|
||||||||
Tác giả: Vũ Tài Lục PHẦN MỘT THÂN PHẬN CHƯƠNG THỨ NHẤT PHẨM ÐỨC Phần tử trí thức? Là người đem lại giá trị cho những gì mà tự
chúng không có. (PAUL VALÉ RY) Phần tử trí thức? Tôi muốn nói đến những người suy tư, không
phải bọn lộng chữ, lợi dụng, bịp bợm và ăn bám...(HENRI
BARBUSSE) NGUỒN GỐC CỦA DANH TỪ Phần tử trí thức là trực nghĩa dịch
từ chữ Intellectuel của Pháp. Tra tự điển để tìm lời giải của chữ đó thì
chỉ thấy ghi vắn tắt : phần tử trí thức là người hoặc vì thị hảo hoặc
vì nghề nghiệp quan tâm đến những công việc tinh thần. (Personne qui s'occupe
par gouÁt ou par profession des choses de l'esprit). Theo Hồ Thu Nguyên
viết trong tập Trung Quốc Cổ Ðại Trí Thức thì phần tử trí thức là những
người hiểu trước biết trước (tiên tri tiên giác) rồi đem sự hiểu biết
học hỏi của mình cống cho tiến bộ nhân loại, xã hội dân tộc. Nói chung
người sáng tạo tư tưởng kỹ thuật, tri thức gọi là phần tử trí thức. Cổ xưa Hy Lạp dùng danh từ trí giả
(sophist) hay ái trí giả (phisolopher). Người La Mã dùng danh từ văn sĩ
(idéologue). Ở Trung Quốc có nhiều danh từ khác nhau để chỉ phần tử trí
thức: Nho, Sĩ, Thánh, Hiền, Văn Nhân, Học sĩ rồi gộp chung lại dưới danh
từ người đọc sách (độc thư nhân). Người trí thức rất khó có một hình
dạng rõ rệt, nếu bảo những người có bằng cấp là trí thức thì những người
tự học (autodicdacte) thì saỏ Vả lại các bậc Thầy của nhiều thuyết lớn
xưa nay đa số chẳng có bằng cấp chi hết. Cũng không thể bảo nhất định
một ông giáo sư đại học trí thức hơn ông giáo sư trung học v.v... Hình dạng người trí thức lại càng không
rõ rệt khi người ta muốn tìm nó thuộc giai cấp nào? Mức sống ra saỏ Thường
làm nghề nghiệp gì? Bên Pháp chẳng hạn đa sốchấp nhận phần tử trí thức
quy tụ vào hai loại hình (type) a_ Trí thức giáo
dục (intellectuel enseignant) b_ Trí thức viết
văn (intellectuel ecrivant) Nhưng có một số người không chịu, và
cho rằngnhững bác sĩ, kỹ sư làm nghề chuyên môn của mình vẫn có thể là
một phần tử trí thức chớ. Tại các nước chậmtiến tùy theo trình độ có nơi
với sức học bổ túc đã được kính trọng tôn xưng là phần tử trí thức rồi
Câu hỏi ai được kể làm phần tử trí
thức là câu hỏi khá phức tạp đã làm rức đầu các sử gia và các nhà xã hội
học không ít, rút cục đến bây giờ họ vẫn phàn nàn chưa tìm được một thực
thể cho trí thức (substantifier). Nhưng về đời sống của người trí thức
thì rõ rệt nó liên quan rất nhiều đến chính trị . Tại Âu Châu nó ra đời
bởi một vụ chính trị sôi nổị Các nhà văn Emile Zola, Anatole France, Halevy,
Buinot, Leon Blum v.v... ký chung bản kháng nghị đối với vụ sử oan đại
úy Dreyfuss. Thủ Tướng Clemenceau đã gọi kháng nghị này là Tuyên Ngôn
Của Trí Thức (Manifeste Des Intellectuels). Từ đó chữ intellectuel được
mọi người thưởng thức, nó được kể như một danh từ mới mẻ vì danh từ này
không hề thấy ghi trong tự điển Larousse in năm 1866-1878 hay cuốn Ðại
Bách Khoa in năm 1885-1902, người ta chỉ thấy chữ intellectuatisme ghi
trong cuốn Vocabulaire Philosophigue của Lalande mà thôị Như vậy là chữ
phần tử trí thức khai sinh bằng một thái độ chính trị . Edgar Morin đã
nghĩ rất đúng khi viết câu này: "Nhà văn viết cuốn tiểu thuyết
là nhà văn, nhưng khi ông ta nói về những tra tấn đau khổ ở Algerie thì
ông ta là một người trí thức. " (L'ecrivain qui ecrit un roman est
ecrivain, mais s'il parle de la torture en Algérie, il est intellectuel).
Phương Tây như thế, phương Ðông cũng
vậy, theo tâm lý cổ truyền của người Trung Quốc thì những danh từ có chứa
chất tính cách về trí thức thường dành cho những người có sự nghiệp tốt.
Tỉ dụ gọi vua Nghiêu, vua Thuấn là Thánh Vương, gọi các Tể Tướng Quản
Trọng, Lưu Bá Ôn, Ngụy Trưng v.v... là Hiền. Tất nhiên Nghiêu, Thuấn, Quản Trọng,
Lưu Bá Ôn, Ngụy Trưng là những người học vấn cả thì không nói làm chi.
Ðến như Triệu Phổ suốt đời chưa đọc hết quyển sách rưỡi cũng được gọi
là hiền trong khi Trần Hậu Chủ, Thạch Kính Ðường, Tần Cối đều là các tay
học vấn cự phách mà người đời sau chỉ nhắc đến với ý niệm ghét bỏ hôn
quân, gian thần Hán gian. Còn các bậc vạn thế sư như Khổ ng Tử, Mạnh Tử,
Lão Tử, Ðỗ Phủ, Lý Bạch, Ðào Uyên Minh v.v... thì trên dưới một lòng yêu
kính. Từ lâu người phương Ðông yêu kính phần
tủ trí thức ở sứ mạng kỹ sư tâm hồn, kiến trúc sư lịch sử và giồng cấy
văn hóa nghĩa là những phần tử trí thức có liên quan đến chính trị. KHỞI ÐIỂM "Weber là một khoa học gia, ông
chưa hề làm chính trị hay đã là một chính khách, chỉ đôi ba lần viết báo
chính trị thôi. Thế nhưng suốt cả đời ông, ông rất say mê lo lắng tới
vấn đề của quần chúng, không lúc nào ông nguôi nỗi nhớ nhung chính trị."
Trên đây là tâm sự Max Weber do Raymond
Aron nhận xét: tâm sự đó cũng là tâm sự chung của hết thẩy phần tử trí
thức dưới vòm trời này. Thực vậy trí thức thường là những người không
quên được chính trị. Họ luôn luôn có mặt ở tầng lãnh đạo (tầng lãnh đạo
thống trị cũng như tầng lãnh đạo cách mạng) mà đã ở tầng lãnh đạo thì
điều phải nghĩ trước hết hẳn là chính trị. Ðối tượng của trí thức là hiện
tượng nhân sinh, chính trị, xã hội, giáo dục, văn nghệ. Trong tất cả, chính trị được chú ý
bật nhất, gần như có thể nói rằng sự nhẩy vào tham gia chính trị là con
đường hiệu lực nhất cho hoài bão lý tưởng đối với xã hội nhân sinh. Bởi
lẽ ấy ông Khổng Tử không bao giờ ngồi nóng chiếu, ông đi khắp nơi để mong
dùng thuyết của ông nắm chính quyền. Ông Mặc Tử, Mạnh Tử bôn tẩu liệt
quốc. Việc giảng học viết sách của các vị này bất quá chỉ là công tác
làm sau khi không được thi triển ý của mình bằng chính quyền, và giảng
học trước thư cũng vẫn là sự tiếp nối nghiệp chính trị và đã đào tạo biết
bao chính khách sau này. Ngay đến Lão Ðam, Trang Chu nổi tiếng với triết
thuyết vô vi ẩn dật cũng không quên được chính trị bằng những lời công
kích tiêu cực đối với chính trị. Ông Trần Trọng Tử ẩn tích mai danh nơi
hoang dã nhất định không ngó ngàng đến chính trị, nhưng chính ông cũng
phải thừa nhận nếu không nhẩy lên vũ đài chính trị thì khó lòng mà thực
hiện nổi hoài bão lớn đối với xã hội nhân sinh. Ông Nguyễn Trãi theo cha
lên biên ải, cha quay lại nói: "Nếu con muốn trả thù nhà thì hãy
tìm cách trả nợ nước. Trí thức là vũ khí để loài người chống
lại hoàn cảnh. Trí thức tức là quyền lực. Khi đã gọi là quyền lực thì
phải làm sao sử được quyền lực đến mức tố'i đa. Trong cuộc sống xã hội,
chính trị bao trùm lên tất cả các sinh hoại khác, chính trị là công việc
toàn chỉnh (la politique est une affaire de tous), chính trị là hoạt động
tinh hoa của con người, chính trị là sự sống của xã hội. Cho nên khi người
trí thức không lưu tâm đến chính trị là lúc ấy họ đã tự khước bỏ phần
lớn đời sống trí thức. Joseph Shumpeter viết : Người trí thức ở khắp mọi
nơi, họ nhận nhau qua một thái độ nào đó, chớ họ chẳng hề có chung một
quy chế, tinh thần của họ tạo thành mối ràng buộc. Thái độ ở đây là thái độ đối với chính trị vì chỉ có chính trị mới mang khuôn khổ rộng lớn thôi. Quái gở tới mức nào đây, nếu một người trí thức không mang một thái độ chính trị gì hết. PHẨM ÐỨC, GIÁ TRỊ VÀ THÂN PHẬN Ðứng trên chính trị mà nhìn nhận trí
thức phần tử người ta phải nhìn tách biệt ba mặt : a/ Phẩm đức. b/ Giá trị. c/ Thân phận. Phẩm đức của trí thức là gì? Hãy nghe,
nhóm ông Ðoàn Phú Tứ định nghĩa : Trí thức tức là sáng suốt, tức tự do
toàn vẹn của tinh thần, tức biệt lập của tinh thần, tức biệt lập, cái
biệt lập của áng danh son, tức thanh cao, cái thanh cao không đổi dời
của kẻ sĩ, cái thanh cao không vụ ích lợi của ngọc châu. Trí thức là sáng tạo. Cuộc sáng tạo
đầu tiên của trí thức là tự tạo. Tự trong một đợt tình trác tuyệt khi
hồn tan trên một nét anh đào. Tự tạo trong một thế hệ nhập thiền,
trong một đường thánh giá. Tự tạo trong một ngọn gió đùa, trong
một cành hoa nắng dỡn. Trí thức là tinh thần tiên phong. Cốt
cách tài tử. Cá tính độc lập. Phong độ trượng phu.
Không hề trưởng giả nhưng vương giả,
Không lo thành đạt, nhưng lúc nào cũng
thông đạt. Không làm thượng nhân, nhưng làm cao
nhân. À Phẩm đức của phần tử trí thức nói
theo lý tưởng thực là viên ngọc không tì vết. Tuy nhiên không phải cứ
có phẩm đức là có luôn giá trị. Trên chính trị, phẩm đức, giá trị và thân
phận là ba vấn đề tách biệt nhau. Ðó là cái lý do tại sao đôi lúc người
ta phải nhận rằng người trí thức không bằng cục cứt là đúng. Phẩm đức là lương tâm người trí thức
không vào con đường phản chính nghĩa, phản động, không làm tay sai cho
ác thế lực. Giá trị là khả năng người trí thức,
phải có cái biết có thể biến thành quyền lực, bởi vì khi dấn thân vào
thực tế tàn nhẫn, khả năng là điều kiện không thể thiếu được. Thân phận trí thức sẽ tùy sự lưa chọn
với thực tế, tùy sự yếu kém, phẩm đức hay giá trị, tùy theo sự mâu thuẫn
giữa phẩm đức và giá trị mà biến đổi. QUÊN KHÔNG ÐƯƠC CHÍNH TRỊ Một khi đã say mê chính trị và nhận
chính trị như người tình không thể thiếu được thì lúc tuyệt vọng với chính
trị người trí thức như mất hết lẽ sống. Cái chết của Khuất Nguyên là điển
hình khai mở cho thân phận trí thức với chính trị. Kể trong các nhà thơ lớn của Trung
Quốc thì : Ðỗ Tử Mỹ, người đời xưng tụng là thi
thánh, Lý Thái Bạch là thi tiên, Vương Ma Cật là thi Phật, Lý Trường Cát là thi quỷ. Ðỗ Tử Mỹ thuộc phái tả thực, Lý Thái Bạch thuộc phái lãng mạn, Vương Ma Cật thuộc phái tự nhiên, Lý Trường Cát thuộc phái duy mỹ. Tất cả các phái trên đều có chung một
nguồn là Kinh Thi và tập thơ Ly Tao của Khuất Linh Quân tức Khuất Nguyên.
Ly Tao có một ngôi vị cao nhất trên thi đàn Trung Quốc, tập thơ ấy được
coi như vị vua hay bài ca trong các bài ca, hay nhã ca là cái đẹp tuyệt
độ không thể đẹp hơn nữa. Ly Tao là gì? Là nỗi buồn ly biệt.
