Chih Chia Hsu, Giáo
sư phụ giảng Ban Báo chí Đại học Ming Chuan
Người
dịch: Trương đăng Đệ
‘Some people in
rural areas and cities should be
allowed to get rich before others...To
let some people and some regions become prosperous first is a new policy that
is supported by everyone.’
(Excerpt from a talk
with leading members of State planning Commission..., Jan. 12, 1983
, Deng Xiao Ping’s works, Vol III )
Lời
người dịch: Trong cuộc cải cách kinh tế do Đặng Tiểu
B́nh dề ra cho Trung quốc, có
một chính sách , mà chúng tôi trích dẫn ở trên , cho
phép một số người ở các vùng thành thị và ở một số vùng được giàu trước những
người khác. Chính sách này đă góp phần đem lại
nhiều thành quả lớn về kinh tế, nhưng
một mặt khác nó cũng đang tạo thành một giai
cấp mới mà chúng ta gọi là giai cấp tư bản
đỏ ; giai cấp này chiếm phần lớn của
cải trong nước, c̣n đại đa số dân chúng
vẫn sống trong nghèo nàn . Điều này ngược
hẳn với chủ trương ban đầu của ĐCS
là xóa bỏ giai cấp và xây dựng một xă hội b́nh
đẳng .
Chúng tôi dịch bài ' The increasing uneven
distribution of wealth in Mainland China ' của giáo sư Chih
trong Peace & Forum Essays ngày
16/9/2002 để cống
hiến các bạn đọc v́ có những điểm trong
bài giống với t́nh h́nh Việt nam hiện nay. Chúng tôi
cũng đổi tên của bài v́ theo ư chúng tôi, với thuyết ''ba đại diện'' của ông Giang trạch
Dân, chế độ TQ đang hướng về một
chế độ tư bản đặc biệt , hơn
là một chế độ xă hội chũ nghĩa cũng
đặc biệt mà ông Đặng tiểu B́nh gọi là
'' mang màu sắc TQ '' ; cái đuôi '' mang màu sắc TQ ''
, nói một cách đơn giản , chỉ có nghĩa là
Đảng CS phải giữ vững sự lănh đạo
của ḿnh ( Deng Xiao Ping's
works, vol. 3 ) để
độc quyền cai trị , giành mọi quyền vá lợi cho đảng
.
Hơn nữa TQ
luôn luôn mang mộng bá quyền , đă chiếm nhiều hài
đảo , hải phận và đất đai của ta
nên mọi xáo trộn , mọi
biến chuyển làm TQ yếu đi là có lợi cho ta;
ngược lại, mỗi thành công hay tiến bộ
của TQ làm chúng ta phải lo lắng đề pḥng .
Việc luật sư Lê chí
Quang viết bài '' Hăy cảnh
giác với Bắc triều '' biểu lộ bầu
nhiệt huyết của anh đối với tổ
quốc và ḷng dũng cảm
của một thanh niên
được mọi người yêu nước
ngưỡng mộ và mến phục. Chỉ có những ''
tôi tớ của ngoại bang '',
như Dương thu Hương nói, mới bắt
giam và xử tù anh, v́ anh đă
dám đụng chạm tới chủ của chúng.
Những số tiền trong bài của
tác giả đều tính theo nhân dân tệ của TQ ;
để các bạn đọc dễ hiểu , chúng tôi dă
đổi ra MK theo hối suất ngày 10 /11/02 ( 1 MK = 8.2772 nhân dân tệ ) và
bỏ đi các số lẻ. Những tài liệu mà giáo
sư Chih tham khảo được in chữ nghiêng trong
ngoặc đơn .
I - Mở
đầu:
Trung hoa lục
địa bắt đầu chính
sách cải cách sau phiên họp lần thứ 11 Đại
hội Đảng lần thứ 3 vào cuối năm 1978. Hai
thập niên sau đó, TQ đă trở thành một trong
những nước có nền kinh tế phát triển nhanh
nhất trên thế giới.
