Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Câu chuyện của Đàn Chim Việt

Hoàng Khởi Phong

Nhật Báo Người Việt, California, 23-7-2003

LTS: Trong thời gian gần đây, trên hệ thống Internet toàn cầu người ta hay bắt gặp các bài viết và những bản tin liên quan tới tạp chí Đàn Chim Việt, một cơ quan ngôn luận phát xuất từ Ba Lan, và có thể coi như tiếng nói đối lập duy nhất ở Đông Âu đối với nhà cầm quyền Hà Nội. Sự khác biệt giữa tạp chí Đàn Chim Việt và những tờ báo xuất bản ở Mỹ là xuất xứ của những người làm báo. Nếu như chúng ta, những người làm báo ở Mỹ xuất thân từ miền Nam, th́ những người chủ trương tờ Đàn Chim Việt ra đi từ miền Bắc, và có thể nói ngay là đa số những người này nếu như chịu nghe ngoan số phận của ḿnh, th́ chắc chắn khi về nước họ có một chỗ đứng khả quan trong chế độ. Thế nhưng những ǵ họ thấy ở Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi và ngay cả tại Nga sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ tại những nước này, đă khiến cho những người chủ trương Đàn Chim Việt sẵn sàng đối đầu với chế độ, bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Và cũng chính v́ vậy mà tờ Đàn Chim Việt đă bị đại sứ quán của Hà Nội tại Tiệp t́m mọi cách để ngăn chặn việc phổ biến tờ báo này tại Praha, một trong những nơi tập trung đông đảo người Việt nhất tại Đông Âu. Qua hệ thống E Conference, dưới đây là cuộc nói truyện giữa nhà văn Hoàng Khởi Phong với anh Cao Ngọc Quỳnh, người sáng lập, cùng với các anh Lê Diễn Đức, Trần Ngọc Thành và Nguyễn Thanh Sơn, là những nhân vật đứng mũi chịu sào cho tạp chí này từ những ngày đầu.

Hoàng Khởi Phong: Thưa anh Quỳnh, cách đây 5 năm khi tờ Dàn Chim Việt vừa mới ra ḷ chúng ta đă có một cuộc gặp gỡ khi anh qua Mỹ. Xin đi thẳng vào vấn dề chính, v́ lư do ǵ anh rút ra khỏi chức vụ chủ nhiệm tờ Đàn Chim Việt. Có phải v́ những thủ đoạn trù dập của nhà cầm quyền Hà Nội đối với bản thân anh và gia đ́nh?

Cao Ngọc Quỳnh: Không phải, nếu v́ những lư do đó th́ đă không có tờ Đàn Chim Việt ra đời. Tôi nhớ trong lần gặp gỡ đầu tôi có nói thoạt kỳ thủy tờ báo này chỉ là một lá thư ngỏ, được photocopy làm nhiều bản, phổ biến rộng răi tại các cửa hàng của người Việt tại Warsaw. Sự góp mặt của tờ báo chẳng qua chỉ là một phản ứng của cá nhân tôi, trước những việc làm không thể chấp nhận của môt số người mang danh trí thức, bỏ quê hương sang Ba Lan kiếm tiền mà vẫn xu nịnh ṭa đại sứ, sống thiếu nhân cách, ngậm miệng ăn tiền. Phản ứng quá đà của đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan với ĐCV đă khiến cho tôi làm tới, do đó chỉ sau ba số báo lem nhem về h́nh thức, nội dung nghèo nàn, nhưng rơ rệt về đường lối độc lập đă thu hút được một số anh em khác c̣n dầy nhiệt huyết. Dần dà tờ báo được cải tổ cả nội dung lẫn h́nh thức. Ban đầu, nó chẳng khác ǵ những tờ truyền đơn bỏ lửng tại những nơi công cộng, nào ngờ có khá nhiều người đọc. Đến khi có sự tiếp tay của nhiều anh em khác, đột nhiên ĐCV trở thành một tờ báo chuyên nghiệp hồi nào không hay, và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của độc giả. Tôi trở lại vấn đề chính, tôi rút ra khỏi chức vụ chủ nhiệm chỉ v́ tôi không phải là người sinh ra để làm báo, mà được đào tạo để dậy học. Những ǵ đă xẩy ra ở Đông Âu đă khiến cho tôi không muốn trở về nước nữa, và rồi sau vài số báo Đàn Chim Việt ra đời th́ tôi tự hiểu là đường về Việt Nam muôn trùng xa cách. Họ đă không cấp thị thực cho tôi khi tôi muốn về thăm mẹ già. V́ Ba Lan tiến khá nhanh trên lănh vực dân chủ, họ chưa thể với dài cánh tay sang tận Ba Lan, cho nên tạm thời họ c̣n để cho tôi được yên. Giờ đây Đàn Chim Việt đă bắt đầu có đủ cao độ để b́nh phi, tờ báo phải được điều hành bởi những người thật sự có khả năng làm báo, để nó có thể sống lâu, duy tŕ được tiếng nói đối lập của người Việt ra đi từ miền Bắc.

