Kinh tế tư bản và kinh tế thị trường
Nhật báo
Người Việt, California, 29/12/03
Ngô Nhân
Dụng
Tuần
trước, mục này đă bàn đến một bài
thuyết tŕnhcủa ông Nguyễn Phú Trọng về
"Kinh tế thị trường định
hướng xă hội chủ nghĩa." Bài B́nh Luận đầu
tiên đó chỉ nói tới mấy sai lầm về sự
kiện hiển nhiên quá không thể bỏ qua được.
Nhưng đó không phải là những sai lầm lớn
trong bài của ông Nguyễn Phú Tro.ng. Hôm nay xin bắt đầu
bàn thêm về những điểm nhầm lẫn căn
bản hơn, mời quư vị đọc tiếp.
Phần
đầu tiên của bài thuyết tŕnh đặt câu
hỏi: "V́ sao Việt Nam lựa chọn mô h́nh kinh
tế thị trường định hướng xă
hội chủ nghĩả" (Đúng ra phải nói nói đảng
Cộng Sản Việt Nam lựa chọn.)
Trên
thế giới từ một thế kỷ qua đă có hai
lối tổ chức kinh tế chính yếu: Hoặc là theo
lối hoạch định tập trung kiểu xă hội
chủ nghĩa Xô Viết; hoặc là theo lối thị
trường. Ở giữa, có các nước nửa
nọ nửa kia. Các nước tư bản th́ rơ ràng
họ để thị trường điều chỉnh
sinh hoạt kinh tế qua những quyết định
của tư nhân, ai cũng biết rồi . Bên phía xă hội
chủ nghĩa th́ đảng và nhà nước quyết định
hộ người ta .
Từ
khi khối Xô Viết cùng bức tường Berlin sụp đổ,
nhiều nước cộng sản đă đổi
chiều, bắt đầu thị trường hóa các sinh
hoạt kinh tế. Bắc Hàn và Cuba vẫn theo lối
cộng sản, không thuốc nào chữa được.
Chỉ có Trung Quốc với Việt Nam tuy áp dụng
một số cơ chế thị trường nhưng
vẫn muốn giữ chế độ cộng sản.
Các lư thuyết gia được đảng nuôi ăn, nên
phải t́m cách vặn vẹo cái lưỡi, giải thích
sao cho đảng khỏi mang tiếng đă bỏ cụ
Karl Marx chạy theo chủ nghĩa tư bản! Nói cho xuôi
cốt để biện minh tại sao đảng
cộng sản vẫn nắm chặt độc quyền
thống trị, không cho dân được tự chọn
lấy người cầm quyền, như trong các
nước tư bản!
Một
phương pháp giải thích của ông Nguyễn Phú
Trọng là chối bay, bảo rằng ḿnh không hề làm
theo lối kinh tế tư bản bao giờ! Muốn nói
cho xuôi, bèn giải thích rằng kinh tế thị
trường là một "kiểu tổ chức kinh
tế... của văn minh nhân loại," chứ không
riêng ǵ của chế độ tư bản (Những câu
trong ngoặc kép là trích nguyên văn lời ông Nguyễn Phú
Tro.ng.) Nó (tức kinh tế thị trường)
"tồn tại chủ yếu dưới chủ
nghĩa tư bản" giúp cho chủ nghĩa tư
bản "tồn tại và phát triển." Nói những điều
hiển nhiên đó rồi, ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu
gắn nhăn hiệu, tiếng Việt Nam gọi là chụp
mũ. Trong đoạn đầu tiên chúng ta thấy
dụng tâm của ông Nguyễn Phú Trọng khi ông gắn
thêm vào bốn chữ "kinh tế thị
trường" một cái đuôi, viết đi viết
lại "kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa ." Mục đích là để
người đọc quen với khái niệm này, mặc
nhiên chấp nhận phải có thứ kinh tế thị
trường khác. Từ đó, dẫn người ta
tới ư nghĩ rằng có ít nhất hai thứ "kinh
tế thị trường;" một là theo kiểu
"tư bản chủ nghĩa;" hai là theo lối "xă
hội chủ nghĩa ."
