Tùng
Sơn
Karl
Raimund Popper (1902-1994) được xem như triết gia
lớn thế kỷ 20, sinh ngày 28 tháng 7 năm 1902 ở
thành phố Vienna thuộc nước A¨o, cha mẹ
người gốc Do Thái. Lúc c̣n trẻ ông ta đă tham gia
hoạt động chính trị theo tả phái, có giai
đoạn tự xưng là người theo chủ
nghĩa Karl Marx. Nhưng không
lâu sau đó Karl Popper
đoạn tuyệt với chủ nghĩa này, v́ mất
hoàn toàn ảo tưởng về nó, rồi v́ t́nh thế
chính trị Âu châu thay đổi với phong trào Đức
quốc xă đi lên lan rộng, những người
gốc Do Thái như ông phải t́m đường tránh
nạn. Năm 1937 ông phải
dời sang sinh sống dạy học ở đại
học Canterbury New Zealand.
Đến năm 1946 ông di cư sang Anh Quốc dạy
nghiên cứu tại đại học London, ông
được Hoàng gia Anh quốc trao cho tước
hiệu Huân Tước Sĩ (Knighted) năm 1965, về
hưu năm 1969, tiếp tục viết sách, du thuyết
cho đến khi mất năm 1994.
Chúng
ta có thể thấy tư tưởng của ông nổi
bật qua tác phẩm nổi tiếng The Poverty of Historicism
(1944) và The Open Society and Its Enemies (1945) phê phán tính chất
nghèo nàn trong chủ nghĩa lịch sử, đề cao
tư tưởng dân chủ tự do khai phóng, chỉ trích
nặng nề mọi h́nh thái chính trị toàn trị. Theo
ông sự tiến hóa lịch sử loài người
chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự
tiến hóa tri thức con người. Từ đó ông
đưa đến quan điểm không một xă hội
nào có thể tiên đoán một cách khoa học về
tương lai t́nh trạng tri thức xă hội loài
người(no society can predict, scientifically, its own future states
of knowledge). V́ tri thức con
người mỗi ngày một tăng trưởng,
những khám phá mới luôn nảy sinh, cho nên đưa ra
dự phóng về một mô thức con người trong
tương lai là điều không tưởng. Theo ông xă hội mở là xă
hội trong đó mọi
đơn vị cá nhân tôn trọng lẫn nhau, có trách
nhiệm, biết đưa ra quyết định hợp
lư, có nhân tính để thăng hoa nhân phẩm con
người được sự bảo vệ bởi nhà
cầm quyền. Điều này
cho thấy tính trái ngược với xă hội đóng (xă
hội cộng sản) nơi đây chủ thể,
quyền tự do tối thiểu mỗi công dân cũng
không có, được ngụy trang dưới mỹ
từ dân chủ tập trung.
Đối
với chủ nghĩa Karl Marx ông cho rằng khời
đầu nó có tính chất khoa học, v́ đưa ra
một giả thuyết mang tính tiên đoán, nhưng
những ǵ Marx tiên đoán không hề xảy ra, cũng không
có chứng minh cụ thể cho những ǵ Marx tiên đoán.
Nhưng lư thuyết c̣n sống được bằng cách
đánh lừa quần chúng, thêm thắt vào giả
thuyết với mục đích cho nó phù hợp với
thực tại, v́ thế nó hoàn toàn không có tính chất khoa
học.
Popper
là một nhân chứng sống thời đại nh́n
thấy thực trạng đi lên lẫn đi xuống
của các chế độ độc tài tàn bạo từ
Phát-xít, Nazi, cho đến cộng sản, bản thân
thể nghiệm thành quả xă hội tự do mở
cửa, cảm nhận sâu sắc mối đe dọa
tồn vong thế giới loài người, nó phát sinh
từ chế độ không dân chủ trang bị với
loại vũ khí khủng khiếp nhất. Ông đă lên
tiếng cảnh giác, và chúng ta có thể hiểu thêm về
nguyên nhân chiến tranh, độc tài, nghèo đói,
qua bài phỏng vấn từ gần thập niên nay nhưng
nội dung vẫn c̣n mang tính chất thời đại.
Spiegel: Thưa ông
Popper, biến cố sụp đổ liên bang Sô-Viết
đă diễn ra đúng như điều ông tiên đoán
cách đây nửa thế kỷ. Đây có phải là kết
quả chiến thắng của lư luận chủ nghĩa
duy lư đối với những kẻ thù địch
với xă hội tự do mở cửa hay không?
