Những chuyện chỉ có ở
những nước dân chủ
Trần Sơn Nam, 2004-02-06
Đặc biệt trong hai giới chính
trị và truyền thông, dư luận Mỹ lúc này đang
sôi nổi về vấn đề tại sao Mỹ vẫn
chưa t́m được) ra những vũ khí thuộc
loại tàn sát hàng loạt ở Iraq. Sôi nổi một
phần lớn v́ năm nay là năm bầu cử, do đó
đảng Dân Chủ, đối lập với chính
phủ của đương kim Tổng Thống George W.
Bush, cần dựa vào vấn đề này để
chỉ trích chính quyền tại chức đă lầm
lẫn, không có lư do chính đáng để đưa
nước Mỹ vào trận chiến tranh Iraq.
Dĩ nhiên đây là một đề
tài tranh cử, nhưng vấn đề đă vượt
ra khỏi lănh vực lập luận trong mùa bầu cử để
thể hiện một lề lối sinh hoạt trong chính
giới mà người ta chỉ thấy trong một
nước có truyền thống dân chủ. Trần Sơn
Nam hôm nay có bài nhận định sau đây về vấn đề
này.
Mùa bầu cử ở Mỹ lúc này đă
thực sự bắt đầu. Tại nhiều tiểu
bang đảng Dân Chủ đối lập với chính
quyền tại chức đang có những cuộc bầu
cử sơ khởi để chọn người rồi
đây sẽ là ứng cử viên của Đảng ra tranh
cử Tổng Thống với đương kim Tổng
Thống George W. Bush vào cuối năm nay.
Nếu căn cứ vào những
cuộc bầu cử Tổng Thống diễn ra mỗi 4
năm một lần th́ những đề tài tranh cử
thường thường vẫn thuộc lănh vực
nội bộ như kinh tế, công ăn việc làm, an sinh
xă hội hơn là thuộc lănh vực ngoại giao. Riêng
trong trường hợp năm nay, v́ chiến tranh Iraq vẫn
chưa thực sự chấm dứt nên quyết định
tấn công Iraq, và nói rộng ra, chính sách ngoại giao
của chính quyền Bush cũng được mang ra, đặt
lên hàng đầu ngang với những vấn đề
nội bộ khác.
Chỉ trích chính quyền đương
thời trong mùa bầu cử tại một nước dân
chủ là một chuyện thông thường. Tuy nhiên
bầu không khí chính trị gần đây trở nên đặc
biệt sôi nổi. Nguyên nhân là những lời tuyên bố
của ông David Kay, người cách đây hơn 6 tháng được
chính phủ và cơ quan t́nh báo CIA cử sang Iraq để t́m
kiếm xem tại Iraq có c̣n những vũ khí thuộc
loại tàn sát hành loạt như đă từng được
nói tới nhiều từ trước đến nay không. Ông
Kay là một thanh tra làm việc với Ủy Ban của Liên
Hiệp Quốc trước đây phụ trách về
vấn đề này. Ông đứng đầu một toán
chuyên viên gồm hơn 1.000 người và làm việc
tại Iraq trong những tháng vừa qua. Nay trở về, ông
tuyên bố tại Quốc Hội Mỹ là tuy chưa
hẳn là kết quả cuối cùng của công cuộc điều
tra của ông nhưng cho đến nay th́ chưa t́m ra được
những loại vũ khí này.
Lời tuyên bố của ông đă
như một trái bom nổ trong chính giới Mỹ trong mùa
bầu cử. Đảng đối lập và giới
truyền thông nhao nhao đ̣i phải có cuộc điều
tra minh bạch để t́m ra tại sao những cơ quan
t́nh báo của Mỹ lại có thể nhầm lẫn
như vậy, hơn nữa lại đ̣i phải điều
tra xem chính quyền của Tổng Thống George W. Bush có đi
quá xa, dựa vào những nhận định sai lầm
của những cơ quan t́nh báo để khởi cuộc
tấn công ở Iraq không?
Thực ra th́ từ nhiều tháng nay
người ta đă thấy những tiểu ban đặc
trách về vấn đề t́nh báo của Hạ Viện và
Thương Viện Mỹ mở cuộc điều
trần về những vấn đề này. Ngoài ra dư
luận lại c̣n theo dơi việc làm của một Ủy
Ban độc lập điều tra về những
việc liên quan đến vụ biến động ngày 11
tháng 9 năm 2001.
