Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Trung Quốc đi về đâu?

Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn  

Dịch giả: Trương đăng Đệ (Trích trong China Wakes của Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn)

Lời người dịch: Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn, vợ ông người Mỹ gốc Trung hoa, đều tốt nghiệp Đại học Harvard và là phóng viên cho tờ New York Times ở Bắc kinh từ 1988 đến 1993. Đă đoạt giải Politzer qua bài phóng sự cuộc đàn áp Thiên an môn. Hai người viết cuốn China wakes do nhà xuất bản Random House ấn hành tháng 4/ 1994. Chúng tôi trích dịch chương The Taiwan option (Một chọn lựa: Đài loan ) do Kristof viết để giới thiệu cùng các bạn đọc những ư kiến đặc sắc cúa tác giả về tương lai Trung quốc, và cũng là tương lai của Việt nam. Xin các bạn chú ư đến những nhân tố đă đem lại sự thành công của Đài loan để trở thành một nước tự do dân chủ giầu có ngày nay, đồng thời đối chiếu với hiện t́nh của TQ và VN để thấy hướng đi rất có thể sẽ xảy ra, nếu không nói là tất yếu, của TQ và VN, dù cả hai nước đều muốn ngăn chặn hay tŕ hoăn bước tiến của lịch sử.

 

Bà Yi hsiung không có nhà khi lũ sát nhân tới. Bà đến lao xá thăm chồng bị giam tại đó. Làm giám đốc phát hành của một tập san chống đối tại Đài loan, Lin là một nhân vật then chốt trong phong trào chống đối chính phủ và tất nhiên là nạn nhân của sự tra tấn.

Nhà bà là một căn ở từng cuối một cao ốc 6 từng. Điện thoại đă được công an sốt sắng đặt máy nghe trộm và được theo dơi thường xuyên. Tuy nhiên công an đă không thèm ngăn chặn những kẻ chắc chắn đă gơ cửa, v́ sau người ta không thấy dấu vết ǵ tỏ ra cửa đă bị đập phá. Công an cũng đă không can thiệp ǵ khi những kẻ đó đâm chết mẹ và hai con gái sinh đôi của Lin. Mẹ và một đức con gái chết, đứa kia sống sót.

Theo chính thức th́ trường hợp này không bao giờ được giải quyết, c̣n không chính thức th́ khá rơ ai là thủ phạm : đó là những côn đồ đă được chính phủ Đài Loan thuê thực hiện. Giết một bà già hơn 70 tuổii và 2 cháu gái nhỏ của cụ, đó là phương pháp Đài Loan lúc ấy đôi khi áp dụng.

Điều đó có liên quan ǵ đến Trung hoa lục địa vào nhưng năm 1990? Có liên quan nhiều lắm. Chủ yếu là cách đây không lâu, về đôi phương diện, Đài Loan cũng đàn áp và dă man như Trung Hoa lục địa. ĐL cũng là một mớ mâu thuẫn lộn xộn như Trung Quốc ngày nay, một sự pha trộn đặc biệt giữa sự cất cánh về kinh tế và sự tan ră của một triều đại. Vào năm 1980, ĐL đă phải đương đầu với nhiều thách thức giống như TQ ngày nay : tham nhũng tràn lan, một giới trẻ bị gạt bỏ, một chế độ độc tài kiểu Lênin, đàn áp khắp nơi, bị Tây phương phản đối, và những nhà lănh đạo bám chặt vào một ư thức hệ không thích hợp. Nhưng ĐL, có lẽ hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, đă tiến hành một cuộc thay đổi đem lại một đời sống thịnh vượng cũng như tự do cho dân chúng.

Kinh nghiệm ở ĐL đem lại những bài học cho các nước đang mở mang, kể cả TQ. Trước hết, ĐL cho thấy một triều đại đang sụp đổ có thể dẫn tời một chế độ dân chủ, phồn vinh và đầy sức sống. Tất nhiên có những khác biệt lớn, đặc biệt là về tầm vóc, và thật điên rồ mà nghĩ rằng sự biến chuyển của một nước khổng lồ như TQ có thể cũng êm thắm và nhanh như ĐL. Nhưng ít nhất ĐL cho thấy có một lối thoát cho chế độ chuyên chính tàn bạo của TQ.

Đảo ĐL cách bờ biển Đông nam TQ 100 dặm vẫn c̣n bị ám ảnh bỏi những kư ức của sự cai trị cũng tàn ác chẳng khác ǵ tại lục địa. Vào năm 1947, Quốc dân Dảng đă gây ra một cuộc tàn sát đẫm máu hơn ở Thiên an Môn.Cuộc tàn sát bắt đầu khi một cảnh sát viên dùng súng ngắn đánh một người đàn bà góa 40 tuổi bị t́nh nghi bán thuốc lá lậu. Một đám đông tức giận xúm lại, và một nhân viên điều tra hoảng sợ rút súng bắn chết một người đúng coi. Việc đó gây ra một cuộc nổi dậy ttrên toàn đảo, và quân đội được phái đến dẹp. Một nhà chiyên môn nổi tiếng về chính trị học đă mô tả cuộc đàn áp như sau :

Khi quân đội được phái đến, họ tiến nhanh vào các đường phố Keelung, bắn và dùng lưỡi lê đâm đàn ông, trẻ con, hiếp phụ nữ, cướp các nhà cửa, cửa hàng. Một vài người ĐL bị bắt nhét sống vào những bao tải của một kho đường và ném xuống bể. Những người khác th́ bị trói tay hay xích lại trước khi bị ném từ bến tàu xuống.

