LM PHÊRÔ NGUYỄN HỮU GIẢI & LM PHÊRÔ PHAN VĂN
LỢI
Huế ngày
10-9-2003
NHẬN
ĐỊNH CHUNG
So với các
văn kiện về tôn giáo trước đây, Pháp
lệnh (dự thảo 19) của Đảng Cộng
sản VN mở đầu rất là mị dân : "Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc…" . Pháp lệnh đă phơi bày
thói giả nhân giả nghĩa thường bị dân gian
mai mỉa : "Giết không được th́ tha làm
phúc" ! Nhưng ngay lập tức, ĐCS đă
nối kết cái chân lư mà nó nay bắt buộc phải
thừa nhận này với "quá tŕnh xây dựng chủ
nghĩa xă hội ở nước ta" ! ?
Một sự kết hôn gượng ép hay một sự
kết nối phi lư giữa hai điều đối
nghịch mâu thuẫn !
Sự
đối nghịch tận căn giữa chủ nghĩa
xă hội mà Đảng chủ trương và mọi tôn
giáo chân chính đă là sự kiện quá hiển nhiên trong quá
khứ khi mà cái chủ nghĩa ấy trong lư thuyết
chỉ là những giáo điều duy vật vô thần, lên
án tôn giáo là phản động, phản tiến bộ,
tiếp tay duy tŕ và củng cố t́nh trạng bị
đàn áp, bóc lột, và tha hóa của đại đa
số dân nghèo ; c̣n trong thực hành áp dụng th́ đó
là cả một lịch sử đàn áp sắt máu kiểu
Staline nhằm xóa sạch tôn giáo ra khỏi đời
sống của người dân. Nhưng sự mâu thuẫn
trong căn bản giữa chủ nghĩa xă hội và tôn
giáo vẫn không kém hiển nhiên hiện nay, dù nó đă
được ĐCS cắt bỏ ở chỗ này, thêm
thóc ở chỗ nọ, xào nấu lại ở chỗ kia,
hay nói cho văn hoa là "hiện đại hóa",
để mang một bộ mặt có vẻ dễ chịu
và thức thời hơn. Chủ nghĩa xă hội kiểu
mới của Đảng không nhằm lên án hay xoá sổ
tôn giáo (vừa không thể thành công vừa phí sức vô ích)
nhưng nhằm quản lư, tổ chức, và lănh
đạo tôn giáo, biến tôn giáo từ những lực
lượng tinh thần có sức cải hóa và siêu thăng
phẩm giá hiện thế của con người thành
những tổ chức nếu không tích cực phục
vụ cái thể chế độc tài, toàn trị, phi nhân
và tha hóa của Đảng th́ ít ra cũng ngoan ngoăn
để yên cho Đảng duy tŕ và bành trướng cái
thể chế khốn nạn ấy. Nói cách khác cái chủ
nghĩa xă hội kiểu mới của ĐCSVN trong lư
thuyết và trong thực hành vẫn là vô thần, vẫn là
duy vật bởi v́ chỉ có quyền lực và tiền
tài của Đảng mới là những thực tại
duy nhất "hiện hữu" thực sự,
mới là những giá trị đáng có nhất và phải có
nhiều nhất. C̣n Thiên Chúa, Ơn Cứu Độ,
Phật, Niết Bàn, con người h́nh ảnh Thiên Chúa, con
người "linh ư vạn vật", vv… tất
cả đều được Đảng t́m cách tổ
chức, quản lư, và lănh đạo để hiện
hữu được bao nhiêu là tuỳ vào giá trị
hữu dụng cho quyền lực và tiền tài của
Đảng. ĐCS để cho tôn giáo tồn tại
bằng cách trói buộc và cưỡng ép tôn giáo vào việc
cùng với Đảng xây dựng một thứ chủ
nghĩa xă hội mà trong đó tín đồ các tôn giáo không phụng
sự thần thánh và con người cho bằng phụng
sự chính Đảng, quyền lực và tiền tài
của Đảng, hay nói cách dễ mường
tượng hơn, phụng sự cái trung ương
gồm 150 uỷ viên, cái thân cụ thể và thường
xuyên của Đảng, và cái bộ chính trị gồm 15
uỷ viên, đầu hay bộ óc của cái thân đó.
Trở lại
với mấy lời mở đầu của dự
thảo Pháp lệnh. Ngay sau câu nói xe dây tơ hồng
đầy "phúc đức" trên, ĐCS ve vuốt
thêm : "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận
của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc". Rồi Đảng khẳng định ngay
mục tiêu của Pháp lệnh : "Nhằm tăng
cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo… phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp….".
Thông thường, người ta chỉ đặt vấn
đề đoàn kết dân tộc khi có kẻ thù :
ngoại thù xâm lấn từ ngoài biên cương hay nội
thù chia rẽ từ trong nước. Đất
nước dân tộc ta hiện nay chẳng gặp thế
lực ngoại quốc xâm lược nào (ngoại trừ
ĐCS đàn anh Trung Quốc vốn chiếm đoạt
của Tổ quốc gần 800 km2 trên đất và 10.000
km2 trên biển nhờ sự đồng lơa của
những tên lănh đạo bán nước trong ĐCSVN, và
ngoại trừ những "thế lực thù
địch" mà Đảng tự tạo ra v́ có dụng
ư hoặc do trí tưởng tượng bệnh hoạn).
Vậy chỉ c̣n những mầm mống chia rẽ
thôi ! Nhưng chia rẽ giữa toàn dân với nhau hay
chia rẽ giữa nhân dân với Đảng độc
đoán, tham nhũng, bóc lột, bất tài, bất
lương, chuyên gây hận thù và tạo chia rẽ ? Câu
trả lời đă quá rơ.
ĐCSVN đang
đứng trước một cơn khủng hoảng
quyền lực trầm trọng, v́ đồng bào các
sắc tộc và các tôn giáo một mặt dần dần
thấy Đảng lộ nguyên h́nh là một thế
lực toàn trị độc tài, cai trị nhân dân và
đất nước bằng bạo hành và dối trá,
mặt khác dần dần đứng lên gỡ bỏ cái
ách nặng nề gây cản trở cho sự phát triển
chính ḿnh và toàn thể đất nước dân tộc.
Nhưng thay v́ mời gọi sự ủng hộ của
nhân dân bằng cách trả lại cho nhân dân các quyền
tự do cơ bản, Đảng, với năo trạng
chuyên chế thâm căn, lại t́m cách dùng luật pháp
để cưỡng bức và trói buộc các lực
lượng trong nhân dân, đặc biệt các lực
lượng tinh thần là tôn giáo.
Trước
đây, những văn kiện pháp lư về tôn giáo không chi
tiết, chặt chẽ bao nhiêu, bởi lẽ quyền
lực ĐCS lúc ấy c̣n mạnh, đủ sức
biện minh cho những chỗ mơ hồ hay mâu thuẫn
trong chính sách ; vả lại kinh nghiệm đối
xử với tôn giáo chưa có nhiều. Nay Đảng
thấy quyền lực ḿnh đang bước vào giai
đoạn rệu ră, cần bang giao với nhiều
nước tự do dân chủ nên hành sự không thể
mặc sức vi pháp, vi hiến, không thể chỉ
biết dùng luật rừng của bạo lực ;
đàng khác Đảng cũng đă thâm nhập hiểu rơ
các tôn giáo mà t́m được những cách đối phó
mới có hiệu quả hơn. V́ thế mà Đảng
đang tiến hành làm Pháp lệnh (PL) và Nghị
định (NĐ) Tôn Giáo (chi tiết hóa Pháp lệnh này) mà
tính cách hệ thống, chặt chẽ, bao trùm của chúng
thật đáng sợ. Theo chúng tôi, đó là sợi xích
sắt năm ṿng nhằm siết chặt (kiểm soát,
trấn áp, hạn chế) tôn giáo hơn bao giờ hết. Năm
ṿng siết chặt này nhắm vào năm điểm căn
bản của một tổ chức tôn giáo là cương
vị, nhân sự, hoạt động, tài sản và các
mối liên lạc bên trong và bên ngoài. Chúng tôi xin phân tích và
nhận định từng điểm sau đây.
