Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Ðừng nói sai

Trích: Cái Dũng Của Thánh Nhân

Tác giả: Nguyễn Duy Cần

Nói thật, và chỉ nói thật mà thôi, là tập cho mình có một tinh thần bất úy (không sợ).

Trong đời, nhất thiết việc gì, phải tập tánh nói cho đúng với sự thật.

Ấy là một tánh, cần phải tập luyện từ nhỏ mới đặng, đừng để bị phải thói quen mà sau nầy không dễ gì mà sửa đổi cho được.

Washington, lúc còn trẻ, một hôm đẽo cây quí của cha trồng. Lúc cha ông hầm hầm giận dữ, ông vẫn có đủ can đảm thú tội của mình, không sợ hình phạt gì cả. Cha thấy con như thế, đổi giận làm vui, ôm con và nói: "Tất cả sự sản của cha không quý bằng cái tánh ngay thật của con." Thật vậy, cái tinh thần ấy làm cho ông sau nầy trở nên một bực anh hùng cái thế.

Người ta sở dĩ nói láo là vì sợ mà nói . Sợ oai quyền, sợ hình phạt, sợ thất lợi, sợ cười chê ... Mỗi một khi ta thấy bị hoàn cảnh lôi cuốn phải nói dối, hãy bình tâm suy nghĩ, tìm nguyên nhân đã nói trên. Nói dối, là tỏ ra mình bị kẻ khác khu xử.

Nhiều khi nói dối lại được thiên hạ ban cho cái tên rất tốt đẹp là người nhã nhặn. Kỳ thật, là người nhút nhát, chỉ biết vì mình chớ không phải vì ngườị Nói sự thật vì mích lòng thì nói hùa theo có phải lợi được người ta ưa mình không? Ðó là dua nịnh, đó là con buôn. Người như thế là người mà ai ai cũng ưa, nhưng ai ai cũng ngờ... Còn cầu đến sự thương yêu của người, là còn sợ người chê baị Người như thế không phải là người điềm đạm được.

Phải tập cái tánh ưa sự thật, ghét sự dốị Ðừng có nói: "Môt lần đâu phải là thói quen". Không! "Kẻ trộm một hột gà, sẽ trộm một con bò." Nói dối một lần lương tâm cắn rứt, nhưng rồi bỏ quạ Nói dối nhiều lần sẽ lần lần thành thói quen, lương tâm không còn cắn rứt nữa, người ta sẽ nói dối như ăn cơm bữa, không chút ái ngại gì cả.

Ta phải thật nghiêm khắc với ta về vấn đề nàỵ Ta phải xem lời nói ta như một lời viết ra ngoài mặt giấy, như một danh dự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Thà là không nói gì hết. Mà hễ nói ra là lời đúng với sự thật. Không có một quyền thế nào, không có một danh lợi nào bắt buộc ta phải nói sai sự thật được.

Thôi Tử là quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội hợp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lờị Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề.

Thôi Tử bảo Án Tử "Người nghe tạ Ta lấy được nước thì chia cho một nửạ Nhược bằng không nghe ta giết ngay lập tức".

Lúc ấy bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lợi mà nhử người ta, bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân; lấy binh khí hiếp người ta mà làm cho người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta không theo việc nhà người làm."

Thôi Tử nghe nói không dám làm gì Án Tử. Án Tử đứng dậy, khoan thai bước ra đị (Cổ Học Tinh Hoa)

Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý.

Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉng giả đưa sang.

Vua Tề bảo: "Phải có Nhạc Chính Tử đem sang nói, ta mới tin."

Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến bảo đi.

Nhạc Chính Tử hỏi: "Sao không đưa cái đỉng thật?"

Vua Lỗ nói: "Ta quí nó lắm."

Nhạc Chính Tử thưa: "Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào, tôi quí cái đức "Tín" của tôi cũng như thế."

Sau vua Lỗ phải đưa cái đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đị (Cổ Học Tinh Hoa)

Như xem hai câu chuyện trên đây, Án Tử nếu không phải là người chí dũng, thì không bao giờ dám nói sự thật giữa đám quân binh kiếm kích.

Có đủ can đảm nói sự thật, phải chăng là biểu hiệu của một tấm lòng điềm đạm chí cực. Hay là nói một cách khác, chỉ có kẻ nào có được một tinh thần bất úy mới có thể đủ can đảm nói sự thật mà thôi.

