Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính


Tự Lực Văn Đoàn

- Bộ Biên tập Tự Lực Văn Đoàn gồm Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng Trần Khánh Giư, Tứ Ly tức Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, Thạch Lam tức Nguyễn Tường Lân (mất v́ bịnh lao ngày 28/6/1942 tại làng Yên Phụ, ven Hồ Tây Hà Nội, hưởng dương 33 tuổi). Sau đó Bộ biên tập được tăng cường thêm bởi thi sĩ Thế Lữ, văn sĩ Thanh Tịnh, Đỗ Đức Thu, Vũ Đ́nh Liên, họa sĩ Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Cát Tường.

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam. Ở tuổi thanh xuân, ông thi vào trường Đại Học Y Khoa nhưng sau đó lại bỏ để thi và đỗ vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa 1924. Rồi sau đó ông sang Pháp du học vào năm 1927.

Nhất Linh về VN năm 1930 sau khi đă qua trường học làm báo ở Paris và đỗ bằng cử nhân khoa học (Lư và Hóa). Năm 1932, ông đứng ra làm chủ bút tờ Phong Hoá và năm 1933 tuyên bố thành lập nhóm Tự Lực Văn Đoàn với các văn nghệ sĩ cộng sự

- Sau 1945, Tự Lực Văn Đoàn công khai hoạt động với lập trường rơ rệt: chống Cộng, bài phong, đả thực. Trong giai đoạn này, nhóm Tự Lực Văn Đoàn dùng tờ báo "Việt Nam" và tờ tuần báo "Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới" để làm cơ quan tuyên truyền. Hoạt động được một thời gian nhóm này bị Việt Minh -- tức CS theo CS Quốc Tế và văn hóa Mácxít -- khủng bố nên tan rả.

- Sau khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ chỉ được vài tháng th́ Khái Hưng, một trong những sáng lập viên của Tự Lực Văn Đoàn, đă bị Công an CS bắt và giam tại "Trại Hối thất Chính trị phạm" ở Liên khu 3 ở Lạc Quần, Trực Ninh . Sau đó, ông bị CS thủ tiêu bằng cách nhốt ông vào bao bố và d́m chết tại bến đ̣ Cựa Gà thuộc Phủ Xuân Trường vào năm 1947.

 

Cộng Sản và Tự Lực Văn Đoàn

Thái Việt (Báo Quốc Gia, 15/1/96)

Đọc mấy lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa Trung Quốc Lưu Đức Trung trên báo Toàn Cảnh, số 61, 8/1995 về vấn đề văn hóa với giáo sư VNCS Lương Ngọc Toản có đoạn :

"Cần phải thấy rằng Trung Quốc tiến hành cải cách thể chế kinh tế chứ không phải tiến hành cải cách thể chế XHCN. Chế độ XHCN về cơ bản không thay đổi bản chất của nó. Văn hóa là kiến trúc thượng từng của chế độ xă hội XHCN lại càng không thể thay đổị V́ vậy Trung Quốc vẫn thực hiện các phương châm sau :

- Văn hóa, nghệ thuật phải phục vụ thể chế chính trị.

- Trăm hoa đua nở. trăm nhà đua tiến theo định hướng XHCN.

- Dương vi trung dụng, cổ vi kim dụng (Lấy ngoài phục vụ trong, lấy cổ phục vụ kim).

Nguyên tắc đặt XHCN lên đầu trong nền văn hóa nghệ thuật là không thay đổi, v́ bản chất của XHCN là không thay đổi". Nghe lạ tai quá v́ theo học thuyết Mác-Lê :"Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng", "Cơ sở kinh tế thay đổi th́ tất cả cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng".

Đúng như Mác nói, khi có cải cách kinh tế (hạ tầng) th́ thượng tầng (văn hóa, nghệ thuật...) cũng bị đảo lộn.

Trước đây, về sáng tác văn nghệ người ta lấy chủ nghĩa hiện thực xă hội làm gốc. Nói theo lối nói của các văn nghệ sĩ thời kỳ "đổi mới" là theo chủ nghĩa "đỏ hồng", cái ǵ của XHCN th́ phải khen; c̣n thuộc đế quốc phong kiến th́ tô đen . Do đó khi nhận định về nhóm Tự Lực Văn Đoàn, tất cả các nhà phê b́nh, các giáo sư đều phải dựa vào khuôn của Đảng mà viết mà giảng cho sinh viên, học sinh.

Trong bản báo cáo đọc tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (1948), Trương Chinh, Tổng bí thư Đảng CSVN đă nhận định về nhóm Tự Lực Văn Đoàn như sau :

"Sau cơn khủng bố trắng 1930-1931, 1 sự buồn rầu u uất tràn ngập tâm hồn dân VN. Văn chương lăng mạn của Tự Lực Văn Đoàn ra đờị Tầng lớp tư sản không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự chống đế quốc nữa, bèn chuyển sang đấu tranh bằng văn hóa chống phong kiến (các báo Phong Hóa, Ngày Nay, tủ sách Tự Lực,...)