Những người chết được phỏng tính từ 1000 đến 100 000, và cuộc điều tra kỹ lưỡng ước lượng con số đó là 8000. Dù sao, đó chỉ là mở đầu cho một thời kỳ khủng bố chính trị kéo dài. Khi Tổng thốg Tưởng giới Thạch chạy trốn ra ĐL vào năm 1949, ông đă tàn nhẫn thủ tiêu những người chống đối thật hay tưởng tượng. Ví dụ như vào năm 1950, một anh chàng tên là Hsieh Jui-jen đă dại dột thắng một ứng cử viên của QDĐ trong một cuộc bầu cử chủ tịch một hiệp hội nông nghiệp địa phương.. Công an đă bắt giữ Hsieh, treo lên bằng ngón tay cái, và dùng dây thọc vào dương vật. Đến mức đó, Hsieh phải đồng ư thú nhận là đă tham gia vào một âm mưu cộng sản, và bị hành h́nh.

Sự đàn áp tiếp tục trong nhiều thập niên, nhưng phương pháp Stalin - gơ cửa nửa đêm rồi bí mật thủ tiêu- dần dần không hợp thời nữa. Tuy nhiên, tra tấn và tù đày vẫn c̣n thông thường.

ỏơ Khi ở tù, tôi đoan quyết là QDĐ cũng như Cs về căn bản chẳng khác ǵ nhauơơ, Bo Yang, một trong những người bạn lâu đời nhất của tôi ở Đài Bắc nói. Bây giờ hơn 70 tuổi, Bo Yang đă bị ở tù ở cả hai chế độ. Sinh ở lục địa vào khoảng 1920, ông đă trốn cuộc cách mạng CS vào 1949 và trở thành một văn sĩ ở ĐL. Ông dùng ng̣i bút gay gắt viết sách và những tiểu luận để chỉ trích sự tra tấn, tham nhũng, và những vấn đề xă hội khác làm Tưởng giới Thạch bực ḿnh. Ông bị chính quyền bắt năm 1968 và bị tố cáo là tuyên truyền cho CS, sau khi bị tra tấn buộc phải nhận là CS..

Công tố viên đ̣i kết án tử h́nh, nhưng v́ áp lực của HK, Bo Yang chỉ bị kết án 12 năm tù. Ông ở tù 8 năm, cộng thêm 1 năm quản thúc tại gia trước khi được thả năm 1977.

Tôi luôn luôn nghĩ rằng Bo Yang là một người chống đối kịch liệt nhất, cho nên tôi nhớ sự ngạc nhiên khi Sheryl và tôi đến thăm ông một buổi tối cuối năm 1987, khi tôi mới rời đến Đài bắc để học hoa ngữ. .Đó là thời gian ĐL bắt đầu phát triển : thiết quân luật đă chấm dứt, những hạn chế về du lịch được băi bỏ, đẳng đối lập đưởc phép thành lập, và báo chí ngày càng được tự do.Tôi nghĩ là Bo sẽ phàn nàn rằng như thế chưa đủ, nhưng ngược lại, ông ta tả ĐL như ở thời đại hoàng kim của nền văn minh Trung hoa.

ỏơ Trung hoa có 4000 năm, có thể 5000 năm lịch sử, nhưng từ trước tới nay chưa có một thời đại nào giống như ĐL ngày nay ỏơ, Bo nói với tôi. ỏơ Chưa bao giờ dân chúng lại thịnh vượng và tự do như vậy. Các điều kiện sống tuyệt hảo! Tôi thật sung sướng nhà tôi và tôi đă c̣n sống để nh́n thấy thời buổi ngày nay. Đúng là một thời buổi vàng son ỏơ.

Sự mở rộng tự do vẫn được tiếp tục, và ĐL bây giờ hầu như là một nước dân chủ. Tất cả tù chính trị đẵ được thả, báo chí về cơ bản được tự do, và các cuộc bầu cử được tranh đua mạnh mẽ.Mỗt hội thẩm đoàn được lựa chọn kỹ càng đă điều tra vụ tàn sát năm 1947 và đưa ra những kết luận công kích chính phủ. Cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp đầu tiên sẽ diễn ra vào 1996 ( LND : cuộc bầu cử đă diễn ra ngày 23/3/1996, và ông Lư đăng Huy đă là vị Tổng thống đầu tiên do dân bầu trong lịch sử TQ )

ĐL chỉ là một trong một số quốc gia ở A¨ châu đă tự biến đổi từ những nước độc tài thành những nước hầu như dân chủ giầu có. Nhật là nước đầu tiên, nhưng có sự giúp đỡ của quân đội chiếm đóng Mỹ. Nam Hàn theo con đường giống như ĐL với một nền kinh tế tăng vọt vào những năm 1960. Thái lan nay xem chừng đang trên con đường tương tự, tuy chưa đi xa bằng. Nam dương th́ c̣n xa ở đằng sau.

