lén điện thoại nhà, thơ điện tử, điện thoại cầm tay của tôi. Không những thế, đôi lúc tôi vắng nhà, họ đă vào lục lọi pḥng tôi ít nhất ba lần.  Rơ ràng không phải loại ăn trộm thường. V́ tiền bạc không mất, chỉ biến đâu mất tiệt bản thảo, tư liệu và các bức thơ tôi viết ! C̣n trần của pḥng tắm nhà tôi có lẽ v́ gắn máy nghe lén bị thất bại làm tôi ngạc nhiên nh́n thấy tấm các tông và vôi rớt loang lổ.

     Ngoài cách xét nhà bằng cách xâm phạm bất hợp pháp đó, từ mấy năm nay chính quyền Trung Quốc bắt đầu liên tục câu thúc những người trí thức "vi phạm luật về cơ mật quốc gia". Tôi cũng được đưa vào danh sách này gần đây. Nhưng vào thời điểm 1999, tôi chưa hề có ư định thoát khỏi Trung Quốc để lưu vong chính trị. Nếu có thể được tôi muốn tiếp tục hành động ngôn luận để phát hiện chi tiết những chỗ đen tối, những phần đáng mắc cở của xă hội Trung Quốc.

     Tuy nhiên, một sự kiện quyết định đă xảy ra khiến tôi quyết tâm chọn đường lưu vong. Ngày đó, lúc tôi đang cùng con trai lên 8 bách bộ trên đường th́ bị chiếc xe ô tô theo đuổi tông vào sau lưng làm hai mẹ con tôi bị hất văng 3 mét và bị thương ở chân. Lúc đó tôi mới cảm thấy rơ nỗi sợ "ngay cả mạng sống của các người cũng bị đe dọa bất cứ lúc nào".

     Vào hạ tuần tháng 5-2001, tôi nhận được thư của trường Đại Học Chicago ở Mỹ mời làm giảng sư. Việc này nằm trong chương tŕnh Mời học giả đang bị các chính phủ đàn áp được các trường đại học Mỹ bảo vệ với những biện pháp khẩn nhằm cấp cứu những học giả đang bị lâm nguy (scholar at risk). Tôi đă xin sẵn visa cấp cho việc này. cũng khoảng thời gian này, các cơ quan truyền thông có uy tín của thế giới như Financial Times, New York Times đă bắt đầu đưa nhiều tin về các hoạt động ngôn luận của tôi.

     Từ lúc ấy hoàn cảnh tôi ngày càng hiểm nghèo. Tất cả kư sự và bài viết của tôi đều bị nhà đương cuộc tịch thu, họ cũng tăng cường áp lực lên ṭa báo nơi tôi làm việc. Họ bắt buộc ông chủ biên và những người lănh đạo ṭa báo đă đăng các bài báo của tôi từ chức. Tôi mất ngủ nhiều đêm v́ ấm ức với những sức ép hữu h́nh và vô h́nh đó.

     "Họ đang chuẩn bị bắt giam chị đó !". Sáng 14 tháng 6 năm 2001, khi được một người bạn rành về hành động của công an cho biết tin trên, tôi quyết định ngay. Hầu như không mang hành lư nào khác ngoài bộ áo vét đi làm và xách tay nhỏ, tôi rời khỏi căn pḥng trong khu chung cư. Thiếu nữ công an canh chừng tôi cùng đi cùng thang máy theo tôi đến tận xe buưt. Quay lại nh́n kỹ, tôi c̣n thấy vài chú công an đứng ŕnh sau miếng bảng gỗ. Tim tôi đập th́nh thịch. Xe buưt đến, tôi leo lên đi như thường lệ. Khi đến chỗ làm, tôi không lên pḥng làm việc của ḿnh mà đến thẳng pḥng của bạn đồng nghiệp. Ở đó tôi mượn điện thoại cầm tay của bạn để liên lạc qua Mỹ. "Từ bây giờ tôi sẽ đi Mỹ". Sau đó, từ trạm điện thoại công cộng tôi liên lạc lại chỗ làm : "Hôm nay tôi mệt, xin nghỉ làm". Điện thoại sau này tôi nhắm mục đích để cho các công an nghe lén điện thoại bỏ ư định theo dơi tôi.

