Bùi Tín
Con đường thoát
hiểm là phóng nhanh ra phía trước để hội nhập hoàn toàn
với thế giới dân chủ và văn minh
Việt Nam vốn là một thành viên của phe xă hội
chủ nghĩa hiện thực. Sau cơn động
đất chính trị cuối thế kỷ 20 làm tan tành
phe xă hội chủ nghĩa, chỉ c̣n 4 nước trong
gần 20 nước do đảng cộng sản
thống trị c̣n tồn tại. Có thể nói đó là 4
nước "đặc thù", 4 nước mồ côi
của chủ nghĩa Mác-Lênin, 4 nước độc
đoán đang biệt lập giữa thế giới
văn minh.
Bốn nước này đều hiểu rằng cần
thay đổi để thích ứng với t́nh h́nh
mới. Tuy không dám nói ra, nhóm lănh đạo cộng sản
các nước ấy đều hiểu rơ rằng
đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản đều
là tai họa và gánh nặng của quá khứ đen tối,
cần dứt bỏ để phóng nhanh ra phía
trước. Nhưng họ không đủ dũng khí và tinh
thần vô tư để từ bỏ chế độ
độc quyền phi lư và phi pháp của đảng
cộng sản.
Do đó cần h́nh thành một công luận xă hội,
một đồng thuận dân tộc rộng răi tạo
nên sức ép rộng khắp mạnh mẽ trong và ngoài nước,
thuyết phục cả những đảng viên cộng
sản và thanh niên cộng sản có lương tri và trách
nhiệm, buộc nhóm lănh đạo phải có sự
chọn lựa đúng đắn v́ lợi ích cao nhất
của đất nước và dân tộc.
1. Phe xă
hội chủ nghĩa oanh liệt một thời
Mưu đồ của Stalin khi Thế chiến II sắp
kết thúc là tiến quân nhanh để mở rộng
địa bàn chiếm đóng ; giành giật trên bàn hội
nghị những vùng ảnh hưởng rộng lớn ở
châu Âu ; Stalin chuyển toàn bộ vũ khí tước
được của đội quân Quan Đông Nhật
Bản cho Mao (xe tăng, đại pháo, súng đủ
loại cho nửa triệu quân), tạo điều
kiện cho Mao chiếm toàn lục địa Trung Quốc.
Phe xă hội chủ nghĩa rộng lớn h́nh thành từ
đó.
Ngay sau đó, Liên Xô và Trung Quốc - nước rộng
lớn nhất và nước đông dân nhất - liên
kết nhằm mở rộng vương quốc cộng
sản quốc tế ; Stalin sáng tạo ra thuật
ngữ : "dân chủ nhân dân" (la démocratie populaire), mà
trong thực tế không dân chủ và cũng chẳng nhân
dân, từng mê hoặc không ít trí thức tả khuynh ở
phương Tây và quần chúng các nước chậm
tiến. Đằng sau bức màn sắt là sự thống
trị bằng bạo lực, là cưỡng bức, là
văn hóa của bí mật (la culture du secret).
Phía sau của những mỹ từ t́nh đồng chí và
t́nh nghĩa quốc tế vô sản là những cuộc
thanh trừng giữa những đồng chí-thù địch
(les camarades-ennemis) : đấu đá và hạ bệ ; các
vụ án thật và giả ; những cuộc hành quyết.