Những bước tiến lớn về chính trị ở A¨ châu đặc biệt khác thường v́ vùng này ít có truyền thống dân chủ, và ít cơ cấu như những phong trào nghiệp đoàn để đưa người dân vào guồng máy chính trị. Tiếng Tàu thậm chí không có cả chữ để chỉ dân chủ, cho tới khi ngữ vựng về chính trị và kinh tế hiện thời được đưa từ Nhật vào cách đây 100 năm. Trong những chữ tương đối mới, có những từ quan trọng như chính trị, kinh tế, dân chủ và tự do.

Ở những nơi khác trên thế giới, trong những vùng theo truyền thống được phơi mở hơn cho những phong trào công nhân, quốc hội và bầu cử, sự tăng trưởng về kinh tế và tŕnh độ về giáo dục cũng đă kích thích sự tiến bộ về chính trị. Tây ban Nha là một ví dụ, v́ trong những năm 1950, nước này c̣n là một nước kém mở mang; những năm 1940 được nhớ lại như là những năm đói kém. Thống chế Franco, nhà độc tài cai trị nước này từ cuối nội chiến vào năm 1939 cho đến năm 1975 ông ta chết, rất tàn bạo và độc đoán, nhưng ông ta đă đem lại một cuộc bùng nổ về kinh tế làm thay đổi Tây ban Nha. Khi ông ta chết, Tây ban Nha đă có một thành phần cốt lơi trung lưu, cũng như có một mong ước trở nên giống các quốc gia khác ở Âu châu. Mặc dù có một sự phân cực về xă hội giữa giầu và nghèo, và những phong trào ly khai địa phương, Tây ban Nha vẫn giữ được thống nhất và phát triển. Ngày nay, Tây ban Nha vừa thịnh vượng vừa dân chủ.

Gần đây hơn, Chí lợi h́nh như cũng theo con đường trên. Tướng Pinochet là một nhà độc tài tàn bạo, hơn 2000 người tả khuynh đă bị giết trong 17 năm ông cầm quyền. Nhưng ngoài sự tra tấn và giết tróc, Pinochet đă đem lại ổn định và mở mang về kinh tế cho nước ông. Năm ông về hưu vào 1990, Chí lợi là một quốc gia phát triển hơn nhiều, và bây giờ hầu như đang tiến theo con đường giống như ĐL và Tây ban Nha.Tất nhiên, Tây ban Nha và Chí lợi đều có kinh nghiệm về các tập tục dân chủ hơn TQ nhiều; nếu cuối cùng các bánh xe lọt vài đường rầy dân chủ, đó một phần cũng v́ đă có sẵn vết đường dân chủ trong ư thức ngưới dân.

H́nh như có hai con đường TQ có thể theo : con đường thứ nhất là con đường của những nước c̣n lại trong khối CS :cách mạng lật đổ giới lănh đạo, và xáo trộn quốc gia. Con đường này cũng có thể bao gồm sự chia cắt quốc gia ra thành từng mảnh, hoặc thậm chí cả nội chiến. Con đường thứ hai là con đường tiến hóa giống như ở các quốc gia độc tài với nền kinh tế mạnh như Tây ban Nha và ĐL. Tất nhiên, TQ có thể tạo ra một con đường ở giữa, nhưng nói một cách tổng quát, đó là những bố cảnh ( scenario ) có thể có cho TQ trong những thập niên sắp tới.

Cho đến nay, các nước CS đă không theo được con đường ĐL đă đi. Nhưng lại là một điều lầm lẫn nếu nghĩ đến TQ như là một nước CS. Thật ra đó là một quốc gia phát xít do đảng CS cầm đầu.

TQ là một nước phát xít đại loại giống như Tây ban Nha dưới Franco. Cũng có những điểm rất giống ĐL, Nam Hàn và Chí lợi, những nước mà về đôi phương diện đều là phát xít.. Tất nhiên chữ phát xít qua thời gian đă mang nhiều ư nghĩa xấu, nhưng tôi không e ngại nói với các viên chức TQ rằng tôi nghĩ họ là phát xít. Có thể họ không hiểu. Những nhà khoa học về chính trị đôi khi dùng những từ lịch sự hơn, như chủ nghĩa độc tài quan liêu.

Khi tôi nói TQ là phát xít, tôi muốn nói rằng đó là một nước chuyên chế độc đảng với một nền kinh tế thị trường và nhiều công ty quốc doanh. Chế độ tự dấu ḿnh dưới bộ mặt quốc gia và đặt trọng tâm vào trật tự và ổn định. Giống như những nước phát xít khác, trật tự được thực hiện với sự tham gia mạnh mẽ của quân đội và những tổ chức bán quân sự. Giống như nước Y¨ của Mussolini hay ĐL của Tưởng, các công ty quốc doanh đóng vai tṛ chính về kinh tế, tuy nhiên cũng có một nền kinh tế đa diện. Những tiếp xúc với bên ngoài được cho phép, một bộ máy quan liêu nhà nghề có học thức, và nhà nước thường chỉ hạn chế việc đàn áp vào lănh vực chính trị..