Popper: Tôi đă
không làm công việc tiên đoán, v́ tôi cho rằng cái việc
dự đoán như thế là không phải. Theo tôi đá nh
giá người trí thức qua kết quả việc họ
tiên đoán là thái độ hoàn toàn không phù hợp. Lịch sử triết học
Đức quốc ít nhất từ thời Hegel đă luôn luôn
cho rằng cần phải tiên đoán sự việc
bằng cách này hay cách khác. Theo tôi như thế là sai
lầm. Chúng ta nghiên cứu học hỏi về lịch
sử, nhưng lịch sử chấm dứt ngay lúc này,
ngay bây giờ. Thái độ chúng ta về tương lai
cần phải thay đổi hoàn toàn, không nên dựa vào
dữ kiện quá khứ để tiên đoán tương
lai, như đă từng làm trong quá khứ, v́ làm như
thế không khác ǵ chúng ta đi vào tương lai xuyên qua
lối ṃn lịch sử.
Spiegel: Thật là
tuyệt! Nếu ông bảo đó không
phải là lời tiên đoán, nhưng ít ra ông cũng đă
mong đợi một nền dân chủ tự do sẽ
vượt thắng những chế độ độc
tài phải không?
Popper: Theo tôi thái
độ chúng ta đối với tương lai có
nghĩa chúng ta phải nhận trách nhiệm trong hiện
tại ngay bây giờ cho những ǵ sẽ xảy ra trong
tương lai. Quá khứ là những ǵ đă qua, chúng ta
không thể làm ǵ khác hơn được, cho dù chúng ta có
mang theo ư thức trách nhiệm về quá khứ, có nghĩa
cho dù nhận lấy trách nhiệm cho những ǵ chúng ta
đă làm. Nhưng dối với tương lai chúng ta mang trách
nhiệm đạo đức ngay giờ phút này chúng ta
phải làm hết sức ḿnh không qua lăng kính ư thức
hệ, cho dù viễn ảnh tương lai không
được sáng sủa cho lắm. Cái tốt nhất chắc chắn là phải
bớt đổ máu, giảm thiểu đau khổ,
những đớn đau không cần thiết.
Spiegel: Sự
thật hoàn toàn không hẳn như thế. Ngay vào thời
kỳ Lenin, người tả phái cộng sản vận
động cách mạng ở các nước kỹ nghệ
tây phương đă than rằng ư thức hệ nhà
nước thiết lập ở Nga-Sô với h́nh thái
độc đảng, độc tài là đă không phù
hợp với lư thuyết Karl Marx.
Popper: Tôi xin tŕnh
bày cho rơ hơn, bạn có thấy con bệnh ngông cuồng
cộng sản ở ngay trong con người Karl Marx hay
không- về bản chất họ (người CS) quan
niệm cái thế giới gọi là tư bản là ác
quỷ. Ngay chính Marx bảo rằng chủ nghĩa tư
bản không hề hiện hữu trên thế gian này, và không
hề có cái ǵ giống như thế cả.
Spiegel: Có phải
ông có ư muốn nói rằng không hề có t́nh trạng xảy
ra vào giai đoạn Manchester Liberalism(1) với điều
kiện lao động rất tồi tệ chăng?
Popper:
Đương nhiên đó là giai đoạn tệ
hại cho giới lao động, nhưng nó cũng gây tai
hại đến mọi người khác. Marx chỉ quan
tâm đến người lao động mà thôi. Nhưng qua
thực chứng lịch sử, đời sống càng ngày
càng được cải thiện từ thời đó,
trong khi đó Marx lại tiên đoán rằng
t́nh trạng đi xuống, và sẽ càng tồi tệ
hơn ở xă hội tư bản.
Spiegel: Có phải
ông muốn nói lư thuyết Karl
Marx rất nghèo nàn phải không?
Popper: Đúng như
thế. V́ lư thuyết nghèo nàn, nó không thể chứng
tỏ sự thật, sự nghèo nàn của nó đă
được gieo giống tại các quốc gia thuộc
địa ngày nay gọi là thế giới thứ ba.
Spiegel: C̣n về
lư thuyết gọi là đế quốc chủ nghĩa th́
như thế nào?
Popper:
Đương nhiên nó hoàn toàn vô ư nghĩa đối với
những người trí thức tiêu biểu. Có một
điều rất rơ ràng đối với tất cả
mọi người, kỹ nghệ hóa không thể làm nghèo
nàn đi được. Đời sống người dân
thuộc địa cũng càng ngày càng được
cải thiện.