Cả thế giới chứng kiến những thăng
trầm của Stalin, Khroutchev, Lưu Thiếu Kỳ, Bành
Đức Hoài, Lâm Bưu, bè lũ bốn tên ; "vụ án
xét lại, chống đảng, làm gián điệp cho
nước ngoài", Hoàng Văn Hoan ; Phác Chính Ái, Kim Sang Bông
; bè lũ Tito ; Hodja… ; những goulag, trại lao cải,
trại cải tạo ; và những trại giam mênh mông
gồm toàn xă hội…
Phe xă hội chủ nghĩa cũng từng đạt
được những đỉnh cao huy hoàng : vệ tinh
nhân tạo đầu tiên ; con người lên vũ trụ
đầu tiên ; chủ nghĩa xă hội lan khắp các
lục địa : Ethiopia, Angola, Madagascar ở châu Phi ;
Cuba, Nicaragua ở châu Mỹ ; các đảng cộng
sản mạnh một thời ở Pháp, Ư, Nam Dương…
; làm cho một bộ phận nhân dân, cả một lớp
trí thức bị mê hoặc và ngộ nhận , không
nhận ra bản chất phi nhân, tàn ác, phản văn hóa có
nguy cơ lan tràn trên trái đất.
2. Bùng nổ và
tan tành
Cái ǵ
phải đến đă đến ; sự tan vỡ
của phe xă hội chủ nghĩa mang tính chất kinh thiên
động địa mà ít ai dự kiến nổi
trước vài tháng, thậm chí vài tuần (implosions +
explosions). Sự tan vỡ là tất yếu v́ chế
độ ấy tuy mang danh là xă hội chủ nghĩa
nhưng trái với bản chất con người. V́ nó
chứa đựng đầy mâu thuẫn và bi kịch,
trong đó nổi bật là :
- Chiến tranh biên giới Xô - Trung : tan vỡ huyền
thoại t́nh quốc tế vô sản thiêng liêng và một
khối vững như bàn thạch (monolithic) ;
- Chiến tranh Trung - Việt : thằng em vô ơn bạc
nghĩa và ông anh hảo hớùn nổi khùng ; tranh mồi
Hoàng Sa, Trường Sa ; bi kịch các đồng chí thù địch
(les camarades-ennemis).
- Bức tường Berlin nát vụn ; Đông Âu giải
phóng và tự do ; vợ chồng Ceaucescu trả nợ
đời… Liên Bang Xô Viết cột trụ toàn phe xă
hội chủ nghĩa vào viện bảo tàng ; Đảng
Cộng Sản Liên Xô động lực toàn phe thở
hắt.
- Những bất công xă hội ; t́nh trạng đảng
cộng sản ngồi trên luật pháp ; sự đàn áp các
tôn giáo và dân tộc ; thái độ miệt thị trí
thức... từng ngày tạo nên vô vàn bất măn, căm
giận ở trong mọi nước xă hội chủ
nghĩa...
3. Những
kẻ sống sót cố cưỡng lại số mệnh
Cuba: Ĺ lợm,
ngoan cố, thách thức lương tri dân ḿnh và
lương tri nhân loại ; đang tự đi vào ngơ
cụt ; hạ sách của kẻ tự sát. Các nhân vật
giải Nobel từng ủng hộ Cuba của Fidel Castro
tuyên bố lên án nhà độc tài khát máu, dâm loạn vùng
Caribê. Trí thức châu Âu từng hô lớn: "Cuba si ! Yankee
no !" nay hét to hơn : "Cuba si, Fidel no !".
Thời kỳ hậu Fidel đang hiện ra trước
mắt...
Bắc Hàn: Chế độ cộng sản cha truyền
con nối ; quân chủ chuyên chế trá h́nh cộng sản;
chết đói hàng triệu , làm bom nguyên tử ; hung hăng
vô lối ; bị sức ép bốn bề (Nam Hàn, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và toàn thế giới) ;
sự trừng phạt lơ lửng trên đầu ;
đâu là lối thoát ?