Những ước lượng mới nhất của Ngân hàng Thế giới cho
thấy ngày nay có GDP ( tổng
sản lượng quốc nội ) nhiều thứ 6 trên thế giới. Sự
tăng trưởng về kinh tế đó đă làm cho TQ
mạnh hơn, và Cộng đồng quốc tế
đă quan tâm nhiều hơn
tới TQ và thị trường của hơn 1.2 tỉ
người. Nhiều học giả và chuyên gia tin rằng
TQ vẫn có nhiều triển vọng tốt về sự
phát triển về kinh tế.
Trong khi nền kinh
tế gia tăng, xă hội TQ đă thay đổi. Sau
bề ngoài của sự lớn mạnh về kinh tế,
xă hội TQ thực tế đang phải đương đầu
với những thách đố quan trọng. TQ có nhiều người thất
nghiệp hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế
giới, sự chênh lệch về
đời sống giữa các vùng đô thị và nông
thôn cao hơn bất cứ quốc gia nào khác, sự chênh
lêch về lợi tức tăng nhanh hơn bất cứ
nơi nào khác, sự tham nhũng trầm trọng nhất
trên thế giới, và việc gây tổn hại tới môi
sinh trong qui mô rộng lớn nghiêm trọng hơn bất
cứ nước nào khác. Trong khi sự tăng trưởng về kinh tế c̣n tiếp
tục, những điều trên đă góp phần phát sinh ra
những vấn đề xă hội lớn. TQ đang
đứng trước những khủng hoảng đi
vào một thời kỳ bất ổn xă hội (Strategy and
Management số 52 tháng 3, 2002 , tr 26 ).
Trong những
hiện tượng khác nhau gây ra bất ổn xă hội,
sự phân phối của cải ngày càng không đều lá
một trong những thách đố quan trọng nhất,
và làm chính quyền TQ lo lắng nhất. Mục
đích đấu tiên của cuộc CM cộng sản là
thành lập một xă hội
b́nh đẳng trong đó công nhân và nông dân sẽ là lực
lượng chính, và sự áp bức giai cấp sẽ
bị hủy bỏ . Thế nhưng ở TQ, người
ta đă thấy nẩy ra
một '' hệ thống giai cấp mới'' dựa trên
sự chênh lệch về của cải, và sự chênh
lệch về lợi tức đang tệ đi một
cách nhanh chóng. Đối với ĐCSTQ, một đảng mà
người ta mong đợi rằng sẽ ủng hộ
sự thống trị của giới vô sản, có một
sự tương phản đáng xấu hổ giữa
mục đích và sự thật. ( ND nhấn mạnh )
Sự phân phối
của cải ngày càng bất b́nh đẳng có thể xem xét bằng cách dùng hệ số Gini về
sự chênh lệch lợi tức. Trong bài này, việc phân
tích các thống kê sẽ
được dùng để khảo sát kỹ vấn
đề ngày càng quan trọng đó.
II -
Hệ số Gini đang tăng đều
Cộng
đồng thế giới thường dùng hệ số
Gini để đo sự bất b́nh đẳng trong
việc phân phối của
cải. Một hệ số Gini dưới 0,3 biểu
hiệu có b́nh đẳng trong cách phân phối của
cải ; một hệ số Gini từ 0,3 đến 0,4
biểu hiệu sự phân phối có thể chấp
nhận được ; một hệ số trên 0,4
biểu hiệu sự phân phối rất không b́nh
đẳng , và một hệ số trên 0,6 có nghĩa là
sự nghèo khổ cùng cực đi đôi với sự
giàu có tột độ, có khả năng gây ra bất
ổn xă hội. ( xem chú thích 1 của người dịch
ở cuối bài).
Theo ước
lượng của Ngân hàng Quốc tế, hệ số
Gini của TQ vào năm 1981 là 0,28. Tới năm 1995, hệ
số đó tăng lên 0,383. Tuy đó vẫn c̣n là mức
bất b́nh đẳng có
thể chấp nhận được, hệ số
ấy đă gần tới
mức nguy hiểm . Quan trọng hơn nữa là hệ
số Gini bây giờ của TQ tăng nhanh hơn hầu
hết các nước khác trên
thế giới. Theo một cuộc khảo sát rộng răi
do Ban Khoa học Xă hội ở Đại học Nhân Dân thực hiện th́ vào
năm 1994, hệ số Gini về sự chênh lêch giữa
dân thành thị và dân ở nông thôn đă lên tới 0,434 ,
trong vùng nguy hiểm.