     Sau khi rút hết tiền để dành ở ngân hàng, tôi đến Ṭa lănh sự Mỹ để lấy hộ chiếu và giấy thông hành. Sau đó tôi đi thẳng đến phi trường ở Quảng Châu. V́ ở địa phương Thẩm Quyến, nhà đương cuộc đều biết mặt tôi. Ở đó tôi đă mua vé máy bay đi Mỹ giá 26.000 nguyên. V́ là vé mua gấp nên giá khá cao. Nhưng tôi không thể nào chần chừ. Nếu ở lại tôi sẽ bị bắt. Tới phi trường quốc tế Bắc Kinh, tôi đáp chuyến máy bay lúc 23 giờ 50, ghé qua Singapore, Tokyo, Los Angeles để cuối cùng xuống phi trường New Azk ở New Yersey.

     Từ đó đến nay đă hai năm. Hiện nay tôi đang làm việc ở Đại Học Princeton với tư cách giảng sư, đang viết luận văn về cơ cấu tham nhũng của Trung Quốc và cách kiểm soát các cơ quan truyền thông (Media control in China). Trong các cuộc phỏng vấn trước đây tôi thường nói rằng "ở các nước dân chủ, các cơ quan truyền thông giám sát hoạt động của chính phủ nhưng ở Trung Quốc th́ chính phủ giám sát các cơ quan truyền thông". Với kinh nghiệm kư giả đó và học giả ngày nay, tôi định làm rơ một cách có lư luận về sự thật tại Trung Quốc.

     Hiện nay loại học giả xuất thân từ kư giả như tôi ở Trung Quốc rất nhiều. Các nghiên cứu của họ bị giới hạn không cho phát biểu khiến nhiều nhà trí thức Trung Quốc đă lần lượt bỏ đi Mỹ, Châu Âu, Nhật tạo nên một hiện tượng lưu xuất chất xám. Đồng thời nhiều nhà trí thức có lương tâm khác bị bắt trong nước. Trong lúc phát triển kinh tế của Trung Quốc được tuyên truyền rầm rộ trên thế giới, môi trường tự do ngôn luận của các cơ quan truyền thông ngày càng xấu đi.

     Nhiều nhà đầu tư Âu Mỹ và các nhà nghiên cứu về Trung Quốc đă có tiếng nói nhiều kỳ vọng về một sự "thay đổi lớn" do sự thay đổi người lănh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ Giang Trạch Dân qua Hồ Cẩm Đào. Nhưng tôi có thể quả quyết rằng : "Không có ǵ thay đổi !". Sự phồn vinh của Thượng Hải, kinh tế thị trường hóa, các vận động dân chủ hóa và tự do hóa ở địa phương chỉ là chiến thuật tuyên truyền đối ngoại !

     Thực ra nhiều vấn đề giấu sau sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ giữa thập niên 1990 bắt đầu bộc lộ. Sự độc chiếm của cải xă hội và quyền lực của một thiểu số, vấn đề khoảng cách giàu nghèo, tham nhũng, phạm tội, sự cấu kết giữa cán bộ cầm quyền và băng đảng xă hội đen, v.v… nhiều không kể xiết. Kết quả là bất măn của dân chúng ngày càng tăng lên v́ chẳng được hưởng lợi lộc ǵ trong sự phát triển kinh tế. Tức nước sẽ vỡ bờ.

     Kinh tế thị trường thực sự là sinh hoạt kinh tế được phát triển theo cơ cấu tự do cạnh tranh chứ chẳng phải do những nghị quyết, quyết định ép buộc do chính phủ trung ương kiểm soát. Chính quyền cộng sản Trung Quốc về mặt "phân phối của cải và tài nguyên" từ xưa đến nay cũng không thay đổi cơ bản "độc chiếm" để duy tŕ sự lănh đạo của ḿnh và đó là nguyên nhân chính để yên t́nh trạng hủ bại trong xă hội. Tôi gọi đó là "thị trường hóa độc quyền".

     Chuyện ǵ sẽ xảy ra tới đây có thể nói gọn trong một từ để chỉ hiện tượng cực kỳ sẽ diễn ra ở Trung Quốc trong thời kỳ chuyển biến lịch sử sắp diễn ra. Đó là "sụp đổ lớn" (collapse). Sụp đổ lớn cỡ sự băng hoại của nhà Thanh (cách mạng Tân Hợi) hoặc cách mạng văn hóa. Những người lo lắng cho sự sụp đổ lớn này không chỉ những xí nghiệp Nhật, Âu Mỹ đang đầu tư hay xây dựng các công trường lớn ở Trung Quốc mà thôi.