I- Siết
chặt cương vị của tôn giáo
Cương
vị tôn giáo ở đây chính là vấn đề pháp nhân.
Lần đầu tiên, các tôn giáo được pháp
luật của ĐCS coi như một pháp nhân : "Tổ
chức tôn giáo [=giáo hội, chúng tôi chú thích] là pháp nhân
đại diện cho một cộng đồng
người cùng chung một tôn giáo, có tôn chỉ, mục
đích, đường hướng hành đạo, cơ
cấu tổ chức, hiến chương, điều
lệ được Nhà nước công nhận" (PL
điều 3 khoản 1).
Ở các
nước dân chủ văn minh, các tôn giáo đă tồn
tại lâu đời trên lănh thổ được
đương nhiên công nhận, c̣n các tôn giáo mới thành
lập hay mới du nhập th́ cần phải
được nhà nước công nhận sau một số
thủ tục nào đó, thông thường là dễ dàng.
Trong thực
tế, ở Việt Nam hiện thời, ngoài Giáo hội
Công giáo có lẽ được đương nhiên coi
như pháp nhân ( ?), mới chỉ có một số tôn
giáo được công nhận tư cách pháp nhân sau
nhiều thủ tục và điều kiện (Quyết
định số 83/BT ngày 29/12/1994 cho phép thành lập Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, Quyết định số
51/QĐ-TGCP ngày 29/7/1995 công nhận tư cách pháp nhân của
Hội thánh Cao đài Tiên Thiên, Quyết định số
4039/QĐ-TGCP ngày 2/8/1996 công nhận tư cách pháp nhân
của Hội thánh Cao đài Minh Chân đạo Hậu
Giang, Quyết định số 10/QĐ-TGCP ngày 9/5/1997 công
nhận tư cách pháp nhân tổ chức Giáo hội
Đại đạo Tam kỳ phổ độ Tây Ninh...)
và gần đây nhất là Quyết định công nhận
tư cách pháp nhân của Hội thánh Tin lành Việt Nam
(miền Nam). Đang khi đó th́ Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất vốn có hàng ngàn năm và Giáo hội
Phật giáo Ḥa hảo thuần túy (của cụ Lê Quang
Liêm) được thành lập từ 1945 cũng như
một số hệ phái Tin lành bị CS đặt ra ngoài
ṿng pháp luật và bách hại dữ dội.
Nay th́ PL
điều 15 và NĐ điều 3 có đưa ra các quy
định cho những giáo hội nào đó muốn thành
lập và muốn được công nhận tư cách Pháp
nhân, nhưng các quy định ấy vô cùng nhiêu khê và mang
tính can thiệp và lũng đoạn trắng trợn. PL
đ. 15 nói : "Điều kiện để xem xét
công nhận tổ chức tôn giáo gồm :
a) Có đường hướng hành đạo gắn bó
với dân tộc, hiến chương hoặc điều
lệ phù hợp với pháp luật ;
b) Danh sách dự
kiến nhân sự lănh đạo tổ chức tôn giáo
đó được Trưởng ban Ban Tôn giáo của Chính
phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định".
NĐ đ. 3
trước hết đ̣i buộc thành lập Ban vận
động. Ban này, Nhà nước ấn định số
lượng và tư cách thành viên (k. 1), ra quyết
định thành lập, thông qua quy chế hoạt
động, ấn định các trách nhiệm (k. 2) và cho
tổ chức Đại hội thành lập. Giáo hội
dự định thành lập phải được Ban
Tôn giáo chính phủ chấp thuận nhân sự lănh
đạo, hiến chương hay điều lệ (k.
3). Rồi tổ chức cơ sở tôn giáo (tức các
đơn vị trực thuộc giáo hội) hoạt
động tại tỉnh nào th́ lại phải có phép
của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.
Cũng tại
các nước dân chủ văn minh, một khi giáo hội
xét chung được công nhận (như pháp nhân lớn),
th́ các tổ chức, đoàn thể thuộc cơ cấu
của giáo hội này (vốn có hoạt động riêng,
tài sản riêng, quan hệ riêng) liền được công
nhận theo hay dễ dàng được công nhận
tiếp (như những pháp nhân nhỏ).
Thế nhưng
ở CHXHCN Việt Nam th́ chẳng giống vậy. Thí
dụ trong Giáo hội Công giáo, các tổ chức
điều hành như hội đồng giám mục,
hội đồng linh mục, hội đồng giáo
xứ... và các tổ chức sinh hoạt như các giáo
phận, giáo xứ, các ḍng tu nam nữ, hội đoàn tông
đồ... từ lâu không đương nhiên
được có tư cách pháp nhân (giả như có xin công
nhận cũng chẳng được, mặc dù theo
điều kiện trở thành pháp nhân trong Bộ Luật
dân sự th́ tôn giáo có rất nhiều tổ chức thành
viên đủ khả năng). Mà tư cách ấy là cơ sở
nền tảng cho việc giải quyết nhiều
vấn đề, đặc biệt vấn đề hành
chánh và vấn đề tài sản Giáo hội lâu nay gặp
nhiều trắc trở, v́ chỉ tổ chức
được công nhận là pháp nhân mới có quyền
quản lư, sở hữu tài sản dưới tên pháp nhân.
Ví dụ : do giáo xứ không có tư cách pháp nhân,
nhiều linh mục chánh xứ mua nhà đất cho giáo
xứ hay đăng kư tài sản giáo xứ phải
đứng tên ḿnh, nên khi vị này qua đời, th́ con cháu
đ̣i quyền thừa kế. Ngoài rắc rối pháp lư
này, c̣n nhiều rắc rối liên quan tới các thuộc
tính của quyền sở hữu như quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt (xin xem
dưới).
Đă không công
nhận các "tổ chức cơ sở tôn giáo" này
như những pháp nhân, PL vẫn bày ra nhiều quy
định hết sức khắt khe, buộc các tổ
chức cơ sở đó phải theo nếu muốn
được phép hoạt động (như sẽ thấy
sau). Ngoài việc đặt ra cái khung pháp lư, CS c̣n qui
định luôn cá nhân phải làm ǵ, được làm ǵ
trong cái khung này. Phải chăng đây là ư đồ gây
cản trở, nô lệ hóa, công cụ hóa toàn thể tôn
giáo, toàn thể giáo hội ?
II- Siết
chặt nhân sự của tôn giáo
PL đ. 2 xác
định nhân sự của tôn giáo có 4 hạng : tín
đồ, chức việc, nhà tu hành, chức sắc.
Chẳng một ai bị bỏ sót cả ! a-
Trước hết, các tín đồ nói chung đều
phải ghi rơ tôn giáo trong Chứng minh nhân dân (đại
đa số các nước trên thế giới không có
lệ này) và đôi khi trong nhiều giấy tờ khác
nữa. Điều này đă và đang gây ra lắm sự
kỳ thị không thể chối căi. Rơ rệt nhất là
không một tín đồ của đạo nào giữ
được những chức vụ lănh đạo cao
cấp trong bộ máy Nhà nước, công an, quân đội,
học đường, công ty xí nghiệp quốc doanh... Có
nguồn tin cho rằng kể từ niên khóa 2003-2004, mọi
hiệu trưởng của mọi trường thuộc
mọi cấp đều phải là đảng viên !