Nỗi buồn lybiệt với chính trị . Khuất Nguyên sáng tác tập thơ này khibị
Sở Vương đuổi lần thứ haị Lần ông về Giang Nam, nơicó rất nhiều cảnh sắc
riêng biệt của nước Sở , những cánh đồng cỏ bao la xanh ngắt, chim oanh
bay từng đàn. Giang sơn Sở càng đẹp càng làm cho Khuất Nguyên lo lắng,
ôngbiết cường Tần thế nào cũng xâm lược Giang Nam, cái đẹp kia sẽ ra sao
nếu gót giày xâm lược dẫm lên, bao nhiêu vui ca rồi đây sẽ thành hoang
phế điêu tàn. Nhưng làm thế nào gọi tỉnh được người Sở trong cơn mê muội.
Trong triều toàn một bọn nịnh thần, nơi điền dã chưa ai biết nỗi thống
khổ mất nước. Còn phận mình chỉ là một kẻ vong thần, cô lập, bị lưu đầỵ
Ông tự nghĩ tâm linh trung kiên khả dĩ tiến đến chân lý, tuy vậy chân
lý của một người thì làm sao chống lại với cái hư ngụy của số đông. Chân
lý với gian tà, tinh khiết và sú uế lẫn lộn làm rối loạn cõi trần thế.
Bỏ trần thế mà đi bo/ không đành, vất chân lý ra khỏi tâm hồn, vất không
nỡ. Khuất Nguyên vùngvẫy trong tuyệt vọng giống như con thiên lý bị sa
vào cát lầỵ Có lần ông hỏi Trịnh Thiềm Doãn : "Thưa Thái Phó, trung với tà,
thiện với ác, chân lý với hư ngụy, trinh khiết với sú uế có thật là không
thể sống chung với nhau chăng? Tôi rất yêu nhân gian mà tôi cũng rất thù
hận nhân gian, tôi phải chọn điều nào đây? Tôi nên giữ tấm lòng trinh
khiết để tự cô lập bằng thái độ cao thượng hay tôi nên hoà mình với số
đông tùy tục phù trầm theo thời thế?" Trịnh Thiềm Doãn nói : "Thưa Ðại Phu, xin ngài hãy làm
theo tâm ý của chính ngài, tôi làm sao hồi đáp được vấn đề quá to tát
như vậy." Ít năm sau, binh Tần mang quân công
hãm Sở quốc, Sở mất nước, nhân dân Sở lầm than. Khuất Nguyên nhìn nước
non gấm vóc, đâu đâu cũng chỉ thấy hoang loạn, đâu đâu cũng đầy vết tích
diệt vong. Ðau nhục, Khuất Nguyên thả chiếc thuyền nhỏ trên Ðộng Ðình
Hồ mặc sóng gió giận dữ. Ông thầm nghĩ : ta phải chết, ta phải có một
cái chết lỗi lạc. Chết không để giải thoát mà chết để phản kháng, Phản
kháng tà ác gian nịnh trên thế gian này. Hỡi người nước Sở thân yêu, người
nước Sở đáng thương, tại sao các người không tiếp nhận tấm lòng thành
của ta? Tại sao không chịu hiểu nỗi trinh kiên âm thầm của ta? Nước non ơi, những bài ca u hoài của
nhân dân nước Sở, người có biết sự hung bạo của vó ngựa xâm lăng bạo Tần
không? Trời xanh hỡi quả thật có chính nghĩa không? Tại sao không lưu
lại cho nhân gian nhất điểm chính nghĩa? Các thần linh của Sở quốc! Các
người nhẫn tâm để cho dân Sở bị dày xéo, bị diệt vong ư? Không thể thế
được, nhân dân Sở không thể tiêu diệt, giang sơn Sở không thể bị nô lệ.
Cái lỗi của Khuất Nguyên là đã để mọi người say mà riêng mình tỉnh. Qua Ðộnh Ðình Hồ, Khuất Nguyên cho
thuyền rẽ vào sông Mịch La, nước mắt tràn trụa, ông lặng yên nhìn mây
trời mông mênh hồi lâu rồi lao mình xuống sông. Ông đi tìm cái chết vì
sinh mệnh của ông từ lâu đã mất rồi. Sinh mệnh ấy là sinh mệnh chính trị.
PHẨM VỊ CỦA PHẦN TỬ TRÍ THỨC Sinh mệnh của một quốc gia ở văn hóa
học thuật của quốc gia đó. Sinh mệnh lực của một quốc gia đại bộ phận
do phần tử trí thức nắm giữ. Sự sinh tồn và tiến bộ của đất nước do nơi
tôn trọng học vấn, do nơi phần tử trí thức trong xã hội có trách nhiệm
tâm và tự tôn tâm hay không. "Hiếu học cận hồ trí". Chuộng
sự học vấn, tôn trọng người đọc sách là căn bản xây dựng đất nước. Trường
học bao giờ cũng là cơ sở của chính trị . Nước văn hiến là nước tôn trọng
học vấn, yêu chuộng trí thức, nước văn hiến là nơi thường có hiện tượng
"cường đạo không xâm phạm người đọc sách" như giặc Hoàng Cân
không đốt phá quê hương ông Trịnh Huyền. Hoàng Sào không giết các nho
sinh. Tôn trọng người có học và trí thức
có lòng tự tôn không phải là tâm lý tự cao tự đại của phần tử trí thức.
Ở nước ta xưa nay sĩ đứng đầu hàng tứ dân nên có câu "sĩ nông công
thương" và "ngư tiều canh độc". Học vấn là nền móng của
tất cả mọi nghề nghiệp. Tôn trọng người đọc sách tuyệt nhiên không phải
là bảo trì địa vị hay giai cấp đặc thù mà là tôn trọng học vấn và trí
thức, nghĩa là tôn trọng hai thứ vũ khí hiệu lực nhất để cải tạo sinh
hoạt, cải tạo xã hội và cải tạo quốc vận. "Vạn ban giai
hạ phẩm, duy hữu độc thư cao" Cao đây là cao phẩm gía không phải
cao quyền thế hay cao tiền bạc. "An đắc quảng
hạ thiên vạn gian Ðại tì thiên hạ
hàn sĩ tận hoan nhan" (Nghĩa là: Mong mỏi sao cho
có căn nhà lớn hàng trăm ngàn gian, Ðể che chở cho kẻ
hàn sĩ trong thiên hạ ai ai cũng mang vẻ mặt hân hoan. ) Câu thơ của Ðỗ Công Bộ nói rõ lên cảnh
nghèo của kẻ sĩ. Cụ Nguyễn Khuyến cũng có bài phú để tả tình trạng thầy
đồ: "Vài khoa thi hỏng sót ruột tiền
cơm, mấy tháng công non bấm gan thóc nợ. Vách ông Khổng còn hòm khoa đẩu mở
một vài con, ngõ thầy Nhan treo túi đan biều bảo dăm ba đứạ Nón sơn úp ngực đi liểu đi liều, bút
thùy cài tai sớn sơ sớn sở. Nghĩ sểnh nhà ra thất nghiệp, cũng
bật như cười e nằm mát ăn bát đầy ai nuôi không hở. " Nhan Hồi được tôn lên hàng nhân vật
điển hình của chủ trương an bần lạc đạo do Nho gia đề xướng. Ngụ nơi ngõ
hẹp, một lẵng cơm, một bầu nước, người đời lo còn Hồi thì lúc nào cũng
vuị Người trí thức thường nghèo, tuy vậy không phải cứ nghèo mới là tốt.
Khổng Tử có lần nói: "Nếu cái giầu mà có thể cầu được thì dù làm
một kẻ cầm roi ngựa ta cũng làm ". Rồi ông nói: "Cái phú
quí bất nghĩa đối với ta chẳng khác gì mây nổi, người quân tử kiên
trì với cảnh nghèo, kẻ tiểu nhân hễ nghèo là tìm cách làm bậy". Thực tế hơn, Mạnh Tử cho rằng: "Nghèo
khổ đến với kẻ sĩ là bởi trời muốn thử thách, dùng nghèo để động tâm
nhẫn tính, dùng khổ để tăng thêm tài năng." Nói chung, chữ trí thức trong tâm tưởng
mọi người hình như nó mang một thứ phép nhiệm mầu làm cao giá người được
nó nhận, ai ai cũng muốn nó đến với mình ngaỵ Lúc người ta mang gán nó
cho kẻ khác với chủ ý chế riễu hay công kích mà sâu kín trong lòng lại
thấy tủi hổ nếu nó từ chối mình. Nghĩ đến trí thức, mọi người đều cảm
nhận ở nó một cái gì gọi là tao nhã và cao quí. Chính vì thế nên xưa kia
Tể Tướng Cao Lực Sĩ mới phải mài mực cho Lý Thái Bạch viết vào bài thơ
của họ Lý, bài thơ ca tụng cái đẹp của Dương Quí Phi, cao hứng rồi giả
say Lý Thái Bạch dơ chân đạp cho Cao Lực Sĩ ngã lăn. Ðời sau nghe chuyện
chẳng người nào không thích thú, thích thú như một người được hả cơn giận.
Nếu tham vọng chính yếu của phần tử
trí thức là tham vọng trị quốc bình thiên hạ thì ngược lại tham vọng chính
yếu của các chính khách là tham vọng muốn tỏ ra mình là trí thức. Raymond
Aron rất có lý khi viết câu này: "Tham vọng chính trị của các nhà
văn thành công đã đụng đầu với những tham vọng văn chương của các chính
khách. Người thì mơ viết một cuốn tiểu thuyết tuyệt tác, người thì mơ
làm bộ trưởng". ÍT NHIỀU KHÁC BIỆT GIỮA ÐÔNG TÂY Trí thức Ðông và Tây đều không quên
được chính trị . Trí thức Ðông và Tây đều vào chính
trị bằng con đường yêu nước và cách mạng. Ở lòng yêu nước họ gặp nhau, nhưng
ở cách mạng họ có điểm khác biệt. Khác biệt bởi hai nền văn hóạ Trở về với thần thoại, Promethée sau
một trận giặc nhất định không đứng về phe người trời Olympien nữa, Promethée
muốn ngả về phe người trần. Ðể cho loài người mạnh lên, Promethée thấy
lửa sấm sét của Jupiter là thứ vũ khí lợi hại nên quyết lấy cắp lửa mang
xuống cho loài ngườị Từ đấy nhờ Promethée mà loài người có lửa dùng. Jupiter
biết giận lắm cho gọi thần thợ rèn Vulcain đến bắt Promethée và cùm ở
chân núi Caucasẹ Chưa nguôi Jupiter còn thả chim ưng hằng ngày đến moi
ruột rỉa gan Promethéẹ Hết năm này qua tháng khác, đau đớn Promethée kêu
gào vang động. Ðời vua Nghiêu, có tới mười mặt trời
thiêu đốt nhân gian khiến mùa màng khô héo, sông nước cạn. Vua cho rao
khắp thiên hạ cần người hiền tài đến giúp. Có Hậu Nghệ bắn cung cực giỏị
Hậu Nghệ lên một đỉnh núi cao chót vót dương cung bắn chín lần chín mặt
trời rơi xuống đất. Từ đấy ở trần gian sông hồ lại đầy nước, cây cỏ tốt
tươị Ngay thời kỳ thần thoại, Ðông phương
đã kiến thiết rất vững chắc tinh thần nhân văn. Promethée mới chỉ phạm
tội ăn cắp chút lửa trời mang xuống nhân gian mà đã phải chịu một hình
phạt nặng đó. Trái lại Hậu Nghệ đã nhân danh loài người đánh bật những
ác độc của thượng đế. Sau này Tây Phương một thời gian khá
dài bị úp chụp trong vòng kiềm tỏa của tôn giáọ Ðiều này tạo nên điểm
khác biệt cho vận động trí thức của Tây Phương với Ðông Phương (khu vực
văn minh Trung Quốc). Với quan niệm đại tự nhiên của chủ
nghĩa nhân văn mọi cuộc đấu tranh lịch sử đều là quy luật đại tự nhiên
hết Xuân sang Hạ hết Thu sang Ðông thuận lẽ trời. Lẽ thuận tự sẽ thực
hiện trong xã hội nhân loại khi nào đa số đồng ý gọi là hợp lòng người.
Cho nên những biến động lịch sử thường mang tiêu đề : diệt kẻ vô đạo mà
không bao giờ có tiêu đề dành Tự Do. Trái lại ở phương Tây mỗi biến động
lịch sử đều chịu ảnh hưởng của hai thế lực Thế quyền và Thần quyền. Kẻ
thống trị phải có sự thỏa thuận của Giáo Hội. Hết thẩy quyền phán xét
bất cứ mặt nào của sinh hoại của sự sống đều phải dành cho giáo quyền.
Những cấm điều do Giáo Hội đưa ra làm thành chuỗi xích nặng nó trói buộc
con người. Muốn lật đổ chính quyền phải đủ khả năng lật đổ thống trị tâm
lý tinh thần của giáo quyền nếu không thì biến động chỉ loanh quanh trong
cái vòng luẩn quẩn giữa những âm mưu của các lực lượng khác nhau trong
chính quyền và giáo quyền nghĩa là quí tộc phong kiến và tập đoàn tăng
lữ. Vận động trí thức vì lẽ trên phải trải qua giai đoạn đấu tranh giải
phóng tư tưởng chống thần quyền mà Tư Do là tiêu đề. Tự Do mang một ý
nghĩa thiêng liêng trong tâm khảm của người Tây Phương. Tinh thần người trí thức của chủ nghĩa
nhân văn Nho đạo là : giáo hóa quốc dân đoàn kết quốc dân, bảo vệ giang
sơn mang trách nhiệm tâm cực lớn phấn đấu cho lợi ích bình dân, có một
tấm lòng tự tôn mãnh liệt để phấn đấu cho địa vị của phần tử trí thức.