"Tiểu thuyết lăng mạn Tự Lực Văn Đoàn, về bản chất, mang màu sắc tiêu cực và thóat lỵ Cũng như mọi khuynh hướng lăng mạn tiêu cực khác, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn càng ngày càng xuống dốc. Thế giới quan, nhân sinh quan ngày càng lạc hậu suy đồi th́ tác phẩm cũng không tránh khỏi đi vào con dường bế tắc của nghệ thuật tư sản. Đó là qui luật chung của văn học công khai thời kỳ dó" ("Chủ Nghĩa Mác và Vấn đề Văn Hóa VN", 1949).

Tể tướng về văn hóa Trường Chinh phán như trên, nên Thế Lữ (1 trong những cột trụ của Tự Lực Văn Đoàn) trong lớp Chỉnh huấn hồi tháng 6/1953 phải phụ họa:

"Chủ trương của Tự Lực Văn Đoàn không những không tiến bộ mà c̣n phản tiến bộ. Nó không có công mà c̣n có tội với nhân dân. Sau thất bại cách mạng tư sản, nhân dân càng bị áp bức và mê muội, Tự Lực Văn Đoàn tung ra khẩu hiệu yêu đời, vui vẻ, trẻ trung và nêu nhăn hiệu cải cách để lôi kéo tầng lớp thanh niên tiểu tư sản đang hoang mang trước thời cuộc. Văn thơ, tiểu thuyết của nó đề cao những tư tưởng phi vô sản, đưa thanh niên vào con đường lăng mạn, buông thả tự do cá nhân, thoát ly đấu tranh, trốn tránh thực tế,...

"Cùng với Hồn Bướm Mơ Tiên, Đời Mưa Gió, Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, văn thơ của tôi đă góp pần vào cái thế độc tôn của Tự Lực Văn Đoàn và tăng thêm liều thuốc độc hại vào đầu óc thanh niên từ 1932 đến 1945... Ảnh hưởng đến nay vẫn chưa hết hẳn". ("Việt Nam Máu Lửa", Nghiêm Kế Tổ).

Phan Cự Đệ trong cuốn "Tiểu Thuyết VN Hiện Đại", tập I, nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978 cũng lên án :

"Tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng hiện nay c̣n gây tác hại với học sinh và sinh viên ở các đô thị miền Nam và không phải không có ảnh hưởng đến 1 bộ phận nhỏ nào đó của độc giả miền Bắc. Tự Lực Văn Đoàn là 1 món nợ tinh thần cần phải được thanh toán và là 1 vấn đề văn học sử chưa được giải quyết triệt để .

"Không phải tự nhiên mà Khái Hưng và Nhất Linh tước hết mọi vũ khí đấu tranh về mặt tinh thần của con người, bắt con người quỳ mọp trước tôn giáo và mọi qui luật tự nhiên của xă hộị Tất cả những cái đó phản ảnh tâm lư bi quan, đầu hàng, thỏa hiệp của 1 tầng lớp đàn em, những người tiểu tư sản từng đi theo Kư Con, Nguyễn Thái Học và đă thất bại đau xót trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái .

"Về phương diện mỹ học, Tự Lực Văn Đoàn đề cao những quan điểm nghệ thuật suy đồi... Quan điểm nghệ thuật thuần túy của nhóm Tự Lực Văn Đoàn đă bộc lộ 1 cách toàn vẹn trong 2 cuốn tiểu thuyết cuối cùng Đẹp và Thanh Đức của Khái Hưng.


"Những hoạt động của nhóm Tự Lực Văn Đoàn rất có lợi cho đế quốc. Âu hóa, vui vẻ, trẻ trung đưa thanh niên vào con đường trụy lạc sống gấp. "Yêu nhau đi trời hôm tối rồị..". Thực dân Pháp cũng chỉ mong thanh niên có thế ! C̣n Hội Ánh Sáng, Hướng Đạo chỉ đánh lạc hướng thanh niên vào con đường cải lương tư sản. Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, những tổ chức này đă tranh chấp quần chúng với Đảng, làm cho quần chúng xa rời cuộc đấu tranh giai cấp. Không ít những trí thức, văn nghệ sĩ, những thanh niên học sinh đầy thiện chí nhưng ngây thơ đă đi vào con đường cải lương phản động. Truyện và tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn thời kỳ đó cũng tập trung phục vụ đường lối chính trị của họ. Ngày 13/12/1936, Tự Lực Văn Đoàn hô hào lập Hội Ánh Sáng th́ năm 1937 tiểu thuyết Gia Đ́nh của Khái Hưng và năm 1938, tiểu thuyết Con Đường Sáng của Hoàng Đạo và Nhất Linh đă lư tưởng hóa những địa chủ tân học như cặp Hạc Bảo, Duy Thơ đang thi hành những cải cách như đào giếng, làm nhà ánh sáng, mở trường học, phát thuốc, cứu tế cho nông dân ! Những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đă xuyên tạc cuộc đấu tranh giai cấp, chủ trương điều ḥa mâu thuẫn giai cấp, đề cao bọn địa chủ tư sản.