Những thống kê chính
thức của TQ dè dặt hơn, nhưng ngay chính
quyền TQ cũng phải nh́n nhận rằng vào
năm 2000, hệ số Gini
đă vượt quá '' mức báo động xanh '' 0,4,
giữa 0,4 và 0,43 ( China Times 20/6/ 2001, tr 13 ). Theo một
cuộc nghiên cứu
được Hàn lâm viện Khoa học TQ thực
hiện th́ nếu các lợi tức bất hợp pháp được cộng thêm vào
để tính th́ hệ số Gini thực ra đă quá 0,5 (
Beijing Zhi Chun, 5/ 2002, tr 17 ). Nói
cách khác, sự phân chia của cải ở TQ đă rất
không đều, và sự chênh lệch giữa giàu vả
nghèo đang tăng đều đặn.
III -
Chênh lêch về lợi tức đang tăng
đều đặn
Theo thống kê
không chính thức, tổng
số các khoản tiền gửi ngân hàng ở TQ vào năm
2000 lên tới gần
725 tỉ MK, trong đó 80% là của dưới 20%
người gửi ( United Daily News 23/3/01 , tr 13 ). Nói cách khác
, phần lớn của cải được tập trung
vào một thiểu số người .
Sự gia tăng
hệ số Gini nói ở trên phản ánh t́nh trạng
về khoảng cách giữa giàu và nghèo nói chung đang tên
hơn . Nh́n về lợi tức thực sự th́ lại
càng thấy rơ hơn t́nh h́nh đó xấu đi nhanh chóng
thế nào :
1) Chênh lệch giữa các vùng thành thị và nông thôn.
Luăt đăng kư
các hộ ở TQ chia dân chúng thành những dân ở thành
thị và những dân ở nông thôn. Từ đầu
cải cách, sự chênh lệch về lợi tức
giữa dân thành thị và dân quê dần dần tăng lên..
Theo thống kê chính thức, vào năm 2001 lợi tưc
trung b́nh hàng năm của dân thành thị là 830 MK ( con số này đang gia
tăng với tỉ lệ 8,5% , trong khi lợi tức
trung b́nh hàng năm của dân quê chỉ là 285 MK, tăng với
tỉ lệ 4,2% ( Central News Agency 7/3/2002 ) .
Với những
con số trên, ta có thể thấy lợi tức trung b́nh
hàng năm của dân thành thị gần gấp 3 của dân
quê, và tỉ lệ tăng trưởng vè lợi tức
của dân thành thị hơn gấp 4 lần tỉ lệ
tăng trưởng lợi tức của dân quê. Điều
này cho thấy một sự chênh lệch đáng kể, và
sự chênh lệch này có vẻ đang tăng thêm .
Nói về măi
lực, sự chênh lệch giữa dân thành thị và dân quê
thực ra c̣n lớn hơn. Theo một cuộc nghiên
cứu của ông Lin Yifu, giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu về Kinh tế TQ tại Đại học Bắc
kinh, lợi tức trung b́nh của dân quê vào năm 1998
bằng lợi tức trung b́nh của dân thành thị vào
năm 1991, và hơn nữa, nói một cách tương
đối, không được nửa số dân quê vào
năm 1998 có TV màu và tủ lạnh so với dân thành thị
vào năm 1991 ( China Times, 14/3/2001, tr 11 ). Nói cách khác, tiêu
chuẩn về mức sống của dân quê c̣n dưới
xa mức sống của dân
thành thị..