Mọi tín đồ b́nh thường đúng là công dân
hạng hai, bị hạn chế ngay cả trong việc
đời của họ là xây dựng quốc gia
đất nước, đang khi Hiến pháp nói rất
ngon lành : "Mọi công dân đều b́nh
đẳng trước pháp luật" (đ. 52), "Công
dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă
hội" (đ. 53). Chính v́ thiếu những tín
đồ trong guồng máy quốc gia nên dối trá, chèn ép,
vô lương tâm, vô trách nhiệm tha hồ hoành hành trong
mọi lănh vực, khiến vô số vấn đề xă
hội nhức nhối chẳng bao giờ giải
quyết nổi. Đúng như thư các GMVN gởi
Quốc hội tháng 10-2002 : "Chân lư căn bản
trong quan hệ giữa người với người là
mọi người đều b́nh đẳng về nhân
phẩm. Chân lư này đ̣i hỏi phải gạt bỏ
mọi kỳ thị và phân biệt đối xử,
phải xóa đi những h́nh thức chuyên chế, phải
loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang
tràn lan trong mọi lănh vực của cuộc sống con
người và xă hội"
b- Chức
việc (tín đồ có tham gia công việc quản lư
của tổ chức tôn giáo, PL đ. 3 k. 5) trong Công giáo là
các thành viên hội đồng giáo xứ, hội
đồng mục vụ, thành phần lănh đạo các
hội đoàn đạo đức hay tông đồ...
Họ là những giáo dân b́nh thường, có vai vế chút
đỉnh, v́ tham gia cộng tác với hàng giáo sĩ,
với linh mục quản xứ, nhưng ngay bản thân
họ cũng đă phải được sự công
nhận của chính quyền. Đúng là một sự xen
ḿnh quá sâu của ĐCS.
Quả thế,
NĐ đ. 21 nói :
"1-
Người do tổ chức tôn giáo hoặc tín đồ
bầu ra để hoạt động tôn giáo trong phạm
vi địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương do Ban Tôn giáo Chính phủ công
nhận... trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch
UBND cấp tỉnh công nhận... trong phạm vi địa
bàn quận, huyện, thị xă, thành phố thuộc
tỉnh do Chủ tịch UBND cấp huyện công
nhận... trong phạm vi địa bàn xă, phường,
thị trấn do Chủ tịch UBND cấp xă công nhận.
2. Tổ
chức tôn giáo, tổ chức cơ sở tôn giáo có hồ
sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ gồm có : a. Văn bản đề
nghị công nhận trong đó có ghi rơ họ tên, phẩm
trật, chức vụ tôn giáo của người
được đề nghị công nhận ; b. Lư
lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xă, phường,
thị trấn nơi người đó cư trú ; c.
Văn bản tóm tắt quá tŕnh hoạt động tôn giáo
của người đó ; d. Lư do, căn cứ (biên bản
cuộc bầu...) của việc đề nghị công
nhận".
c- Về nhà tu
hành (giới tu sĩ), NĐ đ̣i buộc người
muốn đi tu trước hết phải có văn
bản gửi UBND cấp xă nơi thường trú
để thông báo việc này, trong đó ghi rơ lư do vào tu,
sự hiểu biết về tôn giáo ḿnh chọn. Rồi
phải được UBND xă xác nhận là người
gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân
đă, mới được khăn gói lên đường
(NĐ đ. 9, k. 1-2). Tại giáo phận Huế, các ứng
sinh vào đại chủng viện, ngoài hai đơn xin
nhập ĐCV gởi Đức TGM và ban giám đốc
ĐCV, c̣n phải viết đơn xin phép gởi UB Nhân
dân tỉnh và Ban Tôn giáo tỉnh, trong đó có câu :
"Tôi cam kết sẽ nỗ lực... chấp hành
luật pháp của Nhà nước, cũng như thực hiện
mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công
dân...". Rồi có tên trong danh sách nhà ḍng không đủ, tu
sĩ c̣n "vinh dự" có tên trong danh sách đăng kư
tại cơ quan Nhà nước kèm theo lư lịch tự
thuật và ảnh (NĐ đ. 6 k. 2).
Trở thành tu
sĩ, muốn hoạt động th́ "phải
được cấp giấy chứng nhận nhà tu hành
để thực hiện hoạt động chức
vụ, chức trách tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm
được phân bổ" (PL đ. 13 k. 1+2). Mà "tŕnh
tự, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận nhà tu hành... do Chính phủ quy
định" (PL đ. 30). (Thủ tục này cũng
liên hệ và đặc biệt liên hệ tới các
chức sắc, nên chúng tôi sẽ nói rơ ở dưới).
Nếu vị tu
sĩ này được bầu hay tái bầu làm bề trên
ḍng th́ chỉ được nhận chức vụ này "sau
khi danh sách dự kiến nhân sự hoặc văn bản
đề nghị phục hồi chức vụ cho
chức sắc tôn giáo của giáo hội được
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận"
(nếu ḍng có mặt nhiều tỉnh) hay
"được Chủ tịch UBND tỉnh chấp
thuận" (nếu ḍng chỉ có mặt trên một
tỉnh). Vị bề trên này muốn hoạt động
lại c̣n phải chờ "cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận bằng văn bản"
đă (PL đ. 29 k. 1-2 và NĐ đ. 8). Vậy là các bề
trên ḍng từ nay có vinh dự được nhà nước
"quan tâm" chuẩn nhận chức vụ và theo dơi
hoạt động ngang bằng với các giám mục giáo
phận đó !
Việc bổ
nhiệm, thuyên chuyển tu sĩ "trong phạm vi
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
phải được sự chấp thuận của
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
TƯ... Bổ nhiệm, thuyên chuyển ngoài phạm vi
tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ phải
được sự chấp thuận của Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố nơi đến"
(Điều 29, k. 3). Chẳng hề có chuyện đăng
kư hộ khẩu đơn thuần !
d- Chức
sắc, tức "nhà tu hành có chức vụ quản lư
(chức) và phẩm sắc, tước hiệu (sắc)
trong giáo hội" b(định nghĩa của PL
đ. 3 k. 7), ở đây có thể hiểu là linh mục cai
quản giáo xứ và giám mục cai quản giáo phận
(trong Công giáo).
Trước
hết, để lên được chức sắc,
nghĩa là được phong chức linh mục hay giám
mục, th́ điều đầu tiên là "danh sách
dự kiến nhân sự" cần tấn phong
phải "được Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận" hay "được
Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận" tùy
phạm vi hoạt động của chức sắc. (PL
đ. 29 k. 1-2). Hồ sơ xin phong chức này
được NĐ đ. 19 chỉ vẽ rất chi
tiết, rất tận t́nh, các Giáo hội mặc sức mà
làm ! Việc CS giành lấy quyết định tối
hậu này đă và đang có nguy cơ tạo ra một hàng
lănh đạo "tốt đời đẹp
đạo", theo nghĩa ngoan ngoăn và thỏa hiệp
với nhà nước !