"Tiểu thuyết lăng mạn Tự Lực Văn Đoàn có nhiều độc tố và điều nguy hiểm là những độc tố đó lại được bọc bởi 1 h́nh thức nghệ thuật khá quyến rũ và hấp dẫn.

"Đó là lư do cắt nghĩa tại sao bọn Nhân Văn Giai Phẩm chủ trương tái bản tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng..."

Đó cũng là cách đánh giá của Phan Cự Đệ hồi năm 1974, hồi mà nhà văn CS Nguyễn Minh Châu gọi là "nền văn học minh họa", v́ "Các nhà văn ta trong mấy chục năm qua được chăm sóc, chăn dắt kỹ lưỡng quá và phần đông (nếu không nói là tất cả) đều bị coi là có t́ vết trong lịch sử đời cầm bút, do đó đă xảy ra t́nh trạng "né tránh, che chắn, rào đón, đối phó". Trong mỗi nhà văn h́nh như có 2 ng̣i bút : một ng̣i bút cho dân chúng đọc, 1 ng̣i bút cho lănh đạo đọc, mà ng̣i bút thứ hai đă trở nên tài hoa và có kinh nghiệm" .

Nhưng...

Khi có "cuộc đổi mới tư duy", th́ Phan Cự Đệ lại thú nhận:

"Chúng ta đang nh́n nhận lại 1 hiện tượng văn học mà trước đây do điều kiện lịch sử, việc đánh giá có chỗ khe khắt hoặc chưa toàn diện.

"Đó là những hiện tượng như Tự Lực Văn Đoàn, Vũ Trọng Phụng... Chuyên luận về Tự Lực Văn Đoàn của chúng tôi nhằm đánh giá lại những đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn đối với văn học thời kỳ 1932-1940 nói riêng cũng như đối với nền văn học VN hiện đại nói chung".

Cũng theo "Tự Lực Văn Đoàn, Con Người và Văn Chương", nxb Văn Học, Hà Nội 1990, Phan Cư Đệ khen ngợi hết lời và cho rằng Tự Lực Văn Đoàn rất đáng để học hỏi :

"Trong phạm trù ư thức hệ tư sản, Tự Lực Văn Đoàn đă phần nào nói lên khát vọng của dân tộc dân chủ của đông đảo quần chúng, chủ yếu là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức và viên chức thành thị. Tự Lực Văn Đoàn không đặt vấn đề giải phóng xă hội nhưng đă đấu tranh đ̣i giải phóng bản ngă, đặc biệt đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến ."

"Các nhà "thơ mới" trong Tự Lực Văn Đoàn đă góp phần làm phong phú hơn thế giới nội tâm của con người, mở ra trước bạn đọc 1 thiên nhiên, 1 đất nước quê hương đầy cảm xúc và thanh sắc, mang đến 1 cái tôi cá thể hóa trong cách cảm thụ thế giới của thi cạ Tự Lực Văn Đoàn cũng đả kích gay gắt bọn phong kiến quan liêu, nhất là bọn quan lại ôm chân thực dân Pháp và biểu lộ 1 thái độ cảm thông chân thành đối với đời sống nghèo khổ của dân quê.

"Một số tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đề cao tinh thần dân tộc : những khách chinh phu trong thơ Thế Lữ, trong tiểu thuyết Đôi Bạn, Đoạn Tuyệt có tinh thần yêu nước, yêu dân, có thái độ phủ nhận cái xă hội thối nát đương thời, tuy lư tưởng của họ c̣n mơ hồ yếu ớt và đượm màu sắc cải lương chủ nghĩa.

"Tự Lực Văn Đoàn có hoài băo về 1 nền văn hóa dân tộc và thực sự đă có đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc. Hoạt động văn chương lúc đó là chuyện sang trọng, thiêng liêng, là lư tưởng sống của 1 lớp người. Không làm được cách mạng th́ làm văn chương, gửi tâm sự yêu nước vào ḷng yêu nước, quê hương, yêu tiếng Việt.

"Cho nên bgười ta đă đi vào văn chương với tất cả niềm say mê và tâm huyết của ḿnh. Tự Lực Văn Đoàn đă góp phần rất quan trọng vào việc canh tân văn học, xây dựng văn học VN hiện đại.