Một cuộc nghiên cứu về các
mức lợi tức do Hàn lâm viện Khoa học Xă hội
TQ và Trung tăm Nghiên cứu
của Hội đồng Quốc gia thực hiện
vào năm 2001 cho thấy
rằng, nếu ta so sánh
mức lợi tức của dân thành thị và cũa dân quê
trong cùng một vùng, th́ tỉ lệ giữa hai mức
đó từ 5:1 đến 25:1 ( Zheng Ming 4/2002 , tr 18 ) . Nói
cách khác, tại một vài vùng, lợi tức của dân
thành thị lớn hơn lợi tức của dân quê
tới 25 lần. Một cuộc khảo cứu về 20 000 dân thành thị do Trung tâm Kiểm soát về sự Phát đạt về kinh tế của TQ
thực hiện vào năm 2001 cho thấy mức lợi
tức và mức tiêu thụ
của dân quê tụt hậu 10 năm so với dân thành
thị ( '' Analysis of Social
Trends in China 2001-2002, and
Forecasts '' , Lu Jianhua )
Một cách cụ
thể hơn , cuộc nghiên cứu do Liu Liu Wei, giáo
sư cộng tác ở
trường Cao đẳng Kinh tế tại Đại
học Sư phạm Bắc kinh, cho thấy tài sản
của 50 người giàu có
lợi tức thực - nghĩa là
sau khi đă trừ thuế (net income ) -
ngang với tài sản
của 5000 dân quê, và tài
sản của 3 triệu người triệu phú ở TQ
bằng lợi tức thực của 900 triệu dân quê trong 2 năm ( China Times 20/5/2001, tr 11 ). Các học giả ước
lượng đă có hơn 3
triệu người triệu phú ở TQ ; nói cách khác, tài sản của một số
bách phân rất nhỏ dân số
lớn hơn lợi tức của toàn thể dân vùng
nông thôn ( gồm đại đa số dân chúng ) ; sự chênh lệch giữa
giàu và nghèo ngày càng xấu đi một cách nhanh chóng.
Dân các vùng nông thôn
TQ phải đương đầu với một vấn
đề chủ yếu,
đó là lợi tức thấp của họ ; nói cách khác, sự nghèo khó
rất phổ biến . Những thống kê chính thức
cho thấy 50% số hộ
vùng quê có lợi tức ít hơn 242 MK một năm (
China Times 20/5/2001 ). Nói cách khác ,
đại đa số dân quê bị ch́m đắm
trong cảnh bần cùng.
2) Chênh lệch về lợi
tức giữa các dân thành thị
Sự chênh lệch về
lợi tức không những có giữa nông thôn vả thành
thị
, mà ngay giữa dân trong các thành
thị ,
sự chênh lệch này cũng rất lớn.
Hiện có chừng 30 triệu dân các thành
thị sống trong bần cùng, con số này chiếm
từ 7% đến 10% dân số không phải ở vùng quê (
United Daily News 12/3/2002 , tr 13). Nói cách khác, gần 1/10 dân thành
thị sống trong nghèo nàn. Nếu so sánh lợi tức
của người nghèo và của người giàu trong các
thành thị, sự chênh lệch lại càng rơ.
Thống kê chính thức cho
biết là tại các thành phố ở TQ, người
giàu ngày càng giàu trong khi người nghèo ngày càng nghèo ; chênh
lệch giàu nghèo đang tăng. Vào năm 2000, các hộ có
lợi tức thấp là vào khoảng 10% dân thành thị , tổng
số lên tới 45 840 000 người. Lợi tức trung
b́nh hàng tháng của họ là 27 MK. Trong khoảng thời gian
1996-2000, tỉ lệ tăng trưởng về lợi
tức trung b́nh và chi tiêu trung b́nh đối với các
hộ nghèo nhất theo thứ tự là 1.2% và 1.6% ;
tỉ lệ tăng trưởng
của các hộ có lợi tức cao nhất là 9.7% và
9.3% ( '' The social Instability behind Economic Prosperity '', Wang Shaoguang
và....tr 30 ).