HKP: Anh hoàn toàn phủi tay sau khi rút khỏi chức vụ chủ nhiệm của Đàn Chim Việt?

CNQ: Giả dụ Đàn Chim Việt là một đứa trẻ, giờ này mới chập chững biết đi, th́ không một người nào đă khai sinh ra nó lại hoàn toàn quay lưng lại. Tôi cũng vậy, cách đây hai năm v́ sinh kế đă có dạo tôi cư trú ở Pháp cả năm, giờ đây tôi đang tạm trú ở Mỹ, cho dù tôi có là người làm báo chuyên nghiệp tôi cũng không có đủ ba đầu sáu tay để mà ở một nơi cách xa tờ báo hàng vạn dặm, mà vẫn có thể quán xuyến tờ báo. Nhưng chúng ta đang ở vào thời đại điện toán, với kỹ thuật hiện đại tôi vẫn có thể đóng góp một phần khả năng suy nghĩ, đôi khi cả tài chính để tờ báo càng ngày càng tốt đẹp hơn.

HKP: Hiện giờ ai thay anh làm chủ nhiệm của Đàn Chim Việt. Anh có thể cho biết một cách tổng quát về sự thay đổi chức vụ này có ảnh hưởng ǵ đến đường lối của Đàn Chim Việt hay không?

CNQ: Tôi xin cải chính một danh từ, v́ chúng tôi xuất thân tại miền Bắc, chức vụ chủ nhiệm của các báo xuất bản ở Mỹ được chúng tôi gọi bằng Tổng Biên Tập. Dường như chúng ta đang tṛ chuyện dưới h́nh thức E Conference, người thay thế tôi là anh Lê Diễn Đức đang lắng nghe chúng ta nói chuyện. Anh có thể hỏi thẳng anh Đức về quá tŕnh hoạt động cũng như về sự thay đổi nhân sự của Đàn Chim Việt. Trước khi nhường lời cho anh Đức, tôi chỉ muốn đoan chắc với anh một điều là Đàn Chim Việt đă nhắm hướng bay thật kỹ, và chắc chắn nó không thể bay chệch đường bay Độc Lập, bởi v́ nếu nó bay lạc hướng th́ chẳng có ma nào thèm đọc.

HKP: Chào anh Lê Diễn Đức, hôm gặp anh trong Đại Hội Truyền Thông Hải Ngoại chúng ta không có thời giờ tṛ chuyện nhiều. Nhân đây xin anh cho độc giả của Người Việt biết một chút tiểu sử của anh.

