Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Chỉ số Tự do Kinh tế

Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa, 2004-01-13

Cuối tuần qua, tổ chức The Heritage Foundation và nhật báo kinh doanh The Wall Street Journal đă công bố kết quả khảo sát về mức độ tự do kinh tế của các nước, trong đó, Việt Nam sụt tới hạng gần cuối của các nước ít tự do nhất. Diễn đàn Kinh tế xin thảo luận với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về bản báo cáo này.

Hỏi: Thưa ông, báo cáo về chỉ số tự do kinh tế năm nay lại vừa được The Heritage Foundation và Wall Street Journal công bố, xin ông cho biết sơ lược về bản báo cáo này.

Đáp: Vâng, bản phúc tŕnh về chỉ số tự do kinh tế vừa được hai cơ quan trên công bố hôm Thứ Sáu và nay mai các nơi sẽ tham khảo và thảo luận rộng răi. Theo xu hướng kinh tế tự do và chính trị bảo thủ, The Heritage Foundation là một ḷ nghiên cứu vô vụ lợi, để khuyến cáo về các chính sách kinh tế, xă hội, chính trị và là một trung tâm có ảnh hưởng trong chính trường Hoa Kỳ. The Wall Street Journal là nhật báo rất có uy tín và ảnh hưởng toàn cầu, dù chỉ là một tờ báo về kinh doanh. Từ 10 năm nay, hai cơ quan này đă cùng hợp tác để hàng năm đúc kết các cuộc khảo sát sâu rộng trên toàn cầu và đưa ra một báo cáo về mức độ tự do kinh tế của các nước trên thế giới. Phúc tŕnh này được giới đầu tư và các nhà lănh đạo chú ư v́ là một chỉ dẫn xác thực về t́nh h́nh kinh tế các nước.

Hỏi: Nhưng trước hết, v́ sao người ta lại để ư đến mức độ tự do kinh tế của các nước?

Đáp: Các cuộc khảo sát đều cho thấy quan hệ khắng khít giữa mức sống, nghĩa là sự giàu có của người dân, với mức độ tự do kinh tế của xă hội. Thứ nữa, mức độ tự do này c̣n trực tiếp liên hệ đến t́nh trạng tham nhũng và cả quy phạm đạo đức, tức là một yếu tố về phẩm chất, trong một xă hội. Các nước càng có tự do kinh tế cao th́ người dân càng có mức sống cao, biết tôn trọng luật lệ minh bạch, và nạn tham nhũng càng ít xảy ra. Chỉ nội các yếu tố này cũng khiến ta chú ư v́ đang là những vấn đề xương tủy của Việt Nam.

Hỏi: Về mặt kỹ thuật, việc khảo sát này được tiến hành ra sao thưa ông?

Đáp: Cơ sở khảo sát là báo cáo kinh tế của các định chế quốc tế, phúc tŕnh thẩm lượng của các chính quyền và của The Economic Intelligence Unit, một bộ phận của hệ thống The Economist, tuần báo kinh tế nổi tiếng từ hơn trăm năm nay. Nghĩa là họ dựa trên nguồn tin tức khách quan và có chất lượng của những trung tâm có uy tín nhất. Về phương pháp th́ họ đúc kết thống kê và thông tin về từng nước vào 10 tiêu chuẩn và chấm điểm từ thấp đến cao, từ một đến năm. Tổng hợp lại 10 tiêu chuẩn này th́ ra chỉ số tự do kinh tế của một nước. Tôi nghĩ là triết lư chính trị tiềm ẩn bên dưới là một xă hội phải có dân chủ tức là mọi người đều b́nh đẳng trước luật pháp do những người được dân bầu lên sọan thảo ra và chịu trách nhiệm trước dân chúng. Đó là quy tắc của dân chủ. Ngoài ra, ta có quy tắc xin tạm gọi là cộng ḥa, theo đó, chính quyền do dân bầu ra phải phục vụ người dân và thu hẹp quyền can thiệp của ḿnh vào các sinh hoạt của dân chúng. Tiêu chuẩn tự do kinh tế cho thấy mức độ ít can thiệp của nhà nước vào quyết định kinh tế của dân chúng. Từ tinh thần đó, các nhà nghiên cứu mới thiết lập ra 10 tiêu chuẩn đo lường chung.

Hỏi: Và thưa ông, mười tiêu chuẩn đó là?

