Dân nước Trịnh thường
hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu.
Nhiên Minh bảo Tử Sản rằng:
- Tôi định phá hết cả
các trường thôn quê, ông tính sao?
Tử Sản nói:
- Ðể chứ. Phá đi làm gì? Dân sự người ta sớm tối đến chơi trường học để
nghị luận điều phải, điều trái của quan liêu làm. Cái gì người ta cho là phải,
ta cứ thế mà làm, cái gì người ta cho là dở, ta liệu mà đổi đi. Những kẻ nghị
luận ấy tức là những ông thầy của ta. Can gì mà phá trường học.
Bấy nhiêu ấy cũng đủ cho ta thấy đời xưa chẳng những đã biết trọng tự do
ngôn luận, mà còn biết dựa vào tự do ngôn luận để sửa đổi chính sự làm lợi cho
dân.
Năm 1999 nữ học sinh Ruth Ainsworth đứng ra giúp
khởi xướng chương trình Social Justice Now (Công bằng xã hội ngay bây giờ).
Chương trình này nhằm tổ chức một buổi hội thảo háng năm cho học sinh các lớp
cuối bậc trung học trong tỉnh bang Ontario để học hỏi và hiểu biết thêm về dân
chủ và nhân quyền. Buổi hội thảo năm nay sẽ quy tụ khoảng 1000 học sinh nghe
nói chuyện và thảo luận về tự do, dân chủ, nhân quyền và các vấn đề liên quan
đến toàn cầu. Vì đã tham gia liên tục vào những công tác phổ biến tự do dân chủ
đó, nên nữ học sinh Ruth Ainsworth (vừa mới học xong ban trung học năm nay) đã
được tặng học bổng Millenium của Canada, trị giá năm ngàn gia kim.
Biết rõ về dân chủ
chắc cũng biết được là dân chủ đáng trọng, đáng quý và rất cần cho công dân một
nước tiên tiến. Người ta hay thay!
Bác sĩ Phạm
Hồng Sơn sinh ra ở Việt Nam, lớn lên trong chế độ cộng sản, và lãnh bản án
13 năm tù chỉ vì phổ biến bản dịch Thế Nào Là Dân Chủ. Có cần nói thêm gì
nữa không?