Nói cách khác , sự tăng trưởng
rất hạn chế đối với các hộ nghèo
ở thành thị, và chi tiêu của họ
tăng nhanh hơn lợi tức, đời sống
của họ đang khó khăn hơn. Mức tăng
trưởng về lợi tức
của các hộ có lợi tức cao lớn
hơn 8 lần mức của các hộ
nghèo nhất, và lợi tức của họ tăng nhanh
hơn số chi tiêu của họ, như vậy có nghĩa
là họ có thể để dành tiền và
trở nên giàu có hơn,
Nói chung, sự chênh lệch về
của cải trong các thành pbố đang tăng, và tăng
nhanh ; vấn đề phân phối không
đều của cải ngày càng
trầm trọng hơn.
3) Chênh lệch
giữa các nghề nghiệp
Ngoài sự chênh lệch về lợi tức giữa thành phố
và nông thôn, giữa dân trong các thành phố, sự chênh
lệch giữa giữa các nghề nghiệp cũng
đang tăng.
Theo một cuộc nghiên cứu do mạng
lưới Zhonghua Ying của TQ thực hiện, những
công ty ngoại quốc hoạt động tại TQ có tiền lương
trung b́nh cao nhất : 6435 MK một năm. Ngành công nghệ có lương trung b́nh
cao nhất là công nghệ viễn thông, 6911 MK , theo sau là công
nghệ về
hàng hóa tiêu
thụ nhanh ( thực phẩm, nước uống,
thuốc lá ) với 5892 MK, và công nghệ về máy điện toán và
internet với 5470 MK. Điện thương ( E-commerce ) , dịch vụ
tư vấn, tài chính và bảo hiểm, kỹ thuật
về sinh học ( biotechnology) và điện tử theo thứ tự đứng từ
hàng 4 đến hàng 8 . Công chức chính phủ đứng
hạng chót với lương trung b́nh hàng năm là 2174 MK.
Do những thống kê trên, người ta có thể
thấy rằng trong 34 loại công nghệ khác nhau tại
TQ, tiền lương
trung b́nh cao nhất nhiều gấp 3 lần tiền lương thấp
nhất . Tuy nhiên, theo thống kê chính thức của chính
phủ, sự chênh lệch c̣n cao hơn thế.
Các thống kê của nhà nước tại thành
phố Bác kinh chia công nhân thành phố thành 86 hạng.
Lương trung b́nh trong những công nghệ trả lương
cao nhất nhiều
gấp 6.6 lần các công nghệ trả ít lương
nhất. Những công nghệ trả lương trung b́nh cao nhất là về điện
toán và những dịch vụ áp dụng, về tài chính và cao kỹ,
và về đại lư thương mại ( Beijing Chenbao
26/3/2002).
4) Chênh lệch giữa các tŕnh độ
học vấn
Dù trong thời CM
Văn hóa, chính quyền TQ đánh gíá các trí thức như là
hạng '' thứ 9 hôi thối '' ( stinking ninth), hạng
thấp nhất trong xă hội, từ khi cải cách bắt
đầu, học vấn đă trở thành một
biểu thị quan trọng cho mức lợi tức. Các
cuộc nghiên cứu cho thấy tŕnh độ học vấn càng cao
th́ mức lợi tức càng lớn.
Một cuộc nghiên
cứu của mạng
lưới Zhonghua Yingcai cho thấy với sự cách
biệt về tŕnh độ học vấn, cứ cách nhau một
cấp th́ có sự
chênh lệch về lợi tức hàng năm là 1208 MK. Tiền lương trung b́nh hàng
năm là 7506
MK cho cấp tiến sĩ, 7470 MK cho cấp cao học ( phó tiến
sĩ) , 5277 MK cho
những người tốt nghiệp đại học,
3642 MK cho những người tốt nghiệp cao
đẳng cấp dưới ( junior college graduates), 2508 MK cho những
người dưới mức cao đẳng, và 9948 MK cho
những người có cử nhân về quản lư Kinh doanh
(MBA ) ( Beijing Chenbao 6/3/2002 ).
Trong khi sự chênh
lệch giữa tiến sĩ vá cao học không nhiều, th́ giữa tŕnh
độ cao học, tiến sĩ và trên nữa, giữa
tŕnh độ đại học và cao đẳng cấp
thấp có
sự chênh lệch đáng kể.