Tất nhiên không có mô h́nh nào hoàn toàn thích hợp với TQ, và tôi không muốn nói nhiều đến sự tương đồng về tính phát xít. Nhưng dù TQ là gí đi nữa th́ bây giờ TQ không phải là một nước CS. Chưa một nước CS nào nhờ cậy vào chế độ tư bản nhiều như vậy, và giảm việc định kế hoạch của Trung ương tới mức nhỏ bé như thế, như TQ đă làm vào những năm 1990. Chưa một nước CS nào có nhiều máy phóng ảnh ( photocopiers ), nh́ều đĩa nhận tín hiệu vệ tinh, nhiều trường tư, nhiều chương tŕnh đàm thoại trên TV, nhiều tiệm karaoké, nhiều ṿng nhảy hula, và nhiều cửa hàng về t́nh dục như vậy. Chưa một nước CS nào mở cửa cho thương mại và đầu tư ngoại quốc nh́ều như thế, cấp giấy thông hành cho công dân nước họ dễ dàng hay đưa hàng chục ngàn sinh viên đi học tại Tây phương một cách hân hoan như vậy. Chưa bao giờ một ủy viên bộ Chính trị cho con đi Mỹ học; nay hầu hết tất cả ủy viên bộ Chính trị cho con đi Mỹ học. Ngay cháu nội của Đặng tiểu B́nh cũng sinh ở Hoa kỳ và có đủ điều kiện để trở thành công dân Mỹ. Nói cách khác, không phải chỉ theo kinh tế thị trường mà TQ giống ĐL; dần dà toàn thể đặc tính của quốc gia đang thay đổi. Nếu cứ tiếp tục như vậy, TQ sẽ ra khỏi con đường của chủ nghĩa CS và đi vào truyền thống của nền chuyên chế thị trường Đông nam A¨.

( Trước kia ) Mao đă cảnh cáo về sự thiếu quan tâm của Đặng đối với chủ nghĩa Mác. Khi Đặng bị thanh trừ vào năm 1976, Nhân dân Nhật báo đăng lời Mao nói về Đặng : ỏơ Hắn chẳng biết ǵ về chủ nghĩa Mác-Lê cả ỏơ. Nh́n lại tôi thấy Mao đă đúng một nửa. Đặng chẳng mấy để ư đến chủ nghĩa Mác, và vào những năm cuối 1980, ông c̣n nói với các lănh tụ Phi châu đến thăm TQ là đừng có bận tâm ǵ đến chủ nghĩa xă hội. Ấy thế mà Đặng lại hoàn toàn là một đệ tử của Lênin. Ông ta tin vào quyền hành tập trung ở Trung ương, về việc đàn áp những người chống đối, và về một nước độc đảng có tôn ti trật tự.

Bởi vậy tôi đề nghị nhóm chữ ỏơ chủ nghĩa Thị trường - Lênin ỏơ để tả TQ bây giờ. Sự thay thế chủ nghĩa Mác - Lê thành chủ nghĩa Thi trường - Lênin chắc chắn là một sự thay đổi quan trọng nhất trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, sự trung thành với nền kinh tế thị trường và nguyên tác chính trị của Lênin không hẳn là khác thường như có vẻ vậy. ĐL đă theo chủ nghĩa Thị trường - Lênin trong nhiều thập niên. Ngay QDĐ cũng đă được tổ chức một cách có ư thức theo đường lối Lênin vào những năm 1920, khi QDĐ thán phục Nga. Lúc đó Tưởng cho con là Tưởng kinh Quốc sang Nga học, và QD Đ, với quyền tập trung ở Trung ương, với đàn áp chính trị, với lối cai trị theo tôn ti trật tự trong nhiều thập niên, rất giống với đảng CS Liên xô hay TQ.

Nói cách khác, chủ nghĩa Thị trường-Lênin ở lục địa không phải là một trở ngại quan trọng để đi theo mô thức ĐL. Thực ra nó đúng là mô thức ĐL. Có những dị biệt và trở ngại, nhưng ư thức hệ không nằm trong đó.

Như vậy ĐL đă tiến hành như thế nào? Không có một công thức nào rơ ràng cho dân chủ, nhưng có nhiều nhân tố có vẻ quan trọng, và chúng ngày càng hiện rơ ở TH lục địa.

Nhân tố đầu tiên là sự giầu có. ( ND nhấn mạnh ) Vài thập niên trước đây, phần lớn dân ĐL đều là những nông dân nghèo; ngày nay lợi tức đầu người khoảng 11 000 MK, làm họ giầu hơn người Tây ban Nha hay người Hy lạp. Nền kinh tế tư nhân phát triển đă tạo ra một cơ sở quyền lực độc lập với đảng cầm quyền, và thúc đẩy một giới trung lưu đ̣i hỏi mạnh mẽ được tham gia vào quyền quyết định. Sự giầu có cũng đưa đến việc giao thông được dễ dàng và cơ động, giúp dân chúng có thể đi du lịch nước ngoài, nghe coi đài truyền thanh và truyền h́nh ngoại quốc, và truyền bá tin tức nhanh chóng.

Nhân tố thứ hai là áp lực của nước ngoài. Trong những năm 1970 và 80, ĐL cũng đứng trước những chỉ trích về vi phạm nhân quyền như TQ ngày nay. Lúc đó, ĐL cũng phản ứng lại giống như TQ bây giờ bằng cách nhấn mạnh rằng các nước ngoài không được phép can thiệp vào những vấn đề nội bộ của quốc gia. Chắc chắn là áp lực với ĐL mạnh hơn với TQ nhiều, v́ ĐL tùy thuộc nhiều vào HK.Tuy vậy, cuối cùng cả ĐL lẫn TQ đều miễn cưỡng đáp ứng các áp lực của nước ngoài bằng cách thả những người chống đối, kiềm chế sự tra tấn, và nới lỏng chính sách khủng bố.