Thành chức
sắc rồi, c̣n "phải được cấp giấy
chứng nhận chức sắc để thực hiện
hoạt động chức vụ, chức trách tôn giáo trong
phạm vi trách nhiệm được phân bổ"
(PL đ. 13 khoản 1 và 2). Mà "tŕnh tự, thủ
tục và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
chức sắc... do Chính phủ quy định" (PL
đ. 30). NĐ đ. 22 k. 2 cho biết thêm nội dung
giấy chứng nhận hoạt động tôn giáo
phải có đủ "họ tên, địa chỉ
thường trú, chức vụ tôn giáo, phạm vi hoạt
động tôn giáo của người được
cấp giấy chứng nhận ; ngày, tháng, năm
cấp giấy chứng nhận ; có chữ kư, đóng
dấu của tổ chức tôn giáo có thẩm
quyền ; chữ kư chứng thực của cơ quan
quản lư nhà nước về tôn giáo cấp tương
đương". Đây là một sáng kiến hết
sức quái đản của ĐCS (vốn cũng liên
hệ tới các tu sĩ hoạt động, xin xem trên),
khiến Đức TGM Sài G̣n phải kêu trời :
"Chúng tôi đồng ư với nhiều người cho
rằng Điều 24 dự thảo Pháp lệnh (lần
thứ 20) biểu hiện ư muốn can thiệp quá sâu vào
nội bộ tôn giáo, khi buộc các chức sắc tôn giáo,
tùy theo cấp bậc, phải được Chính quyền
trung ương hay địa phương chấp thuận
và công nhận bằng văn bản mới được
hoạt động. Điều này vừa không thực
tế, vừa làm cho các chức sắc tôn giáo quá lệ
thuộc vào chính quyền, dễ sinh ra phiền toái và tiêu
cực". Đảng thẳng thừng tuyên bố lư do
của ư đồ vô tiền khoáng hậu này : "Thông
qua việc ban hành giấy chứng nhận chức sắc,
nhà tu hành tôn giáo, chúng ta c̣n có thể xử lư các
trường hợp mạo danh chức sắc, nhà tu hành
tôn giáo, các trường hợp "phong chui", "tu
chui", những trường hợp chưa đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận
nhưng vẫn thực hiện hoạt động
truyền đạo" (Báo cáo tổng thuật của
Ban Tôn giáo, mục II số 4). Mục tôn giáo trên CMND đă là
kiểu kỳ thị man rợ so với thế giới
dân chủ văn minh, không thể chấp nhận, nay
lại thêm cái "chứng minh chức sắc, chứng
minh tu sĩ" quái gở này. Đảng chỉ thiếu
điều ngồi vào ṭa cáo giải để nghe tâm
tư bí mật của con người mà "quản
lư" cho trọn vẹn ! Thương Ưởng,
kẻ đẻ ra chế độ hộ khẩu tàn
độc bên Tàu mà cuối đời bị dân chúng phanh
thây, phen này hẳn phải bái ĐCSVN làm sư phụ !
Ở Việt
Nam, năm 2002, các nghệ sĩ đă mạnh mẽ
phản đối dự luật cấp giấy hành
nghề biểu diễn đầy tính "cửa
quyền" và họ đă thành công. Rơ ràng việc cấp
giấy hành nghề truyền đạo là một âm mưu
nham hiểm. Nó muốn củng cố đến tột
cùng cơ chế xin-cho và can thiệp trắng trợn
chưa từng thấy vào nội bộ các giáo hội (như
thư HĐGMVN gởi QH). ĐCS quả muốn biến
mọi chức sắc tôn giáo trở thành cán bộ của
ḿnh.
Ngoài những
nghĩa vụ tôn giáo, chức sắc c̣n phải "động
viên, hướng dẫn tín đồ chấp hành chính sách,
pháp luật của nhà nước" (PL đ. 13 k. 2c)
dù chính sách, pháp luật này có những điểm nghịch
với đức tin tôn giáo đến đâu chăng
nữa. Vậy là ngoài vai tṛ ngôn sứ cho Thiên Chúa hay cho
lẽ phải, các chức sắc nay được thêm vai
tṛ người phát ngôn, loa tuyên truyền cho Đảng.
Đúng hơn, các chức sắc được kêu mời
từ bỏ vai tṛ đại diện Thiên Chúa để
đóng vai tṛ đại diện của đảng.
Gương mẫu điển h́nh trong chuyện này là các
thành viên UBĐKCG.
Việc bổ
nhiệm, thuyên chuyển chức sắc "trong phạm
vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
phải được sự chấp thuận của
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Trường hợp bổ nhiệm, thuyên
chuyển ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phải được sự
chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố nơi đến" (PL đ. 29, k. 3).
Tóm lại,
nhất cử nhất động của mọi chức
việc, tu sĩ, chức sắc tôn giáo đều phải
xin phép, đều được theo dơi và hạn chế
đến mức tối đa.
Về hoạt
động của tôn giáo, PL phân ra các loại : 1- Thành
lập tôn giáo, giáo hội (đ. 15).
2- Hoạt động hội đoàn nhằm phục
vụ lễ nghi, học tập giáo lư, đạo
đức và các mục tiêu khác (đ. 16).
4- Tu hành (đ. 17).
5- Phong chức hoặc phục chức cho chức việc,
tu sĩ, chức sắc lớn nhỏ (đ. 29).
6- Bổ nhiệm, thuyên chuyển chức việc, tu sĩ,
chức sắc lớn nhỏ (đ. 29).
7- Đào tạo, bồi dưỡng tu sĩ, chức
sắc (đ. 19).
8- Hội nghị thường kỳ và hội nghị
bất thường (đ. 28).
9- Tĩnh tâm của linh mục, tu sĩ (đ. 28).
10- Hoạt động tôn giáo ngoài cơ sở tôn giáo
(đ. 28).
11- Lễ hội quy mô lớn toàn quốc (đ. 28). 12-
Xuất bản, phát hành kinh sách và xuất bản văn hóa
phẩm tôn giáo (đ. 20).
13- Kinh doanh xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tôn
giáo (đ. 20).
14- Sản xuất đồ dùng việc đạo (đ.
20).
15- Mở trường, lớp nhà trẻ, mẫu giáo, nuôi
dạy trẻ em (đ. 21).
16- Hoạt động từ thiện nhân đạo, y
tế, thể dục thể thao, văn hóa xă hội
(đ. 22).
17- Tu bổ, sửa chữa, xây dựng cơ sở tôn giáo
(đ. 23). 18- Tổ chức quyên góp, tiếp nhận
viện trợ nước ngoài.
Đúng là sau bao
năm dài, ĐCS đă nắm vững hết mọi h́nh
thức hoạt động của tôn giáo. Đó cũng là
nhờ ban tôn giáo, viện nghiên cứu tôn giáo, hội
đồng tư vấn tôn giáo và đặc biệt
đám bồi bút nội thù trong Ủy ban Đoàn kết.
Các tổ chức này chẳng bao giờ nhắm mục
đích tạo sự cảm thông hiểu biết giữa
giáo hội với nhà nước mà chỉ để ḍ xét
tôn giáo thôi.
1- Về
chuyện thành lập tôn giáo, giáo hội rồi
được công nhận để hoạt động,
chúng ta đă nói đến trên kia, phần cương
vị của tôn giáo. NĐ đ. 3 + 4 quy định
rất chi tiết việc này.
2- Về
hoạt động hội đoàn nhằm phục vụ
lễ nghi, học tập giáo lư, đạo đức tôn
giáo trong các hội đoàn như hội dâng hoa, hội giúp
lễ, hội kèn trống... th́ trước khi các hội
đoàn này hoạt động, Giáo hội phải
đăng kư với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về tên hội đoàn, người đứng
đầu hội đoàn, nội dung hoạt động,
phạm vi hoạt động. Chưa đăng kư th́
cứ nằm chờ đó đă (NĐ đ. 5 k. 1+2).