Điều tra và điều tra
về đủ mọi chuyện, đó là lề lối làm
việc thông thường của những sinh hoạt trong đời
sống hàng ngày của xă hội Mỹ. Nhưng nay trong mùa
bầu cử, điều tra chỉ về một vấn đề
là có hay không có những vũ khí tàn sát hàng loạt ở Iraq
là một vấn đề hệ trọng v́ liên quan
trực tiếp đến nguyên nhân của cuộc
chiến tranh Iraq do chính quyền Bush chủ trương. Đây
là một vấn đề rộng lớn bao gồm
một số vấn đề khác, vấn đề nào
cũng quan trọng cả.
Riêng về vấn đề vũ khí
tàn sát hàng loạt th́ cả thế giới đều rơ
Sadam Hussein đă dùng những vũ khí này trong trận
chiến tranh với Iran vào thập niên 80 và đă dùng ngay
cả với thường dân Iraq tại những vùng có
phong trào đối lập. Nhưng câu hỏi đang được
đặt ra là vào lúc Mỹ khởi cuộc tấn công
Iraq, chế độ Sadam Hussein có c̣n những vũ khí này
không. Cũng từ câu hỏi đó, người ta bắt đầu
đặt vấn đề về những cơ quan t́nh báo
của Mỹ, liệu những cơ quan này có đưa lên
cho chính quyền những nhận định sai lầm không
?
Áp lực từ phía Quốc Hội
Mỹ và dư luận Mỹ lúc này là phải có một
cuộc điều tra để đo lường xem
những cơ quan t́nh báo của Mỹ làm việc hữu
hiệu hay không hữu hiệu tới mức nào. Sau khi đưa
ra lập luận là hiện đang có nhiều Ủy Ban điều
tra rồi, chính quyền Bush tỏ ra không muốn lập thêm
ra một Ủy Ban điều tra mới, nhưng v́ dư
luận cho rằng những Ủy Ban của Quốc
Hội khó ḷng tránh khỏi được tính cách thiên
vị chiều theo về phía Dân Chủ hay về phía
Cộng Ḥa, t́nh thế nay đă thay đổi. Cuối cùng
chính Tổng Thống Bushtuyên bố là ông sẽ cho thành
lập một Ủy Ban để t́m rơ sự thực.
Ủy Ban mới này sẽ làm
việc trong điều kiện nào để giữ được
tính cách độc lập và vô tư, giới hạn
của Ủy Ban này ra sao, có đào sâu vấn đề để
t́m xem chính quyền có bóp méo những nhận định t́nh
báo không, và kết quả điều tra của Ủy Ban
bao giờ sẽ được công bố, trước hay
sau ngày bầu cử Tổng Thống, tất cả c̣n là
những vấn đề gây sôi nổi ở chính
trường trong những tháng tới.
Nhưng chỉ nh́n riêng một
sự kiện, trước áp lực của dư
luận, chính quyền Bush đă phải chấp nhận thành
lập một Ủy Ban mà có thể rồi đây sẽ
phơi bầy ra những thiếu sót hay nhầm lẫn
của chính phủ, người ta cũng thấy được
rằng chỉ ở những nước dân chủ
mới có những cơ chế nhằm ngăn ngừa
những lầm lỗi của chính quyền tại
chức để làm gương cho những chính quyền
khác về sau này. Về phương diện này, chính
phủ của Thủ Tướng Blair ở Anh Quốc
cũng vừa loan báo một Ủy Ban tương tự
như Ủy Ban của Mỹ để điều tra
về những nhận định của những cơ
quan t́nh báo Anh đang được thành lập.
Anh và Mỹ là hai trong những
nước có truyền thống dân chủ trên thế
giới, nhưng không phải v́ vậy mà được
coi là thập toàn. Dân chủ ở mỗi nước
một khác, tùy theo tập quán và tŕnh độ dân trí ở
mỗi nơi, những nước khác không nhất
nhất phải theo mô thức của Anh hay của Mỹ,
nhưng sinh hoạt chính trị ở hai nước này
trong thời gian gần đây nhân vụ chiến tranh Iraq
cho thấy rằng: nếu đem so sánh những
nước dân chủ dầu có thiếu xót với
những nước độc tài toàn trị dưới h́nh
thức này hay h́nh thức khác th́ người dân ở
những nước thực sự dân chủ vẫn có
nhiều bảo đảm hơn về quyền kiểm
soát của họ đối với việc làm của nhà
cầm quyền.
Và đó chính là một trong những ư
nghĩa quan trọng của dân chủ.