Nhân tố thứ ba có lẽ là nhân tố quan trọng nhất, đó là tŕnh độ giáo dục được phát triển. Trong những năm đầu 1950, chỉ 34 % trẻ em ĐL được học trung học, bây giờ tất cả đều học trung học. Ngày nay sinh viên đại học ĐL nhiều hơn 40 lần lúc đó. Giới lănh đạo đặc biệt có tŕnh độ học thức cao, phần lớn do ảnh hưởng của Khổng giáo trọng sự học. Tổng thống Lư đăng Huy, với bằng tiến sĩ từ Cornell dẫn đầu, và hơn nửa nhân viên nội các đều có bằng tiến sĩ tại các đại học Mỹ, một lỉ lệ cao hơn nội các HK. Những bộ trưởng đó của chính phủ có thể không có đạo đức bằng những người có học vấn kém hơn, nhưng họ ghê tởm sự tra tấn những người chống đối. Và khi họ trở lại trường để dự các buổi họp với các bạn đồng khóa tại Harvard hay Yale, họ muốn được đối xử như những triết gia bậc nhất chứ không phải là những kẻ bạo ngược.

Càng sống ở Bác kinh, Sheryl và tôi càng bị cám dỗ bởi sự lựa chọn ĐL.. Nếu TQ đi con đường đó th́ 1/ 5 nhân loại có thể được đưa vào cộng đồng dân chủ, giảm nguy cơ đụng độ về quân sự với 4/ 5 c̣n lại. Nếu TQ có thể đạt tới mức lợi tức đầu nguời của ĐL ngày nay th́ sản lượng về kinh tế của TQ có thể lớn hơn sản lượng của tất cả các nước kỹ nghệ hóa cộng lại. Một siêu cường mới ra đời, nhưng giống nước Đức của Helmut Kohl hơn là của Guillaume µI ( LND : hoàng đế Đức 1898-1918, nhiều tham vọng nên gây ra thế chiến I )

Tôi hỏi bạn bè ở ĐL xem họ có nghĩ rằng kinh nghiệm của họ có thể lặp lại ở lục địa không. Các câu trả lời pha trộn nhau, nhưng nhiều câu tỏ vẻ lạc quan một cách thận trọng. Nhiều người nói rằng TQ ngày nay làm họ nhớ lại ĐL vào những năm 1060 hay 70. Tôi đặc biệt kính trọng quan điểm của Antonio Chiang, một kư giả và một nhà phê b́nh xă hội lỗi lạc của ĐL, hiện là người xuất bản tạp chí tin tức nổi tiếng nhất ĐL.

Một lần Antonio đi chơi Bắc kinh, tôi đạp xe tới khách sạn Quốc tế Bắc kinh nơi ông ở, và ngồi uống cà phê với ông trong một tiệm cà phê. Tôi hỏi ông liệu trong những năm 1990, TH lục địa có trên con đường mà ĐL đă đi vài thập niên trước không.

“Về kinh tế, lục địa đang sôi sục một cách không kiểm soát nổi, giống như ĐL vào những năm 60, ông trả lời. Dân bắt đầu có tiền, đi du lịch ngoại quốc, sinh viên đi nước ngoài học và không muốn trở về, y như ĐL. Và dân chúng muốn có tiếng nói trong công việc làm ăn của họ. Dần dà, với học vấn, kinh nghiệm và ḷng tự tin mạnh lên, dân chúng bắt đầu không kính trọng chính quyền. Họ hết sợ công an, rồi hết sợ đảng. Họ nhận thấy đảng chẳng có ǵ đặc biệt.

Ḷng tự tin của dân chúng rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là dân chúng trên lục địa bắt đầu thách thức quyền lực, đảng mất uy tín, mất kiểm soát. Sự thay đổi về văn hóa đó, cơ sở về kinh tế đó rất quan trọng. Chính v́ các biến đổi trên và sự tăng trưởng của lớp trung lưu mà những nhóm áp lực bắt đầu xuất hiện. Dân chúng muốn tham gia vào chính quyền. Họ muốn có tiếng nói. Chính quyền độc đoán dần dà thối nát từ trong ra ngoài, và bị xoi ṃn. Nó không nổ tung, nó chỉ tan đi. Nó tan đi như kem lạnh dưới mặt trời.ơơ

Antonio ngưng nói và nh́n quanh tiệm cà phê. Tiệm đầy những người TH địa phương vả TH Hồng Kông lẫn lộn với nhau, phần lớn đua nhau ăn diện để gây ấn tượng với những người đồng nghiệp trong việc kinh doanh., với bạn gái hay gái điếm. Các máy đ́ện thoại di động được đặt trên bàn cho ra vẻ, và tiếng beeper kêu liên miên.