Ðề cao địa vị trí thức không phải là đề cao lợi ích vật chất và quyền
hành bản thân mà là dùng trí lực để áp đảo vũ lực cùng kim lực của quý
tộc, đề cao địa vị bình dân là đem học vấn ra làm công cụ xây dưng hạnh
phúc cho bình dân. Phong độ người trí thức của chủ nghĩa
nhân văn Nho đạo là : Nho và Hiệp. Ông Cao Dao đưa ra chín nguyên tắc
cho việc tu thân : Khoan thứ mà không
đdể thành hỗn loạn. Mềm dẻo mà vẫn vững
lập trường. Căm giận nhưng không
mất vẻ khiêm cung. Hòa đồng nhưng vẫn
nghiêm nghị. Thẳng băng mà vẫn
ôn nhu. Giản dị. Liêm khiết. Cứng rắn mà vẫn
khéo léo. Mạnh bạo nhưng không
bất nghĩa. Khổng Tử nói nho sĩ phải là người có
đủ ba tầng nhân cách : 1) Trách nhiệm tâm
: (người quân tử tu thân mình để bảo vệ trăm họ. 2) Tự tôn tâm:
(không lo, không sợ, không lầm lẫn) 3) Dũng cảm.
(Trong thiên Nho hạnh của sách Lễ Ký,
Khổng Tử luận phong độ nhà Nho như sau: thân có thể nguy mà chí không
thể đoạt, chịu chết chứ không chịu nhục) Ngoài ra phải kể thêm cả trạng thái tiêu cực của cả Nho lẫn Hiệp là Ẩn. Mỗi lúc thấy thời thế hỗn loạn nhiễu nhương chưa thể làm gì cứu đời giúp nước thì ở Ẩn. THƯỢNG KHUYNH TÍNH Tính thượng khuynh là một biến tướng
của tinh thần và phong độ nói trên. Có hai nguyên nhân: Thứ nhất: do chế độ thi cử khai khoa
thủ sĩ, học giỏi ra làm quan. Thứ hai: quan niệm trị quốc bình thiên
hạ cần ở ngôi vị cao, ảnh hưởng chính trị từ thượng tầng xã hội đi xuống
mạnh hơn ảnh hưởng từ hạ tầng xã hội đi lên. Thượnh khuynh tính là gì? Là chỉ chăm chú tranh dành tước vị
. Vì chăm chú tranh dành tước vị cho
nên phần tử trí thức thường phải dựa dẫn vào bọn đạt quan quí nhân để
làm bước thang tiến thân. Văn hay chữ tốt nhưng chỉ là công cụ của bọn
hào quí. Nhan Chi Suy viết gia huấn lưu lại
cho con cháu đã hết sức thống mạ tính thượnh khuynh qua nhân vật Trần
Lâm. Ông nói người quân tử tuyệt giao không khi nào gây tiếng ác một ngày
kia quỳ gối thờ người thật là một điều sỉ nhục. Trần Lâm ở với Viên Thiệu
thì mắng Tào Tháo là lang sói, sang với Tào Tháo thì lại chửi Viên Thiệu
là cua cáỵ Tình cảnh ấy thật đáng lo cho văn nhân vậỵ Do tâm chất thượng
khuynh quá mạnh nên phần tử trí thức đành cam chịu cảnh: Tung hoành chính hữu lăng vân bút.
Thủ ngưỡng tùy nhân diệc khả lân. (Bút pháp tung hoành ái cả mây trờị
Thế mà phải cúi đầu theo người thật
đáng thương.) Tính thượng khuynh vào cách mạng đã
tạo nên người cách mạng kiểu Nguyễn Hữu Cầu chứ không tạo nên mẫu người
như Robespierre, nghĩa là cách mạng để đoạt ngôi vị không có cách mạng
theo đuổi một lý tưởng, một ý hệ, một chủ nghĩa cách mạng, để thay đổi
hoàn cảnh cá nhân không phải cách mạng cho một quan niệm sống. Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Hữu Cầu
là làm loạn đã nẩy sinh từ lúc ông còn đang đi học qua những lời đối đáp
với thầy học: Nếu Trần Bình làm tể tướng, Ai cấm Hàn Tín xưng vương. Nằm thì bốn phương yên gối chiếụ Dậy thì thiên hạ sướt thịt dạ Nguyễn Hữu Cầu có người bạn học ngang
tài mình là Phạm Ðình Trọng. Bước ra đời Trọng vì là danh gia tử đệ nên
bước vào chính quyền rất dễ dàng. Cầu với gốc tích dân dã chài lưới đương
nhiên Cầu phải đi vào chính quyền bằng ngả khác. Khi nghe tin Tuyển Cừ
nổi lên ở Chí linh, Cầu liền theo giúp. Thanh thế Cầu về sau mỗi ngày
thêm lừng lẫy tự xưng là Ðông Ðạo Tổng Ðốc Bảo Dân Ðại Tướng. Cho đến
lúc hoàn toàn thất bại, suốt quá trình khởi loạn của Cầu chỉ theo đuổi
mục đích: Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chúa nhập
vi vương. (Chữ ngọc dấu đi nét chấm, thò lên
thì là Chủ thụt xuống là chữ Vương) Thua trận bị bắt nhốt trong cũi Cầu
có mấy câu thơ sau đây: Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán.
Phá vòng vây bạn với kim ô. Giang sơn khách diệc tri hồ . Những câu thơ ấy ngụ ý mong mỏi thoát
thân hơn là ngụ ý mong một lý tưởng tự do . Trái lại Robespierre chịu ảnh hưởng
tư tưởng Rousseau lúc nào cũng say sưa với hoài bão thực hiện tư tưởng
Rousseau kể cả lúc ông ở địa vị cao nhất. Chính vì quá khích với tự do
Robespierre đã trở thành nhà độc tài của Tự Do, rồi hoài bão ấy cũng đưa
ông lên máy chém. Bởi tính chât thượng khuynh quá mạnh
nên Thi Nại Am đã không thành công về sự miêu tả nhân vật Ngô Dụng một
phần tử trí thức trên Lương Sơn Bạc . Chế độ thi cử với phương châm học nhi
ưu tắc sĩ (học giỏi ra làm quan). Triều đình căn cứ vào thi phú mà tuyển
người nên ai nấy sống chết với văn thơ. Thiên tử trọng anh hào. Văn chương giáo nhi tào. Biết nhân hoài bảo kiếm. Ngã hữu bút như đao. (Nghĩa là: Vua quí trọng kẻ anh hào. Văn chương ta đem dậy các ngươi. Thây kệ người kia mang bảo kiếm. Ta có cây bút sắc kém chi dao. ) Với quan niệm ấy, phần tử trí thức dần dần không coi tinh thần hiệp là yếu tố căn bản của phẩm đức nữa. Cái tâm hùng vặn phu của Lý Bạch chẳng còn, chỉ thấy cái mặt trắng của thư sinh trói gà không chặt, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN ÐẠI TỰ NHIÊN VÀ
CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TỰ DO Nền tảng văn hóa và văn minh của Trung
Quốc là nền tảng văn hóa văn minh nông nghiệp nên lý luận cơ sở nó là
lý luận đại tự nhiên. Phần tử trí thức trải nhiều ngàn năm tuy có chuyển
hình nhưng cũng vẫn ở trong cái vòng đại tự nhiên ấy thôi. Trong thi ca của Ðào Uyên Minh người
ta tìm thấy khá đầy đủ lý luận đại tự nhiên này. Vũ trụ quan của ông như sau: - Trời đất không bao giờ diệt, sông
núi chẳng bao giờ rời đổi. - Vũ trụ vô tư, vạn vật tự lý (vũ trụ
không biết thiên tư muôn ngàn hiện tượng đều tự xếp đặt lấy).
- Bốn mùa thứ tự đổi thay, phó cho
tự nhiên. Về xã hội quan ông nghĩ: - Mấy mẫu ruộng với gian nhà cỏ, một
rặng liễu rủ, một lũy tre xanh, vài khóm hoa nở, làn khói lam mờ, tiếng
gà gáy sáng, ít người nông dân hiền lành. - Hòa với thiên nhiên khai khẩn lao
tác tìm cái sống. - Sinh hoạt cốt sao cho thích ý hãy
vui cho hết ngày hôm nay, ngày mai chưa cần gì vội. Về nhân sinh quan ông nhận định : - Vui với thiên nhiên. - Thuận với thiên nhiên. Ðại tự nhiên là chân lý đã sẵn có trước
mắt. Tại Tây phương không như vậy, trong một thời gian khá lâu, tôn giáo
Ki Tô giam buộc con người theo đuổi mục đích phượng thờ thượn đế. Không
có gì thành tựu ngay trên trần tục này hết, sinh mệnh con người sẽ hoàn
thành sau khi chết lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Bởi thế phần tử
trí thức phải đấu tranh giải phóng khỏi sự giam buộc đó bằng cách tìm
tòi chân lý và đòi tự do. Chủ nghĩa nhân văn phương Tây kiến
lập trên hai hoạt động này cho nên phẩm đức trí thức là phẩm đức của một
chiến sĩ tha thiết với tự do. Họ không bao giờ chịu thuận với thiên nhiên
hay vui với thiên nhiên. Họ không vui khi được sống họ muốn suy tư và
phê phán sự có mặt của họ trên cõi đời này. (Ils ne se contentent pas
de vivre, ils veulent penser leur existence _ Raymond Aron). Ðể chứng minh vũ trụ không phải do
Thượng đế làm ra trong bẩy ngày mà vũ trụ tạo dựng với quy luật vật lý,
Copernic đưa ra lập luận trái đất quay chung quanh mặt trời Giáo hội liền
bắt giam. Bruno tiếp tục công việc của Copernic bị Giáo hội kết tội phù
thủy đưa lên giàn thiêu. Galillée không sợ uy lực ngang nhiên theo gót
Bruno. Những thảm kịch của Corneille đều là
thảm kịch của Tự Do (drame de la Liberté). Con người không lúc nào ngừng
tìm đến Tự Do. Trong cái tuyệt đốt của Tự Do ý chí người ta tìm thấy vẻ
đẹp và tính cao cả của con người. Cuốn Emile vừa ra đời nó bị hội nghị
Paris lên án và đòi bỏ tù tác giả. Jean Jacques Rousseau phải trốn chạy
sang Thụy Sĩ, chưa được bốn ngày, Hội Ðồng Genève cũng lên tiếng kết tội
cuốn sách với bản án y hệt rồi lần lượt nhiều nơi khác nữa. Hồi tưởng
giờ phút bôn ba Rousseau viết: Cả Âu Châu đang kêu gào nguyền rủa tôi
với bộ mặt muốn ăn tươi nuốt sống chưa bao giờ có. Giữa lúc ở Paris
Giám mục Beaumont trong một bản tuyên giáo đưa ra từng điểm để bảo rằng
cuÁ'n Emile là cuốn sách hung dữ nhằm phá hoại đời sống và giáo lý công
giáo. Trả lời Beaumont, Rousseau viết: "Tôi chỉ có một tín ngưỡng là
lẽ phải và ngòi bút, tôi từ chối quyền quý của bất cứ người nào, tôi không
khuât phục công thức của ai nếu tôi chưa nhận đó là chân lý". Phần tử trí thức sản phẩm của cuộc
đấu tranh chống thế quyền và thần quyền, chống tập đoàn tăng lữ và vua
chúa quý tộc phong kiến hay nói khác đi là phần tử trí thức của chủ nghĩa
nhân văn. Tây phương thoát thai từ cuộc đấu tranh
này có hai hình thái : a) Khoa học, đi vào vật chất để tìm
chân lý, b) Tự do, đi vào sinh hoạt xã hội và
đời sống để tìm chân lý. (Tự do khi thể chế hóa vào chính trị
là thể chế dân chủ) Các khoa học gia mải mê đi vào cái
thế giới tân kỳ này nên ít trực tiếp làm chính trị, trong khi những phát
minh khoa học lại ảnh hưởng cực lớn đến chính trị, nhưng chính trị tốt
theo họ là thứ chính trị có thể đem đến cho họ một phòng thí nghiệm đầy
đủ nhất. Nhưng số lượng khoa học gia ngày một tăng thêm tuy người phát
minh không tăng mạnh lắm, nhưng người điều khiển và kiện toàn những phát
minh khoa học thì đã gấp cả ngàn lần hơn cho nên Tây phương hiện đại có
hiện tượng chính trị mới là hiện tượng thư lại chuyên viên (technocrate),
thư lại chuyên viên đã trực tiếp giữ vai trò quan trọng trong các cuộc
vận động chính trị của phần tử trí thức mới đây . (Sẽ nói kỹ hơn ở chương
sau) BIẾN TƯỚNG Cũng như quan niệm thượng tầng xã hội
đi xuống mạnh hơn ảnh hưởng hạ tầng xã hội đi lên đã có biến tướng là
thượng khuynh tính, thì quan niệm tất cả cho Tự Do cũng có biến tướng
của nó. Ngay từ lúc đầu của cuộc đấu tranh
đã xuất hiện Sade hầu tước, mà danh từ văn học mệnh danh là lý thuyết
gia của nổi loạn tuyệt đối (révolve absolue). Chẳng những chối bỏ Thượng
Ðế, Sade còn nhìn Thượng Ðế như một kẻ giết người. Tác phẩm lớn của Sade
là cuốn tiểu thuyết Justine. Trong ấy Sade kể: Justine chạy dưới trời
dông tố và tên tội phạm Norceuil ngửa mặt lên Thượng Ðế mà thề sẽ trở
lại đạo nếu Justine không bị hành phạt, nhưng một tiếng sét đã dánh chết
Justine. Norceuil kết tội Thượng Ðế là tên sát
nhân, như vậy tất cả những điều lệ của Thượng Ðế đặt ra từ trước đến giờ
đều vô giá trị, như vậy chỉ có lòng ham muốn của chính ta là đáng kể.