Vậy
cái gọi là chủ nghĩa tư bản là ǵ? Nó là nền
kỹ nghệ sản xuất từng loạt, và sản
xuất hàng loạt có nghĩa sản xuất ra rất
nhiều, v́ thế càng có nhiều người nhận
được sản phẩm. Đồng thời sản
xuất hàng loạt đ̣i hỏi thị trường
rộng lớn, từ đó cần nhiều người
tiêu thụ. Marx so sánh chủ nghĩa tư bản giống
như địa ngục. Một loại địa
ngục trần gian không khác ǵ cái nh́n của Dantes Inferno (2),
đó là quan niệm rơ ràng Marx đem áp
dụng nó vào chủ nghĩa tư bản. Nếu chủ
nghĩa tư bản mang đến nghèo đói th́ chỉ
c̣n lại cách duy nhất là phải cách mạng xă hội.
Tôi cực lực chỉ trích xă hội chúng ta hiện
tại, c̣n rất nhiều điều cần phải
cải thiện. Nhưng trật tự xă hội tự do
mở cửa của chúng ta hiện nay có thể xem như
công bằng và tốt đẹp nhất trên thế
giới, nó trưởng thành tiến hóa qua từ những
cái mà bản thân Marx cũng đă biết.
Spiegel:Có
điều ǵ có thể vớt vát được từ
sự kêu gọi đạo đức của Marx chỉ
trích những bất công trong xă hội theo chủ nghĩa
tư bản không? Thực chất có phương cách ǵ thu
hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo trên thế giới
được hay không?
Popper: Sự kêu
gọi luân lư đạo đức đă có dưới
nhiều h́nh thức từ thời trung cổ. Những nhà
tư tưởng Thiên Chúa Giáo, những nhà tư
tưởng trong thời kỳ Khải Mông (thế kỷ
18 Enlightment) đă có những lời kêu gọi đạo
đức có thể xem như tuyệt đỉnh, không ǵ
bằng. Thực ra những người chống
đối lại những kêu gọi đạo
đức là những người theo chủ nghĩa Anh
Hùng.
Spiegel: Khi ông nói
đến thời đại Khải Mông có phải
chăng ông có ư muốn nói đến tư tưởng của Kant về quan niệm
hiến pháp công dân b́nh đẳng trải rộng khắp
mọi nơi, và coi đó như nghĩa vụ cao
cả nhất của con người chăng? Riêng
đối với ông Hegel chính là nhân vật theo chủ
nghĩa anh hùng phải không?
Popper: Đúng như
thế, người theo chủ nghĩa anh hùng có lựa
chọn không nhiều th́ ít liên hệ đến chiến
tranh và bạo động. Đó là cái Hegel đă áp dụng vào
kinh nghiệm lịch sử chính ông ta. V́ nếu bạn
thường theo đuổi áp dụng chính sách mâu thuẫn
quân sự trong quá khứ vào tương lai, thế giới
loài người không c̣n hy vọng ǵ cả. V́ chính vũ khí
do con người làm ra tiêu diệt con người. Biển máu tàn sát bởi tia phóng
xạ sẽ thay thế cho biển máu gây ra bởi sắt
thép, có lẽ nó thúc đẩy bởi tổ tiên chúng ta theo
chủ nghĩa anh hùng.
Spiegel: Nguyên nhân
nào tạo sụp đổ Đông Âu? Có phải do bởi
cuộc chạy đua vơ trang làm suy yếu kinh tế, hay là
do phá sản tri thức, hay là do mất niềm tin vào
chủ nghĩa?
Popper: Có nhiều
liên hệ gây ra việc sụp đổ: Thí dụ Hungary
mở cửa biên giới để người Đông
Đức trốn sang; Gorbachev chỉ thị bộ chính
trị phải thay đổi. Những cải cách kinh
tế đă hoàn toàn không đạt thắng lợi. Kinh
tế không thể cải cách từ bên trên, trong khi đó
họ lại cô lập thành phần trí thức. Nhưng
hành động cho thấy chủ nghĩa Marx là những
lời nói trống rỗng với công thức đơn
giản nhất là hăy tiêu diệt chủ nghĩa tư
bản chủ nghĩa tư bản độc ác không
hề có, là cái chính Khrushchev đă muốn biến nó thành
hiện thực.
Spiegel: Ông có bao
giờ suy nghĩ về cuộc thử lửa vào năm
1962, khi Nga-Sô dàn trải đầu đạn nguyên tử
ở Cuba không?