Lương
trung b́nh của những người có trinh độ cao
học hay hơn nữa lớn hơn 3 lần lương
những người ở cấp thấp hơn tŕnh độ
cao đẳng , và sự chênh lệch tiếp tục
tăng.
5) Chênh lệch về vùng
Mức lợi tức cũng thay đổi rơ ràng
từ vùng này qua vùng khác. Nói chung những vùng bờ biển Đông TQ có lợi
tức cao hơn ở các vùng
ở giữa hay Tây TQ.
Những ước lượng của Cục
Thống kê Quốc gia cho thấy vào năm 1999, 615.6
triệu dân ở TQ, hay 60% dân số được
hưởng một tiêu chuẩn
về mức sống khá dễ chịu (2). Tuy nhiên,
trong số đó th́ có 460 triệu người sống
ở miền Đông, gồm 90% dân số trong vùng . Ỏ
miền Tây TQ , số có tiêu chuẩn mức sống
tương đối khá dễ chịu chưa bằng 1/2
dân số ( Xingdao Ribao 25/11/2001 ,tr
A 14 ) . Nói cách khác, ở
miền Đông, 1/10 dân bị nghèo khổ ; phần lớn dân
nghèo tập trung ở
miền Trung và miền Tây TQ. Các tiêu chuẩn về
mức sống trung b́nh ở miền Đông hơn hẳn
ở miền Trung và miền Tây TQ.
Vào năm 2001, Cục Thống kê của chính phủ
tại thành phố Bắc kinh thực hiện một
cuộc so sánh lương các công nhân ở 5 thành phố
chính Bác kinh, Thiên Tân, Thượng hải, Trùng Khánh và
Quảng châu. Thành phố có
mức lương trung b́nh cao nhất 2751 MK là Quảng
châu.Thượng hải đứng thứ nh́ với 2631
MK; tiếp theo là Bác kinh với 2314 MK và Thiên tân với 1729
MK. Trùng khánh mà người ta hy vọng sẽ đứng
đầu kế hoạch '' Mở mang miền Tây vĩ
đại '' chỉ có
mức lương trung b́nh hàng năm là 1151 MK. Lương trung b́nh ở
các thành phố chính cao hơn
ở các thành phố nhỏ rất nhiều ; lương
trung b́nh tại các thành phố
vùng duyên hải Đông TQ cao
hơn ở các thành phố lớn ở các miền Trung và
Tây.
Nếu ta chia TQ thành ba phần Đông , Trung và Tây th́
miền Đông có mức lợi tức cao nhất, sau đó là
miền Trung, miền Tây đứng hạng chót. Và sự
chênh lệch đó c̣n đang tăng. Các thống kê cho
thấy trong giai đoạn 1987-1995, lợi tức trung b́nh
trong các tỉnh mà người dân thành thị có mức lợi tức cao
nhất tăng 1,72 lần,
trong các tỉnh mà dân thành
thị có mức lợi tức thấp nhất tăng 2.6 lần ; nói một
cách rơ ràng, lợi tức hàng
năm ở các tỉnh đó đă tăng từ 63 MK tới 575 MK. Vào năm 1996 , trong các hộ ở thành
thị nói trên mà lợi
tức hàng năm cao hơn 12
081 MK, th́ 55% sống ở Quảng đông,, và 9.41% ở
Thượng hải ; tỉ số bách phân sống
ở Thiểm Tây, Giang tây, Quư
châu và Thanh hải rất nhỏ. ( '' Equality & Efficiency -
The problem of Income disparity in Contemporary China '', tr 21, 22 , Yang Yiyong et al. ) . Các thống kê cho thấy
sự phát triển về kinh tế của TQ có lợi cho
miền Đông nhiều hơn các miền khác rất xa .
Của cải tập trung tại các vùng duyên hải Đông TQ,
các miền Trung và Tây
tương đối c̣n nghèo. Hơn nữa, sự chênh lệch đang
tăng.