Những "loại
hội đoàn phức tạp, có cơ cấu tổ
chức, có quy mô mang tính tranh thủ quần chúng"
"loại hội đoàn tôn giáo lập ra nhằm
thực hiện ngoài các mục đích tôn giáo đơn
thuần c̣n có những mục đích khác có liên quan
đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo
dục và các vấn đề khác của xă hội như
tương trợ, giúp đỡ các tín đồ trong
việc học văn hóa, xây dựng, cải thiện
đời sống kinh tế, trợ giúp về các kiến
thức xă hội, nghề nghiệp, trợ giúp về y
tế... như : sinh viên công giáo, hiệp hội giáo
chức công giáo, thanh lao công... của Công giáo và các tổ
chức tương tự của các tôn giáo khác" -th́
theo quy định của pháp luật về lập hội
(NĐ đ. 5 k. 3)
Trong thực
tế, chưa có một hội đoàn nào kiểu này
được chính thức hoạt động kể
từ 1975 tới nay. Gia đ́nh Phan Sinh, Đạo binh
Đức Mẹ thường phải sinh hoạt chui...
Các đoàn thể nhằm giáo dục giới trẻ Công
giáo đừng mong được công nhận, v́ nhà
nước chỉ muốn cho thanh thiếu niên vào đoàn
Thanh niên CS thôi, để được giáo dục về "lư
tưởng xă hội chủ nghĩa" (Hiến pháp
đ. 36 và 66). Mới đây, tại Đà Nẵng, một
huynh trưởng hội Hướng đạo Công giáo
(hiện đang bành trướng chui) đă được
gợi ư rằng : "Nhà nước sẽ cho hội
hoạt động công khai nếu chịu xóa bỏ
yếu tố tôn giáo và khai tử một phần
điều luật thứ hai của hội".
Tương lai các hội đoàn khác cho người lớn
cũng chẳng sáng sủa ǵ. ĐCS sợ gặp lại
những hoạt động mang tính khuynh đảo chính
trị của Thanh Lao Công Pháp và Thanh Lao Công Việt tại
miền Nam Việt Nam trước 1975 đă hỗ trợ
chính Đảng ?
3- Đă từ
lâu, các chủng viện, nơi đào tạo những nhà
lănh đạo tinh thần mà ĐCS buộc phải cho
lập ; tiếp đến các ḍng tu, với những
lối chiêu sinh khôn khéo, huấn luyện linh động,
hoạt động đa dạng và ảnh hưởng
rộng sâu ; rồi các tu hội đời không cơ
sở, không tu phục, lỏng lẻo tổ chức,
tất cả đă và đang là mối nhức đầu
cho Đảng. Thành thử Đảng phen này quyết
kiểm soát và lèo lái cho bằng được ba tổ
chức huấn luyện đó với rất nhiều
điều khoản trong NĐ : bốn điều
về đăng kư, tuyển sinh, bầu bề trên (đ.
6-9) ; bốn điều về trường lớp
đào tạo, bồi dưỡng (đ. 10-13).
Quá tŕnh kiểm
soát bắt đầu từ việc đăng kư, việc
tổ chức đến việc sinh hoạt ḍng tu
chủng viện (đ. 6-9) ; từ tài chính, tài sản, đến
nhân sự, quan hệ của chủng viện ḍng tu (đ.
10) ; từ việc huấn luyện ngắn hạn
đến huấn luyện dài hạn (đ. 10+11) ;
từ tư cách bề dưới đến tư cách
bề trên, từ hàng thụ huấn đến hàng
giảng huấn (đ. 13) ; từ việc báo cáo
kết quả học tập mỗi khóa, mỗi năm
(đ. 13) đến việc ấp chứng chỉ, văn
bằng (đ. 10+11)... Tất cả những điều này,
bề trên ḍng, giám mục giáo phận, thậm chí Ṭa thánh
cũng chẳng đ̣i quản lư cặn kẽ như
vậy. ĐCS lấy quyền ǵ để tra hỏi
lục vấn tất cả những điều nội
bộ đó ? Ấy là chưa kể nhà nước
phải trực tiếp giáo dục tu sĩ thành công dân
đích thực qua "môn Giáo dục (giáo dục chính
trị, pháp luật, lịch sử dân tộc)",
một môn "phải được coi là chính khóa và do
giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp
giúp đỡ giảng dạy" (NĐ đ. 13 k. 4).
Quả là một sự thọc sâu cách trắng trợn,
ngang nhiên. ĐCS làm như đó là những nơi đào
tạo người của ḿnh, trường huấn
luyện cán bộ cho ḿnh, chính ḿnh làm bề trên nên có
quyền kiểm soát tất cả mọi sự. Đó là
chưa nói đến việc Đảng t́m cách gài
nhiều mật báo viên ở những nơi đào tạo
này. Con mắt của Đảng quả là muốn tinh
tường hơn cả con mắt của bề trên trong
Giáo hội ; mối "quan tâm" của đảng
quả là muốn bảo bọc hơn cả sự quan
pḥng của Thiên Chúa trên trời. Đang khi đó, xét như
quyền lực thế tục thuộc loại xấu xa
nhất, Đảng hoàn toàn bất biết kinh nghiệm
tâm linh ; với chủ trương vô thần tranh
đấu, Đảng trước sau coi tôn giáo là kẻ
thù cần phải tận diệt, không tận diệt
được nhân sự cơ cấu th́ phải tận
diệt vai tṛ bản chất !
4- Các hoạt
động tôn giáo quy tụ nhiều người
được phân thành loại phải đăng kư và
loại phải xin phép. Loại trước là hội
nghị thường kỳ và tĩnh tâm thường
kỳ của linh mục, tu sĩ từ nhiều cơ
sở (PL đ. 28 và NĐ đ. 16). Nhưng phải
đăng kư vào ngày nhất định (15-10) cho cả
năm sau với đầy đủ mọi chi tiết và
có được tổ chức hay không các hoạt
động đă đăng kư là chuyện khác nữa (NĐ
đ. 16). Thực chất vẫn là việâc xin phép như
loại sau mà thôi ! Loại này là các hội nghị
bất thường, các hoạt động tôn giáo ngoài
cơ sở tôn giáo, các cuộc lễ quy mô lớn toàn
quốc hay liên tỉnh (Pl đ. 28 & NĐ đ. 17+18) và
phải xin phép từ UBND cấp xă đến Ban tôn giáo
trung ương. Trong hai cuộc tọa đàm tại giáo
phận Huế (10-1999 và 10-2000) về đạo hiếu và
văn hóa công giáo Việt Nam, ngoài chuyện xin phép, nhân
sự và nội dung thuyết tŕnh đều đă phải
được sở văn hóa (thực chất là công an
văn hóa) duyệt trước. Trong các buổi tọa
đàm, luôn có công an tôn giáo ngồi theo dơi diễn giả
lẫn cử tọa. Đang khi đó các hoạt
động bài tôn giáo tha hồ thực hiện khắp
nơi : giáo khoa, học đường, cơ quan nhà
nước, đội thiếu nhi, đoàn thanh niên,
đảng cộng sản, công an quân đội, các phương
tiện truyền thông....