Lê Diễn Đức: Tôi sinh năm 1952 tại Nghệ An, nhưng quê cha đất tổ là Hưng Yên, làng tôi chỉ cách Hà Nội mười mấy cây số. Tôi là một học sinh giỏi Toán, được tuyển chọn vào học tại trường Toán đặc biệt ở Nghệ An, và được đi du học tại Ba Lan từ năm 1969, tại trường đại học tổng hợp Wroclaw. Thời đó du học sinh chúng tôi bị cấm đoán đủ thứ, cấm để tóc dài, cấm mặc quần jean, cấm xem phim của tư bản, cấm đi làm lao động kiếm thêm tiền, cấm yêu... Năm 1973 tôi bị ṭa đại sứ kỷ luật, trục xuất về nước chỉ v́ tội yêu một nữ sinh viên Ba Lan. Và chỉ v́ cái tội này mà ngay khi về tới Hà Nội, tôi bị Bộ Công An bắt giam tại Thanh Liệt Hà Đông, rồi Hỏa Ḷ những 18 tháng trời . Năm 1975 tôi được phóng thích, kế đó nhờ quen biết nên được vào làm việc tại một cơ quan nghiên cứu. Năm 1981 tôi được cử làm phiên dịch cho đại diện hàng hải, sau đó là ṭa lănh sự của Ba Lan tại Sài G̣n. Năm 1989 nhân một chuyến được cử đi công tác với lănh sự Ba Lan qua Warsaw để giúp các công ty Việt Nam có hàng xuất khẩu triển lăm, tôi quyết định không quay trở lại Việt Nam, v́ đúng lúc đó cả Đông Âu đang là những ḷ thuốc súng bùng nổ. Khối Xă Hội Chủ Nghĩa hệt như một tảng băng trôi bị tan dưới ảnh hưởng của tự do dân chủ như sức nóng của ánh mặt trời. Đó là một cơ hội ngàn năm một thưở, tôi ở lại để chứng kiến tận mắt những thay đổi của Đông Âu, để mơ những thay đổi này có ngày lan đến Việt Nam. Chính v́ sự mơ ước ấy tôi dấn thân vào làm báo, và dồn hết nhiệt t́nh, năng lực c̣n lại cho Đàn Chim Việt, diễn đàn tự do ngôn luận duy nhất c̣n sót lại tại Nga và Đông Âu.

HKP: Trong vị trí tổng biên tập của Đàn Chim Việt, anh có ước mong ǵ?

LDĐ: Xuất thân từ nước VN xă hội chủ nghĩa th́ ai nấy đều có tới một triệu ước mơ, nhưng nếu chỉ ước mơ suông th́ tôi không thích. Tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy cho những ước mơ của mọi người được hiện thực, mà tôi nghĩ là ước mơ của toàn thể người Việt hiện nay là tự do dân chủ. Chính nước Nga nơi khai sinh xă hội chủ nghĩa c̣n phải vứt bỏ nó, nhưng trước khi quay 180 độ, nước Nga, đặc biệt là ông Gorbachev đă cực kỳ khôn ngoan khi bật đèn xanh cho khối Đông Âu thay đổi trước, rồi mới tới nước Nga để tránh những khủng hoảng không có ǵ cứu văn nổi. Tôi không hiểu v́ đâu mà Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba c̣n khư khư ôm lấy một chủ nghĩa mà từ khi ra đời cho đến khi bế mạc, trải hơn 70 năm đă làm kiệt lực mấy chục quốc gia, đă làm tổn haị mấy chục triệu sinh linh của nhiều dân tộc.

HKP: Theo anh công tác hàng đầu của Đàn Chim Việt hiện nay là ǵ?

LDĐ: Hiện nay giữa người Việt tị nạn tại các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là tại Mỹ và người Việt tại Đông Âu có một khoảng cách bị chi phối bởi hoàn cảnh sống hoàn toàn khác nhau. Hơn thế nữa tuy cùng là nạn nhân của một chế độ đă lỗi thời, phi nhân bản, song cái quá khứ trước 75 và sau đó là sự đàn áp của Hà Nội đối với những sĩ quan, viên chức của VNCH khiến hàng triệu người đă phải bỏ đất nước ra đi đă làm cho đôi bên chưa hoàn toàn "cảm thông" với nhau. Thí dụ ngay chỗ này đây, nếu tôi dùng chữ "nhất trí" với nhau, là lập tức sẽ có nhiều người ở Mỹ đă định đưa tay ra bắt tay tôi có thể sẽ rụt về. Cho nên chúng tôi luôn t́m hiểu và cố gắng dùng những chữ nào khiến cho những người Việt đang vận động cho tự do và dân chủ ở Đông Âu và người Việt chống Cộng tại Mỹ, cả hai bên càng ngày càng xích lại gần nhau trên cơ sở tương kính, tôn trọng ư kiến của từng cá nhân trước một vấn đề cần tranh luận. Nói một cách giản dị là Đàn Chim Việt t́nh nguyện làm một cây cầu kết nối, chia xẻ tâm tư, t́nh cảm và trao đổi thông tin giữa người Việt ở Đông Âu và người Việt tị nạn Cộng Sản ở Tây Phương. Ít nhất nếu chúng ta chưa đủ ḷng tin tuyệt đối để nắm tay nhau đi trên cùng một con đường, th́ điều thiết yếu là chúng ta không thể trở thành đối nghịch, v́ một mục đích và mơ ước chung là tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam.