Đáp: Tôi sẽ phải tŕnh bày hơi chi tiết một chút về mười tiêu chuẩn này, đặc biệt với Việt Nam.

Đó là thứ nhất, chính sách ngoại thương có tự do không, tức là theo chính sách bảo hộ mậu dịch hay tự do mậu dịch, đo lường ở các hạn chế về xuất nhập khẩu hay quy định về hạn ngạch, thuế vụ, hải quan, giấy phép xuất khẩu. Càng ít tự do mậu dịch th́ càng có điểm cao, thí dụ như Việt Nam bị năm điểm là tệ nhất, Hong Kong và Singapore đứng hạng cao nhất với một điểm

Tiêu chuẩn thứ hai là gánh nặng thuế khóa, bao gồm thuế lợi tức cá nhân, lợi tức doanh nghiệp, ở t́nh h́nh chi thu ngân sách. Việt Nam có gánh nặng quá cao, ở 4,3 điểm do thuế suất cao và ngạch số gia tăng của ngân sách quốc gia so với Tổng sản luợng GDP.

Thứ ba là sự can thiệp của chính quyền, được đo lường ở nhiều yếu tố khác nhau như chính phủ ngốn hết bao nhiêu của cải do cả nước sản xuất ra trong một năm, số thu ngân sách của các công ty quốc doanh, sức nặng của doanh nghiệp nhà nước, v.v... Năm qua, tiêu chuẩn can thiệp của Việt Nam có gia tăng, nên Việt Nam bị điểm xấu hơm năm ngoái, là 4 điểm.

Tiêu chuẩn thứ tư là chính sách tiền tệ có ổn định không, chủ yếu được đo lường ở tỷ lệ lạm phát và về tiêu chuẩn này, Việt Nam được điểm tốt nhất là 1 điểm.

Tiêu chuẩn thứ năm là luồng giao dịch tư bản, chủ yếu là chính sách ngoại hối có tự do không và đầu tư nước ngoài có bị kỳ thị hay hạn chế không. Như mọi năm, Việt Nam vẫn c̣n bị điểm xấu v́ sự hạn chế của nhà nước và nạn tham nhũng trong bộ máy công quyền và môi trường đầu tư.

Tiêu chuẩn thứ sáu là hệ thống tài chính ngân hàng. Họ cho điểm xấu v́ đánh giá là Việt Nam cải cách quá chậm và nhà nước vẫn chi phối quyết định cho vay của ngân hàng nhằm nâng đỡ quốc doanh và kỳ thị tư doanh.

Tiêu chuẩn thứ bảy là lương bổng và giá cả bị kiểm soát nhiều hay ít. Tại Việt Nam, nhà nước c̣n kiểm soát giá cả để ngăn chặn lạm phát nhưng việc can thiệp vào giá cả vẫn c̣n t́nh kỳ thị, dù đang có cải tiến nên Việt Nam bị ba điểm, là trung b́nh thấp.

Tiêu chuẩn thứ tám là quyền sở hữu th́ Việt Nam lănh điểm tệ nhất v́ quyền tư hữu chưa được bảo vệ và nền tư pháp thiếu trong sạch nên tiền bạc vẫn chi phối được quyết định của ṭa án, luật lệ lại quá rườm rà phức tạp, được suy diễn tùy tiện khiến tư doanh và người nghèo bị thiệt.

Tiêu chuẩn thứ chín là nền tảng luật lệ có công minh thông thoáng không th́ Việt Nam cũng đứng cuối sổ v́ hạ tầng luật pháp c̣n lỏng lẻo, luật lệ nhiêu khê rắc rối hay thay đổi mà thiếu thống nhất, gây phí tổn oan ức cho người dân khi muốn kinh doanh. Về tiêu chuẩn này, Việt Nam bị đánh giá là nơi làm ăn khó nhất Á châu.

Tiêu chuẩn sau cùng là nền kinh tế chui, sinh hoạt kinh tế bán chính thức. Đây là tiêu chuẩn đáng chú ư v́ phản ảnh một đặc thù của các nước nghèo là dân chúng khó làm ăn công khai nên nền kinh tế chui mới phát đạt và trong nền kinh tế đó, người dân bị nhiều tổn phí v́ rủi ro và tệ tham ô của công quyền. Về tiêu chuẩn này Việt Nam lănh điểm thấp và thấp hơn năm ngoái .

