Mục tiêu của đời sống
|
||||||||
Trích: Thư Ngỏ
Gởi Tuổi Ðôi Mươi
Tác giả: André
Maurois
Dịch giả: Nguyễn
Hiến Lê
Con
người sống, ăn uống, yêu nhau, sinh sản, làm việc. Ðể làm gì vậy? Goethe đáp:
"Ðể dựng lên hoài cho thật cao cái kim tự tháp của đời mình, kim tự tháp
mà cái chân đã xây sẵn cho ta rồi khi ta mới sanh". Rán làm cho đời mình
thành một tuyệt tác, như vậy là xây dựng đời mình một cách khá cao thượng đấỵ
Ðành rằng cơ sở của mỗi người đã được xây cất sẵn. Chẳng hạn trường hợp của
tôi: tôi sanh tại một tỉnh nhỏ, trong một gia đình kỹ nghệ: tôi phải nối nghiệp
ba tôi, và má tôi, rất có học thức đã gợi cho tôi lòng yêu văn chương. Ðó khởi
điểm của tôi như vậỵ Trên cái cơ sở đó, tôi đã hết sức xây dựng cái kim tự tháp
của đời tôi. Khi tôi ở cái tuổi của bạn ngày nay, tôi không biết cái kim tự
tháp của tôi sẽ ra sao. Tôi chưa hề vẽ một kế hoạch cho trọn đời tôi bao giờ
cả. Tôi chỉ định những kế hoạch ngắn hạn: viết cuốn sách nọ, dạy một đại học
kia, thuyết phục dân tộc nọ về một chân lý nọ. Rồi để cho sự ngẫu nhiên gạt bỏ
những kế hoạch của tôi đi, đôi khi chôn vùi nó, có khi lại cải thiện nó nữa. Có
những biến cố tình cờ xảy tới giúp cho tôi có đầu đề. Một tác phẩm khi viết
xong, khác hẳn với hình ảnh mà tôi tưởng tượng hồi chưa viết. Có những mối oán
hận làm lòng tôi đóng băng lại; lại có những tình thân yêu sưởi nóng nó lên.
Ngôi kim tự tháp một ngày một lên cao, cạnh của nó vặn vẹo, không được thẳng,
bực của nó cao thấp không được đềụ Ðã tới lúc gần tới ngọn rồi đâỵ Khi đã xây
dựng xong, dù tốt dù xấu, thì kiến trúc sư cũng chỉ còn có việc là lánh mặt đi.
Vì
bạn hãy còn trẻ, cho nên trên cơ sở đã chỉ định cho bạn, bạn chỉ mới xây dựng
được mấy lớp đầu cho cái mà sau này sẽ thành Kim tự tháp của bạn. Tôi muốn giúp
bạn lợi dụng được những lầm lẫn của tôị Kim tự tháp của tôi hiện nay không thật
đúng như cái như cái mà đáng lý ra nó có thể thành được. Tại sao? Một phần cũng
tại tôi đã quá bỏ phí một thời gian không sao lấy lại được. Bạn ngắt lời tôi:
"Bỏ phí thời giờ của cụ ư? Thế thì ai là người làm cho mỗi phút thành sáu
mươi giây công tác hữu ích hơn cụ?" Bạn đừng nên tin vậy. Ðành rằng tôi đã
làm việc nhiều đấy, nhưng nhiều khi hoài công. Có biết bao cuộc diễn thuyết,
biết bao cuộc du lịch nó nuốt của tôi biết bao nhiêu ngày mà chẳng giúp tôi đặt
thêm được viên đá nào lên cái kim tự tháp của tôi cả! Tôi không mắc lỗi tham
lam hay vô độ đâu, mà mắc cái lỗi quá nể lòng người khác. Tôi không biết cương
quyết từ chối mà chỉ có cách đó mới từ chối được. Tôi cứ ngại làm buồn lòng,
mất lòng một người bạn. Nếu bạn muốn xây dựng một công trình lớn lao, dù một
công trình văn chương, hay khoa học, chính trị, kỹ nghệ thì bạn phải để hết cả
tâm lực và thời giờ vào nó, không được bỏ phí một lúc nào. "Nghệ thuật thì
dài: đời sống lại ngắn ngủi". Proust có thể viết được bộ La Recherche Du
Temps Perdu (Ði tìm thời gian đã mất) không nếu tâm trí ông tản mạn? Balzac có
tạo nên một thế giới không nếu ông hiến thân cho cái thế giới thực tại?