HKP: Theo anh v́ lư do ǵ đại sứ quán Việt Nam tại Tiệp lại t́m mọi biện pháp ngăn chặn Đàn Chim Việt được bầy bán tại các tiệm Việt Nam ở Praha.

LDĐ: Một phần là do sự phát triển quá nhanh của tờ báo, đă ảnh hưởng phần nào đến nếp suy nghĩ của người Việt tại Đông Âu. Phần nữa là do Đàn Chim Việt là tờ báo duy nhất ở Đông Âu đă tham dự Đại Hội Truyền Thông Hải Ngoại cách đây mấy tháng. Nghĩ cho cùng th́ việc tham dự đại hội truyền thông của ba anh em chúng tôi chỉ là một giọt nước cuối cùng làm tràn cái ly đă đầy.

HKP: Nếu như anh định làm một chiếc cầu thông cảm bắc qua hai đại lục, th́ việc đầu tiên phải làm là phát hành tờ Đàn Chim Việt rộng răi ra khỏi Đông Âu, đặc biệt là tại Mỹ?

LDĐ: Về câu hỏi này tôi xin chuyển cho anh Trần Ngọc Thành, người đă từng ngủ tại nhà anh một đêm trong kỳ qua Mỹ tham dự đại hội truyền thông vừa rồi. Tôi tin là anh Thành cũng đang lắng nghe những ǵ anh trao đổi với anh Cao Ngọc Quỳnh và tôi.

HKP: Xin chào anh Trần Ngọc Thành, tác giả bài viết "Đất nước này đâu phải của riêng các anh", mà chúng tôi đă đăng lại trên Trang Diễn Đàn của báo Người Việt. Anh có thể cho độc giả Người Việt biết qua một chút tiểu sử của anh, và nếu nói theo ngôn ngữ của người Việt trong nước th́ "yêu cầu" anh thành khẩn khai báo cái "lư lịch trích ngang" của anh.

Trần Ngọc Thành: Cái lư lịch trích ngang của tôi nó cũng "ngang" lắm. Năm nay tôi 55 tuổi, tốt nghiệp đại học ở Ba Lan năm 1973. Trong thời gian theo học ở đây, tôi được thở cái không khí của cuộc nổi dậy ở Ba Lan vào năm 1968, và được biết về Mùa Xuân Praha 1969. Hai vụ biến động này quả là hai quả trùy đánh vào thái dương tôi. Kế đó năm 1970 là cuộc tổng đ́nh công của công nhân vùng biển Ba Lan bị chính quyền đàn áp khốc liệt... Tôi về nước với những câu hỏi lớn trong đầu. Do những câu hỏi cứ lởn vởn măi ở trong đầu suốt 17 năm làm việc tại Cục Đường Biển, cảng Nghệ Tĩnh, khiến cho tôi như người lơ mơ ngủ, kể cả lơ mơ trong lúc được kết nạp vào đảng, giữ một vài chức vụ trong đảng, chính quyền. Nhưng càng ngày càng bất đồng chính kiến, và càng phải đối đầu với những đấu tranh nội bộ. Sau chót tôi hiểu rơ không thể nào thay đổi được những ǵ đă quá cũ kỹ, những đầu óc đă hóa thạch... Năm 1989 tôi xin đi nghiên cứu sinh tại Ba Lan, đúng vào lúc khối XHCN sụp đổ. Từ Ba Lan tôi bay qua Praha, Budapest, rồi sau đó c̣n leo qua bức tường Bá Linh để thấy tận mắt những ǵ đang xẩy ra tại các quốc gia này. Về tới Ba Lan tôi không c̣n lơ mơ như 17 năm trước. Tôi viết rất nhiều kiến nghị phân tích t́nh h́nh các nước Đông Âu, đề nghị Việt Nam sửa đổi.... Những kiến nghị của tôi rút cục chỉ là đấm vào bị bông. Tôi quyết định trả thẻ đảng, ở lại Ba Lan để rồi khi tờ Đàn Chim Việt vừa mới ra đời, tôi đă tung cánh chim bay về họp đàn với các bạn khác.