Còn Nhạc Chính Tử nhất sinh không bao giờ chịu nói dối, dẫu vì lợi cho vua nước mình cũng vậỵ Người như thế, chẵng những vua nước Tề mà chính vua của ông ta, cũng phải nể mặt. Dầu là lệnh vua cũng không sao khiến nổi Nhạc Chính Tử nghe theo mà nói dối với vua Tề. Thế thì, có phải vì hằng ngày Nhạc Chính Tử không bao giờ chịu nói dối mà tinh thần bất úy của ông được kiên cố, mạnh mẽ thêm lên mãi, đến không còn biết sợ một thế lực nào cả nữa không?

Mỗi khi ta nói dối, tinh thần ta giảm bớt dũng khí đi một ít. Càng nói dối chừng nào thì cái dũng khícủa mình càng suy nhược chừng ấỵ Cho nên những kẻ ham nói dối là những người kiếp nhược. Mỗi khi ta nói dối là mỗi khi ta nuôi dưỡng tánh hèn nhát của ta.

Giáo dục ngày nay, quá thiên về vật chất, chỉ mong cho có nhiều của tiền để mua lấy sự sung sướng nhục thân, cùng là khu sử kẻ khác cho thỏa lòng tự ái của mình. Bởi vậy óc kinh doanh, nghề buôn bán mới thịnh hành.

Người ta tưởng rằng có tiền bạc cho nhiều là nhiều thế lực làm cho kẻ khác phải kinh sợ mình. Cái nghĩ ấy không phải lầm, nhưng họ quên rằng chính họ là người sống trong lo sợ hơn ai cả. Họ không dám "nói thật" vì "nói thật" thì lợi sẽ không được nhiều mà còn có hại cho họ là khác. Huống chi, những kẻ buôn bán mà chỉ nhờ giả dối mà làm nên sự nghiệp ức vạn cũng được thiên hạ tôn thờ kia mà!

Lối giáo dục xem bọn người có tiền bạc nhiều là tôn quí, mà không cần xét đến nhân cách họ như thế nào, khiến cho lòng người, chỉ biết ham lợi lộc thế quyền, không cần gì đến sự ăn ngay ở thật. Trái lại, xã hội Ðông Phương cổ thường xem khinh bọn người buôn bán, họ sắp "sĩ, nông, công, thương" cũng không phải là không có duyên cớ. Kể ngay như "ở bên nước Nhật ngày nay, trong những buổi tiệc long trọng của nhà vua, những kẻ cùng được dự yến bên vua là các bực Samourai nghèo. Những anh triệu phú, trái lại ngồi ở nơi những bàn thấp nhất và xa nhất. Nhà thương mãi trong nước là những người giàu nhất, mà cũng là hạng người bị khinh bỉ nhất" (Sakurazawa Nyotti _ Le Livre Des Fleurs, Paris, Pion, trang 165, ch. 1 và 2).

Muốn tập tánh ăn ngay nói thật cần phải khởi từ hồi con người đang còn thơ ấụ Tập cho chúng nó biết sùng bái sự ngay thẳng cương trực, và biết khinh bỉ sự dối trá dua bợ. Lâu ngày cái tinh thần chiếu cố ấy ăn sâu vào tinh tủy, biết đâu sau nầy trong đám con trẻ ấy không có người như Nhạc Chính Tử. Trái lại, giáo dục ngày nay chuộng sự hư trá hơn là ngay thật. Rủi đứa con có làm một lỗi gì, mình chịu thấy nó sợ mình mà nói dối, hơn là thấy nó can đảm nhận tộị Vì họ cho như thế là đứa trẻ tỏ ra không biết sợ oai họ.

Họ lại còn cho những sự dối láo là những cách khôn khéo ở đờị Ðứa nào môi miếng lanh lợi là đứa không ngoan sắc sảo, về sau thế nào cũng đắc thắng trên đường đời. Còn những đứa ăn ngay nói thẳng, thật thà ít nói lại là đứa ngu si đần độn không ra gì.

Một xã hội như thế, thì làm gì có những bực đại đại dũng biết quí lời nói thật thà như Nhạc Chính Tử.

Thánh Gangdhi là người thứ nhất dám tự hào: "Tôi không bao giờ biết nói dối." Thật vậy, mặc dù ông là một nhà chính trị, đối với phe nghịch ông ông cũng không bao giờ nói dối để được việc cho mình. Lời nói ông là một bảo đảm chắc chắn hơn tất cả các hiệp ước. Hễ ông hứa một điều gì, thì việc ấy kể là đã được ông thi hành rồị Theo luật Võ sĩ đạo (Bushido) của người Nhật cũng vậỵ Họ lấy sự giữ lời hứa là một danh dự riêng của người đại dũng. Nói dối, theo họ là một khiếp nhược.