Pasteur, Fleming, Einstein có thể phát kiến được những luật chưa ai biết không
nếu không tập trung sự chú ý vào một điểm, như tia sáng laser? Vậy bạn nên lựa
cho kỹ cái điểm để tập trung sức lực của bạn vào, rồi một khi đã lựa xong bạn
phải kiên nhẫn, bất biến, nhiệt tâm, tiêm nhuệ.
Bạn
có thể lựa chọn những mục tiêu mà người khác cho là không xứng đáng với họ. Chỉ
cần bạn phải hết sức làm hậu thuẫn cho quyết định của bạn. Bạn bè của Fabre,
của Fleming có lẽ cho rằng suốt đời nghiên cứu các con côn trùng, các vi khuẩn
là điều kì cục; bạn bè của Valéry không hiểu tại sao Valéry hồi còn thanh xuân,
lại bỏ ra bao nhiêu năm gọt đẽo những bài thơ tối tăm. Những thơ và phát minh
đó đều bất hủ và tác giả đó cũng bất tử cả. Nhưng kể lể lòng tôi ngưỡng mộ các
danh nhân như vậy cho bạn nghe, tôi đã không tự kiềm chế được chăng?
Số
phận có lẽ không cho bạn có cơ hội nhập vào hàng ngũ các bậc thiên tài. Dù vậy
thì cũng không sao. Dù mục tiêu là gì đi nữa thì qui tắc vẫn không thay đổi.
Phải "tập làm những việc nhỏ nhặt nhất theo cái cách lớn lao nhất".
Có một cách lớn lao để điều khiển một hãng buôn hoặc một kỹ nghệ; trong những
hành động đó, phải khéo điều hợp sự thận trọng và sự dám làm. Hôm qua tôi đã
coi cách làm việc của một chủ tiệm sách còn trẻ tuổi, bị bệnh tê liệt. Về
phương diện lựa sách, khuyên bảo khách hàng, vừa yêu một số tác giả, vừa yêu
độc giả, về phương diện đó, thày ta đáng gọi là cao đại. Kim tự tháp của thày
ta mặc dầu chân nhỏ mà ngọn đã đưa vút lên nền trời của những việc làm kỹ và
khéo.
Bạn
hiểu chứ? Mục tiêu không phải là "thành công" theo cái nghĩa tuyệt
đối là tạo nên danh vọng rực rỡ. Cái đó may ra thì được thêm - hoặc chẳng may
thì phải thiếu.
Mục
tiêu là làm thật kỹ cái nghề mà bạn đã lựa.
Ở
nhà quê tôi có một vườn trái câỵ Người trông nom khu vườn đó đâu có nghĩ tới
danh vọng. Nhiệm vụ của chú ta là sản xuất trái bom cho nhiều và trái nào trái
nấy cho đẹp, ngon. Chú ta học về lý thuyết rồi lại thực hành bằng thí nghiệm để
dự bị cho công việc thật hoàn hảo. Suốt ngày chú ta làm vườn rồi tối đọc những
tạp chí về kỹ thuật để theo dõi công việc của người khác, thân mật giao thiệp
với người dưới quyền mà khi ra lệnh thì vẫn cương quyết. Chú ta tìm hiểu những
khoa học phụ thuộc với khoa học trồng bom. Chẳng hạn chú ta biết hết về công
việc giao truyền hoa tinh của các loài ong, về thuật dự đoán thời tiết, về
nhiệm vụ của các côn trùng. Không thể có một người quản lý vườn trái cây nào
hơn chú ta được nữa. Không ai có thể đòi hỏi chú ta phải làm cái gì hơn được
nữa. Bạn cứ làm một việc nhỏ nhặt đi, nhưng làm cho hoàn toàn, theo cái cách
lớn lao nhất. Và trong cái nghề của bạn, bạn sẽ thành một vĩ nhân.