5- Về kinh
sách, báo chí, văn hóa phẩm tôn giáo, NĐ đ. 14 tuyên
bố rất ngon lành : "Nhà nước cho phép các
tổ chức tôn giáo, tổ chức cơ sở tông giáo
được in, xuất bản, phát hành các loại kinh
sách và các xuất bản phẩm tôn giáo, kinh doanh xuất
nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, sản xuất
đồ dùng việc đạo". Nhưng ngay
lập tức, tḥng lọng đă tṛng vào : phải xin
phép ban tôn giáo trung ương hay địa phương, và
được hoặc không là tùy "ḷng tốt"
(đúng hơn là tuỳ cảm tính) của viên chức nhà
nước và "sự biết điều" của
Giáo hội.
Trước
đây, mỗi giáo phận có thể xin phép in, xuất
bản, phát hành kinh sách với thẩm quyền địa
phương và nhờ thế đôi khi gặp
được chút lơi lỏng. Nay th́ tất cả
phải đăng kư với một nơi duy nhất :
nhà xuất bản Tôn giáo trực thuộc ban Tôn giáo Chính
phủ. Và chúng ta đều biết các ấn phẩm Công
giáo chỉ đếm được trên đầu ngón tay
trong 28 năm qua, "thời kỳ các tôn giáo tại
Việt Nam phát triển chưa từng thấy"
(lời ông trưởng ban Tôn giáo chính phủ). Một kinh
nghiệm chua cay khác là bản tin Hiệp Thông của
HĐGMVN : mỗi năm được ra 6 số,
mỗi số 100 bản dày 50 trang A4 cho toàn thể Giáo
hội Công giáo Việt Nam với gần 8 triệu
người và chỉ phát hành sau khi được nhà
nước kiểm soát nội dung chặt chẽ. Cuốn
Giáo lư GH Công giáo bị ngang nhiên đục bỏ gần
trăm chỗ. Cuốn "Giáo hội Công giáo Việt Nam
Niên giám 2001" dự định xuất bản tháng
3-2002, đến nay vẫn phải sửa đi sửa
lại cho hợp ư nhà nước. Thành thử nó có trung
thực hay không là một vấn đề. C̣n việc
nhập khẩu các sách nghiên cứu Thánh Kinh, thần
học để dùng trong các chủng viện và ḍng tu th́
chắc chắn các vị bề trên đều có câu
trả lời hùng hồn.
6- Hiến pháp
điều 36 xác định : "Nhà nước phát
triển các h́nh thức trường quốc lập, dân
lập và các h́nh thức giáo dục khác". Nghị
quyết về công tác tôn giáo của trung ương
Đảng khóa IX hứa hẹn "giải quyết
việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương
xă hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xă
hội, giáo dục... của Nhà nước" (mục
IV số 3). Pháp lệnh cũng tuyên bố dơng dạc :
"Tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo được
mở trường" (đ. 21) nhưng (chữ
"nhưng" khốn nạn) quyền giáo dục
của tôn giáo ở đây chỉ là "mở
trường, lớp nhà trẻ, mẫu giáo, nuôi dạy
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn..." Một gáo nước lạnh tạt vào
mặt các giáo hội !
Đứng
trước hiện t́nh giáo dục ngày càng tồi tệ
về lượng và chất, trước nạn thiếu
hụt giáo viên trường sở, nạn gian lận bài
vở thi cử, nạn dạy thêm học thêm, nạn
học tủ học vẹt học đối phó, nạn
thu học phí, trường phí bừa băi, nạn
trường giả, lớp giả, điểm giả,
bằng giả, tṛ quái gở "thi học sinh
đẹp", nay lại thêm nạn học thế thi
thế thi kèm... khiến giới trẻ hụt kiến
thức, mất chí hướng, thiếu lư tưởng,
mờ mịt tương lai, suy đồi đạo
đức, cá nhân và xă hội lâm cảnh tổng khủng
hoảng nhân cách.... khiến báo chí phê b́nh dậy
đất, nhân dân kêu trời không thấu... người ta
những tưởng ĐCS sẽ ưu tư đến
tiền đồ dân tộc, từ bỏ thành kiến
mặc cảm đối với các giáo hội vốn
đă chứng tỏ sở trường "thụ
nhân" qua bao thời đại, mà để cho tôn giáo góp
phần giáo dục giới trẻ cách tích cực hơn,
sâu rộng hơn.... Thế nhưng vẫn là một
đường lối giáo dục độc đoán và sai
lầm, một chính sách ngu dân độc hại và tàn
nhẫn, không nhằm mục đích nào khác hơn là tiêu
diệt ở nơi giới trẻ, sinh viên, học sinh,
sự thức tỉnh của lương tri, khả
năng phản kháng v́ lẽ phải. Các nhà lănh đạo
tôn giáo nh́n bao thế hệ trẻ hư hỏng mà đành
bó tay bất lực, gồng ḿnh chữa chạy giải
độc cũng chẳng tới đâu !
7- Việc tu
bổ, sửa chữa, xây dựng cơ sở tôn giáo (PL
đ. 23 ; NĐ đ. 15), nói cho ngay là từ khoảng 10
năm trở lại đây có phần dễ dàng. Nhiều
thánh đường, chùa chiền khang trang, mỹ
thuật, đồ sộ mọc lên. Nhiều vị
chức sắc được cho đi nước ngoài
quyên tiền về xây dựng nơi thờ phượng.
Bộ mặt xă hội, nhưng nhất là bộ mặt
chế độ đẹp thêm. Tôn giáo có vẻ được
tự do. Nhà nước cũng thu về đô la không ít.
Tuy nhiên, không phải mọi tôn giáo đều
được phép xây nhà thờ. Nhiều Hội thánh Tin
lành vẫn phải cử hành việc thờ phượng
tại tư gia (có khi thuê pḥng khách sạn), dĩ nhiên
với không ít mối nguy bị giải tán, bắt bớ,
phạt tiền. Điển h́nh gần đây là vụ nhà
thờ Tin lành ở phường B́nh An quận 2 Sài g̣n. Phía
Công giáo, việc xây nhà nguyện ở những vùng sâu vùng
xa,cho đồngbào sắc tộc thiểu số từ 28
năm nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn trắc
trở. ĐCS đôi khi c̣n chơi tṛ ma giáo : xin xây nhà
thờ th́ bảo đợi có linh mục đă ; xin
phái linh mục đến th́ bảo đợi có nhà
thờ đă ! Nhiều công tŕnh tôn giáo như ṭa giám
mục, học viện, trung tâm mục vụ
được phép xây với điều kiện, với
trao đổi, thỏa hiệp chứ chẳng phải cho
không ! Ngoài ra, Đảng vẫn cấm các tôn giáo
nhận chuyển quyền sử dụng đất
hoặc cấm chuyển giao nhà đất của cá nhân
thành cơ sở thờ tự của tôn giáo, thành thử
tôn giáo khó mà xây dựng được những nơi
thờ tự mới hoặc mở rộng những
nơi thờ tự cũ (PL đ. 25, k.2).
Với PL và
NĐ lần này, ĐCS quyết đi sâu vào nội t́nh
sổ sách của các tôn giáo để ḍm ngó, kiểm tra tài
chính, tài sản. PL đ. 26 nói : "Kinh phí hoạt
động của các giáo hội phải được
sử dụng công khai đúng mục đích...". Công
khai là ǵ nếu không phải là khai báo với công
quyền ? Rồi điều 27 khẳng
định : "Việc tổ chức quyên góp,
tiếp nhận viện trợ nước ngoài của
tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo do Chính phủ quy
định". Đang khi đó, Nghị định
26/CP đ. 8 chỉ nói "Tổ chức tôn giáo
được tạo nguồn tài chính từ sự
ủng hộ tự nguyện của cá nhân, tổ
chức, từ những thu nhập hợp pháp khác. Việc
tổ chức quyên góp phải được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép".