Trung Quốc: Có
vẻ khôn ngoan hơn cả. Lănh đạo có bản
lĩnh hơn, có lư luận, bài bản, tuy nhiên vẫn c̣n
tŕ trệ, bảo thủ, bị quá khứ tŕ kéo. Mao có lư
luận, có tư tưởng, có phát kiến ; Đặng
Tiểu B́nh cũng có tư tưởng, là kiến trúc
sư của đổi mới, hiện đại hóa Trung
Quốc ; Giang Trạch Dân cũng ráng có tư tưởng,
có phát kiến, có chủ trương lănh đạo :
"ba đại diện", kết nạp nhà tư
sản, nhà kinh doanh vào đảng, đưa một số
nhà kinh doanh vào trung ương đảng ; nghiêm cấm quân
đội làm kinh tế, giải thể các đơn
vị làm kinh tế của Quân giải phóng ; Hồ Cẩm
Đào cũng tỏ ra là nhà lư luận, nhà tư
tưởng, có chủ trương như khuyến khích
sáng tác và tŕnh chiếu rộng bộ phim lịch sử
hơn 10 tập "Tiến lên nền Cộng ḥa !",
đưa ra thuyết "Tiểu khang" (xây dựng xă
hội kinh doanh, hưởng lạc thú b́nh thường
thay cho "thế giới đại đồng" -
thiên đường cộng sản ảo trên trần
thế) ; Hồ Cẩm Đào cùng với thủ tướng
Ôn Gia Bảo không che giấu, thừa nhận có cảm
t́nh trước đây với Hồ Diệu Bang và
Triệu Tử Dương, được coi là có tư
tưởng canh tân ; mới đây Hồ Cẩm
Đào và Ôn Gia Bảo c̣n chủ trương sửa
Hiến pháp, công nhận quyền tư hữu…
Quan trọng nhất là các nhà lănh đạo Trung Quốc
đang t́m cách thích ứng với đặc điểm
thế giới đa cực và chống khủng bố
quốc tế, đồng thời cắt bỏ dần
những cái đuôi nặng nề của quá khứ,
lặng lẽ để chủ nghĩa Mác-Lênin sang một
bên, thức thời và thực dụng : rất ít nói
đến Mao Trạch Đông và tư tưởng Mao ; càng
ít nói hơn đến xây dựng chủ nghĩa xă hội
theo màu sắc Trung Quốc ; chấm dứt quán tính
chống Mỹ : không nói nhiều đến khó khăn
của Hoa Kỳ ở Iraq một cách thích thú (như Hà
Nội !). Trong đối xử với Cuba của Fidel
Castro, Trung Quốc đă tỏ ra ít mặn với t́nh
nghĩa keo sơn (như Việt Nam !) ; tuyên bố giảm
quân lớn. Trong đối xử với Bắc Hàn, Trung
Quốc dùng cả sức ép, cắt cung cấp dầu ba
ngày đêm liền, ép họp sáu bên, dọa lập trại
tỵ nạn quốc tế dọc biên giới, đưa
hàng vạn quân đến áp dọc biên giới… Hồ
Cẩm Đào c̣n chủ trương hủy bỏ thông
lệ nửa thế kỷ nay là mỗi mùa hè các quan
lớn rủ nhau đi nghỉ ở bờ biển
Bạch Đới Hà, hưởng đủ loại
lạc thú, bỏ đi một hủ tục lớn
tốn kém công quỹ. Các nhà lănh đạo mới có vẻ
hiểu ra ngày càng rơ những khó khăn nặng nề và
chồng chất do di sản lịch sử đen tối
hơn nửa thế kỷ qua của chủ nghĩa Mao,
Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn
hóa vô sản để lại ; nền kinh tế lạc
hậu quá xá so với mức trung b́nh của thế
giới, mức thu nhập b́nh quân quá thấp (840
USD/năm), vùng nông thôn và rừng núi c̣n bi đát hơn ;
khoảng cách với b́nh quân của thế giới c̣n quá
rộng ; sức ́ của số dân quá đông, vũ khí
hiện đại kém cỏi đến hai thế hệ ;
những khó khăn về chính trị ở Tây Tạng,
Uguor, Nội Mông, Hồng Kông… ; xu thế đ̣i dân chủ
và chống tham nhũng phát triển ; sức ép của
quốc tế về nhân quyền ; nạn thất
nghiệp lớn dần thêm và gánh nặng các cơ sở
quốc doanh thua lỗ…
Trên hết,
họ hiểu rằng Trung Quốc cần một thời
gian dài trên 20, 30 năm thật ổn định để
duy tŕ tốc độ tăng trưởng cao, với hàng
núi khó khăn và vô vàn nguy cơ thấy rơ và chưa
lường được. Họ ư thức
được rằng thế đứng của Trung
Quốc c̣n chông chênh, không thể huênh hoang, chủ quan, xem
thường được...