“Tuy nhiên, ĐL xưa kia không thật giống như lục địa ngày nay, ông nói. Điểm khác nhau lớn nhất, ông giải thích, là ĐL có một nền kinh tế độc lập và một xă hội trọng quyền công dân hơn nhiều. Ví dụ như chính quyền ĐL cấm các báo đối lập, nhưng người ta vẫn thấy những nhà in bí mật xuất bản chúng. Ngay trong những năm 1970, giới lănh đạo không bao giờ kiểm soát tin tức và ư tưởng như TQ ngày nay. Hơn nữa, công dân ĐL, qua hệ thống giáo dục, được tiếp xúc với những ư tưởng dân chủ nhiều hơn dân lục địa, và dân ĐL có nhiều kinh nghiệm hơn về bầu cử, các cuộc bầu cử địa phương, tuy vô nghĩa, nhưng vẫn là bầu cử. Cuối cùng, Antonio lưu ư đến sự khác nhau về tầm vóc. ĐL là một ḥn đảo chỉ có 20 triệu dân, dễ điều khiển hơn nhiều so với một vương quốc lớn như TH lục địa.

Về lâu dài, tôi có phần tin rằng TQ có thể theo con đường của ĐL hơn là con đường của các nước Đông Âu, Antonio nói. TQ có quá nhiều dân, quá nhiều nhân tài nên có thể t́m được một lối thoát. Nhưng trong ngắn hạn th́ c̣n khó. Quá tŕnh chuyển tới một quốc gia b́nh thường có đôi chút thần kỳ. Nó luôn luôn là một vấn đề may rủi và nguy hiểm.ơơ

Thật đáng khích lệ nếu giới lănh đạo TQ muốn theo con đường ĐL. Trong những năm 1950, Mao thường nói ỏơ LX ngày nay là TQ ngày mai ỏơ. Bây giờ nói như ậy là phản cách mạng. Nhưng vào những năm đầu 1990, Đặng tiểu B́nh h́nh như đă quyết định chọn một mô thức trái hẳn với những nguyên tắc cách mạng nguyên thủy. Đó là Singapour.

Trong chuyến “vương du” của Đặng tới Quảng đông vào năm 1992, khi đưa ra những chỉ thị mới, ông nói đến 4 nơi mà ông nêu đích danh : Hongkong, Nhật, Singapour và Nam Hàn. Ví dụ ông ta kêu gọi Quảng đông hăy thiết lập ra nhiều Hongkong. Nhưng ông đặc biệt khen ngợi Singapour : ỏơ Ở Singapour, trật tự xă hội khá tốt. Các nhà lănh đạo quản lư chặt chẽ. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của họ, và chúng ta phải làm hơn họ.ơơ

Về bên ngoài th́ có vẻ lạ lùng v́ đảng CS lại lấy một thành tŕ tư bản làm khuôn mẫu. Singapour dù sao cũng là một quốc gia chỉ có 2.7 triệu dân, và gần đây, những đảng viên CS phải đối đầu với bắt bớ, tù đày. Nhưng sự hấp dẫn của Singapour thật dễ hiểu. ỏơ Tất nhiên ông già Đặng thích Singapour,ơơ một viên chức trẻ tuổi TQ giải thích. ỏơ Singapour được người TH điều khiển, Singapour có hiệu năng, và ở đó không ai lắp bắp về nhân quyền ỏơ. Một kinh tế gia có ảnh hưởng của TQ đặt vấn đề hơi khác. ỏơ Câu chuyện về Singapour nói nh́ều về điều Đặng muốn. Ông ta muốn nền kinh tế được tự do, nhưng ông ta muốn kiểm soát chặt chẽ về chính trị. ỏơ

Lợi thế của Singapour một phần là do có một nền kinh tế thị trường được hoạch định một mức nào đó từ Trung ương, và được quản lư giỏi, một trong những nền kinh tế thực hiện thành công nhất trên thế giới. Ngoài Nhật bản, Singapour có lợi tức đầu người cao nhất A¨ châu, và cũng hấp dẫn đối với CS v́ thỏa măn được ước mong của họ muốn có trật tự và ổn định. Không có sách khiêu dâm, nghèo đói cùng cực,và cả đi bộ băng qua đường ẩu. Kẹo cai su bị cấm, cùng với đôi tạp chí ngoại quốc hay chỉ trích. Dân không những được đi bầu và c̣n bị pháp luật bắt buộc đi bầu trong các cuộc bầu cử. Chính quyền gây khó khăn cho những người chỉ trích, thao túng pháp luật, nghiền nát đối lập, tuy vậy mà dân vẫn bầu cho các lănh tụ trở lại cầm quyền. Nói cách khác, Singapour thực hiện được tiêu chuẩn của Tây phương về đời sống mà không bị tiêm nhiễm bởi các tiêu chuẩn Tây phương về chính trị. Đó là mộng tưởng lớn nhất của người lănh đạo, v́ dân chúng là những công dân đàng hoàng, tuân theo pháp luật, và sốt sắng dùng lá phiếu để duy tŕ sự cai trị của một đảng duy nhất.