Sade đi đến chỗ điên cuồng gào thét giết người để thực hiện tự do. Ðể chống với tín điều trinh bạch (chasteté)
của Ki Tô Giáo, Sade cổ vũ sự cuồng phóng lòng dục. Ảnh hưởng của Sade
ngày nay rất lớn đối với phong trào Hippies hay người hoa (flower people)
đang bành trướng . Hippies ngày nay không chống Thượng Ðế nữa mà chống
cái nghẹt thở của xã hội hậu công nghiệp vì hệ thống tổ chức quá chặt.
oOo Dostoievsky hô lên: Tout est permis
(Tha hồ hành động) bởi vì Thượng Ðế bất diệt là láo nên bây giờ con người
chính là Thượng Ðế. Tha hồ hành động mở đầu cho trang sử
của chủ nghĩa hư vô cận đại (nihilisme contemporaire). Chủ nghĩa hư vô chẻ làm hai ngã: a) Con người làm Thượng Ðế bằng "logique".
b) Con người làm Thượng Ðế bằng ý lực
siêu nhân. Trước hết hãy nói về cố gắng siêu nhân.
Năm 1884 Frederic Nietzsche ra đời.
Ông trở thành triết gia danh tiếng với thuyết ý chí quyền lực và siêu
nhân. Theo Nietzsche : "Tất cả mọi đam mê đều đưa con người đến
một cái gì. Ðam mê có thể tàn phá những kẻ yếu hèn nhưng đam mê lại thêm
sức mạnh cho người dũng cảm. Tội lỗi đức hạnh không tạo ra quyền uy hay
sa đọa mà chính quyền uy hay sa đọa tạo ra đức hạnh hay tội lỗi. Thượng
Ðế chết rồi trên trái đất chỉ còn lại những siêu nhân. Nếu được làm siêu
nhân dù trong giây phút thôi tôi cũng cam chịu tất cả". Những
điều Nietzsche nói trong tác phẩm ảnh hưởng ghê gớm vào đầu óc thanh niên
Ðức. Ảnh hưởng ấy đã biến thành quyền lực vật chất xây dựng thành chế
độ Quốc Xã. Lúc chế độ này thua trận, Hitler và Goebbels đều tự tử chết
cùng với gia đình. Họ đã thực hiện cái chết đúng như lời Nietzsche nói
: "Ta gửi các ngươi cái chết của
ta, cái chết tự nguyện, nó đến với ta bởi ta muốn thế". CHƯƠNG THỨ HAI
GIÁ TRỊ
Vào cõi Phật dễ,
vào cõi ma khó
NHẤT HƯU THIỀN SƯ
Marx nói: " Các triết gia từ trước
đến nay chỉ mới suy nghĩ và diễn dịch cuộc sống qua nhiều lối khác nhau, nhưng
điều quan trọng là phải làm thay đổi cuộc sống."
Người ta thấy rất ít người đi tới
cùng công việc này.
CĂN BẢN CỦA VẤN ÐỀ GIÁ TRỊ
Trí thức là quyền lực.
Với chính trị tính chất quyền lực
càng nặng hơn.
Trong chính trị, trí thức chỉ có giá
trị khi nào nó có thể biến thành quyền lực vật chất. Giá trị của phần tử trí
thức trong chính trị cũng chỉ được thừa nhận theo tiêu chuẩn này.
Chính trị là một sự nghiệp thực tại
tàn nhẫn và cam go, vận dụng trí thức để giải quyết bế tắc sinh hoạt xã hội,
dọn quang chướng ngại trên đường đi của lịch sử.
Căn bản giá trị của trí thức ở thực
tiễn mà đến.
Căn bản giá trị của phần tử trí thức
ở đấu tranh mà ra.
VAI TRÒ TRÍ THỨC PHẦN TỬ TRONG CÁC
BIẾN CỐ LỚN CỦA LỊCH SỬ
Biến cố chính trị thường là kết quả
của sự tranh chấp giữa tập đoàn đang nắm chính quyền và những người bên ngoài
chính quyền. Tập đoàn tại quyền có hai thành trì bảo vệ:
a- Chính thống gồm những tổ chức và
sức mạnh cai trị.
b- Ðạo thống gồm những tổ chức chấn
áp tư tưởng dùng tư tưởng đạo thống để bênh vực quyền cai trị hiện hữu.
Tập đoàn bên ngoài chính quyền thì
khởi sự bằng phản kháng chống đạo thống rồi vận dụng tư tưởng tổ chức đối kháng
với bộ máy thống trị nghĩa là đem trí thức biến thành quyền lực. Như vậy dẫn
đầu các biến cố lớn hầu hết là một cuộc nổi loạn siêu hình (révolve
métaphysique) nói theo kiểu Camus.
Ðể đánh đổ phần tử trí thức không
thể không dựa vào một phần tử trí thức khác. Cuộc nổi loạn này có hai trận
tuyến:
1- Tình cảm.
2- Lý trí.
Cả hai đều nhằm mục tiêu hủy diệt uy
quyền chính trị của đối phương.
Ở đây phần tử trí thức là những
người của từ ngữ (men of words), đi cao hơn bậc nữa họ là những người xây dựng
lý thuyết (theoricien).
Ðể gây phong trào quần chúng phẫn nộ
không thể không có những nhà thơ, nhà văn như:
Pouchkine, Ryleev, Tchelov, Gorki,
Maiakovski. Những hùng biện gia như:
Fitche, Kakhovsky, Netcheev,
Trozsky, Vanden Bruch.
Ðể chống lại lý thuyết vương quyền
thần thụ của Bossuet, Cách Mạng Pháp không thể không có cuốn Xã Hội Khế Ước của
Rousseau và Vạn Pháp Tinh Lý của Montesquieu.
Trước Cách Mạng Pháp, đa số dân
chúng Âu Châu đều tin tưởng lời Bossuet nói:
- "Thiếu bàn tay Thượng Ðế thì
thế giới này sẽ rơi xuống vực thẳm, thiếu vương quyền thì xã hội này sẽ chìm
vào hỗn loạn".
(Que Dieu retire sa main, le monde
retombera dans le néant, que l'autorité cesse dans le Royaume tout sera en
confusion).
- Phải nhìn cho rõ để thấy bàn tay Thượng
Ðế trong lịch sử nhân loại ở bất cứ nơi nào, tất cả những biến chuyển lớn lao
của lịch sử đều tuân thủ các nguyên tắc thần học bao la khắp mọi nơi.
(Il fallait donc faire voir dans les
différentes époques de l'histoire humaine dans la main de Dieu, il fallait que
les grands faits de l'histoire se pliassent à une interpretation universelle et
théologique).
Muốn làm mờ Bossuet, Cách Mạng Pháp
cần có cái tri thức lớn lao của Montesquieu. Do hiểu biết bao la của ông, ông
đã chứng minh cho mọi người thấy rõ lý luận thần học của Bossuet đã lỗi thời
rồi. Trong cái thế giới chính trị ngày càng thêm phức tạp, biết bao nhân vật,
biết bao xung đột, biết bao quyền lợi riêng tư đối chọi nhau, làm sao tìm thấy
bàn tay Thượng Ðế. Nhịp điệu thế giới biến chuyển theo với thủ đoạn,với mưu cơ
của thực tế chính trị. Hàng trăm ngàn đầu dây mối rợ khó lòng mà nhìn nhận ra
một nguyên tắc chỉ đạo như một mẫu số chung thì đương nhiên không thể đem chính
trị thu hẹp vào nguyên tắc tê liệt của thần học. Chân trời lịch sử mở rộng, thế
giới không còn là của Rome hay Jerusalem nữa. Á Châu, Phi Châu, Mỹ Châu đang
đòi địa vị lịch sử của họ và dĩ nhiên không thể buộc họ vào sứ mạng Ki Tô. Vũ
trụ không còn thu hẹp trong lối suy diễn thần học, nó đang tràn ngập và phá vỡ
con đê lý thuyết Bossuet.
INTELLIGENTZIA
Tiền phong của cách mạng 1917 là
những hoạt động trí thức. Từ những phong trào này sản sinh ra danh từ
Intelligentzia (khoảng cuối thế kỷ 19)
Theo Nicolas Berdiaev thì người Tây
phương đã nhận xét lầm Intelligentzia coi giống hệt Intellectuel. Thực ra nó
rất khác biệt. Ðây không hẳn là một tổ chức nhưng nó cũng không buông thả ai
muốn làm gì thì làm như trí thức Âu Châu. Intelligentzia ở Nga sống gần như một
tôn giáo nhỏ với giáo điều tập quán phong tục và hình dáng bề ngoài riêng biệt
và có cùng một quan niệm vũ trụ nhân sinh. Ðó là một tập thể sống theo lý tưởng
không phân biệt nghề nghiệp giàu nghèo. Mới đầu họ là tầng lớp học thức rồi lan
đến các công tử quí tộc, sau xuống các tiểu công chức, tiểu thương đôi lúc còn
thấy cả nông dân nữa. Sơ khai vì không thể trực tiếp hoạt động chính trị, họ
gói chính trị vào hoạt động văn học. Lâu dần các buổi hội đều là sự tụ tập để
phê phán chính trị. Tinh thần của họ là tinh thần Raskol (tên tắt nhân vật tiểu
thuyết của Dostoievky, một sinh viên cấp tiến đã giết mụ cầm đồ cay nghiệt
tượng trưng cho thể chế bất công bấy giờ). Tinh thần Raskol là tinh thần cuồng
tín.
Thái độ táo bạo đầu tiên của
Intelligentzia là tước bỏ hết các quyền tôn giáo đối với họ. Raditchev đưa ra
phương châm : Tâm hồn tôi bây giờ hướng về đau khổ của con người. Radichev
tìm mọi cách để truyền bá tư tưởng Rousseau, Diderot, Voltaire. Tư tưởng của
Cách Mạng Pháp vào Nga phá vỡ đức tin cổ truyền. Pestel viết cuốn Vérité Russe,
một trong những đà móng của chủ nghĩa xã hội tại Nga.
Tinh thần Raskol cuồng nhiệt hơn sau
việc chính quyền treo cổ những người cầm đầu vụ tháng 12 (les décembriste) là
vụ nổi loạn mưu sát Nicolas 1er. Trong số người bị treo cổ có hai thi sĩ danh
tiếng : Ryleev và Pestel.
Các phần tử trí thức Intelligentzia
thề nguyện một mất một còn với chính quyền thống trị đương thời, họ chân thành
nghe theo tiếng gọi của thi sĩ Releev:
Không thể có thỏa hiệp nào
Giữa bầy nô lệ với bạo chúa
Chúng ta hãy viết ngay những trang
sử máu
và vung gươm tiến bước.
Khắp dân gian những bản viết tay, in
thạch lời cuối cùng của Kakhovsky người cầm đầu vụ Tháng 12, được truyền cho
nhau đọc:
" Số tôi đã định đoạt. Tôi
không than van thản nhiên nhận bản cáo trạng. Sống hay chết với tôi gần như
chẳng có gì đáng kể. Tôi không muống nói đến tôi nhưng tôi muốn nói đến tổ quốc
của tôi, nếu ngày nào tim tôi còn đập thì tổ quốc mãi mãi là điều linh thiêng
nhất. Tổ chức hội kín của chúng ta đã bị khám phá. Chúng tôi chống lại Ngài
(chỉ Nicolas) với mục đích duy nhất là tiêu diệt bằng được cái gia đình đang
ngự trị dù phải tắm trong máu để xây dựng một chính quyền nhân dân. Tôi say sưa
trong tình yêu Tổ quốc, trong tình yêu Tự Do. Với tôi không có gì gọi là tội
lỗi khi đấu tranh".
Và hình ảnh những bộ mặt thản nhiên
bước lên dàn treo cổ đã thành những hình ảnh đẹp nhất. Trên ngôn ngữ hàng ngày,
trên các sáng tác văn học chính quyền được mệnh danh là chúng nó đối lại với
chúng ta là Intelligentzia. Cái gì chúng nó tin thì chúng ta phải phỉ nhổ, cái
gì chúng nó cho là giá trị thì chúng ta khinh rẻ. Tất cả đều tập trung vào sự
giải phóng con người trên thế gian, giải phóng thợ thuyền tạo điều kiện sinh
hoạt mới, tiêu hủy hết thẩy thành kiến, mộ đạo, mê tín, lệ luật trói buộc và
thứ nhất là thứ tư tưởng "trên trời", thứ tư tưởng làm cho nô lệ, thứ
tư tưởng đánh cắp hạnh phúc nhân loại.
Ðà cuồng tín lên cao, để cung ứng
cho cuồng tín có một đường hướng khỏi rơi vào vực sâu yếm thế lãng mạn Netchaev
sáng tác cuốn : Kinh Bổn Cách Mạng (Cathechisme Révolutionaire) ấn định một
tinh thần mới :
" Chỉ biết cách mạng, cách mạng
thay thế Thượng Ðế. Lấy luật lệ cách mạng làm nguyên tác sống, lấy sức mạnh sắt
thép hoạt động. Người cách mạng không còn tình cảm, quyền lợi, công việc, liên
hệ riêng tư nữa. "
" Cái xã hội khốn nạn này phải
phân chia ra làm nhiều loại: loại thứ nhất là bọn phải đem hành hình ngay,
trước hết là những kẻ nguy hại trực tiếp cho tổ chức cách mạng. Bằng lối giết
chóc tàn nhẫn luôn luôn rình rập chúng ta có thể làm lung lay chánh quyền thống
trị bằng cách tiêu hủy những tay sai khôn giỏi của nó ".