Việt Nam :
Đổi mới nửa vời, chậm trễ so với
Trung Quốc đến 10 năm ! Chỉ đổi
một ít về kinh tế, ù ĺ về chính trị, về
dân chủ hóa và tôn trọng dân quyền, nhân quyền;
đang tự mắc bẫy của chính ḿnh v́ mở
cửa, nhận đầu tư lớn, buôn bán rộng
với phương Tây… ắt phải chấp nhận
luật chơi chung, nghiêm theo luật pháp, thực hiện
b́nh đẳng và tự do trong xă hội. Người dân
thường, tuổi trẻ được thể
nghiệm tự do ngày càng đ̣i hỏi nới rộng ách
kiềm chế của kẻ đương quyền, ngày
càng chê trách, khinh ghét, xa ĺa và chống đối nhóm cầm
quyền trơ ĺ. Không ai hiểu rơ bụng dạ, bản
chất kẻ đương quyền bằng
người bị trị ! Bế tắc của chế
độ đang lớn dần, lớn dần, mà lối
thoát chưa thấy đâu ! Việt Nam càng bế tắc v́
hiện nay tuy có lănh đạo nhưng không có lănh tụ ;
không có ai có thực quyền để có chủ
trương quyết đoán, bẻ lái trước con
đường quanh co nguy hiểm trước mắt.
Thủ
tướng Phan Văn Khải đă đến hạn
về hưu mà người thay thế là ai đến nay
vẫn c̣n chưa dứt khoát. Tổng bí thư Nông
Đức Mạnh khi nhận chức được coi là
nhân vật "đệm", có tính cách tạm thời,
vậy ai là người thay thế vẫn c̣n là ẩn
số. Nguyên bộ trưởng nội vụ Lê Minh
Hương bị mất chức bộ trưởng,
nằm im hơn một năm không c̣n xuất hiện.
Trưởng ban kinh tế trung ương đảng
Trương Tấn Sang cũng hầu như ngồi
chơi xơi nước sau khi bị rút từ Sài G̣n
về kinh đô để tu tỉnh... Chưa bao giờ có
một Bộ chính trị yếu kém, mất uy tín, thiếu
quyền uy, coi như "tàn phế" như hiện
nay !
Trong cơn
khủng hoảng về tổ chức, những
hồi kư cá nhân của nguyên thứ trưởng ngoại
giao Trần Quang Cơ hay của nguyên thư kư của Lê
Khả Phiêu là Nguyễn Chí Trung càng phơi bày thêm những
rối loạn và xấu xa đến bỉ ổi. Đó
là lời ông Đỗ Mười nói về ông Lê Khả
Phiêu : "Nó lật tôi th́ tôi lật nó !".
Đó là chủ trương lẩm cẩm hồi năm
1991, gọi là "giải pháp Đỏ" : gắn bó keo
sơn giữa các chế độ cộng sản Hà
Nội và Bắc Kinh (bị Trung Quốc thẳng thừng
bác bỏ), và gắn bó ḥa giải giữa Khờme Hồng
của Hunsen với Khờme Đỏ của Pôl Pốt,
do Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh đề ra
(bị Hunsen từ chối và lên án là vi phạm chủ
quyền quốc gia).