Hỏi: Sau khi tŕnh bày chi tiết, xin ông tóm lược về nội dung của báo cáo năm nay.

Đáp: Trước hết, họ nh́n vấn đề trong viễn ảnh dài, tức là so sánh tiến độ trong nhiều năm qua những tiêu chuẩn thuần nhất. Về mặt này th́ dù năm ngoái là một năm có chiến tranh lẫn nạn khủng bố, nhiều nước vẫn có nỗ lực giải tỏa kinh tế cho tự do hơn và nh́n về dài th́ tốc độ giải tỏa càng cao th́ đà tăng trưởng kinh tế và phát triển xă hội càng mạnh. Trong số 161 nước được khảo sát, một số quốc gia bị loại ra ngoài v́ có chiến tranh hoặc không có đủ dữ kiện, hầu hết đều là các nước cực nghèo hoặc đang bị loạn. C̣n lại danh mục 155 nước th́ họ chia thành bốn nhóm là 16 nước “tự do”, 55 nước “hầu hết tự do”, 72 nước “hầu hết thiếu tự do” và sau cùng là 12 nước “bị đàn áp”. Việt Nam nằm ở cuối hạng trong nhóm 72 quốc gia thiếu tự do. Trên đại thể th́ so với năm ngoái, có 75 nước đă có cải thiện, 69 nước lại tệ hơn, trong đó có Việt Nam, có 11 nước th́ vẫn như cũ. Trong số 155 nước, Việt Nam đứng hạng 141, tại Đông Nam Á th́ chỉ hơn có Miến Điện và Lào, và lại thua Cambodia rất xa.

Hỏi: Thưa ông, hẳn là t́nh h́nh Đông Á có nhiều nghịch lư lắm phải không?

Đáp: Vâng, nếu nói đến toàn vùng Á châu Thái b́nh dương th́ khu vực này có các nước tự do nhất thế giới, như Hong Kong vẫn đứng đầu kể từ 10 năm nay, hoặc Singapore, New Zealand, Australia, Đài Loan, mà cũng có những nước đứng cuối sổ như Việt Nam, Miến Điện và Lào. Một chi tiết đáng chú ư nữa là Lào đang có cải tiến so với các năm trước và Việt Nam th́ ngược lại. Khởi đi từ năm 1995, khi lần đầu được khảo sát, Việt Nam bị điểm cực xấu là 4,6 và có cải thiện dù thật chậm; nhưng bước cải tiến đáng kể nhất vào năm 2001-2002 lại bị đẩy lui trong năm ngoái, nên năm nay Việt Nam bị điểm xấu hơn.

Hỏi: Ông kết luận ra sao về phúc tŕnh này?

Đáp: Báo cáo này không nói ǵ đến nạn đàn áp dân chủ hay chà đạp nhân quyền mà chỉ khách quan và khoa học đo lường mức độ tự do trong địa hạt kinh tế của nhiều nước trên thế giới, cho nên không thể vu cáo họ là có ác ư ǵ với Việt Nam, rồi coi như không có. Bản phúc tŕnh này thực ra nêu lên những nhận định mà có lẽ ai cũng biết về nội t́nh Việt Nam nhưng tổng hợp thành dữ kiện so sánh được với các nước khác.

Năm 2004 là một năm bản lề của Việt Nam, với yêu cầu cải cách và giải tỏa rất mạnh để kịp thời hội nhập với toàn khu vực và thế giới, vậy mà trong các tiêu chuẩn đo lường sự tiến bộ th́ tự do kinh tế lại bị sụt. Đây là điều đáng chú ư cho giới lănh đạo và các nhà làm luật tại Hà Nội và đây cũng là điều được giới đầu tư quốc tế theo dơi rất sát. Riêng với người dân th́ khi so sánh với các đối tác hay các nước cạnh tranh với ḿnh, ta thấy Việt Nam đứng hạng thấp nhất, thua xa Thái Lan, Cambodia hay Đài Loan, Nam Hàn. Đây là một tiếng chuông cảnh báo cho mọi người khi Việt Nam bước vào ṿng đàm phán cuối để gia nhập tổ chức mậu dịch thế giới WTO vào năm 2005. Cái Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đang đóng kín cửa hội họp nên chịu khó ngó ra ngoài để xem thế giới đánh giá Việt Nam như thế nào và Việt Nam đang gặp những thử thách ǵ.

 

Trở về trang chính