Đó
là một cách lập lờ đánh lận. V́ từ lâu nay
dân Việt Nam chỉ nghe nói đảng và nhà nước đă
quay đầu 180 độ, cho dân "làm ăn theo lối
kinh tế thị trường." Chứ không ai nghe nói
thị trường có cái nhăn hiệu nào cả. Bây giờ
gắn nhăn hiệu xong, các lư thuyết
gia
mới giúp đảng giải thích rằng họ theo kinh
tế thị trường nhưng không theo chủ nghĩa
tư bản!
Nhưng
chúng ta phải thành thật với nhau một chút. Chính Karl
Marx không hề phân biệt hai thứ kinh tế thị
trường và kinh tế tư bản chủ nghĩa . Ông
không nói đến chữ kinh tế thị trường,
mà chỉ nói đến kinh tế tư bản mà thôi .
Chữ "chủ nghĩa tư bản" (capitalism) được
ghi vào từ điển Oxford sau khi được William M.
Thackeray dùng năm 1854, là 15 năm trước khi Marx đem
vào sách của ông để phê b́nh hệ thống kinh
tế xă hội đó. Nhưng hệ thống kinh tế
tư bản, hay kinh tế thị trường, có
trước cuộc cách mạng công nghê.. Đă có kinh
tế tư bản thương mại, sinh hoạt song
song với chế độ chủ nô, nông nô trong kinh
tế phong kiến, trước khi có giai cấp lao động
vô sản đi làm công trong xưởng máỵ Kinh tế
tư bản nở rộ cùng với cách mạng công
nghệ, nhưng chỉ phát triển nhờ đă được
tư bản thương mại chuẩn bị
trước với thủ tướng thị
trường.
Kinh
tế tư bản đặt trên ba nền tảng, là tôn
trọng quyền tư hữu; đặt mục tiêu chính
là kiếm doanh lợi; và để hệ thống thị
trường quyết định giá cả khi trao đổi
hàng hóa, dịch vụ cũng như sức lao động.
Thị trường chỉ có nghĩa là cái chợ, quư
vị nh́n tên các chợ bán tạp hóa lớn của
người Trung Hoa th́ thấy họ gọi nó là "siêu
thị trường, super market." Chợ đă được
dùng làm nơi trao đổi từ thời thượng
cổ. Nhưng hệ thống kinh tế thị trường
chỉ mới có từ khi những cái chợ đó được
nối lại với nhau theo một cách đặc
biệt, với ba nền tảng quyết định trên đây,
và lấy đó làm phương pháp chính yếu để
trao đổị Tính chủ yếu của hệ
thống đó là những việc trao đổi xẩy ra
do mọi người đồng ư vơi nhau, hệ
thống giá cả là do thuận mua vừa bán. Không có ông chúa
phong kiến làm chủ thân thể và đời sống
người nông nô, không có Bộ Chính trị nào ra lệnh
mỗi năm mỗi người được may
mấy cái quần đùi, học tập mấy nghị
quyết, và được nghe mấy bài thơ khóc Stalin.
Hệ
thống thị trường đă phát triển ở Âu
châu từ thế kỷ 18 cùng với kinh tế tư
bản. V́ vậy Karl Marx không phân biệt hai thứ đó.
Khi Marx phê b́nh kinh tế tư bản, tức là ông cũng
phê b́nh kinh tế thị trường. Ông tiên đoán kinh
tế tư bản sẽ chết, v́ ông tin sẽ đến
lúc hệ thống kinh tế thị trường tự nó
tan ră, hết xài, khi không c̣n quyền tư hữu các
phương tiện sản xuất nữa, không c̣n ai làm
chủ cũng không c̣n ai làm công. Đến Lênin th́ nghĩ
là sẽ không c̣n mục đích doanh lợi, không c̣n giá
cả, cho tới lúc không cần đồng tiền
nữa là hoàn hảo . Cho nên, tách kinh tế thị
trường ra khỏi chủ nghĩa tư bản là
phản bội các phân tích căn bản của Marx.