     Thực ra những người lo sợ nhất về sự sụp đổ lớn này là chính chính quyền Bắc Kinh. Nên gần đây họ tung ra các cuộc vận động chống tham nhũng với khẩu hiệu "Bài trừ gian lận, tham nhũng để tránh sụp đổ !". Tuy nhiên những cán bộ hiện tại miệng th́ hô hào chính sách đó nhưng tay lại tha hồ tham nhũng nên không thể nào thay đổi được ǵ.

     Nếu muốn thay đổi thực sự Trung Quốc phải có đảng đối lập lành mạnh, cơ quan truyền thông khách quan, có khả năng giám sát, làm áp lực để các cán bộ trên phải thay đổi thực sự. Nhưng hiện nay ở Trung Quốc chỉ có vài "đảng vệ tinh" nhận tiền từ đảng cộng sản và các học giả tay sai, cơ quan truyền thông lưỡi gỗ chỉ phát triển những điều có lợi cho nhà cầm quyền.

     Ở đây chúng tôi thử xếp hạng tŕnh độ các ổ tham nhũng là các cơ quan hành chánh của Trung Quốc để đào sâu vấn đề : một là cấp trung ương ; hai là cấp tỉnh ; ba là cấp vùng hành chánh ; bốn là cấp thị trấn ; năm là cấp huyện ; sáu là cấp hương xă và bảy là cấp thôn ấp. Trong bảy cấp hành chánh này, cấp nào tham nhũng hơn cả ?

     Trong các tác phẩm của tôi, ba cấp dưới là huyện, hương và thôn được tôi điều tra kỹ về tệ nạn hối lộ, tham nhũng. Chẳng hạn sự kết bè giữa các cán bộ và băng đảng đen để xóa bỏ các tội phạm măi dâm, thuốc phiện, việc giấu nhẹm những vụ ám sát lănh đạo của các băng đảng, xí nghiệp cạnh tranh nhau.

     Xin lấy một thí dụ để hiểu về "chính sách một con". Thực ra ở nông thôn Trung Quốc hầu như không có gia đ́nh nào "một con" cả. Thông thường là hai, ba hoặc bốn con là phổ biến. Nhưng nếu đăng kư thật sẽ bị liệt vào hạng đối tượng xử phạt. Cho nên khi nông dân sinh con thứ hai, hoặc thứ ba, họ liên lạc với cán bộ phụ trách hộ tịch, trả cho một đứa con khoảng 2.000 nguyên là thói quen thông thường. Ở các tỉnh giàu có như Quảng Đông, người ta hối lộ cho mỗi đứa con thêm từ một vạn đến ba vạn nguyên. Cán bộ đều mờ mắt v́ các món tiền hối lộ béo bở này nên "chính sách một con" đă bị từ bỏ từ cơ sở đầu tiên !

     Sự tham nhũng của cán bộ này sẽ đẻ ra cái ǵ ? Cùng với đạo đức xuống cấp là vấn đề nhân khẩu trầm trọng. Trung Quốc có dân số chiếm 12% dân số thế giới nhưng diện tích canh tác chỉ 7% diện tích canh tác của loài người. Đất đai của Trung Quốc 37% đang bị sa mạc hóa do đó tỷ lệ diện tích canh tác trên mỗi hộ, mỗi đầu người tiếp tục giảm lần. Theo các chuyên viên về vấn đề dân số, cứ đà này vào giữa thế kỷ 21 sẽ đạt đến mức 1,7 tỷ, 1,8 tỷ dân. Nghĩa là con số vượt xa trị biên tế tối đa của môi trường tự nhiên của Trung Quốc có thể chấp nhận được theo con số thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc công bố. Với các cán bộ và các cấp hành chánh đầy tham nhũng như hiện nay, khả năng thực hiện được chính sách hạn chế đẻ rất là thấp.

     Với tư cách kư giả, tôi chỉ có khả năng điều tra các cấp thấp nhất và đă phát hiện được cơ cấu tham nhũng rơ ràng như trên. Những cấp cao hơn mức độ tham nhũng, theo tôi suy luận, vượt quá sức tưởng tưọng của mọi người. Các cán bộ ưu tú cấp trên c̣n giải quyết nhiều vấn đề hơn cán bộ địa phương, họ lợi dụng các cuộc vận động chống tham nhũng để làm "công cụ"  cho quyền lợi chính trị của ḿnh.