Hưởng ứng lời khuyên của Netchaev là
hàng loạt vụ khủng bố khắp nơi, nhiều nhân vật cao cấp chính quyền và tay sai
từ thành thị đến thôn quê bị giết (ngược lại tổ chức cách mạng cũng bị chính
quyền sát hại khá đông).
Khủng bố biến chất trở nên bừa bãi,
thường vì lý do cá nhân thù hận khiến cho mọi người mất tin tưởng và chán ghét.
Khủng bố làm cho cách mạng gần thành người mất trí. Nhìn thấy nguy cơ này, A.
D. Mikhailov viết một số bài luận về ý nghĩa của tổ chức và kỹ thuật hoạt động
bí mật. Theo Mikhailov thì:
"Làm việc vô tổ chức là lãng
phí sức mạnh"
"Kỷ luật, phương pháp tự chế,
làm việc đều đặn, chu đáo đúng giờ giấc đó là những đức tính mới rất cần cho
người cách mạng trong giai đoạn hiện thời".
"Tất cả mưu đồ chính trị đều
phải loại bỏ được mọi bất ngờ may rủi mới có thể thành tựu. Phải tổ chức, tất
cả bí quyết thành công ở đấy".
Tư tưởng Mikhailov tạo nên nhiều vụ
làm chấn động tâm lý toàn quốc, nhất là vụ theo đuổi giết vua Alexandre Ðệ Nhị.
Bị nhiều lần chết hụt, Alexandre phải trốn chạy, tăng cường canh gác xa lánh
xung quanh, nghi ngờ đồn ăn thức uống. Dân gian thích thú truyền khẩu nhau:
Alexandre ra lệnh như một vị bạo chúa nhưng run rẽ như một tên nô lệ. Tư tưởng
Mikhailov có ảnh hưởng lớn, nhưng không đi ra ngoài phương pháp và hoạt động
khủng bố. Cách mạng vẫn nguyên vẹn là những âm mưu tụ tập ít người nhỏ hẹp cho
đến khi một chuyện quan trọng xảy tới. Ngày 9 tháng 1 năm 1905 dưới sự lãnh đạo
của cha Gapone, chừng hơn trăm ngàn thợ thuyền từ Saint Petersbourg biểu tình
tiến về lâu đài Mùa Ðông. Họ không mang khí giới, họ nắm tay nhau hát bài : Xin
Thượng Ðế phù hộ cho Tsar. Cha Gapone đưa lời thỉnh cầu lên Tsar Hoàng:
"Chúng tôi không đòi hỏi chi
nhiều. Chúng tôi chỉ xin được làm việc 8 giờ một ngày, xin tăng tiền công hàng
ngày lên một đồng rúp. Xin hãy cứu dân chúng và hãy phá bỏ hàng rào ngăn cách
giữa dân chúng với Ngài."
Tsar Hoàng rời bỏ Saint Petersbourg,
quyền hành trao trọn vào ít tướng lãng, giám đốc công an và Quận Công Vladimir.
Quân đội hạ lệnh bắn, đám người biểu tình ngã xuống như sung rụng. Tổng kết có
500 người chết, 3000 người bị thương, đàn bà con trẻ la liệt trên đất, máu đổ
nhuộm hồng màu tuyết.
Tại Genève trong căn gác tối, Lenine
nhận được tin và nhìn qua biến cố này ông nhìn thấy một trời ánh sáng hy vọng
cách mạng đã tràn vào quảng đại quần chúng. Ông nghĩ lòng hăng say và căm hận
đã nổi dậy trên khắp nước, nếu còn thiếu gì chỉ là thiếu lý luận đấu tranh, kỹ
thuật đấu tranh. Lenine tự cho mình có bổn phận cung ứng những thứ đó. Thế là
hàng loạt văn phẩm do Lenine viết thành hình, chúng đã giúp cho cuộc đấu tranh
rết nhiều. Cùng lúc ấy một bộ óc khác cần thiết cho Cách Mạng Tháng Mười và đã
đóng góp nhiều công lao là bộ óc của Leon Bronstein tức Trosky cũng hoạt động dữ
dội.
Malapart khi nhận địn về Lenine có
viết câu này:
"Lenine était survenu pour
donner une logique au peuple Russe"
(Lenine hiện ra, đem cho dân tộc Nga
cách luận lý.)
Câu ấy thật không có chi quá đáng.
VŨ KHÍ SẮC BÉN CỦA TRÍ THỨC PHẦN TỬ.
Bất cứ vận đông chính trị nào, bất
cứ phong trào quần chúng nào cũng đều khởi sự bằng một thiểu số quyết tâm chiến
đấu và bất cứ cuộc khởi sự nào cũng bắt đầu bằng các hoạt động phá hoại uy tín
đối phương, kẻ thống trị sẽ bị mất lòng tin tưởng (l'ordre existant est tombé
en discret). Ngược lại nếu chính quyền không quét sạch sức mạnh kẻ phản kháng
để buộc phải vâng lệnh mình cứ để tình trạng phá hoại uy tín lan rộng là thua.
Sự mất uy tín hay uy quyền chính trị
không hẳn do ở những hành động sai lầm hoặc những quá lạm của kẻ cầm quyền mà
bởi sự phê phán sắc nhọn của đối phương, của những người có khả năng hiệu triệu
đặt vấn đề quá lạm và sai lầm ấy để vạch vòi ra hình ảnh thối rữa và bất lực.
Nếu không có những phê phán nguy hiểm ấy thì kẻ thống trị dù quá lạm gấp đôi,
sai lầm gấp đôi cũng không bao giờ tự nó sụp đổ cả. Bởi lẽ ấy Tào Tháo mới nhìn
thấy cái nguy hiểm của Dương Tu, Tháo giết Dương Tu là nhận ra cái tài phê phán
tinh tường của Dương Tu. Chỉ có Tu là biết đến lòng đến ruột của ông, giết
Dương Tu là giết mầm mống ác hại.
"Công việc tiền phong để đánh
phá những thể chế thống trị, để quần chúng muốn đổi thay, để quần chúng chấp
nhận một tin tưởng mới là công việc của những nhà văn, những nhà hùng biện tài
giỏi, có danh tiếng".
(Le travail préliminaire tendant à
saper les institutions existantes, à familiariser les masses avec l'idée du
changement et à créer en faveur de la nouvelle Foi un état de receptivité ne
peut être accompli que par les hommes qui sont d'abord et avant tout, des
orateurs ou des écrivains et qui sont reconnus comme cela par tout le monde).
Eric Hoffer viết tiếp :
"Và những người cuồng tín
(người hành động) chỉ nhẩy vào cuộc chiếm giữ chính quyền khi nào trật tự, uy
quyền cũ đã bị bất tín nhiệm, đã khôn g được quần chúng nghe theo nữa."
(Les fanatiques ne peuvent entrer en
scène et prendre le pouvoir que si l'ordre
existant est tombé endiscredit et a
perdu l'audience des masses).
Do tính chất nguy hiểm của phê phán
mà trên chính trị có vấn đề tư tưởng và khống chế tư tưởng. Vấn đề này bao giờ
cũng trái ngược như trắng với đen, giữa thực tế và ước mong. Ai cũng ước mong
tự do tư tưởng nhưng khi ngồi vào thực tế chính quyền là thi hành khống chế tư
tưởng. Thậm chí ngay cả trên tư tưởng cũng mang nặng chủ trương khống chế tư tưởng
nữa.
Khổng Tử nói:
" Nếu đạo của ta không được
thực hành ta sẽ chèo thuyềndạo chơi ngoài biển, có Tử Lộ cùng đi với ta".
Thật là một phong độ phóng khoáng vĩ
đại, nhưng đồng thời nó cũng chỉ là một phong độ mong ước lý tưởng thôi. Thật
thế, ngay các đồ đệ trực tiếp thụ huấn Khổng Tử như Tử Hạ, Tử Trương đã nghĩ
khác rồi.
Tử Hạ nói : "Có thể thì ta
chơi với, không thể thì ta cự tuyệt" .
Tử Trương : " Khác với ta, ta
lấy thái độ quân tử dung chúng. Không dung người thì không phải kẻ hiền.
Người cứ việc cự lại ta, ta có gì mà phải chống với người đâu ".
Ðến như ông Mạnh Tử thì cái chuyện
khống chế tư tưởng tăng lên cao nhiều lắm. Ông mắng Trần Trọng Tử là con dun,
sỉ vả Hứa Hành là cái lưỡi con vẹt miền Nam, công kích phái Dương, Mặc là súc
sinh.
Lénine và tập đoàn của ông đã mang
sinh mạng mình vào cuộc đấu tranh cho giai cấp vô sản thoát ách độc đoán của
chế độ Tsar Hoàng, nhưng khi nắm được chính quyền rồi ông dồn tất cả tâm lực
vào việc xây dựng chế độ vô sản chuyên chính (dictature du prolétariat).
Lénine và tập đoàn của ông cũng đã
từng rất say sưa với những bài thơ trong sáng Tự Do của Pouchkine và Ryleev
nhưng khi thực sự bước vào cách mạng mỗi lần đề cập đến hai chữ Tự Do ông
thường nói : "Ở chỗ nào có Tự Do thì chỗ ấy không thể có nhà
nước".
Lúc chế độc Cộng Sản đã thiết lập ở
Nga, một nhà báo Ý sang Nga hỏi Lounatcharsky Ủy Viên Giáo Dục rằng : Những
người Bôn-Sê-Vích sẽ đối đãi ra sao với loại người như nhân vật Candide của
Voltaire hay loại người thấm nhuần tư tưởng Niezstche?
Lounatcharsky thản nhiên đáp:
"Chúng tôi sẽ không để bọn đó
sinh sôi nẩy nở."
Câu trả lời đó cho thấy
Lounatcharsky thực thụ là một "léniniste".
Mấy chục năm trước Cách Mạng Tháng
10, Pouchkine, Gogol, Ogarinoff, Bielinski v.v... cùng chung sức xây kiến thiết
cho nước Nga một tinh thần tự do. Gió Cách Mạng Pháp thổi tới. Tinh thần Tự Do
nẩy nở trong lòng mỗi người để trở thành quan niệm tôn thờ Tự Do cá nhân.
Lénine nhận thấy với tinh thần ấy cuộc cách mạng C.S. Nga không thể nào thành
tựu được. Lénine cho rằng : những ảo tưởng nhân đạo, lý tưởng dân chủ, chủ
nghĩa ái quốc lãng mạn, những ước vọng tự do của người "décembriste"
không đủ khả năng chống trả với tổ chức đàn áp cách mạng, cho nên ông chối bỏ,
ông xây dựng một quan niệm cách mạng khác. Lénine không hứa với dân chúng Nga
hai chữ Tự Do mà kêu gọi trả thù và hòa bình. Với đám nông dân Lénine không hứa
Tự Do mà sui dục rửa hận và ruộng đất. Với thợ thuyền ông không hứa Tự Do mà
gào thét báo óan nắm chính quyền. Ông nhìn rõ chân tướng tình cảm lê thê và lý
trí rụt rè của phần tử trí thức lúc đó. Ðã có lần
Lénine nói với Kamenev :
" Ðồng chí tin người ta có thể
làm cách mạng mà không xử bắn ai hết sao?"
Ðể biện hộ cho việc ông đã nghĩ đúng
đều cần thiết cho lịch sử, một lần ông thổ lộ với nhà văn Maxime Gorki:
" Sự độc ác tàn nhẫn của tôi
sau này mọi người sẽ hiểu và tha thứ."
BA MẶT CỦA PHÊ PHÁN.
Phê phán một thể chế thống trị có ba
mặt :
- Phê phán tinh thần, đạo đức.
(critique morale)
- Phê phán chuyên môn, kỹ thuật
(critique technique)
- Phê phán ý hệ hay phê phán lịch sử
(critique historique ou idéologique)
Phê phán tinh thần đạo đức là chống
lại những bất công, những sa đọa, những bế tắc trong quan hệ người với người
như nhà viết kịch vĩ đại Ibsen ngụ ý trong các vở kịch của ông. Ông nhìn xã hội
Norvège bấy giờ như một xã hội gồm toàn con người "nhân thân thú
diện" (kịch "When the dead awaken"), trai ăn cắp gái làm đĩ. Gia
đình người Norvège đầy bệnh hoạn, tự tư, tự lợi, ỷ lại, nô lệ, giả đạo đức
(kịch "La maison des poupée"). Ở các vở kịch khác ông mở cuộc tổng
công kích vào ba thế lực lớn nhất là pháp luật, tôn giáo, đạo đức. Với pháp
luật ông vạch vòi sự gian lận của nó, tình cảm chết cứng độc ác bất cố nhân
tình của nó, pháp luật là sự lừa đảo những người cô thế. Với tôn giáo, Ibsen
chế riễu nó qua nhân vật Rosmersholm, vị linh mục bỏ đạo chạy theo thế lực vật
chất. Mất hết lòng tin Chúa, linh mục gia nhập đảng Tự Do nhưng đảng lại buộc
linh mục không được từ bỏ chức vụ tôn giáo, công tác của ông là hãy lợi dụng
tôn giáo lôi kéo mê hoặc giáo dân làm lợi cho đảng. Với đạo đức, Ibsen chua sót
đưa vào vở kịch "L'ennemi du peuple" một người bị cả xã hội xua đuổi
nhân danh đạo đức, dân chúng vì áp lực và gian tạo của cường quyền mà sôi nổi
phỉ báng kẻ vì mình mà tranh đấu. Bằng vở kịch "Wild duck" ông nhìn
nhận rằng những phần tử anh hùng của xã hội không còn nữa, chúng bây giờ đã
được nuôi béo vỗ về nên bằng lòng cái kiếp chim lồng cá chậu, mà quên hẳn sông
hồ mây trời.