Sau
khi gắn nhăn hiệu cho kinh tế thị trường
xong, ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chệ Ông
bảo rằng "kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa không phải là vạn năng."
Tội nghiệp cho nó, nó có tự nhận là vạn năng
bao giờ đâu ? Hỏi các nhà kinh tế được
giải Nobel hay các tay tư bản nặng kư như Bill
Gates, George Soros, coi có ai nói rằng hệ thống kinh
tế tư bản là vạn năng không? Ông Nguyễn Phú
Trọng đă học tập và thấm nhuần chủ
nghĩa Mác Lênin ở trường đảng, cho nên ông suy
bụng ta ra bụng ngườị Quư ông tụng
niệm những câu của Stalin, Mao Trạch Đông,
như "chủ nghĩa Xă hội bách chiến bách
thắng" bao nhiêu năm, tưởng người ta
cũng nghĩ như vậy, đâm ra ngớ ngẩn.
Trong
thế giới tư bản không có cái trường nào
dạy chủ nghĩa tư bản cả. Chỉ có
những trường dạy nghề làm ăn, buôn bán. Các
nhà nghiên cứu kinh tế chỉ t́m hiểu coi đời
sống nó biến chuyển ra sao, căn cứ vào thực
tế mà đặt ra các giả thuyết để coi
giả thuyết nào không bị thực tế gạt
bỏ. Khi một lư thuyết bắt đầu sai với
thực tế, hay khi có những thực tế mới
xuất hiện, người ta đua nhau đặt ra các
giả thuyết mới để đem thử
lạị V́ không mắc vào tinh thần giáo điều,
không nô lệ lư thuyết, kinh tế tư bản nó
biến chuyển theo nhu cầu, nhờ thế mà tiến
lên.
Ngược
lại, ở các nước tự nhận là xă hội
chủ nghĩa th́ trước khi công bố một chính
sách kinh tế đă lôi sách của Marx, Engels ra chọn
lấy một khẩu hiệu trước, để
chứng tỏ ḿnh không mất lập trường, v́
thế mà lụn bại . Khi ông Nguyễn Phú Trọng gán cho
kinh tế tư bản ư tưởng ḿnh là vạn năng,
chẳng qua là v́ ông muốn chứng tỏ nó c̣n nhiều
chỗ sai lầm, thiếu sót. Nhưng tất cả các nhà
kinh tế và các nhà báo viết về kinh tế ở các
nước tư bản đều đă làm công việc
này, họ làm hàng ngày!
Chế
độ tư bản không tôn thờ một lư thuyết
nào cả. Cái lối ông Nguyễn Phú Trọng bĩu môi chê
kinh tế tư bản cũng chẳng khác ǵ một ông
chồng căi nhau với vợ, đuối lư không nói ǵ được
nữa th́ văng ra: "Cô tưởng là cái ǵ cô cũng
giỏi đấy hả?" Vạn năng nghĩa
là
như vậy .
Chúng
ta sẽ coi ông Nguyễn Phú Trọng chê kinh tế tư
bản những cái ǵ trong bài saụ
Để
quư vị thưởng thức lối văn của tác
giả Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi xin đăng nguyên văn
phần đầu bài thuyết tŕnh của ông như sau:
Kinh
tế thị trường định hướng xă
hội chủ nghĩa: Quan niệm và giải pháp
-
V́ sao Việt Nam lựa chọn mô h́nh kinh tế thị
trường định hướng xă hội chủ
nghĩả
-
Như mọi người đă biết, kinh tế thị
trường là một kiểu tổ chức kinh tế
phản ảnh tŕnh độ phát triển nhất định
của văn minh nhân loạị Từ trước đến
nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu
dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư
bản đă biết lợi dụng tối đa ưu
thế của kinh tế thị trường để
phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng
kinh doanh, t́m kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan
nó thúc đẩy lực lượng sản xuất
của xă hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh
tế thị trường tư bản chủ nghĩa đă
đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và
phồn thịnh trong các nước tư bản phát
triển.
Tuy
nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt
tích cực nó c̣n có mặt trái, có khuyết tật từ
trong bản chất của nó do chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối...