Ngày hôm qua ở Mỹ có ai
ṭ ṃ sẽ được đọc "biên bản"
buổi họp hồi tháng Sáu vừa rồi của Ủy
ban Thị trường trong Quỹ Dự trữ Liên bang
Hoa kỳ (Fed). Chắc rất ít người t́m
đọc. Quư vị độc giả nhật báo
Người Việt chắc chẳng ai đọc.
Chỉ những chuyên viên tài chánh muốn theo dơi từng
lời nói của các thành viên trong Ủy ban thị
trường, để dự đoán họ sẽ làm ǵ
trong tương lai mới t́m đọc các biên bản
đó. Chúng tôi nêu tin tức kể trên trong mục này
cũng không có ư mời quư vị t́m đọc làm ǵ.
Chẳng có ǵ lư thú cả. Nhưng nêu lên câu chuyện
để đặt câu hỏi này: Tại sao Quỹ
Dự trữ Liên bang, tức Ngân hàng Trung ương
Mỹ, lại cứ mỗi hai tháng sau phiên họp, mở
sổ sách ra cho công chúng coi biên bản các buổi họp
của Ủy ban thị trường như vậy?
Để hiểu rơ
đầu đuôi câu chuyện, xin giới thiệu Ủy
ban Thị trường gồm 7 vị Thống đốc
của Quỹ Dự trữ Liên bang và 5 trong số 12
vị chủ tịch các chi nhánh khắp nước
Mỹ. Họ họp để quyết định chính
sách tiền tệ của cả nước, cụ thể
như Thứ Ba vừa rồi, họ quyết định
cắt lăi suất ở Mỹ thêm 0.25% nữa. Tên gọi
nhóm người này là Ủy ban Thị trường, v́
thường họ quyết định mua, bán ngay trong
thị trường tài chánh để ảnh hưởng
đến khối lượng tiền tệ trong
nước.
Mấy người đó
có ǵ quan trọng mà phải đọc biên bản họ
họp? Khá quan trọng. Mỗi lần họ họp
cả thế giới chờ coi họ quyết
định cái ǵ. V́ lăi suất ở Mỹ lên hay xuống,
người Mỹ tiêu nhiều tiền hay ít, chuyện
đó ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và
kinh tế thế giới. Nửa năm nay kỹ nghệ
xây cất nhà cửa, kỹ nghệ xe hơi Mỹ c̣n
đứng vững trong lúc các ngành điện tử, tin
học xuống ào ào, đó là nhờ chính sách tiền
tệ thư thả khích lệ dân chúng tiêu tiền. Thị
trường chứng khoán Mỹ lên xuống cũng có khi
chỉ v́ Quỹ Dự trữ Liên bang thay đổi lăi
suất. Tóm lại, đối với kinh tế Mỹ th́
Ủy ban Thị trường rất quan trọng.
Mà đối với dân
chúng nhiều nước khác, họ cũng ngỏng cổ
chờ coi Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ làm cái ǵ.
Nước Singapore chẳng hạn. Người dân và chính
phủ Singapore rất mong Mỹ giảm lăi suất,
để các xí nghiệp đi vay thêm tiền đầu tư
cho kinh tế Mỹ lên, rồi đi mua hàng. Ông Lư Hiển
Long, phó Thủ tướng xứ này, nói: "Kinh tế
nước tôi đi theo Mỹ. Họ xuống là chúng tôi
xuống." Rất là thẳng thắn, không sĩ
diện hăo. Bởi v́ 25% các món hàng xuất cảng của
Singapore là để bán sang Mỹ. Mà kinh tế xứ này
sống nhờ xuất cảng, tiêu thụ của dân trong
nước chỉ chiếm 20% Tổng sản lượng
nội địa (GDP) mà thôi! Nói chung, một phần tư
số xuất cảng của các nước trên thế
giới là bán sang Mỹ. Kinh tế Mỹ chạy th́ cả
thế giới được nhờ. Mà Ủy ban Thị
trường quyết định chính sách tiền tệ có
ảnh hưởng tới tất cả nền kinh tế
Mỹ.
Nói như vậy để
biết 12 ông bà trong đó quan trọng như thế nào.