Thời kỳ Tưởng Giới Thạch cai quản
Trung Quốc có rất nhiều vở kịch được nhiệt liệt hưởng ứng chĩa mũi dùi phê phán
cuộc sống khốn khổ dưới chế độ Tưởng đáng kể như:
- Lôi Vũ của Tào Ngu phơi bầy tội ác
của gia đình phong kiến, tình trạng ngột ngạt khó thở của cái sinh hoại áp bức
lừa dối.
- Nhật Xuất của Tào Ngu nói lên hy
vọng của một ngày mai đẹp đẽ sau cái chết âm thầm của cô gái nhẩy đáng thương
Bạch Lộ.
- Hồng Thủy của Ðiền Hán lấy cảnh
lụt mà diễn tả nỗi ai oán của một gia đình nông dân. Ðói khổ ông lão đã lừa lúc
con dâu và cháu ngủ để tự trầm dành phần cơm manh áo cho cháu.
- Vãn Yến của Viên Mục Chi kêu gọi
nổi dậy đấu tranh nếu không thì chỉ là tăm tối, ngục tù, chết chóc.
oOo
Phê phán lịch sử hay ý hệ là xét lại
toàn bộ xã hội hiện đại để đặt định một xã hội tương lai, phong kiến, trung cổ
giáo quyền được thay thế bằng dân chủ tam quyền dân lập, tự do bình đẳng v.
v...
Những tác phẩm lớn thuộc loại phê
phán này có thể lược kể như sau;
- Quân Vương (Le Prince) của
Machiavel.
- Sáu tập luận về nền cộng hòa của
Jean Bodin.
- Leviathan của Thomas Hobbes.
- Triết học chính trị rút tỉa từ
Thánh Thư của Bossue.
- Khảo Luận Về Chính Quyền Dân Sự
của John Locke.
- Vạn Pháp Tinh Lý của Montesquieu.
- Xã Hội Công Ước của Jean Jacques
Rousseau.
- Lực Lượng Bình Dân của Sieyès.
- Diễn Văn Tập Về Quốc Gia Ðức của
Fichte.
- Nền Dân Chủ Tại Mỹ của Roqueville.
- Tuyên Ngôn Của Ðảng Cộng Sản của
Karl Marx.
- Ðiều Tra Chế Ðộ Dân Chủ của
Charles Maurras.
- Cảm Nghĩ Về Bạo Lực của Georges
Sorel.
- Nhà Nước Và Cách Mạng của Lénine.
- Mein Kampf của Adolf Hitler.
oOo
Phê phán kỹ thuật là chỉ trích những
chính sách, những biện pháp của chế độ vì bất lực, vì không thích nghi nên tạo
ra sự lệch lạc, hỗn độn, tổn phí nguy hiểm.
Phê phán thuộc loại này thường thấy
trên báo chí, trong các cuộc hội họp, hoặc ghi lên bảng qua hình thức biểu ngữ
v.v... Giá trị của phê phán chỉ có thể tạo nên sức mạnh khi nó thu thập được sự
hưởng ứng và đồng tình, mỗi ý kiến mỗi tư tưởng nêu ra là đều có những
"môn sinh" quy tụ, hay làm xúc động tâm lý số đông. Tào Ngu lúc nào
cũng chú trọng vào pháp bảo " phải làm cho khán giả phổ thông bị hấp
dẫn". Quần chúng chính trị chẳng có gì khác quần chúng kịch trường,
người viết kịch cũng như người phê phán chính trị đều phải nhìn nhận quần chúng
là sinh mệnh của chính trị cũng như quần chúng là sinh mệnh của kịch trường.
SÁNG TẠO VÀ GIÁO DỤC.
Không phải chỉ có sáng tạo là quan
trọng.
Giáo dục cũng quan trọng không kém.
Phần tử trí thức được phân công hai
nhiệm vụ đó. Alfred Sauvy viết :
" Có hai loại tài năng, một
gieo giống một để cho sinh nở".
(Il y a deux sortes de génies l'un
qui avant tout engendrer et veut engendrer, l'autre qui aime à se laisser
féconder et qui enfante.)
Giáo dục là sự môi giới giữa quần
chúng với lịch sử, giữa quần chúng với tiến bộ, giữa quần chúng với trật tự.
Thất bại trên giáo dục tức là thất bại toàn bộ. Chính với giáo không tách rời
nhau cũng như cách mạng và huấn luyện phải gắn liền.
Nếu ta đặt câu hỏi : Lịch sử xây
dựng bởi trí thức phầntử \?
Trong phạm vi cục bộ thì lịch sử xây
dựng bởi anh hùng hào kiệt, nhưng trên toàn chỉnh thì lịch sử được xây dựng bởi
phần tử trí thức. Sinh hoạt là kế tục thích ứng muốn thích ứng với hoàn cảnh
mới tất phải điều chỉnh nội bộ và ngoại bộ, nhiệm vụ điều chỉnh nằm trong tay
giáo dục nghĩa là nằm trong tay phần tử trí thức. Lãnh đạo quyền là gì? Là chỉ
sự nắm vững nguyên lý giáo dục. Hỗn loạn và lạc hậu bao giờ cũng là miếng đất
tốt cho ác thế lực và hèn yếu nẩy nở. Kẻ vô sỉ làm quan to không đáng sợ bằng
kẻ vô sỉ đi giảng dậy học vấn. Thời kỳ tối tăm nhất lịch sử thẩy đều là thời kỳ
giáo dục phá sản, lịch sử chỉ lại sáng sủa khi giáo dục khởi sắc. Cái cảnh tưng
bừng phấn khởi, dưới những gốc đa, những tàn muỗm, ở làng Quang, làng Mọc, làng
Bưởi, các ông già bà cả, các thanh niên trai gái chăm chú nghe lời giảng của
các vị sáng lập ra Ðông Kinh Nghĩa Thục chính là dấu hiệu cho hy vọng quật khởi
vậy.
CHƯƠNG THỨ BA
THÂN PHẬN
Chính bởi cái bản chất nhã quí mà
phần tử trí thức khi dấn thân vào thực tế tàn nhẫn thường bị gạt ra ngoài để
mang cái hình hài thất bại. Hình hài của Phan Ðình Phùng trước bộ mặt vô sỉ của
Hoàng Cao Khải, hình hài của Antonio Mella trước vẻ đắc thắng của tên độc tài
Machado (Cuba), hình hài của Maiakovsky trước tiếng cười ngạo nghễ của loại
Prissypkine, hình hài bần hàn trước thái độ huyênh hoang của bọn bạo lợi.
HAI CHIỀU THÂN PHẬN
Nói đến thân phận phần tử trí thức
cần xét trên hai chiều của thân phận.
1) Thân phận cái tôi riêng lẻ.
2) Thân phận liên quan đến giai cấp.
Thân vô thái phương phong phi dực,
Tâm hữu linh tê nhất điểm thông.
Thân phận cái tôi riêng lẻcủa phần
tử trí thức bắt đầu bằng con người lý tưởng, vì con người lý tưởng đó mà phần
tử trí thức thường bất lực trong cuộc đấu tranh thực tế, tâm chất linh thôn g
nhưng lại không có đôi cánh của con phượng hoàng đấy chính là bi kịch của thân
phận trí thức.
Tối cao lý tưởng chính trị phương
Ðông về vấn đề trị bình thiên hạ là làm sao cho mỗi người đều thành thánh nhân.
Thánh nhân chỉ là một điển hình một phạm trù chung cho mọi người. Chính trị
không thiên lệch về phía ứng phó với hiện thực, mà chính trị là công cụ lý
tưởng để hoàn thành văn hóa nhân sinh. Nếu đem chính trị thoát ly toàn thể con
người, đem chính trị vì tâm chất lý tưởng quá hoả biến thành không tưởng, phần
tử tríthức không mang vào chính trị cái lạc thú chính trịmà chỉ mang vào cái
lạc thú nhân sinh, cho nên phần tử trí thức đối với chính trị vẫn hằng có cái
lầm của Ðường Tam Tạng.
Ðường Tam Tạng phải dực vào Tôn Hành
Giả cũng như nhân loại cần phải được chính trị bảo vệ. Tôn Hành Giả quay quắt
có 72 phép biến hình. Nhờ Tôn Hành Giả nên Ðường Tăng mới qua khỏi nhiều nguy
nan mang kinh về. Chính trị biến hóa vô lường có thần thôn quảng đại mới đối
chọi với bọn Ngưu Ma Vương ở Hỏa Viêm Sơn, cự địch với quạt ba tiêu của Thiêt
Phiến Công Chúa. Ðường Tăng chẳng lúc nào không cần thiết có Tôn Hành Giả, cũng
như nhân loại không thể thiếu chính trị dù phút chốc. Ðường Tăng cũng biết vậy,
nhưng do lý tưởng thúc đẩy Ðường Tăng đã có lần đuổi Tôn Hành Giả đi. Lần ấy là
lần Tôn Hành Giả dùng phép quật chết Bạch Cốt Phu Nhân, Ðường Tăng chỉ trông bề
ngoài tốt đẹp của Bạch Cốt Phu Nhân mà không biết là con tinh đội lốt nên cho
rằng Tôn Hành Giả làm một côn g việc táng thiên hại lý nên nhất định vất bỏ Tôn
Hành Giả. Ðến khi Ðường Tăng đi vào khu rừng tùng đen bị quái Hoàng Bào vây hãm
không làm sao ra thoát, vô kế Ðường Tăng phải cho mời Tôn Hành Giả.
Tâm chất lý tưởng và không tưởng
khiến cho phần tử trí thức dễ tuyệt vọng với hiện thực chính trị. Cái chết của
thi sĩ Vladimir Maiakovsky là một điển hình. Maiakovsky thuộc thế hệ tiền phong
của Cách Mạng Tháng 10.
Vì cầm đầu vụ bãi công, Maiakovsky
bị đuổi ra khỏi trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật rồi bị tù. Ðược gội rữa bởi nhà giam,
thơ Maiakovsky sáng lên với giọng điệu công phá chế độ đưa chàng trở thành nhà
thơ cách mạng.
Cách mạng thành công, trong dân
chúng lưu truyền rộng rãi câu thơ :
Với tất cả sức lực của thơ,
Ta xin hiến dâng
Cho giai cấp nổi lên mà reo hò tấn
công
Nhưng cũng chính Maiakovsky là người
đầu tiên tuyệt vọng với chế độ mới. Bởi Maiakovsky trong sạch quá nên chàng không
thể chịu đựng nổi sự đau lòng khi trông thấy các chiến sĩ Cộng Sản đang tìm
cách tư sản hóa, sự ngộp thở của bộ máy quan liêu đỏ. Chế độ mới không chấp
nhận thiên tài dù cho thiên tài ấy đã từng là kẻ dẫn đầu xây dựng chế độ.
Ngày 14 tháng 4 năm 1930, Maiakovsky
vừa tròn 36 tuổi lấy súng tự bắn vào đầu, trước đấy ba năm là nhà văn Essinine
chết tương tự.
Tại sao các chiến sĩ xã hội, chiến
sĩ Cộng Sản cùng lúc lại là bọn côn đồ bóc lột, thích tư hữu. Càng nặng với chủ
nghĩa xã hội bao nhiêu lại càng ham vơ vét bấy nhiêụ Tại sao thế?
Ðó là câu hỏi mà Dostoievsky nêu ra,
bây giờ nó như nhát búa đập suốt ngày đêm trong đầu óc nhà thơ trẻ tuổi. Ðâu
đâu Maiakovsky nhìn thấy bộ mặt tên Prissipkine (nhân vật kịch đại biểu cho
người cán bộ Cộng Sản ham giầu sang trong vở "Lũ Rệp" của
Maiakovsky). Bây giờ chàng mới hiểu : Chủ nghĩa, lý thuyết, lý tưởng Cộng
Sản là một chuyện nhưng đảng Cộng Sản với cái guồng máy quan liêu nặng áp bức
lại là chuyện khác. Người ta chỉ có thể là Cộng Sản thuần túy và từ giã đảng để
rồi rơi vào tình trạng cô đơn bất lực.
Maiakovsky buồn nản nhận xét nôn g
dân thợ thuyền vẫn rách rưới trong khi các chiến sĩ Cộng Sản đầy quyền uy đi
trong xe hơi lộng lẫy, ở tại các lâu đài của Tsar Hoàng.
Cái chết của Maiakovsky là một thảm
kịch chính trị. Mặc dầu nhà đương cục tung tin Maiakovsky tự sát vì bị khủng
hoảng tinh thần ông sợ mình đã cạn nguồn sáng tạo, chẳng ai tin.
Không đừng được, Staline phải lên
tiếng:
"Maiakovsky mãi mãi là nhà thơ
vĩ đại tài ba của kỷ nguyên Sô Viết chúng ta".
Tâm chất lý tưởng và không tưởng
biến người trí thức thành Abélard bị thực tế hay thực quyền hoạn thiến.
Abélard giáo sư đầu tiên có những tư
tưởng cấp tiến của thời Trung Cổ Pháp, ông dậy thần học ở nhà thờ Ðức Mẹ Paris
và ở đây ông sáng lập chủ nghĩa Duy Danh (Nominalisme), ông được nhiều thanh
niên Âu Châu tán thưởng. Lúc ấy (1116) quyền tu viện còn mạnh lắm, Giáo Hội
không mấy ưa tư tưởng của Abélard.