Truyền rằng Gandhi sở dĩ có được một tinh thần như thế là nhờ sự khéo dạy của bà mẹ. Một hôm Gandhi đi học về. Lúc ấy ông còn nhỏ. Vì sợ bị quở trách ông dối mẹ. Bà mẹ biết, bèn nhứt định không ăn cơm. Ông khóc cầu khẩn mẹ ăn, nhưng bà mẹ cương quyết không chịu thay đổi ý kiến. Gandhi là người con chí hiếu, khóc lóc xin mẹ cho rõ vì đâu mẹ giận. Bà nói: "Mẹ thà thấy con chết hơn là thấy con nói dốị Vì nói dối là tỏ ra là mình có một tâm hồn khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ. Mẹ không muốn sống nữa." Gandhi bèn quả quyết đứng lên, đi thẳng lại chỗ nấu ăn, lấy một cục lửa than để trên bàn tay và nói: "Con thề với mẹ, suốt đời con không bao giờ nói dối". Bà mẹ mừng quá, ôm con vào lòng khóc: "Ðược vậy, thời mẹ mới có đủ can đảm sống nữa với con." Về sau, Gandhi không bao giờ thất hứa với mẹ. Ông thường bảo với kẻ khác: "Cái vết trên bàn tay tôi đây là hình bóng của mẹ tôi, không bao giờ rời khỏi tôi. Ðấy là vị thiên thần phò hộ tôi mãi ở trong vòng thành thực và danh dự."

Nếu muốn làm đệ tử của Ðiềm Ðạm phải có đủ can đảm hy sinh cả cái lợi vật chất của cá nhân, cái lợi được người yêu kẻ mến, cái lợi "phì gia vinh thân", cái lợi "nhất bổn vạn lợi". Không phải bảo kẻ Ðiềm Ðạm luôn luôn phải nói sự thật. Không. Sự thật không phải luôn luôn nên nói: chấp kinh, âu cũng phải biết tòng quyền. Nhưng, nếu vì hoàn cảnh không nên nói, thì thà đừng nói gì cả. Còn thấy cần phải nói, thì lời nói mình phải cho ngay thật. Nếu vì lợi cho mình mà nói dối, đó là vì khiếp nhược mà nói, nhất định không nên làm. Nhược bằng vì lợi cho người mà nói dối, thì cái dối ấy có khi ta cũng không nên câu chấp thái quá. Vì lợi cho người mà nói dối, chỉ ở trong trường hợp như thầy thuốc với bệnh nhân, hoặc gặp phải những sự nguy hiểm của kẻ khác, mình cần phải dấu để cứu họ thoát khỏi tai nạn. là có thể làm được mà không phải giảm đến dũng khí của mình thôi.

Ở bên Ấn Ðộ, các nhà đạo sĩ tịnh tâm thường hay dùng sự "cấm khẩu" làm diệu pháp. Trong lúc "cấm khẩu" họ không bị một lực lượng gì bắt buộc họ phải nói trái với ý nghĩ của họ. Họ tha hồ muốn nghĩ gì theo sự thật. Lâu ngày họ mất cái thói quen nói dốị Ðó là một cách tu luyện tinh thần bất úy rất haỵ Ở trong đời ta không thể cấm khẩu đặng như các đạo sĩ ấy, thì hãy "cấm khẩu" ngay trong những hoàn cảnh bó buộc ta không thể nói ngay sự thật.

Trong Ngũ giới của nhà Phật thì cấm Vọng Ngữ làm đầụ Phải chăng đó là bước đầu tiên để được đi sâu vào cái tinh thần Ðại Hùng, Ðại Lực của Thích Ca.

Nếu không phải vì sợ oai thế hình phạt, vì muốn ăn mày ăn xin sự yêu thương của kẻ khác, hoặc vì muốn "mật ngọt chết ruồi", thì chắc chắn là không có cái lợi gì khác buộc ta phải nói dối cả. Cho nên, chỉ khi nào ta diệt được ngay cái nguyên nhân của sự nói dối đị thì tấm lòng mới vững vàng mà thờ phụng sự ngay thật. Ðành rằng chỉ vì có được một tấm lòng bất úy mới có đủ can đảm nói luôn luôn sự thật: nhưng cũng vì nhờ hằng nói mãi sự thật mà dũng khí của ta hằng được tăng gia kiên cố.