Đă có một
số sinh viên khoa Sử trong nước hỏi giáo sư
của ḿnh rằng : Tại sao Nhật Bản, Nam Hàn không
có nhân vật cộng sản như ông Hồ Chí Minh, không có
đảng cộng sản như ở Việt Nam lại
phát triển, vượt ta xa đến vậy? Vậy th́
có đảng cộng sản là điều có lợi hay có
hại, là phúc hay họa ?
Ngày càng có nhiều
trí thức, nhà nghiên cứu, giới ngoại giao, kinh doanh,
tuổi trẻ ở trong nước thấy cấp bách
cần có một bước đi mạnh dạn, quả
đoán tiến về phía trước, thoát nhanh khỏi
những điều lẩm cẩm của quá khứ,
thực hiện dân chủ đa nguyên trong nước và có
đường lối đối ngoại mới : xa ĺa
các nước độc đoán, gắn chặt với
thế giới dân chủ, làm bạn thân thiết với
Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc… cả về chính
trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, giữ quan
hệ b́nh thường hữu nghị với các
nước láng giềng.
Đó là con
đường đi nhanh, đi tắt, đón đầu
thời cuộc, không chờ đợi, lẽo đẽo
đi sau Trung Quốc.
4. Một đồng thuận
dân tộc sâu rộng
Toàn thể
thế giới đang chăm chú theo dơi số phận
của bốn nước xă hội chủ nghĩa rơi
rớt lại sau khi cả phe xă hội chủ nghĩa
một thời rộng lớn gồm gần 20
nước lớn nhỏ bị tan vỡ tanh bành, với
cột trụ là Liên Bang Xô Viết găy vụn, vào cuối
năm 1991.
Con đường sống duy nhất của các chế
độ xă hội chủ nghĩa lạc lơng ấy -
những đứa con hoang dại đẻ non nhầm thế
kỷ của ôngï Mác - là nhận ra thật rơ ràng cái thân
phận bèo bọt hẩm hiu của ḿnh, hiểu rơ thế
cô đơn lạc lơng dị dạng của ḿnh giữa
loài người văn minh, là sớm rũ bỏ triệt
để những lẩm cẩm và ảo tưởng
bệnh hoạn, thoát nhanh ra phía trước để ḥa
nhập hoàn toàn vào thế giới dân chủ văn minh.
Trên con đường mới ấy, Việt Nam tỏ ra
khá khá hơn Cuba và Bắc Hàn ; nhưng nhanh hơn
"sên" th́ vui nỗi ǵ ?
Tại sao Việt Nam, một dân tộc vốn lanh lợi,
khôn ngoan, một nước có trên 80 triệu dân, không quá
nhỏ cũng không quá lớn, lại không thể cùng nhau
hợp sức bứt lên nhanh hơn ông láng giềng
khổng lồ ́ ạch ?
Tại sao nước ta lại không thể thay hẳn
đường lối đối nội và đối
ngoại, lấy giá trị của thời đại là dân
chủ làm nền tảng, mở ra con đường thênh
thang phát triển với tốc độ cao giữa sự
cổ vũ tiếp sức mạnh mẽ của toàn
thế giới văn minh?
Mong rằng sang năm mới 2004 và Giáp Thân, những
gợi ư trên đây sẽ làm phong phú thêm suy nghĩ của
những tấm ḷng Việt Nam c̣n ưu tư đến vận
mệnh của dân tộc và cuộc sống tự do
hạnh phúc của đồng bào thân yêu, của các thế
hệ mai sau, tạo nên một đồng thuận dân
tộc sâu rộng, mạnh mẽ.
Đúng thế, con đường sống c̣n của
Việt Nam ta chỉ có thể là con đường thoát
nhanh ra phía trước đuổi kịp những giá trị
chân thực của thời đại để hội
nhập vào con tàu nhân loại mà các nhà lănh đạo
cộng sản Việt Nam đă nhiều lần vụng
dại để cả dân tộc ta nhỡ tàu !
Bùi Tín (Paris