Héloise vừa mười chín tuổi, nàng mới
tốt nghiệp trường nhà dòng và ở với chú là Fulbert quí tộc phong kiến. Héloise
đẹp lắm lại nổi tiếng trí thức.
Abélard vận động đến dậy Héloise về
môn triết. Hai người yêu nhau. Xã hội thế lực phản đối cuộc tình này. Abélard
và Héloise bất chấp, họ cùng nhau bỏ trốn sự nghiệp bỏ trốn gia đình. Họ muốn
tìm tự do trong tình yêu. Họ muốn chứng minh tình yêu không phải là kết quả của
trái cấm của quỷ cám dỗ. Một đêm kia, Abélard đang nằm ngủ, bỗng số đông người
ập tới đè cứng Abélard mà thiến. Ðau khổ Héloise xin vào tu viện còn Abélard bị
kẻ thù săn đuổi cho đến phút cuối cùng. Thượng Ðế nhất quyết trừng tội cả hai.
Tâm chất lý tưởng và không tưởng đẩy
phần tử trí thức vào tình trạng một kẻ lưu đầy, họ lạc lõng trong cuộc đời thực
tế bao vây bởi ngàn vạn phi lý như các nhân vật của Albert Camus (L'exil et son
Royaume, L'Étranger) họ là những con thuyền say giữa cuộc đời.
Hình dáng người trí thức đã được các
nhà văn lớn miêu tả như Trofimov trong vở kịch Vườn Anh Ðào, Antoine Tchekov,
mảnh khảnh, đôi mắt buồn rười rượi, mắc bệnh lao nên không kể nóng rét lúc nào
cũng có chiếc khăn quàng quấn cổ, thể xác yếu ớt nhưng tinh thần lại tràn đầy
sức sống.
- Như Pierre trong tiểu thuyết Chiến
Tranh và Hòa Bình (Leon Tolstoi) đại lượng, suy tư tha thiết không thể gần gũi
với xã hội quí tộc thối nát.
- Như Mychkine trong tiểu thuyết
"Kẻ Ðần Ngu" trong sạch và ngơ ngác trước những bẩn thỉu của đời.
Ðôi khi những "con thuyền say
đó" trở thành cuồng sĩ thầy đồ ngông, hoặc họ tự nhận chìm mình trong thú
vui ma túy.
NGŨ ÐỘC THƯ
Nếu ai đã từng nghiên cứu về khoa
tướng số đều phải biết câu này:
Nhất mệnh
Nhị vận
Tam phong thủy
Tứ âm công
Ngũ độc thư
Người đọc sách hay là phần tử trí
thức đã rớt xuống hàng thứ năm không phải là hàng thứ nhất như các nhà trí thức
vẫn lầm tưởng đâu. Người đọc sách rớt xuống hàng thứ năm nghĩa là đọc sách có
giỏi vẫn thua thằng số tốt, vận tốt, mồ mả tốt và âm đức tốt.
Trên thực tế điều này rất đúng nhưng
theo khoa học xã hội người ta có thể giải thích hiện tượng ấy mà không căn cứ vào
số tốt, mồ mả tốt, và âm đức tốt. Từ trước tớ'i nay đa số thường nhận lầm phần
tử ưu tú (élite) với phần tử trí thức (intellectuel) là một. Dĩ nhiên phần tử
trí thức là phần tử ưu tú mà phần tử ưu tú không hề là phần tử trí thức. Nêu
không quan niệm được rõ rệt sư khác biệt giữa ưu tú và trí thức rất khó lòng
nhận biết tường tận thân phận trí thức.
Danh từ ưu tú để dịch chữ élite ở
đây không được chỉnh cho lắm nên cần phải nói thêm rộng cho rõ nghĩa hơn. Ưu tú
trong quan niệm của chúng ta qua thói quen thường kiêm nhiệm cả cái nghĩa phẩm
hạnh nữa, còn ưu tú ở đây xin hiểu bằng sự loại bỏ phẩm hạnh rồi thu nó vào
nghĩa tài giỏi trên mặt nào đó. Ðọc chuyện Ðông Chu Liệt Quốc hồi Mạnh Thường
Quân trốn ra khỏi cửa ải Hàm Cốc, lúc đó trời chưa sáng mà quân thù nghịch thì
đã duổi đến nơi. Mạnh Thường Quân lo lắng nhìn các mưu sĩ xung quanh mình xem
có kế gì thoát khỏi chăng? Các vị trí thức mưu thần ngơ ngác hỏi nhau, rút cuộc
ai cũng chịu bó tay. Bỗng có hai người tiến lên nói mỗi người có một sở trường
đặc biệt khả dĩ cứu cơn nguy nan này, một người biết bắt chước tiếng gà gáy và
một người biết chui rậu rất giỏi. Mạnh Thường Quân y kế cho hai người chui ra
ngoài cửa ải cất tiếng gà gáy, gà các nơi thi nhau gáy theo, quân sĩ canh gác
tưởng đã sáng rồi mở các cửa ải, Mạnh Thường Quân thoát. Ðời sau gọi chuyện ấy
là chuyện "Kê minh cẩu đậu" ý chỉ những người tài vặt.
Sự so sánh tuy không chải chuốt lắm
vì nó hãy còn quá thiếu sót, nhưng nó cũng giúp ít nhiều hình tượng để nhận
thức danh từ ưu tú (élite) ở đây. Sau đây là những định lý mà một nhà xã hội
học Ý đưa ra để làm tiêu chuẩn phân biệt đối với phần tử ưu tú, Paréto tuy có
luận điệu khinh bạc nhưng rất đúg sự thật. Ông viết:
Bây giờ hãy đưa ra một giả thuyết là
phê điểm về khả năng của mỗi cá nhân trong từng ngành hoạt động xã hội như ta
phê điểm bài vở học sinh.
Tỉ dụ : môt luật sư nổi tiếng đông
thân chủ phê 10 điểm, con số "không " thì dành cho kẻ hoàn toàn ngu
(les idiots).
- Người kiếm nhiều tiền bạc (lương
thiện hay bất lương không thành vấn đề) phê 10 điểm. Người kiếm chừng vài trăm
ngàn phê 6 điểm và người chỉ kiếm đủ hai tay vầy lỗ miệng cực nhọc phê một
điểm, số không dành cho kẻ ăn xin.
- Tên lưu manh chuyên sống nghề lừa
đảo mà chưa lần nào mắc kẹt bị bỏ tù, phê 8 hoặc 9 điểm, tùy theo con mồi nó đã
săn được và số tiền kiếm được. Tên ăn cướp vặt dăm bẩy trăm rồi rơi vào tay
cảnh sát phê 1 điểm.
- Một nhà thơ được xưng tụng như
Musset phê 8 hay 9 điểm và phê cho kẻ làm thơ con cóc 1 điểm.
- Các "bà lớn" kiểu
Alphasie de Peridès, Maintenon (de Louis 14), Pompadour (de Louis 15) đã từng
dùng tình nhân quyền thế để tạo địa vị làm mưa làm gió cho mình phê 8 hay 9
điểm. Còn các bà được Vua yêu, chúa dấu một thời rồi bỏ rơi chẳng được hưởng
chút tăm tiếng lợi lộc phê 0 điểm.
..........
(.........)
..........
Hai vị bác sĩ, một vị giỏi xoay hành
nghề bơm mông bơm vú kiếm gấp mười lần vị bác sĩ lọc cọc cho đơn thuốc hàng
ngày. Anh chàng bác sĩ bơm vú bơm mông là loại ưu tú của giới bác sĩ.
Những người mà Paréto phê nhiều điểm
nhất đa số thuộc hai loại :
a) Quỷ quyệt (chuyên rình rập cơ hội
đoạt quyền đoạt lợi bất cần gia đình tổ quốc, tôn giáo nhưng lại rất giỏi về
môn lợi dụng các lý tưởng đó. Bọn này sống quay quắt không sợ thay đổi, hỗn
loạn vì họ luôn luôn đủ sức phụ họa với thời thế mới\).
b) Táo bạo (chuyên xông xáo, phiêu
lưu làm đã rồi mới nghĩ tỉ dụ kẻ đi tìm vàng tìm mỏ dầu ở miền Tây Hoa Kỳ, bọn
lính đánh thuê ở Katanga.)
Trong mọi cuộc đấu tranh, phần tử
trí thức và phần tử ưu tú cùng đứng hàng tiền phong, nhưng rồi dần dần phần tử
trí thức bị đẩy lui để mang cái hình hài thất bại.
Phần tử trí thức mải mê với chân
thiện mỹ nên đã trở thành kẻ lưu đầy trong cuộc sống, họ thiếu những gì cần
thiết để sống trong xứ ma.
Phần tử trí thức đa số là loại người
thiên hướng về lý tưởng, mặc dầu họ không phải không nhìn thấy thực tế, nhưng
nhìn để mà chốt bỏ, để mong bắt nó vào lý tưởng cho nên họ rất yếu khi đối diện
với sự phũ phàng của thực tế.
Ðó cũng là một điều giải thích cái
thói quen nếu phải nhận giữa Hitler và Thomas Mann ai là trí thức thì người ta
nghĩ ngay Mann, giữa Kroutchev và Pasternak thì Pasternak, giữa Henry Ford và
Scott Fritzerald thì Frizerald mặc dầu chẳng ai nghĩ rằng Ford, Hitler và
Kroutchev là bọn vô trí thức. Trotzky nhổ bọt và tay Staline khi Staline chìa
tay ra chào đó là lý tưởng muốn biểu lộ sự khinh khi cái tàn nhẫn của thực tế.
Trotzky bịStaline đánh bại bỏ nước ra đi đó là điều chứng minh thất bại của mẫu
người trí thức khi đối trọi với mẫu người hành động.
THAY BẬC ÐỔI NGÔI
Mỗi biến động xã hội, biến động lịch
sử đều có sự lưu hành của các phần tử ưu tú (circulation des élites). Ca dao ta
có câu:
Trời làm một trận lăng nhăng,
Ông xuống làm thằng, thằng lại lên
ông.
Hai kẻ tiền phong ưu tú và trí thức mỗi
kẻ đóng vai trò quan trọng ngang nhau, kẻ nói người làm, người nghĩ kẻ thực
hiện họ sát vai bên nhau chiến đấu chống kẻ thù chung.
Ðình Trưởng Lưu Bang và tập đoàn
giang hồ phong bái đứng bên trí thức Trương Lương, Tiêu Hà, Tào Tham.
Bảo tiêu Lưu Bị, Quan Công, Trương
Phi liên kết với Khổn g Minh, Phượng Sồ, Từ Thứ.
Con người lão luyện Tào Tháo kết tập
với Quách Gia, Giả Hủ, Tuân Úc.
Hồng Tú Toàn có Tiền Giang làm phò
tá.
Trên Lương Sơn Bạc có ông tú Ngô
Dụng.
Lưu Bang mà không có Trương Lương,
Tiêu Hà chắc chắn khó lập thành cơ nghiệp Hán. Trương Lương, Tiêu Hà khôn g phò
Lưu Bang chắc chắn suốt đời chỉ là thư sinh bất mãn.
Khổng Minh không có Lưu Bị tất quanh
năm nằm co thôn dã, Lưu Bị thiếu Khổn g Minh thì chẳng bao giờ làm vua đất
Thục.
Sát cánh như thế, nhưng khi sắp lại
ngôi thứ quyền bính, phần tử trí thức bao giờ cũng đứng thụt xuống. Lưu Bị tuy
ba lần gội tuyết đạp mưa chầu chực nơi ngôi nhà lá của Gia Cát Lượng, gặp lúc
Gia Cát đang ngủ phải chắp tay đứng chờ, rốt cuộc khi cùng nhau lo việc nước
thì Lưu Bị là vua còn Khổng Minh là bầy tôi.
Trí thức đứng thụt xuống là vì là vì
trí thức hay so đo cho nên kém dũng khí, theo Từ Lượng Chi thì đấy cũng là cái
lý do tại sao ở lịch sử Trung Quốc phần tử trí thức chỉ làm đến tể tướng thôi
mà lưu manh nhiều lúc lên ngôi hoàng đế.
Trường hợp trí thức kết hợp với hành
động trên một con người như Lenine, Mao Trạch Ðông, Mustapha Kemal, Tào Tháo
rất hiếm vả lại dù có thế thì cái địa vị tột đỉnh của họ vẫn do con người hành
động mà ra. Trong quá trình diễn biến từ trí thức sang quyền lực để thực hiện
kẻ làm đã hơn thưng người nghĩ.
Geothe nói : "Nghĩ thì dễ, làm
mới khó, làm được những điều mình nghĩ lại càng khó hơn". Phần tử trí thức
có một nhược điểm lớn là muốn tính trước tất cả nhưng rồi không tính trước được
tất cả nên trù trừ không dám hành động. Nhược điểm này tạo thành ngôi vị thứ
năm của người đọc sách vậy.
BỊ NGƯỢC ÐÃI VÀ ÐỔ SÁT
Tô Ðông Pha nhiều lần bị giáng chức
và bị lưu đầy vì chống không lại với tập đoàn chính trị Vương An Thạch, ông chán
chường với thân phận trí thức bằng bài thơ sau đây:
Nhân gia dưỡng tử
yêu thông minh.
Ngã bi thông minh
ngộ nhất sinh.
Ðản nguyện sinh
nhi ngu thả lỗ.
Vô tai vô nạn đáo
công khanh.
Nghĩa là:
Người ta nuôi
con, mong con thông minh.
Như ta đây thì
thông minh chính là một điều lầm to cho đời ta.