Popper: Khrushchev
dự định tấn công tiêu diệt Hoa-Kỳ. Ông ta
đành phải rút lui khi Hoa-Kỳ tỏ thái độ không
ngần ngại phản công lại. Nhà vật lư nguyên tử Andrei Sakharov đă
viết trong tập hồi kư ngay như quả bom cỡ
nhỏ của ông ta thôi nó cũng có sức công phá mạnh
hơn vài ngàn lần quả bom liệng xuống thành phố
Hiroshima, ba mươi sáu quả bom cỡ này đă nằm
sẵn ở Cuba. Nếu chúng ta cho rằng chữ vài
của Sakharov chỉ có nghĩa là ba thôi th́ tổng cộng
những quả bom lại nó có sức công phá gấp 108,000
lần quả bom nổ ở thành phố Hiroshima. Anh hăy
thử tưởng tượng, trong bài diễn văn
lần chót Gorbachev nói rằng Nga-Sô hiện nay có vào
khoảng 30,000 đầu đạn nguyên tử cỡ này.
Người theo chủ nghĩa Karl Marx có khả năng làm
bất cứ cái ǵ để đạt mục tiêu của
họ: Đó là khả năng tiêu diệt chủ nghĩa
tư bản bằng bom nguyên tử. Đừng bao giờ quên
rằng không chỉ Hoa-Kỳ phải chịu cuộc
tấn công mà toàn thế giới sẽ phải hứng
chịu tai họa do tia phóng xạ gây ra. Giả dụ cho
rằng hậu quả của nó tác động khủng
khiếp chỉ trong ṿng vài năm đi nữa.
Siegel: Thế
giới chịu ơn ǵ với Gorbachev, người
đưa ra chính sách perestrtoika, và ông ta đă bị nuốt
chửng bởi chính sách cải cách do chính ông ta đề
ra?
Popper: Nhiều
lắm. Gorbachev nh́n Hoa-Kỳ theo cái cách mà chưa có lănh
tụ Nga-Sô nào từ trước đến giờ có
cả. Ông ta đă sang thăm Hoa-Kỳ nhiều lần,
thưởng thức sự chiêu đăi, rồi ông ta đi
đến mô thức hoàn toàn khác hẳn với
người theo chủ nghĩa cộng sản tạo
ngạc nhiên không ít: Tôi muốn Liên Bang Sô Viết trở
thành quốc gia b́nh thường. Ư¨tưởng này nó
gần giống với tinh thần pháp trị ở xă hội
tự do dân chủ. Gorbachev đă muốn Nga Sô trở
lại đất nước b́nh thường. Chúng ta mang
ơn ông ta về tư tưởng hoàn toàn mới này. Nga
Sô từ trước đến nay đă không phải là
quốc gia b́nh thường, chúng ta có thể hiểu rơ
hơn trong tập hồi kư của Sakharov.
Siegel: Sụp
đổ chủ nghĩa Cộng Sản ở Nga Sô, theo
đó hệ thống lưỡng cực
ra đi nhưng thế giới không v́ thế mà trở lên
an toàn hơn. Chúng ta thấy nhiều vấn đề
nẩy sinh khắp mọi nơi, xuất hiện loại
người theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan,
lỏng lẻo trong việc kiểm soát vũ khí hạch
nhân, quần chúng tị nạn do t́nh trạng nghèo khổ.
Đây có phải là những kẻ thù của nền dân chủ
tự do?
Popper: Mục tiêu
đầu tiên ngày hôm nay của chúng ta là ḥa b́nh. Thực ra
vô cùng khó khăn để đạt được ở
mức độ thế giới hiện nay, khi mà những
người độc tài như Saddam Hussein vẫn c̣n
tồn tại. Chúng ta không thể lùi bước trong công
cuộc theo đuổi cuộc chiến cho ḥa b́nh. T́nh
trạng hiện nay là điều không thể tránh
được. Thật đáng buồn, nhưng chúng ta
phải hành động nếu chúng ta muốn cứu
thế giới, giải pháp cho nó rất là quan trọng
hiện giờ.
Siegel: Có phải
chăng đó là cuộc chiến chấm
dứt việc phân bố những loại vũ khí tàn sát
hàng loạt không?
Popper: Ngay trong
giờ phút này, không có ǵ quan trọng hơn làm mọi cách
ngăn chặn vũ khí giết người này đang
được trao đổi trên thị trường
chợ đen. Những quốc gia văn minh c̣n tỉnh táo
phải cùng nhau hợp lực giải quyết vấn
đề này. Tôi xin được lập lại:Với
chỉ một quả bom của Sakharov có sức công phá vài
ngàn lần mạnh hơn quả bom bỏ xuống thành
phố Hiroshima. Có nghĩa rằng nổ một quả bom
nguyên tử ở bất cứ vùng đông dân cư có
khả năng giết hàng triệu người ngay tức
khắc, không kể đến nạn nhân của tia phóng
xạ sẽ chịu hậu quả kéo dài của nó trong bao
nhiêu năm. Chúng ta không thể nào chấp nhận t́nh
trạng như thế và phải hành động ngay bây
giờ.