HKP: Trong cương vị của người phụ trách phát triển tờ báo, anh có những dự định ǵ?

TNT: Theo cách nh́n của tôi th́ Đàn Chim Việt đáp ứng đúng với nhu cầu độc giả ở Đông Âu, nhưng với độc giả tại các nước Tây Phương như Mỹ, Úc, Canada... th́ có lẽ chúng tôi c̣n phải t́m hiểu một thời gian. Hơn thế nữa trong kỳ tham dự Đại Hội Truyền Thông, tôi đứng trước một rừng báo Việt ngữ. Tất nhiên trong đó có những tờ báo hay, và cả những tờ báo dở. Chuyện hay dở th́ khoan hăy bàn, nhưng điều tôi nh́n thấy trước tiên là Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Phát Biểu được tôn trọng tuyệt đối. Từ điểm nhỏ nhặt này, tôi nh́n ra xa hơn để thấy rằng một quốc gia muốn có tiến bộ, muốn có phát triển th́ người dân phải có những quyền tự do căn bản nhất. Thế rồi tôi nh́n ngược lại nước Việt của tôi, để thấy rằng nước Việt của tôi cái ǵ cũng có, nhưng chỉ có cái vỏ ngoài mà thôi, c̣n bên trong trống rỗng. Theo tôi Đàn Chim Việt, có hai địa bàn phải phát triển. Thật ra hai nhưng mà một là cải thiện tờ báo làm sao cho vừa với khẩu vị của người Việt ở Đông Âu cũng như ở Mỹ. Như anh Lê Diễn Đức đă tŕnh bầy, chắc chắn chúng tôi phải mở đường sang Mỹ, th́ mới có hy vọng lập một đầu cầu để từ đó mới có thể tiếp cận, bắt tay và làm một vài việc chung. Thế mà tại Mỹ đă có vài trăm tờ báo, tôi tự hỏi phải làm sao chen chân cho lọt trong một thị trường quá đa dạng và quá phức tạp. Hiện giờ con số độc giả dài hạn của ĐCV ở Mỹ chưa có bao nhiêu, thế nhưng chúng tôi tự ấn định cho chúng tôi trong ṿng ba năm nữa chúng tôi phải có một ấn bản tại Mỹ. Nghĩa là sẽ được in ấn tại Mỹ để phát hành tại Mỹ và Canada. Ngoài ra trong thời đại điện toán chạy vù vù như thế này, mà mỗi tháng chỉ bắn được có một phát đạn th́ tôi thấy quá chậm. Chúng tôi đang dồn sức để có thể nâng Đàn Chim Việt lên thành bán nguyệt san.

HKP: Anh có quá lạc quan khi bắt người đọc phải mua với một giá khá đắt, trong khi người Việt ở Mỹ chỉ quen đọc báo "biếu"? Ở Mỹ có vài tờ báo bán chuyên về văn học, những tờ báo này đều đă hiện diện trên mười năm, nhưng rút cuộc mỗi tờ chỉ có bốn năm trăm độc giả dài hạn và may lắm là ḥa vốn.

TNT: Sau khi tham gia đại hội truyền thông, và nh́n thấy phần lớn các tờ báo ở Mỹ, chúng tôi tin là chúng tôi không lạc quan. Trước tiên ĐCV không bao giờ là một tờ báo quá nặng về văn học, nó cũng không phải là một tờ báo quá khô khan về chính trị. So với các tờ báo lâu đời ở Mỹ chúng tôi có quá nhiều nhược điểm, vừa sinh sau đẻ muộn, vừa không phải là đất của ḿnh. Nhưng bù lại chúng tôi có một ưu điểm là cái thế của những người chủ trương ĐCV. Tôi muốn nói tới chúng tôi không có chỗ để lùi, ở vào cái thế bắt buộc phải xốc tới. Bản thân chúng tôi không một ai sống v́ tờ báo, ai cũng có một nghề để sinh nhai, và có thể chúng tôi đă cung ứng một món ăn vừa miệng nhiều thành phần độc giả.