Đi vào áp
dụng chi tiết, điều 3 NĐ bắt khai báo tài
sản, tài chính của tổ chức tôn giáo muốn
được nhà nước cho phép thành lập và công
nhận. Điều 6 th́ bắt các ḍng tu khai báo về
cơ sở vật chất bao gồm tài sản tài chính khi
muốn đăng kư hoạt động. Cuối cùng
điều 10 buộc các giáo hội phải khai báo các
nguồn thu, các khoản chi, khả năng tài chính,
điều kiện cơ sở vật chất khi tiến
hành thủ tục thành lập trường đào tạo
chức sắc và tu sĩ (tức là chủng viện và
học viện ḍng tu bên Công giáo). Phải chăng ĐCS
muốn t́m biết thấu đáo nồi cơm, tủ áo,
két sắt, mảnh vườn của các giáo hội
lớn bé đến đâu để giúp đỡ các pháp
nhân này với danh nghĩa "cha mẹ của dân", theo
chức năng "quản lư nhà nước trên toàn xă
hội" ? Đảng nhân danh cái ǵ để đ̣i
quyền nắm trọn sổ sách thu chi của các tập
thể đó ?
Dĩ nhiên có
thể chấp nhận việc khai báo bất động
sản (đất đai, nhà cửa) để có
"thẻ đỏ" chứng nhận quyền sở
hữu. Nhưng trên thực tế, khi đan viện Thiên
An, thánh địa La Vang, giáo xứ Loan Lư (ví dụ vậy)
khai báo đầy đủ số đất đai sở
hữu cách hợp pháp từ lâu th́ đă được
ĐCS công nhận như thế nào, phải chăng trọn
vẹn ? Người ta nhớ lại khoảng
trước 1980, nhà nước đột nhiên ra luật
buộc các tư nhân đăng kư số vàng ḿnh đang có,
gọi là "để bảo vệ quyền lợi
sở hữu chủ". Nhiều cá nhân và tập thể
ngay t́nh khai báo và đă thấm thía cái biện pháp
"bảo vệ quyền lợi" này. Ṭa tổng giám
mục Huế, do nghi ngờ ư đồ của
Đảng, đă chỉ đăng kư một ít số vàng
của ḿnh, phần c̣n lại đem chôn giấu, khiến
Đảng đâm nghi. Và lấy lư do không chấp hành pháp
luật, công an đă đến lục soát Nhà Chung giáo
phận, tịch thu hơn sáu chục lượng vàng. Người
ta cũng không quên việc vô số tài sản của các tôn
giáo đă bị Đảng trưng thu, tịch thu,
buộc trao nhượng bất thỏa đáng sau 1954 và
1975, khiến cha Nguyễn Văn Lư, trong Lời Kêu gọi
số 3 đă mạnh mẽ lên án : "Không một
quyền lực nào trên trần gian hôm nay có quyền
tước đoạt tài sản chính đáng của
người khác, của tổ chức chính đáng khác,
rồi t́m cách hoán chuyển một cách tinh vi các quyền
lợi vào tay một thiểu số có chức có quyền
cả...". Thế nhưng ḷng tham vô đáy của
Đảng vẫn không dừng lại. Ở cái thời
buổi kinh tế thị trường, đầu tư
xây dựng ồ ạt này, Đảng lại ngang nhiên
vặn vẹo pháp luật để cướp
đất linh địa La vang, đan viện Thiên An, ḍng
Chúa Cứu Thế Huế, ḍng Giuse Nha trang... đất
đai của nhiều Hội thánh Tin lành tại Tây nguyên,
Cần thơ, Sài g̣n v.v...
Ngoài ra, ĐCS
c̣n cố t́nh làm khó tôn giáo khi để cho tài sản
của các giáo hội ở vào t́nh trạng pháp luật không
rơ ràng (các tổ chức trong giáo hội chẳng được
công nhận như pháp nhân như đă nói trên, hay những
quy định về quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt sở hữu chung trong
Luật Dân sự điều 235-237 chẳng hề phù
hợp với những đặc tính các tài sản
thuộc tôn giáo), khiến các giáo hội không thể sử
dụng quyền sở hữu của ḿnh.
Đức TGM
Nguyễn Kim Điền, trong Thư chung gởi TGP Huế
ngày 17-10-1984 (nói đến đợt "làm việc"
120 ngày của ngài từ 5-4-1984), có kể rằng :
"Trong buổi thẩm vấn cuối cùng ngày 15-10-1984...
đáp lại câu hỏi có nội dung : "Căn
cứ vào đâu mà chống đối tổ chức
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước", tôi
nói : "Tôi căn cứ vào Tuyên cáo của Thánh bộ
Giáo sĩ ngày 8 tháng 3 năm 1982" (dựa theo Giáo Luật
cũ và mới của Ṭa Thánh : cấm các Giáo sĩ,
Linh mục không được thành lập và tham gia các
Hiệp hội có tính cách nghiệp đoàn chính trị),
người phỏng vấn tôi lại căn cứ vào
Nghị quyết 297/CP, phần II, số 6c : "Những
tài liệu tôn giáo từ các tổ chức tôn giáo ở
nước ngoài gửi cho các tổ chức tôn giáo nếu
có điều ǵ trái pháp luật, chính sách của nhà
nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, th́ các tổ chức tôn giáo không được phổ
biến và thực hiện ! !" và nói
đại để rằng : "Tuyên cáo của Thánh
bộ Giáo sĩ, và kể cả Giáo luật mới cũng
chưa được nhà nước kiểm duyệt,
huống chi là đi ngược với chính sách nhà
nước, nên đem thi hành là vi phạm...".
Chính trong tinh
thần câu nói của tay cán bộ này cũng như trong tinh
thần câu nói của Nghị quyết Trung ương
Đảng khóa 9, mục III : "Hướng
dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối
ngoại phù hợp với đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà
Nước" mà người ta phải hiểu PL
đ. 32 "Quan hệ quốc tế và hoạt
động đối ngoại tôn giáo của tổ
chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ pháp luật
Việt Nam". Pháp luật Việt Nam không ǵ khác là ư
muốn độc tôn của đảng. Thành ra khi
Đảng tuyên bố tại Việt Nam có tự do ngôn
luận, tự do tôn giáo, không có tù nhân chính trị, không có tù
nhân lương tâm th́ các Giám mục, Thượng tọa
cũng phải hùa theo Đảng mà nói dối trắng
trợn như thế ; khi nhà nước mở
chiến dịch toàn quốc để bênh vực chế
độ bạo tàn Saddam Hussein, phản đối dự
luật Nhân quyền cho VN (đưa ra tại Hoa Kỳ)
hay khi nhà nước cử phái đoàn ra ngoại quốc
"giải độc dư luận" về vấn
đề tôn giáo, th́ không ít vị chức sắc tôn giáo đă
được "yêu cầu" tham gia hay thậm chí
tự nguyện tham gia. Cái gọi là "Tâm thư linh
mục Nguyễn Văn Lư gởi Hội đồng
GMVN" hôm 17-4 và "Tâm thư linh mục NVL gởi
Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ" hôm 27-6
vừa rồi là hai màn dàn dựng mới nhất theo
chiều hướng đó. Thường xuyên hơn, hai
tuần báo công cụ "Người Công giáo Việt
Nam" và "Công giáo & Dân tộc" cũng như
đám thành viên Ủy ban Đoàn kết đều đă
luôn cung cúc tận tụy thực hiện điều này.