Họ có ảnh hưởng trên túi tiền, đồng
lương của người ta, trên t́nh trạng thất
nghiệp hay có việc làm của người ta, ngay trên giá
mua gạo, mua rau cũng có thể chịu ảnh
hưởng. Người ta chờ coi kết quả các
phiên họp của Ủy ban thị trường cũng
giống như dân chúng một nước cộng sản
chờ coi Trung ương Đảng họp quyết
định những ǵ.
Và đến đây xin
trở lại câu hỏi: Vậy th́ chuyện Quỹ
Dự trữ Liên bang công bố biên bản các phiên họp
của Ủy ban thị trường, điều đó có
ǵ đáng nói. Một điều đáng nói, là không ai
bắt buộc họ phải công bố. Luật thành
lập Quỹ Dự trữ Liên bang không bắt buộc,
nhưng ông chủ tịch Alan Greenspan tự nguyện công
bố biên bản các phiên họp, 2 tháng sau khi họp xong.
Những người theo dơi tin tức tài chánh có thể
đọc để biết, thí dụ, trong buổi
họp tháng Sáu vừa qua, khi ông Greenspan cắt lăi suất
1/4 điểm, th́ có một vị trong Ủy ban chống
lại, là ông chủ tịch chi nhánh ở St.Louis. Hoặc
người ta biết, trong phiên họp vào tháng Năm, ông
chủ tịch ở Kansas City chống lại quyết
định cắt lăi suất nửa điểm, và có hai
người bỏ phiếu cùng với ông.
Các nhà phân tích tài chánh và
chứng khoán có thể đọc các chi tiết đó
để, mỗi khi các vị Thống đốc hoặc
Chủ tịch chi nhánh Ngân hàng Trung ương tuyên bố
câu ǵ, họ đoán được ư nghĩa các lời nói,
và tiên đoán mai mốt (tháng Mười này 12 vị sẽ
họp nữa) các cụ sẽ quyết định ra sao
về cái túi tiền của dân Mỹ.
Nhưng các nhà phân tích tài
chính và dân chúng lấy quyền ǵ mà đ̣i biết chuyện
nội bộ của Ngân hàng Trung ương? Tại sao ông
Alan Greenspan phải chiều ư họ?
Nói đúng ra, dân chúng
chẳng có quyền ǵ với ông Greenspan cả. V́ ông ta,
cũng như các vị Thống đốc khác, không
được ai bầu, không bao giờ phải tranh
cử, phải xin phiếu của ai. Nhưng ông Greenspan
hiểu rằng dân Mỹ, hay dân chúng bất cứ quốc
gia nào được sống tự do, đều có
quyền biết tin tức về những quyết
định ảnh hưởng đến đời
sống của họ. Họ muốn biết những
người có quyền đă bàn bạc ra sao, lấy lư do
nào mà quyết định điều này hay điều
khác. Trong thể chế dân chủ, người bị
trị có quyền biết tin tức về các quyết
định của giới cai trị. Đó là một quy
tắc cơ bản. V́ vậy, guồng máy cai trị
phải công bố, không những các quyết định
của ḿnh, mà cả các cuộc thảo luận đưa
tới những quyết định đó.
Khi tin tức minh bạch và
công khai như vậy, các người có quyền quyết
định tự nhiên thấy họ có trách nhiệm rơ ràng
đối với người bị trị. Không thể
nói ẩu được, không dám bỏ phiếu quyết
định điều ǵ mà không suy trước nghĩ sau.
Tin tức công khai, tinh
thần trách nhiệm, chế độ tự do dân
chủ, đó là những điều liên hệ mật
thiết với nhau. Đó là những yếu tố giúp một
nước tiến bộ. Chúng ta trông thấy người
ta sống tự do, tiến bộ như thế nào
rồi.
Bây giờ nh́n vào những
buổi họp của Trung ương Đảng Cộng
Sản hay Đại hội Đảng của họ,
chúng ta thấy ǵ? Họ không những quyết định
chính sách kinh tế quốc gia mà c̣n nắm trọn quyền
tất cả các mặt sinh hoạt khác của 78 triệu
người dân Việt Nam. Có ai biết họ bàn ǵ với
nhau hay không? Có ai hiểu mấy bản thông báo sau phiên
họp của họ nói ǵ, ngoài các khẩu hiệu nghe
đă nhàm tai hay không?
NGÔ NHÂN DỤNG