"Nhờ tiếp thu được những ảnh hưởng của nền văn học hiện đại phương Tây, Tự Lực Văn Đoàn đă đẩy các thể loại báo chí, tiểu thuyết, thơ kịch, truyện ngắn tiến lên 1 bước về phía trước. Về phương diện văn học sử, Nhất Linh, Khái Hưng đă có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng 1 nền tiểu thuyết hiện đại .

"Tự Lực Văn Đoàn đă tiếp thu được những ảnh hưởng của cả phương Tây và phương Đông, của truyền thống văn học dân tộc để xây dựng nền tiểu thuyết VN hiện đạị

"Một điểm nữa cũng đáng biểu dương là tổ chức gọn nhẹ của Tự Lực Văn Đoàn chỉ có 7 người mà tập hợp được 1 lực lượng cộng tác đông đảo, gây 1 phong trào văn học rộng lớn trong toàn quốc.

"Chỉ trong 7 người mà quản lư 1 tờ báo hằng tuần, 1 nhà xuất bản, 1 nhà in lớn và làm nên cơ ngơi, sự nghiệp, giữ 1 vai tṛ gần như là chủ chốt trên văn đàn trong suốt 10 năm trời ! Thật là 1 kinh nghiệm về tổ chức đáng để cho chúng ta nghiên cứu học tập".

Sợ ư kiến của ḿnh bị lẻ loi, Phan Cự Đệ có nhắc lại ư kiến của Giáo sư Hoàng Xuân Hăn : "Nhóm Tự Lực Văn Đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại". (Sông Hương, số 37, 4/1989).

Ngoài ra 1 tác giả khác như Chu Giang Nguyễn Văn Lưu c̣n đi xa hơn nữa :"Sau thơ mới, sau Tự Lực Văn Đoàn, đến nay chưa có 1 cuộc cách mạng văn học nàọ..".

Qua trên ta thấy, nếu CS không "cởi mở tư duy" th́ Phan Cự Đệ đă không dám viết lại nhận định của ḿnh về nhóm Tự Lực Văn Đoàn, quay 180 độ với các ư kiến theo minh họa, làm vừa ḷng cấp trên.

Mấy năm nay, sau cuộc đổi đời của các nước CS phương Tây, CS phương Đông lại run sợ ra lệnh bịt miệng các trí thức nói chung và nhà văn nhà báo nói riêng.

Bộ trưởng Văn hóa Trung Quốc Lưu Đức Trung tuyên bố :

"Trung Quốc không cho phép lập nhà xuất bản tư nhân, không có hăng phim tư nhân, chỉ có thể cho phép 1 số đoàn nghệ thuật tư nhân. Cả nước Trung Quốc có 2200 tờ báo, 500 nhà xuất bản. Trung ương chỉ nắm những báo lớn và nhà xuất bản lớn, c̣n phần cấp tỉnh và thành phố các báo địa phương, phân cho các ngành quản lư báo của ngành, nhà xuất bản của ngành.

"Các xuất bản phẩm và văn hóa phẩm được qui định chặt chẽ việc thẩm định. Đối với phim và băng h́nh, phải được Hội đồng Thẩm định thuộc Bộ Phát thanh, Truyền h́nh, Điện ảnh của Trung Quốc lập ra thẩm định trước khi phát hành; c̣n các xuất bản phẩm th́ giám đốc nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm về nội dung.

"Trung Quốc có thái độ rất nghiêm khắc đối với nhà xuất bản. Xuất bản phẩm của nhà xuất bản phải đạt được 100%. Nếu xuất bản được 99 cuốn sách tốt, song để 1 cuốn sách xấu lọt ra thị trường th́ nhà xuất bản bị đóng cửa". (Toàn Cảnh số 61).

Chánh quyền CSVN áp dụng y chang kinh nghiệm khóa mồm khóa miệng trí thức bằng cách trên, nên vài năm gần đây số sách xuất bản rất ít so với thời kỳ mới "đổi mới", đa số là các sách khảo cứu về thời xưa vô thưởng vô phạt, chính v́ vậy quần chúng cũng không thèm để ư v́ không đáp ứng được ḷng mong mỏi về các vấn đề bức xúc của xă hội, nên số lượng in thật khiêm tốn, thường là 1000 cuốn, có khi 500 cuốn trên tổng số cả chục triệu dân, trong đó có hàng triệu người đă học qua bậc trung học, hàng trăm ngàn sinh viên đă tốt nghiệp đại học.

Đúng như 1 nhà văn đă nói văn hóa, văn nghệ của nước ta dưới ách CS cũng nghèo nàn như đất nước chúng ta vậy.

 

Trở về trang chính