Một bài học của kinh nghiệm Singapour và ĐL có lẽ là những người đi bầu rất sẵn sàng tha thứ khi được hưởng một sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. Ví dụ như ĐL cũng đă phải đối đầu với vấn đề những ỏơ ác quỷ ơơ như ở TQ : chế độ đă giết biết bao người đến nỗi nếu lịch sử được giải phóng th́ sẽ gây xáo trộn mạnh. Dân chúng sẽ thấy rằng mọi sự tuyên truyền trước kia đều láo toét, và chính phủ sẽ mất hết tín nhiệm. Tuy nhiên ĐL đă khắc phục được khủng hoảng trên của tâm hồn, và cuối cùng QD Đ tiếp tục thắng các cuộc bầu cử. Có thể sau này đảng đó sẽ rớt đài ( LND : điêu này đă xảy ra sau cuộc bầu cử tự do năm 1996 với sự thắng cử của Tổng thống Lư đăng Huy ), nhưng điều nổi bật nhất hiện nay là sự giải phóng đă không phá hủy sứ mạng của nhà cầm quyền, và về đôi phương diện đă mở rộng nó hơn, một bài học làm cho ĐCS TQ rất yên tâm. Ở Đông Âu, tất cả các lănh tụ CS ( trước kia) đều biết rơ rằng nếu tổ chức tuyển cử tự do, họ sẽ thua. Nhưng ở TQ, các lănh tụ có thể tổ chức các cuộc tuyển cử hầu như tự do và thắng cử bằng cách thao túng các hệ thống truyền tin và trông vào lá phiếu của người dân quê để kéo họ lên. Điều này làm cho ĐCS TQ tiến tới dân chủ dễ dàng hơn nhiều so với đảng CS Ba lan hay Tiệp khắc.

Trong 12 năm nay, lư tưởng dân chủ đă tiến bộ vượt bực quanh trái đất, với những chính phủ quân nhân nhường chỗ cho những chính phủ dân chủ suốt châu Mỹ La tinh, nhiều vùng ở Phi châu, vá những quốc gia như Nam Hàn, ĐL, và Phi luật tân. Dân chủ đă thắng trong những nước đó một phần v́ nó đem lại cho dân chúng hy vọng được có một đời sống tốt đẹp hơn,nhiều của cải hơn và nh́ều nhân phẩm hơn. Nhưng làn sóng thủy triều dân chủ có thể đảo ngược trở lại. Nếu TQ duy tŕ được sự phát triển kinh tế, bài học mà nhiều người trong các quốc gia đang mở mang có thể rút ra là chế độ chuyên quyền đem lại hy vọng lớn nhất cho một phép lạ về kinh tế.

Tôi thấy quan niệm đó thật là nhức nhối. Có cái ǵ trong chúng ta làm chúng ta muốn rằng dân chủ phải được thưởng và độc tài bị phạt. Chúng ta mong đợi thấy một kiểu mẫu đạo đức được chần trong cái mền lịch sử. Chúng ta nghĩ, có lẽ chỉ trong tiềm thức, là những chính phủ dân chủ khoan dung phải thịnh vượng và những chính phủ thối nát phải trả giá cho tội lỗi của họ : đó là điều làm tôi bực ḿnh về TQ.Đâu là cái giá về kinh tế mà chế độ phải trả cho sự áp bức? Làm sao các lănh tụ già nua thối nát lại có thể điều khiển một nền kinh tế phát triển như vậy? Đâu là công bằng trên thế giới?

Có quan điểm cho rằng dân chủ có thể là một trở ngại cho sự phát triển về kinh tế. Đó là một quan điểm bất thường ở Tây phương. Thế mà tôi miễn cưỡng phải nhận rằng trong một vài trường hợp, có một chút sự thật trong đó, tuy chỉ là một chút thôi.

Trong những nước nghèo không có căn bản giáo dục, nhất là nhưng quốc gia bị giằng xé bởi những xung đột chủng tộc hay tôn giáo, có lẽ đúng là những nhà độc tài có thể bảo đảm được trật tự và ổn định hơn những tổng thống được bầu lên. Đó là điều quyết định v́ phát triển cần có ổn định.. Không có ổn định th́ các cá nhân hay doanh nghiệp không dám đầu tư tiền tiết kiệm của ḿnh và mở rộng xưởng máy hay cửa hàng.

Thêm vào đó, trong những quốc gia mà dân chúng chưa công nhận quyền của người khác được phát biểu những quan điểm chống đối của họ th́ thường những cuộc vận động tuyển cử dễ trở thành những cuộc xung đột dữ dội, tăng thêm chia rẽ chủng tộc hay tôn giáo, mà đáng lẽ ra phải phải đdợc làm giảm đi. Hơn nữa, những nhà độc tài ít quan tâm đến dư luận công chúng và có thể dễ đưa ra hơn những biện pháp kinh tế không được ḷng dân chúng nhưng cần thiết. Ví dụ họ có thể tăng giá bánh ḿ lên những mức hợp lư v́ dân không dám biểu t́nh chống những tướng lănh. Nếu một tổng thống dân chủ thử làm một điều như vậy, dân chúng sẽ xuống đường. Cũng v́ lư do đó mà những chính phủ dân chủ không chống được sự đ̣i hỏi tăng lương gây lạm phát của các nghiệp đoàn.

Tuy nhiên tôi nghĩ những chỉ trích về dân chủ thường đi quá xa. Đôi nước dân chủ làm việc thiếu hiệu quả ở A¨ châu, ít nhất về phương diện kinh tế như ở Ấn độ, Phi luật tân, Sri Langka, nhưng ít nhất cũng hơn các nước độc tài như Miến điện và Bắc Hàn. Và khó mà biết trước một người độc đoán có tham vọng sẽ trở thành một người độc tài tốt như Lư quang Diệu ở Singapour hay tàn bạo như Kim il Sung ở Bắc Hàn. Nếu người Phi luật tân không thích Fidel Ramos, họ có thể bỏ phiếu loại ông ra, điều mà họ không thể làm được với Ferdinand Marcos.