Siegel: Hoa-Kỳ
cần phải tấn công Saddam lần nữa hay không?
Nếu ông ta vẫn tiếp tục làm bom chuẩn bị
chiến tranh?
Popper: Không
phải chỉ chống lại Saddam. Đây là thử thách cho
thế giới văn minh. Đối với người yêu
chuộng ḥa b́nh lỗi thời chắc phải phát điên
lên. Chúng ta phải nhảy vào cuộc chiến cho ḥa b́nh,
hiển nhiên dưới h́nh thái ít tàn phá hơn. Đó chính là câu
hỏi về sức mạnh, sức mạnh
được dùng để ngăn chặn việc
sử dụng bom nguyên tử.
Spiegel:Bây giờ
chúng ta nói chuyện giống như những nhà chiến
lược ở Ngũ giác đài mong
muốn trật tự mới trên thế giới không
chấp nhận ḥa b́nh theo kiểu Hoa-Kỳ, ngăn
chận sự cạnh tranh từ Âu châu và Nhật Bản.
Popper: Tôi nghĩ
nói như anh nói là hành động điên rồ, chúng ta
cần tránh cuộc chiến tranh bom nguyên tử và không nên
nhầm lẫn với vấn đề kinh tế. Chúng ta
nên tích cực hợp tác với đường lối
Hoa-Kỳ đang theo, v́ nó đang trở thành phương
thức cho văn minh hiện nay.
Nói một cách đơn giản, đây là điều
t́nh thế đ̣i hỏi, nó không phải
vấn đề nhỏ, nó là mối đe dọa cho
sự tồn vong của loài người.
Spiegel: Trong
chuyến viếng thăm Đức quốc, Gorbachev than
phiền rằng nếu Tây Âu đă có viện trợ ồ
ạt th́ cuộc nổi dậy vào tháng tám ở Mạc
Tư Khoa không thể xảy ra, và không đưa
đến t́nh trạng ông ta phải ra đi. Tây Âu hiện
nay có thể giúp đỡ Boris Yelstin nhiều hơn
nữa để tránh cho Nga-Sô rơi vào chế độ
chuyên chế tệ hại hơn trước
được hay không?
Popper: Theo tôi chúng
ta nên giúp đỡ, nhưng Gorbachev không có quyền trách móc,
dù rằng chúng ta nợ ông ta rất nhiều, một
phần trong khi c̣n tại chức ông ta vẫn tiếp
tục tăng cường quân sự. Điều kiện
để chúng ta viện trợ
là Nga-Sô phải cùng làm việc chung với thế
giới tự do, những quốc gia văn minh làm thế
nào để kiểm soát những loại vũ khí khốc
hại này. V́ thế cần có sự tham gia thành phần
quân nhân Nga-Sô.
Spiegel: Ông quả
quyết rằng chúng ta đang sống trong xă hội công
bằng, tốt đẹp nhất chưa hề có từ
trước đến giờ. Nhưng nền dân chủ
tự do hiện nay không đưa ra giải pháp có khả
năng thuyết phục vấn đề nạn đói
tràn ngập thế giới thứ ba, vấn đề ô
nhiễm môi sinh.
Popper: Chúng ta có
đủ dư khả năng cung cấp thực phẩm
cho tất cả mọi người. Vấn đề kinh
tế đă đang được giải quyết
bởi các nhà khoa học kỹ thuật chứ không
phải các nhà kinh tế.
Spiegel: Nhưng ông
giải thích thế nào cho ổn về t́nh trạng nghèo
đói ở thế giới thứ ba?
Popper: Nguyên nhân
chính tạo ra nạn đói khắp nơi là do sự ngu
xuẩn mang tính chính trị của người lănh
đạo tại những quốc gia này. Họ chưa đủ khả
năng điều hành đất nước theo Pháp
trị (rule of law).
Spiegel: Phải
chăng mâu thuẫn kinh tế ngày hôm nay là t́nh trạng
tiếp nối chiến tranh dưới h́nh thái khác? Âu châu
và Hoa-Kỳ lo ngại họ sẽ thua Nhật bản trong
cuộc chiến microchip.
Popper: Đừng xem
vấn đề này quá ư quan trọng, và không nên
thảo luận theo cách nh́n như thế. Theo tôi đó
là cái nh́n méo mó về lịch sử: Thay v́ nh́n như
thế người trí thức sáng suốt phải
đưa ra ư kiến xây dựng. Ngày nay Nhật Bản
thực sự là văn minh, anh có thể thảo luận
với họ. Lịch sử tái diễn, chúng ta phải
chống lại sự ngu xuẩn ở nơi đây và
cả ở Nhật Bản nữa.