Điều
34 : "Tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia các
hoạt động tôn giáo hoặc liên quan đến tôn
giáo ở nước ngoài, mời tổ chức, cá nhân tôn
giáo hoặc liên quan đến tôn giáo nước ngoài vào
Việt Nam phải được phép của Trưởng
ban Ban Tôn giáo Chính phủ" và đ. 35 : "Tổ
chức tôn giáo, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo trong
nước khi tham gia, gia nhập các tổ chức tôn giáo
nước ngoài hoặc triển khai chủ trương
của tổ chức tôn giáo nước ngoài về
hoạt động tôn giáo phải được sự
chấp thuận trước của Trưởng ban Ban Tôn
giáo Chính phủ" cho thấy "tư tưởng
Hồ Chí Minh" trong Sắc lệnh 234, điều 13
đă bị hậu duệ dày xéo không thương
tiếc : "Chính quyền không can thiệp vào
nội bộ các tôn giáo. Riêng về Công giáo, quan hệ
về tôn giáo giữa Giáo hội Việt Nam với Ṭa Thánh
La mă là vấn đề nội bộ của Công giáo".
Và với hai điều 34-35 nói trên, th́ việc triển
khai những hoạt động hoàn toàn thuộc nội
bộ tôn giáo (như việc phổ biến thư ĐHY
Angelo Sodano gởi ĐGM Nguyễn Minh Nhật cấm linh mục
tu sĩ tham gia UBĐKCG ngày 20-5-1992, việc phổ biến
Huấn dụ của Đức Thánh Cha đầu năm
2002 cho HĐGMVN, thậm chí việc triển khai đọc
kinh Mân Côi có thêm năm Mầu nhiệm sáng, theo chủ
trương của Ṭa thánh...) đều phải
được sự chấp thuận trước của
Trưởng ban Tôn giáo ! C̣n việc ĐCS luôn áp
đặt ư muốn lên giáo triều Vatican về vấn
đề bổ nhiệm giám mục, việc nhiều
chức sắc được phép ra nước ngoài
phải gặp công an tôn giáo trước khi đi
để nghe bảo ban mọi chuyện "nên làm" và
"không nên làm" ở hải ngoại là điều ai
cũng quá rơ và ngán ngẩm. Có dư luận cho rằng
số lần xuất ngoại của các chức sắc
tôn giáo là thước đo sự ngoan ngoăn của các
vị này đối với Đảng.
Qua 20 lần
dự thảo Pháp lệnh thật ra không nhằm đáp
ứng nguyện vọng chính đáng của công dân tôn giáo
nhưng là để hợp pháp hóa cách hệ thống,
chặt chẽ, và đầy đủ hơn
mọi hành động của ĐCSVN đă đang và
tiếp tục chà đạp và bóp chết nguyện
vọng đó. Điều đó chỉ cho thấy rơ thêm
những tính chất không thể thay đổi của cái
Đảng độc tài toàn trị ấy đó là khinh
rẻ, chà đạp ư kiến nhân dân và quyết tâm dùng
bạo lực pháp lư (đặc biệt trong thời
buổi "kinh tế thị trường") lẫn
bạo lực vũ khí (có nơi, có lúc) để gông
cổ các giáo hội.
Nhưng thế
giới hiện nay là một mái nhà chung, được
điều hành bởi công pháp quốc tế (đề tài
Sứ điệp ḥa b́nh 2004 của Đức Gioan-Phaolô
II). Nhân loại văn minh đă h́nh thành nên những quan
niệm phổ quát về tự do tôn giáo, được
diễn tả đầy đủ rơ ràng trong các Công
ước về nhân quyền. Riêng Giáo hội Công giáo
cũng đă có những nhận định rất đúng
đắn về tự do đó trong Tuyên ngôn về Tự
do tôn giáo của Công đồng Vatican II. Thành thử
trước nguy cơ sợi xích sắt sắp tṛng quanh cổ,
thiết nghĩ các tổ chức tôn giáo tại VN chẳng
cần góp ư xây dựng Pháp lệnh Tôn giáo hay mè nheo xung quanh
Sắc lệnh 234 (mà ông Hồ kư năm 1955) v́ chỉ hoàn
toàn vô ích thôi. Thật vậy trừ khi các tôn giáo có thể
tạo ra được vào lúc này những phản kháng
tập thể, rộng khắp, và công khai, bằng không Pháp
lệnh thế nào cũng được thông qua, Nghị
định thế nào cũng được ban hành với
những nội dung đúng theo kế hoạch mới
đối phó với tôn giáo mà Đảng đă hoạch
định. Trái lại một điều mà cộng
đồng tín hữu Công giáo Việt Nam qua hàng ngũ lănh
đạo của ḿnh (và cộng đồng các tôn giáo khác
cũng có thể làm tương tự) có thể làm
được lúc này và nên làm đó là thẳng
thắn và công khai tuyên bố với ĐCS : "Nói
chung chúng tôi phản đối mọi văn bản pháp
quy dành riêng cho các công dân có tôn giáo v́ sự hiện
hữu của một văn bản như thế tự nó
đă là sự đối xử không b́nh đẳng mà có
phân biệt đối với những công dân đó. C̣n nói
riêng đối với Pháp lệnh và Nghị định
về tôn giáo mà Nhà nước đang làm, th́ chúng tôi hoàn
toàn phủ nhận và do đó không thể tuân giữ,
trừ khi bị cưỡng ép, bất cứ
điều ǵ trong hai văn bản đó mà đối
nghịch với các Công ước nhân quyền của
thế giới mà chính Nhà nước cũng đă kư vào
hay đối nghịch với Tuyên ngôn về tự do tôn
giáo của Công đồng Vatican II đă quy định
một trong những nguyên tắc sống của
người Công giáo". Có thế th́ khi ĐCS phê chuẩn
Pháp lệnh tôn giáo và ban hành Nghị định tôn giáo th́
trong nước và ngoài nước vẫn thấy rơ ràng là
các cộng đồng tôn giáo ở VN không hề cam
chịu trói buộc mà cùng lắm chỉ bị
Đảng cưỡng bức, ép buộc. Nhược
bằng cộng đồng các tôn giáo im lặng theo
nghĩa nhẫn nhục, cam chịu (hay thậm chí có
những tín đồ c̣n thỏa hiệp đồng t́nh),
th́ Đảng sẽ lấy cớ luật pháp mà đàn áp
hiệu quả hơn quyền tự do tôn giáo của
họ, nghĩa là dựa vào pháp luật bất công mà
họ đă không công khai, thẳng thắn phản
đối. Nhưng bao lâu mà cộng đồng các tôn giáo
tại VN c̣n cam chịu để quyền tự do tôn giáo
của ḿnh bị trói buộc, th́ chắc chắn bấy
lâu xă hội VN vẫn tiếp tục lún sâu vào những
tệ đoan thảm trạng mà thư của các GMVN
gửi Quốc hội cũng như bao vị lănh
đạo tinh thần khác đă và đang đau
đớn tố cáo.
Chớ ǵ
nhờ lời cầu bàu của các thánh Tử đạo
Việt Nam, những chứng nhân vô địch của
quyền tự do tôn giáo, và qua việc kiên tŕ tranh
đấu bất bạo động cho tự do của
những ai c̣n yêu mến quê hương, đồng bào, và
các Giáo hội, nguyện xin Thiên Chúa ban cho mọi tôn giáo
tại Việt Nam sớm tự do thực sự và hoàn
toàn.
Viết xong tại Huế ngày 10-9-2003
Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải & Lm Phêrô Phan Văn
Lợi