Tuy từ vài năm gần đây, chính quyền TQ đang đẩy mạnh kế
hoạch '' Phát triển miền Tây vĩ đại '',
phải cần một thời gian nữa mới có thể thực hiện
được một bước cải thiện đáng
kể trong sự chênh lệch về lợi tức theo
bậc thang nói trên .
IV - Kết luận
Qua cuộc phân tích trên, ta có thể thấy sự
chênh lệch về của cải tại TH lục
địa đă ở trong vùng nguy hiểm được
quốc tế công nhận . Sự
phân phối không đều của cải ở TQ xấu hơn hầu hết các
quốc gia khác trên thế giới ; đối với
một chế độ cộng sản mà người ta
mong đợi là phải coi trọng sự b́nh đẳng
về giai cấp, điều này làm chính quyền rất
lúng túng .
Sự phân phối không đều của cải
được phản ánh trong sự chênh lệch lợi
tức ngày càng phổ
biến, bao gồm sự
chênh lệch giữa các
vủng thành thị và nông thôn,
giữa các vùng với nhau,
giữa các công nghệ, và
giữa tŕnh độ học vấn. Một cấu trúc về giai cấp
mới đang dần dà thành
h́nh. Cùng lúc khi TQ đang c̣n hàng chục triệu dân nghèo và
đa số lớn dân quê có lợi tức hàng năm
dưới 242 MK th́ lại
sản xuất ra
được trên 3 triệu người triệu
phú . Từ quan điểm phát triển về kinh tế, chính sách cải cách
hơn 20 năm qua đă tạo ra một phép lạ
về tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế,
nhưng từ quan điểm xă hội, cái phép lạ
lại là tốc độ mà chính quyền đă tạo ra một sự bất
b́nh đẳng xă hội mới. ( ND nhấn mạnh )
Các viên
chức chính quyền và các học giả nhận thấy
sự phân phối bất b́nh đẳng của cải
ngày càng xấu đi một cách nhanh chóng, và đă
đưa ra một loạt cảnh báo là nhà nước
cần phải ngăn ngừa không cho t́nh trạng tệ đi . Tuy nhiên, một
số lớn lợi tức
cá nhân ở TQ được che dấu, và một
vấn đề trầm trọng về tham nhũng và
hoạt động bất hợp pháp làm tăng thêm
mức bất công trong việc phân phối của cải. Tại các thành
thị, thất nghiệp
đang tăng trong khi ở nông thôn, lợi tức nhà nông chỉ tăng thêm một cách rất chậm .
Tất cả những nhân
tố đó hợp lại làm sự phân phối không đều cuả cải tăng thêm ( Central Newa Agency 22/8/2001 ). Sự
phân phối bất b́nh
đẳng của cải không chỉ là sản phẩm
của chính sách phát triển kinh tế mà c̣n có liên quan
tới tham nhũng, điều này làm cho vấn
đề tệ hơn.
Việc phân phối không đều của
cải đang có ảnh
hưởng tiêu cực tới sự ổn định xă
hội ở TQ. Các nông dân nghèo đang xuống
đường biểu tính ( '' Second-class citizens : The
impoverished state of China's farmers '' , Chih-Chia Hsu , Dalu Gonzuo Jianbao
9/2001 ). Các học sinh nghèo
đang gặp khó khăn để tiếp tục
sự học ( ''The difficulties facing students wishing to continue
their education '' id. 6/2002
). Công nhân thất nghiệp đang tổ chức các
cuộc biểu t́nh lớn ( ''Workers' demonstrations reach fever
pitch'' id 3/2002 ). Các trọng tội gia tăng . TQ đă
trở thành một xă hội mà sự phân phối của
cải ở mức bất b́nh đẳng rất cao, và nhiều vấn
đề khác nhau do t́nh trạng trên phát sinh đang
được phản ánh qua những thách thức
đối với trật tự xă hội.
Điều làm lo ngại hơn nữa là sự phân
phối của cải không đều ở TQ đă
tới mức khá trầm trọng có thể đe dọa
sự ổn định của xă hội. Chính quyền c̣n đang
đặt ưu tiên cho sự phát triển kinh tế . Tuy
chính quyền đă bày tỏ
mối quan tâm nhưng họ chưa có nỗ lực nghiêm túc để giải
quyết vấn đề.