Spiegel: Ngu
xuẩn? Có phải ông có ư muốn nói về chiến
lược chinh phục kinh tế?
Popper: Đúng
vậy. Nhật Bản có vấn đề rất lớn,
quá đông dân. Nhưng có thể cùng họ thương
lượng. Đáng tiếc luôn luôn có một số nhà báo
hiểu lầm vấn đề và muốn t́m cảm tính.
Chúng ta đă có quá đủ cảm tính.
Spiegel: Nhưng
đây không phải vấn đề đơn thuần
phát minh từ nhà báo. Hiện nay đang có cuộc vận
đông mang nhiều cảm tính sâu đậm là không mua
sản phẩm Nhật bản.
Popper: Những
việc chống đối như thế không mang ư
nghĩa ǵ cả, tất cả đều không quan
trọng. Nhật Bản
hiện nay không phải là đế quốc, đúng
vậy họ là quốc gia kỹ nghệ, có khả
năng sản xuất vũ khí hạch tâm bất cứ
lúc nào. Người Nhật bản biết rơ dùng phương
tiện đóvào việc ǵ. Theo tôi mọi lư
thuyết kinh tế hiện đang trong t́nh trạng bế
tắc lư luận, nó ch́m ngập với vấn đề
ngay trước mắt. Nhưng mọi vấn đề
đều có thể giải quyết được. Không có nhà triệu phú nào chết
v́ giàu, so sánh với trước đệ nhị thế
chiến, hầu hết đa số người Đức
nay thành nhà triệu phú.
Spiegel: Nhưng
tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên kết quả
mang đến là tàn phá hành tinh trái đất. Đó chính là
lỗ thủng của tầng ozone.
Popper: Nhưng
chưa ai nắm vững vấn đề này. Lỗ
thủng tầng ozone có thể hiện hữu trong hàng
triệu năm, có thể nó không có liên hệ ǵ dến t́nh
trạng hiện tại.
Spiegel: Một
số nhà khoa học nổi tiếng nh́n một cách khác.
Họ cho rằng thực sự có liên hệ giữa nồng độ chlorine
và việc phá hủy tầng ozone.
Popper: Khoa học
gia nổi tiếng không phải lúc nào cũng đúng. Tôi
không bảo rằng họ sai. Có một điều là chúng
ta thường biết ít hơn điều chúng ta nghĩ.
Spiegel: Đây là
những câu hỏi mà ông hay tranh luận với đảng
xanh (Green party), đôi khi họ chỉ trích ông không khoan
nhượng. Tại sao vậy?
Popper: Do v́ tính
chất thù nghịch của họ đối với khoa
học và kỹ thuật. Trong đảng xanh có quan
điểm chủ trương chống lại
người duy lư, từ đó đưa đến t́nh trạng
hoàn toàn trái nghịch với những ǵ họ mong
đợi. Chính họ
cũng muốn quyền lực, cũng ngụy thiện y
hệt người họ chống lại.
Tai
họa về môi sinh phần lớn tạo ra do bùng nổ
về dân số, v́ thế chúng ta phải giải quyết
vấn đề có tính cách đạo đức. Đúng ra,
chỉ có những trẻ em mà chúng ta muốn nên sinh ra
đời.
Spiegel: Để
đạt được thành quả cụ thể theo ông
phải làm như thế nào? xuyên qua chỉ đạo
của nhà nước như ở Trung Quốc?
Popper: Không xuyên
qua sự hướng dẫn của chính quyền nhưng
qua giáo dục. Việc ra
đời những trẻ em không mong muốn đó
là mối nguy cơ, tôi muốn nói theo nghĩa đạo
đức. Những
người không muốn có con, chúng ta cung cấp cho họ
phương tiện để tránh có con, phương
tiện hầu như đă có. Tôi nghĩ đến
thuốc ngừa thai.
Spiegel: Giáo hoàng và
giáo hội Thiên Chúa giáo chắc không đứng về phía
ông.
Popper: Giáo hoàng và
giáo hội cũng sẽ phải nhượng bộ,
nhất là có đầy đủ lư do đạo
đức để thuyết phục họ. Tôi nghĩ
đến trẻ em ra đời do bị hiếp, hay
những trẻ với bệnh AIDS ở một số
quốc gia có thể nói trong t́nh trạng tuyệt vọng.
Đây là tội ác nếu không giúp các em hoặc t́m cách tránh cho
chúng ra đời. Giáo hội
chắc chắn phải nhượng bộ , nó là vấn
đề thời gian mà thôi.
