Castrism - Chủ Nghĩa Castro Đang Hấp Hối
Carlos Alberto Montaner *, Lê Diễn Đức
chuyển ngữ, Báo Đàn Chim Việt, Ba Lan
- Một chế độ đang bị cô
lập hệt như Nam Phi với chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc trước đây.
- Không thể ngăn ngừa được
một cuộc khủng hoảng kinh tế, đạo
đức của giới cầm quyền bị băng
hoại, chế độ mất hiệu lực chính
trị và vị trí lịch sử cùng với nền độc
tài, một trung tâm quyền lực mà trước những
biến động đă trở nên mất trí , hội
thành một kẻ già nua khó chịu và nói lắp, sẽ mù
quáng đưa đất nước xuống vực
thẳm.
Fiedel Castro đang có một kẻ thù
mới mà ông ta đă kinh miệt gọi là “bè lũ” – Bè
lũ đó là Âu châu. Là 25 quốc gia: Tây Ban Nha, Italia, Anh,
Pháp, Đức và những thành viên c̣n lại trong 15
nước thuộc Liên Hiệp Âu châu (EU) và 10 quốc gia
khác đang đứng đợi trên bậc cửa.
Đứng đầu là thủ tướng Tây Ban Nha Jose
Maria Aznar, nhưng ông hay ai đi nữa trong cái đám c̣n
lại của bè lũ chỉ là con tốt trong bàn cờ và
nô lệ của Washing ton.
Nhà tư lệnh này đă dối trá.
Châu Âu đă thay đổi quan điểm nhận xét t́nh
h́nh Cuba, không hề bị một áp lực nào của Nhà
Trắng, mà bằng chính kiến của riêng ḿnh: Castro là
một bạo chúa hết thời đang ngoan cố
giữ một chế độ vô nghĩa. Tên bạo chúa,
mà đă vứt bỏ hết mọi thiện chí của
Lục địa Cũ. Những lời khuyên của các
nhà kinh tế xă hội chủ nghĩa, những khoản
tiền vay dễ dàng dành cho Habana, hay thậm chí cả
chỉ trích của Nghị Viện Âu châu về việc
Mỹ cấm vận kinh tế, đă chẳng dược
xem ra ǵ. Catsro không hề nhích đi một milimét nào từ
căn hầm cố thủ
thời Stalin, trong đó đang giam hăm đầy
chật các nhà dân chủ và “bức tường mất mát”
không bao giờ ngưng hoạt động.
Một điều đối nghịch
đă xảy ra. Hoa Kỳ
đi gần với lập trường của châu
Âu mà lần đầu tiên được đưa ra
bởi Tây Ban Nha vào năm 1996. Càng ngày chúng ta càng có sự
đồng thuận to lớn hơn của các nước
dân chủ đối với chế độ độc
tài cuối cùng ở phía Tây bán cầu. Và không chỉ có các nước dân chủ phát
triển. Cách đây không lâu nghị viện Mỹ
–Latinh căn cứ trên
đề nghị của dân biểu Uruguay Jaine Trobo đă
lên án việc vi phạm nhân quyền tại Cuba và việc
kết án cũng như đối xử tàn nhẫn
với tù nhân lương tâm.
Felipe Gonzalez (cựu thủ tướng Tây
Ban Nha) đă nói với Adres Oppeheimer của báo “Miami Herald” :
- Castro là một h́nh ảnh
đáng thương tựa như một con người
kiệt sức và rời xa thực tế trong những
năm dài của chính phủ tướng Franco. Ông ta không
hiểu rằng ông chỉ là một kẻ lỗi thời,
thánh cốt của chiến tranh lạnh dựa trên sự
trấn áp, bất lực và sợ hăi. Chế độ của ông ta thiếu hẳn
một hiệu lực rộng lớn và chỗ dựa pháp
chế mà nhờ đó có thể kéo dài khi ông ta chết.
Đối với những người
trí thức nhất của giới cầm quyền – Carlosa
Lage, Ricardo Alarcona, Remireza de Estenos thậm chí vị
tướng đầy quyền lựa như Abelando Colome
Ibary – phong cách bệnh hoạn của Fidel thật bất
tiện- thái độ hung bạo với chính người
dân cùng với sự nổi giận và thiếu bản
lĩnh kiềm chế những xúc động cá nhân đe
dọa tính liên tục của chế độ. Ông ta
gọi Âu châu là “bè lũ” và bắt người cầm
đầu chính phủ và nhân dân diễu hành với
những biểu ngữ so sánh Aznar với Hitler, c̣n Berlusconi
(thủ tướng Italia-ND) với Mussolini, đến
mức cả những người tham gia cũng phải
ph́ cười. Những điều này không phải
ngoại lệ. Trước đó ông ta đă thóa mạ các
vị tổng thống Fox của Mexico, Batlle của Uruguay,
Toledo cua Pêru, Lagosa của Chilê. Menem hay thậm chí Dubalde
của Argentyna bị ông ta gọi là “những tên liếm
giày”.
Chế độ đang bị cô lập hệt như Nam Phi với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trước đây. Một bước tiến trong việc này là đ̣i hỏi những nhà đầu tư xác nhận quyền được b́nh đẳng đối xử giữa người Cuba và người nước ngoài. Trong trường hợp ngược lại họ phải cuốn gói làm ăn. Thật không thể nào tưởng tượng nổi một điều rằng người Cuba – giống như dân da đen của chủ nghĩa Apathai – không được ở trong khách sạn có người nước ngoài hoặc không được quyền tư hữu. Không thể nào chấp nhận được lệnh cấm (công nhân – ND) băi công hoặc nếu ai có hành động như vậy sẽ bị cúp 95% lương.
Chúng ta đang xem hồ sơ chủ nghĩa
Castro. Tất cả những ǵ đưa đếùn thay
đổi đều đă hội đủ: không thể
ngăn ngừa được một cuộc khủng
hoảng kinh tế, đạo đức của giới
cầm quyền bị băng hoại, chế độ
mất hiệu lực chính trị và vị trí lịch
sử cùng với nền độc tài, một trung tâm
quyền lực mà trước những biến
động đă trở nên mất trí và hội thành một
kẻ già nua khó chịu và nói lắp, sẽ mù quáng
đưa đất nước xuống vực thẳm.
Làm sao để quay ngược
được gáy quyển sách để bắt
đầu mở sang trang đi đến dân chủ?
Một điều rơ ràng – cái chết của Castro hoặc
phải làm suy yếu hệ thần kinh đầu năo
để tiến tới việc thực hiện loại
bỏ ông ta ra khỏi chính quyền một cách êm ái. Tôi tin
rằng nhiều vị bộ trưởng, nhiều
vị tướng đă nghĩ đến việc này khi
họ phải đi dưới nắng thiêu đốt
của Habana và bị bắt gào lên phỉ báng “bè lũ” (Âu
châu –ND). Những ư nghĩ ấy đă thể hiện trên
khuôn mặt họ trước cái tṛ hề ngu ngốc.
Khẩu hiệu cuối cùng có thể sẽ là: “Theo
phương Tây hay là chết!” **
----------------------------------------------------------
* )Tác giả là một nhà
xă hội và chính trị học Cuba tị nạn cộng
sản.
**) Những câu nói
đầu lưỡi của Phidel: Tổ quốc hay là
chết; Xă hội chủ nghĩa hay là chết; v.v.
Lê Diễn Đức chuyển ngữ
từ Nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza 16/06/2003.