     Trong nền kinh tế Trung Quốc, cơ cấu cốt lơi là tiền sẽ chạy vào túi những người nào gần quyền lực nhất. Để làm giàu, nếu không hối lộ cho người ở vị trí chính trị cao hơn ḿnh, người giàu cũng không bảo đảm được sự an toàn. Tôi nghĩ ở Trung Quốc hiện nay có ba loại người trong hệ lụy tham nhũng :

     Loại một : loại mánh mung. Có làm giàu đi nữa cũng không trả tiền cho các trùm băng đảng xă hội đen. Trong trường hợp này dù có bị băng đảng đen ghét đi nữa họ vẫn giữ được thân thể an toàn vị họ đă hối lộ trước cho hơn ba cấp "thôn", "hương" và "huyện" rồi.

     Loại hai : những người xấu số. Từ năm 1995 chính quyền trung ương Trung Quốc cứ vài năm lại thực hiện chiến dịch chống tham nhũng dù đó chỉ là một biểu hiện làm dáng. Nhưng v́ có những người có thẩm quyền biết lợi dụng các cuộc vận động này cho nhu cầu riêng nên một số người bị thất sủng v́ bất chính trong quá khứ và bị đấu tố. Đó là "những con dê tế thần".

     Loại ba : những người trong sạch ghét tham nhũng. Đó là những người đáng kính, đáng thương nhất. Họ chỉ làm những điều b́nh thường, chính dáng nhưng rút cuộc chỉ tạo ra những địch thủ chính trị, cuộc sống khó khăn. Kết cuộc là những kẻ đầu nậu trong đảng cộng sản phần lớn đều dính tới tham nhũng lo sợ những người này nên đă t́m đủ cách để loại trừ, hay hăm hại.

     Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới đầu đi vào Trung Quốc với sự sôi nổi, tràn đầy ước mơ và hy vọng, khi lần lần hiểu được thực tế ê chề cuối cùng đă phải cuốn gói ra đi. Tôi chỉ muốn nhắn với họ rằng phải b́nh tĩnh đợi đến khi ở Trung Quốc giải quyết được nạn hối lộ và tham nhũng từ địa phương đến trung ương, hay cho đến khi Trung Quốc có được một hệ thống truyền thông lành mạnh lúc đó mới có thể đầu tư vào Trung Quốc.

     Từ Mỹ nh́n về Trung Quốc, gần đây tôi cảm thấy lo lắng khi nh́n cách Trung Quốc công bố thông tin về t́nh trạng SARS. Ở Âu Mỹ có lúc có nhà học giả tuyên bố đầy hy vọng : "SARS ở Trung Quốc có thể trở thành Chernobyl ở Liên Xô ?". Ư là muốn so sánh với trường hợp Liên Xô khi Gorbachev vừa lên cầm quyền, sự cố tai nạn xảy ra ở ḷ phát điện nguyên tử Chernobyl năm 1985 đă là cơ hội để chính quyền Gorbachev thực hiện chính sách cải cách (perestroika) và công khai thông tin (glasnostika). Người ta chờ đợi chính quyền mới ở Trung Quốc phải công khai tin tức để đối đầu với dịch SARS, tạo cơ hội cho thông tin tự do, tự do ngôn luận, dân chủ thực sự. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng lối suy nghĩ đầy hy vọng và lạc quan này của các nhà học giả trên rất sai lầm trong hiện tại.

     Chính quyền Bắc Kinh tuy có tích cực hơn trước trong việc "đề xuất thông tin" nhưng họ vẫn chưa cải thiện được bản chất giấu đuôi khi thế giới đ̣i hỏi "thông tin trong suốt". Trong lúc chính phủ Mỹ công bố dữ kiện rằng bệnh SARS có thể lại hoành hành trên thế giới từ mùa Đông tới cho đến năm tới, sự thật này ở "nguồn phát bệnh SARS" là Trung Quốc vẫn bị giấu nhẹm. Những người làm nhiệm vụ truyền thông ở Trung Quốc, dù biết sự thật quan trọng cần đề pḥng họa lớn hơn nữa cũng không làm ǵ được v́ không có quyền công bố cho dân chúng biết để đề pḥng. Trung Quốc và các nước tương tự có chịu thay đổi để không bước vào con đường sụp đổ lớn hay không đó là điều mà người ta có thể chứng kiến vào mùa Đông sắp tới. Hăy chờ xem cách Trung Quốc và các nước tương tự đối phó với dịch bệnh SARS như thế nào để biết được tương lai. Họ có dám dân chủ hóa thực sự hay không hay đành chịu sụp đổ lớn ?

Hà Thanh Liên

Nguyễn Minh dịch (Tokyo, 23-7-2003)

 

Trở về trang chính