Spiegel: Thưa ông
Popper, có lẽ chúng ta nên chuyển sang vấn đề
khác. Tôi có vài câu hỏi về Đức quốc. Vấn
đề thay đổi cán cân lực lượng Âu châu do
việc nẩy sinh Đức quốc thống nhất và
mạnh. Có những lư do nào khiến các quốc gia lân bang
phải lo ngại không?
Popper:
Đương nhiên là phải có. Nhưng t́nh trạng Đức
quốc hiện nay chính trị, đạo đức-
tốt đẹp hơn chúng ta tưởng. Điều này nói
lên tính hợp lư, thuần túy con người. Nhưng chúng
ta không biết những ǵ nằm đằng trước
mặt. Đây cũng là mối
mâu thuẫn trong cuộc sống hạnh phúc con
người, một mặt phải cảnh giác những
nguy hiểm đe dọa đời sống, mặt khác coi
nhẹ những tệ hại. Tự do đến quá
dễ dàng khiến người ta xem đó
như chuyện đương nhiên. Có nghĩa họ
cũng có thể dễ dàng trở thành nạn nhân cho
chế độ độc tài. Chúng ta có thể t́m
thấy chỉ dấu này ở nước Áo.
Siegel: Đúng như
điều ông vừa nói. Ông nghĩ ǵ về Jorg Haiden phát
ngôn viên cho đảng tự do cánh hữu?
Popper: Thành
phần trẻ rất nhạy cảm với Haiden.
Phải nói đây là giáo dục ngu dốt. Đối với
Haiden, Hitler là nhân vật lư tưởng, muốn làm
giống như Hitler làm.
Siegel: Ông ta không
nói như thế.
Popper: Ông ta nói
đủ để nghe, và nói cho những người
muốn nghe mà thôi.
Siegel: Trong 60
năm Đức quốc đă trải qua hai hệ thống
toàn trị, bây giờ Đức quốc phải trực
diện vấn đề thống nhất với một
phần đất nước đóng cửa không luật
pháp. Làm thế nào để đo lường tội ác
chính trị? Chúng ta có thể xét xử theo tiêu chuẩn
đạo đức Tây phương được không?
Popper: Chúng ta có
thể xét xử về mặt đạo đức thành
phần lănh đạo Đông Đức, những người
thực sự có trách nhiệm. Tôi nghĩ dự tính
đưa Honecker ra ṭa án là việc rất quan trọng.
Siegel: Ông có ư
muốn nói không chấp nhận việc lên án công khai trong
quy mô lớn mà chỉ đưa ra ṭa một số nhân
vật nào đó mà thôi?
Popper: Đây là
vấn đề rất quan trọng, cố làm sao thu
nhỏ việc trả thù căm phẫn đến
những kẻ phạm tội dưới chế
độ GDR.
Siegel: Tức là
không cố chấp.
Popper: Không cố
chấp. Ṭa án phải hành sử hết sức thận
trọng. Phiên ṭa chỉ nên dành riêng cho tội phạm
thuộc thành phần lănh dạo trước đây,
tối đa vào khoảng 100 hay 150 người cần
diễn ra trong không khí đơn giản, không nên đi quá
xa. Nó sẽ trở nên ti tiện, gây chia rẽ mà thôi.
Siegel: Ngoài ra ông
muốn giữ lại những người cộng tác
với chế độ trước kia, v́ họ chẳng
phải anh hùng ǵ, trong xă hội toàn trị họ phải
hành sử những ǵ xă hội đ̣i hỏi để có
một cuộc sống b́nh thường phải không?
Popper: Đúng như
thế. Quá đúng không nên đối với những
người hợp tác chế độ cũ. Tất
cả đều sống trong lo sợ. Đó là phương
pháp khủng bố làm mọi người sợ hăi.
Nhưng tới mức nào đó nó chuyển thành chủ
nghĩa anh hùng xâm nhập vào con người- đến cái
mức con người bị ép buộc phải phạm vào
tội ác. Khi đó họ phải lựa chọn
thành anh hùng hay đối kháng lại.
Siegel: Francis
Fukuyama, triết gia tân bảo thủ đang
được ăn khách ở Hoa-Kỳ hiện nay, cho
rằng chấm dứt mâu thuẫn ư thức hệ cùng
với việc mở rộng tự do dân chủ toàn
cầu đă đang đưa đến chấm dứt
lịch sử. Ông ta đưa đến kết luận
cuộc chiến thắng dân chủ được
hiểu đó là sự tiến hóa ư thức
hệ loài người.
Popper: Đây là
mệnh đề tầm phào. Không có ǵ là phép lạ trong
triết học. Marx cũng đă từng tuyên bố Cách
mạng xă hội chấm dứt lịch sử đă
gần kề, bởi v́ lịch sử chỉ là lịch
sử của đấu tranh giai cấp.