Một cuộc nghiên cúu của các viên chức trung
cấp cho thấy trong các chính sách khác nhau được
thi hành vào năm 2001 th́ có ba chính sách mà mức độ thực hiện chưa
tới 10% . Đó là việc giảm
mức chênh lệch về lợi tức, giảm gánh
nặng của nông dân , và giải quyết nạn thất
nghiệp ( '' Officials views on the state of society in 2001-2002 '' Xie Zhiqiang, China in 2002 : Social trends and forecasts, tr 31
).
Giới lănh đạo TQ
hiện đang tiến hành việc chia sẻ
quyền lực trong Đại hôị Đảng lần thứ
16. Những người lănh
đạo mới sắp nắm giữ quyền hành
sẽ thấy là họ phải đối phó với
cuộc khủng hoảng xă hội do việc phân phối
của cải không đều ngày càng xấu gây ra . Họ
sẽ cần phải mạnh dạn giải quyết
vấn đề để t́m được câu giải
đáp nếu họ muốn bảo đảm sự ổn định xă
hội và sự phát triển kinh tế ở TQ.
Ở trên bài
của giáo sư Chih đă hết . Chúng tôi thêm một
đoạn dựa theo bài '' The Yin and the Yang of Jiang '' (
Mặt âm và mặt dương của Giang ) do phóng viên Geoffrey York,
trưởng văn pḥng
của báo Globe tại Bắc
kinh viết và được đăng trong tờ Globe and
Mail , Canada ngày 13/11/2002 để nói về:
Theo
ông G. Geoffrey th́ thời gian dưới sự lănh
đạo của ông Giang trạch Dân đă tốt cho TQ
nhưng không tốt nhiều
cho người dân TQ. Có hai
giả thiết có thể xảy ra trong tương
lai :
1) Những người lạc
quan th́ biện luận
rằng , với sự tiến bộ về kinh tế, ông Giang đă đưa TQ theo
đường hướng Singapore va Mă lai, tại các
quốc gia này sự độc đoán về chính trị
đi đôi với sự gia tăng tự do về xă hội
và kinh tế.
2) Các người bi quan lại thấy một sự
tương tự khác . Họ muốn nói tới Nam
dương: ở đây, nền kinh tế đă
tăng trưởng nhanh chóng
trong 30 năm dưới sự cai trị độc tài
của ông Soharto, nhưng
đă suy đi khi chế độ không đối phó được những cuộc
xuống đường phản đối và sự
bất măn của dân chúng v́
sự bất b́nh đẳng
gia tăng , và chế độ của ông Soharto đă
sụp đổ - một số phận sẽ có thể
xảy ra với đảng CS TQ một ngày nào đó
nếu mặt trái di sản
của ông Giang không được quan tâm tới.
Chú
thích
1) Hệ số Gini được
nhà thống kê Ư Corrado Gini
lập ra và thường được dùng
để đo mức bất b́nh đẳng về
lợi tức của một xă hội .
Hệ
số đó là một con số nằm giữa 0 và 1 ; 0
chỉ sự b́nh đẳng
hoàn toàn ( mọi người đều có lợi tức
ngang nhau ), và 1 chỉ sự bất b́nh đẳng hoàn toàn
( một người có tất cả lợi tức, trong
khi mọi người khác không có ǵ cả. ). Hệ số
Gini ở Canada và các
nước Âu châu trên dưới 0,3 ; tại Á châu,
hệ số đó vào
khoảng 3,5 ở Nhật và
vài nước , trong khi lên tới 0,4 ở một số
nước khác ; đại đa số quốc gia ở
châu Phi và Nam Mỹ có hệ
số lên quá 0,45 ; ở Hoa kỳ
hệ số là 0,4 vào những năm 1990.
2) Một tiêu chuẩn tương
đối dễ chịu ở TQ là 800 MK một năm ( Building a socialism with a
specifically Chinese character
30/6/1884 , Deng Xiao Ping's
works Vol . ÌI )
14/11/2002