HKP: Sau cùng tôi xin được tiếp chuyện với anh Nguyễn Thanh Sơn, người hiện đang chăm sóc cho bộ mặt của Đàn Chim Việt. Xin chào anh Sơn, anh có thể cho biết qua về đời tư của anh? Nguyễn Thanh Sơn: Chào anh

HKP. Cái lư lịch trích ngang của em cũng không ngay hàng thẳng lối ǵ. Có điều em c̣n khá trẻ. Là dân Hà Nội chính hiệu, nhưng năm 75 em mới có hai tuổi chứ mấy, nên không đủ tiêu chuẩn để được làm du học sinh như các anh Quỳnh, Đức và Thành. Giữa thập niên 80, bố em được đi hợp tác lao động ở Nga, là đội trưởng tại một thành phố thuộc Ucraina. Sau khi học hết cấp Ba, em cùng mẹ sang thăm bố. Việc em có mặt tại Ba Lan cũng là một chuyện hết sức t́nh cờ. Năm 1991 nhân có một người bạn sang Ba Lan làm ăn, bố mẹ em liền gởi gấm chú "cho cháu nó sang đó chơi vài tháng". Rồi em quyết định ở lại luôn. Giờ nghĩ lại không rơ v́ lư do ǵ mà ḿnh đă quyết định như vậy. Và sự xuất hiện của ĐCV, như cá gặp nước, em tham gia luôn. Em hiện đang trông coi phần kỹ thuật cho tờ báo.

HKP: Sơn có đi học ǵ về điện toán không mà ĐCV mỗi số báo là một tiến bộ thấy rơ ít nhất là trên phương diện h́nh thức. Dưới nhăn quan của độc giả tôi thấy ĐCV cách đây một năm và bây giờ khác nhau như cả chục năm.

NTS: Tuy không được đi học ở trường, nhưng ở đây đâu có ai cấm em học hỏi nơi các bạn, ở sách báo. Ban đầu em cũng hăi lắm, nhưng rồi nghề dậy nghề, cứ mầy ṃ măi th́ cũng có lúc phải khá. Vả lại nghề nào cũng vậy, cũng có một số nguyên tắc chính khi ḿnh đă nắm vững những nguyên tắc căn bản rồi th́ trăm hay không bằng tay quen anh ạ. Ngoài ra những thay đổi có chiều hướng tiến bộ mà ḿnh đạt được chính là tinh thần trách nhiệm và ḷng yêu nghề, yêu đến quên ăn quên ngủ. Điều này có lẽ các bạn trẻ cùng lănh vực sẽ rất chia sẻ với em. Công việc chính của em bây giời cũng không ngoài lănh vực này, như thiết kế quảng cáo, lắp đặt máy vi tính. Ngoài ra em cũng quản lư một cơ sở internet.

HKP: Ngoài Sơn ra c̣n ai lo về phần kỹ thuật cho ĐCV không?

NTS: Mặc dù mỗi tháng chỉ có một số báo, nhưng công việc nhiều vô kể. Đặc biệt là bẩy tháng vừa qua, khi mà tờ báo quyết định cải tiến về mọi mặt. Với 72 trang mà trong đó 1/3 là trang mầu. Chưa kể là trong tương lai, ĐCV có tham vọng tiến lên bán nguyệt san, việc kiếm người cùng phụ trách là điều phải xẩy ra. Hơn thế nữa, anh em đang định nh́n tờ Times và tờ Newsweek để làm cái đích noi theo. Chỉ mới nghe các anh ấy bàn định mà em đă thấy bở hơi tai. Em sẽ cố hết sức để cho tờ báo đến tay người đọc và không một ai trong ban biên tập phải hổ thẹn v́ nó. Điều này chắc chắn em sẽ đạt được.

HKP: Xin thành thật cám ơn các anh Cao Ngọc Quỳnh, Lê Diễn Đức, Trần Ngọc Thành và Nguyễn Thanh Sơn. Thay mặt cho một số anh em của Ban Biên Tập Nhật Báo Người Việt, chúng tôi xin chân thành chúc Đàn Chim Việt thành tựu được những ước mơ chung đối với độc giả, cũng như của chính ban biên tập ĐCV. Riêng phần tôi, xin chúc các anh dồi dào sức khỏe, đầy đủ nghị lực để đi trọn vẹn con đường thiên lư mà các anh đă chọn. Xin hẹn gặp các anh trong một ngày rất gần. Tới chừng đó chúng ta trực tiếp trao đổi với nhau, chứ không phải qua hệ thống E Conference đầy phiền nhiễu như buổi nói chuyện hôm nay.