Ta chỉ mong sinh
ra đứa con vừa ngu vừa lỗ mãng.
Như vập nó vẫn có
thể làm quan to mà không bị tai nạn khốn khổ.
Sứ mạng của trí thức là đi tìm chân
lý và phê phán. (L'intellectuel a mission de chercher la vérité et de juger).
Chính vì phải thực hiện sứ mạng này mà phần tử trí thức bị bạc đãi và đổ sát.
Chính vì mang sứ mạng này mà phần tử
trí thức đã bắt với một loại thói quen là thường xuyên đối lập.
Phê phán tất đụng chạm, kẻ ngồi tại
quyền dù ở lãnh vực nào cũng thế rất không hài lòng và với chỉ trích và phê
phán bao giờ. Họ sẵn sàng nếu có cơ hội hoăc sẽ cố tạo ra cơ hội để tiêu diệt
phê phán. Kẻ ở tại quyền thù hận phê phán phần tử trí thức như thế nào? Hãy đọc
những lời của Barrès:
" Không có gì đáng ghét bằng lũ
trí thức nửa mùa tự nhận làm những tay quí tộc tư tưởng, tự cho ta khác xa với
đám quần chúng tanh hôi... Bọn ấy đúng là rơm rác mà xã hội đang cố gắng tạo
thành tinh hoa. Những thiên tài thiếu tháng, những tâm hồn bị đầu độc đáng cho
ta thương như lũ heo, người ta đưa về viện Pasteur để thử thuốc điên rồ. Ðương
nhiên người ta phải hạ chúng không thì cũng giam nhốt chúng."
Trung Quốc có danh từ "văn tự
ngục" để chỉ sự việc vì văn chương mà bị giam cầm. Văn tự ngục là thân phận
trí thức thời phong kiến, văn nhân tham dự hoạt động chính trị, các chính trị
gia dã tâm một mặt triệt để lợi dụng họ, mặt khác lại triệt để ghét bỏ họ. Tần
Thủy Hoàng định thiên hạ xong, liền thi hành chính sách đốt sách chôn nho. Lấy
cớ là bọn nho sĩ thường đem cái xưa cũ ra để chống chế bài bác cái mới mẻ. Lưu
Bang bỉ thị phần tử trí thức, ông thường nói : "Trẫm được thiên hạ trên
lưng ngựa việc gì trẫm phải quý trọng bọn đọc sách làm thơ." Minh Thái
Tổ còn ghét phần tử trí thức hơn nữa, ông lo ngại văn nhân dùng văn chương lưu
truyền những vụ phản bội của ông, cùng gốc gác hòa thượng của ông. Chỉ một chút
nghi ngờ thôi, ông đem bỏ ngục liền.
Phê phán của phần tử trí thức nguy
hiểm và khó chịu như nọc độc của con bọ cạp. Lấy một tỉ dụ kể sau đây: Nước
Tống có một người tên Tào Thương, vua phái y đến nước Tần, y đi với vẻ mặt
muông phần đắc ý. Tào Thương giỏi nịnh hót lắm cho nên đến nước Tần, Tần Vương
cấp cho ba bốn cỗ xe. Tào Thương vênh vác gặp ai cũng khoe, có lần y đến chơi
ông Trang Tử nói bốc giời "mới năm trước đây tôi sống hết sức cơ cực dệt
dép cỏ sinh nhai, mặt võ vàng tiều tụy, ở nơi ngõ hẹp mà bây giờ khác hẳn,
trong phút chốc được vua một nước lớn thưởng thức cho hàng trăm cỗ xe, thiết
tưởng con người đắc ý chỉ đến thế là cùng".
Trang Tử cười nói:
Tôi nghe vua Tần có bệnh trĩ, mời
thầy đến chữa thầy nào chữa khá thì cho cỗ xe, nếu tận tâm hơn lấy lưỡi mà liếm
chỗ trĩ thì cho đến năm cỗ lận, như tiên sinh vua Tần ban tới trăm cỗ xe chắc
cũng đã liếm trĩ nhiều lần lắm nhỉ.
Tào Thương xấu hổ mặt đỏ nhừ. Trang
Tử nói nhỏ : "Thôi tiên sinh, tôi xin tiên sinh khoác lác ít chứ." Thứ nọc độc phê phán ấy gây thành thù hận giữa phần tử trí thức với kẻ
đương quyền. Thù hận mặc, phê phán vẫn cứ phê phán, người trí thức thà chịu đổ
sát ngược đãi chứ không chịu thiên hạ ngó lơ mình. Chân Hành Tẩu đã làm Cao Bá
Quát bực dọc, ông tự coi như bị thờ ơ lãnh đạm nên bằng hai câu phê phán thi
đàn của Tự Ðức:
Ngán thay cái mũi vô duyên.
Câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An.
để buộc thiên hạ chú ý đến mình. Cũng
từ đó cái họa chu diệt nhà họ Cao nẩy mầm.
Người trí thức thà chịu ngược đãi
chứ không chịu không nói lên sự thật. Milovan Djilas dù đã ở ngôi vị phó chủ
tịch nhà nước (Nam Tư) ông vẫn viết cuốn Giai Cấp Mới để vào ngồi trong tù.
Ðối với kẻ cầm quyền Djilas và Cao
Bá Quát đáng hận ngang nhau.
SÁT LONG CHI BỐI
Sách Trang Tử chép:
Có người tên là Chu Bình Man chí lớn
lắm muốn học điều gì khác thiên hạ, tìm kiếm mấy năm mới tìm ra ông thầy tên là
Chi Ly Ích rất giỏi về khoa giết rồng. Chu Bình Man mừng quá, đến bái tôn làm
tôn sư.
Chi Ly Ích đem tất cả bí quyết giết
rồng dậy Chu Bình Man. Người họ Chu cũng cực chăm chỉ học, ông bán hết gia
nghiệp quyết thành tài chẳng ngại tổn phí.
Thành tài rồi, gặp ai họ Chu cũng
nói về cách giết rồng, mổ rồng, cắt tiết, móc mắt lọc xương rồng thế nào. Khốn
nỗi chưa ai trông thấy rồng bao giờ nên mọi người chỉ cười. Chu Bình Man vẫn
hứa hẹn sẽ có một ngày giết rồng cho bà con xem để mà khâm phục tuyệt kỹ duy
nhất trên đời. Nhưng ngày đó chẳng bao giờ tới với người họ Chu.
Ða số phần tử trí thức cũng chịu
thân phận giết rồng của Chu Bình Man mà ôm tài năng lạc lõng bơ vơ giữa cuộc
đời, cuối cùng đem nó vào hòm chôn xuống dất. Là phần tử trí thức với nhiệm vụ
hiểu trước biết trước, họ phải đi ra ngoài những tầm thường để tự đứng vào cái
thế thiểu số (je suis de ces intellectuels pour qui le rôle est d'être dans la
minorité _ Drieu La Rochelle). Karl Marl là một người giết rồng vĩ đại, cuốn
Tuyên Ngôn Của Chủ Nghĩa C.S. thời đó thực là mội kỹ thuật giết rồng tuyệt diệu.
Lạc lõng bơ vơ, người trí thức đau khổ vì bất lực không thay đổi được thực tại,
nhưng thực ra ảnh hưởng của nó rất lớn. Nhiều chính khách đã từng là học trò
của các vị giáo sư, đã chịu ảnh hưởng của các văn phẩm. J.F. Kennedy luôn luôn
nhắc đến Harold Laski. Rất nhiều điều giảng dạy ở đại học đã được đem áp dụng
vào hành chính. Chủ nghĩa kinh tế "Keynessienne" từng bị chê bỏ năm
1935 nhưng đến năm 1955 nó lại là kinh điển cho tư bản mới, là khuôn vàng thước
ngọc của các nhà lãnh đạo Tây phương. Rồng không mấy khi hiện ra cho con người
có thuật giết nó được tỏ tài năng.
THÂN PHẬN GIAI CẤP
Trí thức phần tử thuộc giai cấp tiểu
tư sản đó là một sự thật. Hồ Thu Nguyên viết: đại đa số phần tử trí thức có thể
nói là ở giai cấp tiểu tư sản vì lẽ kẻ phú quí không đọc sách, người nghèo khổ
không có phương tiện đọc sách, cho nên người đọc sách hầu hết xuất thân từ
những gia đình "tiểu khang".
Jean Kanapa viết: Nguồn gốc xã hội
của phần tử trí thức bây giờ một phần là tư sản nhưng đại đa số thuộc về giai
cấp trung sản, tất cả những phân tích về trí thức phải khởi từ điểm này.
Sự thật ấy đưa lên chính trị, Cộng
Sản nhận định trí thức tiểu tư sản như là một trọng tội vì tâm lý hay giao
động, dễ phản bội và không vững lập trường giai cấp. Trong khi phát xít và chủ
nghĩa Mac Carthisme đối đãi với phần tử trí thức bằng chủ trương : Hoặc ngươi
phải làm tay sai cho ta, hoặc ta cho ngươi vào tù, ta đốt hết sách của ngươi.
(Ou vous serez mes agents ou je vous jette en prison et brule vos livres).
Phần tử trí thức trên phương diện
giai cấp đã có một đời sống đầy mâu thuẫn thù nghịch từ mọi phía. Còn sự thật
nữa mà không ai có thể phủ nhận là chính đáng những phần tử thuộc giai cấp tiểu
tư sản ấy đã là tiền phong của Cách Mạng Tháng Mười, ai dám nói Lenine, Trotzky
không phải là trí thức tiểu tư sản? Cũng lại chính những phần tử tiểu tư sản ấy
đã là những rường cột bảo vệ cho thống trị tư sản, ai dám chối bỏ thân phận trí
thức của Hitler của Mussolini?
Phần tử trí thức thuộc giai cấp tiểu
tư sản đó là một sự thật, nhưng thù nghịch đối với phần tử trí thức lại bắt
nguồn từ từ một sự thật khác : đó là mâu thuẫn thường xuyên giữa kẻ thống trị
và kẻ bị trị, người tại quyền, người tại dã kẻ ở trong chính quyền và kẻ ở
ngoài chính quyền; ở đấy trí thức lúc nào cũng là quyền lực đáng sợ nếu nó lãnh
đạo được phía bị trị nổi lên. Ðổ lỗi lên đầu phần tử trí thức mục đích tạo nên
tâm lý tự ti và ý thức phạm tội để biến họ làm công cụ cho quyền thống trị. Nếu
đem so sánh chủ trương của Phát Xít : "Hoặc nhà ngươi làm tay sai cho ta,
hoặc ta cho ngươi vào tù." Với chủ trương của Lénine:
"Văn học phải là văn học của
Ðảng. Ðả đảo bọn văn học vô đảng, đảo đả những siêu nhân của văn học".
(La littérature doit devenir une
littérature de parti. À bas les littératures sans parti, à bas les surhommes de
la littérature).
Người ta thấy nó chẳng khác nhau bao
nhiêu.
Cả hai đều làm công việc cần thiết
lúc nào cũng thấy trên chính trị đó là hoạt động "định ư nhất"
(uniformity) bằng cách khống chế tư tưởng, bằng cách đào tạo một đội ngũ trí
thức mới.
Quan hệ của phần tử trí thức và
chính quyền trong chính trị
Có hai loại:
a/ Quan hệ bình thường là hợp tác,
b/ Quan hệ biến thái là mâu thuẫn.
Chính quyền với phần tử trí thức hợp
tác tất quốc gia hưng thịnh, ổn định.
Chính quyền với phần tử trí thức mâu
thuẫn tất quốc gia suy vong, bạc nhược (nhu yếu một cuộc cách mạng)
Khi người đọc sách tuyệt vọng với
tình thế là lúc đất nước khởi sự phục hưng.
Trên đại thể lịch sử, phần tử trí
thức bao giờ cũng là đại biểu của quảng đại quần chúng với nhiệm vụ kháng độc,
bảo vệ an định. Những quan kiện lớn lao của chính trị quá nửa do phần tử trí
thức gánh vác.
Nếu người đọc sách còn giữ được hoạt
lực và trí tuệ thì gốc nước không lay chuyển.
Nếu người dọc sách lãnh đạo điều hòa
giỏ hiện thực thì quốc thể cường thịnh.
Nếu người đọc sách còn tự tín đoàn
kết nhất trí thì dù cho văn hóa có suy kiết vẫn hy vọng cứu vãn.
Có bốn tình hình nguy hiểm như sau:
a) Chính quyền nhục bách trí thức,
giam cầm trí thức làm cho lực lượng trí thức còi cọp.
b) Chính quyền hủ bại khiến cho
chính bản thân trí thức cũng hủ bại hay phân hóa chân giả.
c) Ðội ngũ trí thức cũ tan rã, trí
thức mới chưa thành đdội ngũ.
d) Chính quyền hoàn toàn không được
phần tử trí thức hợp tác.
WITHDRAW AND RETURN
Là một quy luật lịch sử do nhà sử học
Toynbee xướng xuất, nghĩa là thoái ẩn và trùng lai. Lịch sử như nước thủy triều
dâng rồi rút xuống. Rút xuống do thoái lạc của chính quyền hủ bại, dâng lên do
lực lượng mới nổi dậy kết quả phấn đấu của phần tử trí thức.
Cuộc phấn đấu nổi dậy (trùng lai)
này hiện trên ba mặt vận động:
1) Ngay tại trung ương có những vị
trung liệt, tuẫn đạo.
2) Tại dân gian giáo dân hóa tục gìn
giữ sinh mệnh văn hóa quốc gia.
3) Tổ chức chủ lực phục hưng đề xướng phương hướng mới, học vấn mới, tinh thần mới.
|
||||||||
|