Siegel: Ngoài Fukuyama
ra, có thể thấy vài người mà ông không ưa cho
lắm, trong số đó có Hegel với lập luận
quá tŕnh lịch sử như một loạt những
chuỗi mâu thuẫn và cuối cùng tiến đến
mục tiêu cuối cùng thực hiện tự do trên trái
đất.
Popper: Chắc
chắn Hegel phải đồng ư với tôi, v́ Hegel đă
nh́n lịch sử như lịch sử sức mạnh,
phần lớn lịch sử nó là như thế. Những
sách viết về lịch sử của chúng ta không bao
giờ lấy sự phát triển nhân đạo tính làm
chủ dề, mà luôn luôn chỉ viết về lịch
sử của sức mạnh.
Đương nhiên chúng ta cần
phải chấm dứt lịch sử- theo nghĩa là
chấm dứt lịch sử về sức mạnh. Quan
niệm này trở thành rất cần thiết v́ sự
hiện hữu vũ khí hạch nhân. Trước kia nó
thuộc về vấn đề đạo đức, bây
giờ thế giới quá nhiều loại vũ khí này, nó
trở thành vấn đề sinh tồn cho loài
người.
Siegel: Nếu tôi
không nhầm, trước sự kiện Hiroshima xảy ra,
ông đă viết rằng con người ngày nào đó
sẽ biến mất trên mặt quả địa
cầu.
Popper: Tại sao
không thể xảy ra? Có nhiều nguy cơ không
lường trước được. Ngay việc
rất hiển nhiên tất cả chúng ta phải chết. Loài người có lẽ cũng
sẽ bị diệt vong. Một ngày nào đó chúng ta có
thể sẽ bị tiêu diệt cùng với Thái Dương
Hệ. Nhưng không có ǵ cụ thể để bàn, nói, suy
nghĩ về vấn đề nó ngay bây giờ. Như
tôi đă tiên đoán rất lâu trước khi xảy
ra bệnh AIDS một vài vi khuẩn có thể quét sạch
loài người trên mặt địa cầu. Sự
kiện này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, rất
nhanh. Nhưng có lẽ nó sẽ xảy đến trong
nhiều ngàn năm sắp đến.
Spiegel: Xin
được nhắc lại. Không có luật về
tiến hóa cũng như không có lư luận về
điểm tận cùng?
Popper: Hoàn toàn
không có chuyện như vậy. Có một thực thể là
chúng ta có trách nhiệm rất lớn không nên tàn bạo,
độc ác. Thí dụ: Có điều rất đơn
giản và không thể hiểu nổi làm sao chúng ta cho phép
những trẻ em với bệnh AIDS ra đời.
Tương tự dối với giáo hội, thái độ
đầu tiên đến với sự sống: không gây
đau khổ cho người khác.
Spiegel: Thưa ông
Popper, ông cũng gần 90 tuổi và luôn luôn tự xem ḿnh là
người lạc quan xuyên suốt ḍng thời gian.
Nhưng qua buổi phỏng vấn có vài điểm bi quan
có thể ghi nhận được. Không biết ông có cái
nh́n khác nào trong giai đoạn cuối cuộc đời
không?
Popper: Tinh
thần lạc quan là một nhiệm vụ. Chúng ta cần
phải tập trung vào những việc cần phải làm
và nhũng cái chúng ta có trách nhiệm. Những ǵ tôi nói trong
buổi phỏng vấn này có nghĩa muốn anh và
người khác cần cảnh giác. Chúng ta phải sống
và thế hệ con cháu chúng ta có đời sống tốt
đẹp hơn chúng ta hiện nay- không chỉ đơn
thuần có ư nghĩa kinh tế mà thôi.
Spiegel: Thưa ông
Popper. Thành thật cám ơn ông.
Chú
thích:
(1) Trường phái kinh tế
tự do Manchester ra đời vào thế kỷ thứ 19
ở Anh Quốc, chủ trương tự do mậu
dịch không cần sự can thiệp của nhà cầm
quyền.
(2) Dantes Inferno (1265-1321)
người Y¨-Đai-Lợi là thi nhân, nhà văn nổi
tiếng thời trung cổ, có cái nh́n rất bi quan về
cuộc đời, hầu như không c̣n có hy vọng,
đứng dậy chống lại giáo hoàng Pope Bonifacio VIII.
(3) Bài viết ra đời
để tưởng niệm một triết gia lớn
thế kỷ 20, cũng như của nhân loại cống
hiến tư tưởng lớn trong việc xây dựng
tự do dân chủ.