Mọi
người sẽ biết cái tài của bạn. Vì sự hoàn toàn là điều rất hiếm. Tôi đã thấy
những người thợ thủ công làm việc trong cảnh tối tăm không ai biết tới, không
có tham vọng nào khác là làm cho khéo, và sau nhiều năm chịu cực khổ, đã được
người khác nhận là có tài, thán phục, giúp đỡ. Tôi nghĩ tới ba thiếu nữ trong
một trại ở Touraine, không được ai nâng đỡ, không có tiền, mà đã dùng len của
cừu do họ nuôi mà đích thân nhuộm rồi dệt thành những tấm thảm có những hình cổ
kính và tượng trưng. Họ sống một cuộc đời khó khăn; họ giữ được lòng tin ở
khuynh hướng của họ. Một hôm, một hội tên Khuynh Hướng, nhận ra tài năng của
họ, giới thiệu họ, quảng cáo cho họ. Thế là họ thắng cuộc.
Tôi
không bảo rằng kết cuộc luôn luôn tốt đẹp như vậy đâụ Bernard Palissy cũng đã
phát minh được một hình thức mới của cái Ðẹp. Ông đã đau khổ vì nó, rồi trong
một thời gian đã tưởng mình sẽ được cứu thoát. Về cuối đời ông, vì chính sách
ngược đãi tôn giáo (Palissy theo đạo Tin Lành) ông bị bỏ tù rồi chết vì đau
khổ. Vậy trong trường hợp đó, có thất bại về phương diện vật chất. Nhưng không
thất bại về phương diện tinh thần.
Tôi
không thể bảo đảm sự thành công cho bạn được. Nó tùy thuộc sự may rủi cũng bằng
tùy thuộc sự làm lụng và tài năng. Nhưng nếu trong mọi hoàn cảnh bạn biết giữ
sự đoan chính, phẩm giá con người, lòng can đảm, nếu bạn không chịu nhượng bộ
về cái chủ yếu thì không khi nào bạn thực là thất bại đâu. Tôi xin nhắc lại:
mục tiêu không phải là "thành công", là chiếm được "những cái
hão huyền" (chữ của Plutarque), mà bất kỳ lúc nào cũng có cái quyền rọi
một luồng tia sáng vào cảnh giới trong thâm tâm của bạn và thấy được những lý
do để có thể tự đắc về công trình của mình, hoặc nếu không được tự đắc thì cũng
không đến nỗi phải xấu hổ. Về già mà được tôn trọng thì thật là một cảnh êm
đềm; sự yếu ớt của tuổi già cần có cái sức mạnh đó để được vững tâm. Nhưng nếu
vì rủi ro mà bạn thiếu cái đó thì cũng chẳng sao, miễn là bạn có thể tự nhủ:
"Trong đời mình, lúc nào mình cũng hành động theo cái lối mà trong thâm
tâm mình, mình tin là công bằng nhất, minh trí nhất". Mục tiêu không phải
là đạt cho được cái danh vọng bất hủ. "Cái bất hủ còm cõi, hắc ám và đội
vòng nguyệt quế đó." Mục tiêu là làm cho mỗi ngày thành một vĩnh cửu nho
nhỏ.
Mục tiêu cũng lại là được sung sướng. Montherlant bảo: "Suốt đời tôi, tôi theo hai qui tắc này: luôn luôn làm cái việc mà tối muốn làm đúng vào cái lúc mà tôi muốn làm; luôn luôn để lại hôm sau việc gì tôi không thích làm." Ông ấy sống như vậy và đã sống một cách cao cả, nhưng sở dĩ Montherlant luôn luôn làm được những việc ông muốn làm là vì ông muốn làm những tác phẩm đẹp và đã làm cho xong. Một nghệ sĩ có quyền để lại hôm sau việc gì mình không thích làm. Goethe cũng vậy, luôn luôn bắt đầu làm công việc gì ông cho là dễ nhất. Trong các hoạt động chính tri, binh bị, kinh tế, qui tắc lại khác, vì "thời giờ thì cấp bách mà vũ trụ lại không đợi ta."
|
||||||||
|