Đối với tôi, dường như ngay nếu những chế độ độc tài có đôi chút lợi thế để đạt được ổn định, điều đó chỉ có thể đạt được trong những nước nghèo, lạc hậu và không có học vấn ( người dịch nhấn mạnh ). Khi các nước trở nên giầu có hơn và có nền giáo dục cao hơn, độc tài sẽ trở thành nguồn gốc của bất ổn. Giới trung lưu xuất hiện đ̣i hỏi có tiếng nói nhiều hơn, và sinh viên xuống đường. Nếu độc tài cứ cố bám giữ quyền lực th́ sẽ gây nên rối loạn. Trong trường hợp này th́ dân chủ có thể đem lại môi trường tốt hơn cho sự phát triển kinh tế. Và lúc đó, một người lănh đạo được bầu lên chắc hẳn có tính chất chính thống hơn một người lănh đạo tự chiếm lấy quyền hành, và như vậy có khả năng nhiều hơn để tăng giá bánh ḿ hay đưa ra những cải cách khác về kinh tế. Như ở Ba lan chẳng hạn, Lech Walesa đă có thể đưa ra những biện pháp khắc khổ mà những người CS ngay trước ông không làm nổi.

Như vậy, khi mà một nước có một giới trung lưu xuất hiện th́ dân chủ thường là điều hợp lư về chính trị và kinh tế, không nói ǵ đến giá trị thực chất mà dân chủ đưa tới bằng cách đem quyền hành lại một cách công bằng hơn là chế độ độc tài. Các giới chức CS thường diễu hỏi tôi rằng dân chủ làm sao mà hoạt động được trong một nước đầy nông dân như TQ, nhưng tôi nghĩ câu hỏi đó chỉ là một cách để làm lạc vấn đề. Nền dân chủ ở TQ tất nhiên không tinh vi bằng dân chủ ở Mỹ, và có lẽ giống như dân chủ ở Mễ tây cơ. Tốt nhất th́ nó giống kiểu dân chủ ở Nhật bản. Tóm lại, nó có thể bị đảng cầm quyền thao túng, bị tham nhũng và dối trá làm hư hỏng. Tuy nhiên, ít nhất nó cũng đem lại một thứ ủy quyền nào đó cho người cai trị, và tạo một cơ sở để cho nền dân chủ tiến bộ hơn. Hơn nữa, sự phát triển về kinh tế không phải là giá trị duy nhất mà chúng ta có trong đầu óc. Ngay một nền dân chủ không hoàn hảo cũng ít dùng tra tấn với những người chống đối hơn một nền độc tài, và đó là một điều khác biệt quan trọng. Bởi vậy tôi không nghĩ rằng độc tài tốt cho TQ.

Khi tôi gọi TQ là một nước phát xít trước mặt bạn hữu, đôi khi họ xịu mặt lại. Nhưng thực vậy, TQ giầu có hơn với chế độ phát xít hơn là với CS. Những nước phát xít như Tây ban Nha có thể tiến hóa thành dân chủ, trong khi chế độ CS hoàn toàn sụp đổ. Hơn nữa, sự tiến hóa ở Tây ban nha và ở ĐL không phải là một sự t́nh cờ.

Một trong những bài học của chủ nghĩa Thi trường-Lênin là chủ nghĩa ấy là một sự phối hợp có tính chất năng động và bất ổn. Khi thị trường lón mạnh, nó có khuynh hướng gặm nhấm dần Lênin tính đi ( chúng tôi nhấn mạnh ). Quá tŕnh đó đang bắt đầu ở TQ. Nó đơn giản chỉ là một câu hỏi công khai rằng dảng CS có để yên cho quá tŕnh đó diễn tiến không, nếu đó có nghĩa là đảng sẽ tự chôn vùi nó.

Trong chiến tranh lạnh, một trong những tranh luận được kéo dài nhất trong các sinh viên Liên xô nằm giữa phe thấy trước sự sụp đổ của nhà nước và phe tiên đoán được sự đồng hành với thế giới không CS. Cuối cùng, phe có quan điểm đen tối nhất đă thắng. Bây giờ cuộc tranh luận đó đang sôi nổi ở TQ. Một trong những điều được nói tới nhiều nhất về sách vở trong những năm gần đây là sự tiên đoán về sự sụp đổ của thế giới CS, do Zbigniew Brzezinski viết trong những năm 1980, được in bằng tiếng Tàu và xuất bản lậu cho các viên chức cao cấp.

Ngay sau cuộc đàn áp Thiên an môn năm 1989, tôi nghĩ rằng TQ có thể đi cùng đường như các nước Đông Âu. Dần dà, Sheryl và tôi đă thay đổi ư kiến. Tuy sự sụp đổ vẫn c̣n là một điều khả dĩ đáng kể, bây giờ tôi nghĩ rằng bối cảnh có nhiều hy vọng hơn là kiểu “diễn biến ḥa b́nh” từng bước mà giới lănh đạo TQ đang cảnh giác đề pḥng.

 

Trở về trang chính