Những
ngộ nhận về tinh thần Đa Nguyên
Nguyễn Gia
Thưởng
Nhiều lập
luận cho rằng dân chủ đa nguyên sẽ đưa
đất nuớc vào cảnh hỗn loạn "thập
nhị sứ quân". Một số người khác c̣n cho
rằng nhận thức chính trị của người
Việt chưa đủ cao để áp dụng chế
độ dân chủ đa nguyên, thậm chí c̣n quyết
đoán rằng tŕnh độ dân trí của người
Việt quá thấp để có thể hiểu thế nào
là dân chủ, đó là chưa nói đến đa nguyên. Qua
những nhận định này, có một thiếu sót
lớn trong xă hội Việt Nam : sự vắng mặt
của thành phần trí thức trong việc nâng cao dân trí.
Đổ lỗi cho dân trí thấp kém là thái độ
trốn tránh trách nhiệm của người trí thức.
Về đa
nguyên, người ta thường nghĩ đến đa
đảng, nghĩa là nhiều phe nhóm, nhiều tranh căi,
nhiều quyền lợi cấu xé lẫn nhau, mà ít ai
biết đến đa nguyên là một tinh thần,
cần được bồi đắp và xây dựng.
Gần đây thế giới đă khám phá thêm những
nguyên lư của đa nguyên để áp dụng vào
đời sống xă hội và chính trị.
Thế nào là đảng chính
trị ?
Trước
khi đi sâu vào việc phân tích tinh thần đa nguyên,
tưởng cũng nên nhắc lại một câu mà phần
đông người Việt thích dùng làm khuông mẫu trong
phép hành xử chính trị, đó là : "thành ư, chánh tâm,
tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ".
Trong sinh hoạt
chính trị, để đem lại cơm no, áo ấm cho
người dân và xây dựng xứ sở, những
người làm chính trị chắc chắn phải kinh qua
giai đoạn "thành ư chánh tâm", tức giai
đoạn xây dựng cho ḿnh một "cơ sở
tư tưởng", một hướng đi nghĩ
rằng đúng đắn nhất. Sang giai đoạn
"tu thân" cổ nhân không nói rơ phải mất bao nhiêu
năm để hoàn tất, nhưng trong thực tế con
người phải luôn luôn tu thân cho đến khi từ
giă cơi đời. Như vậy phải hiểu là trong
tiến tŕnh tu thân có phần xây dựng tổ chức.
Nhưng muốn
biến ư tưởng trở thành hiện thực th́
phải làm sao ? Để trả lời cho câu hỏi này,
có lẽ phải t́m hiểu lư do phát sinh ra những hệ
thống đảng phái.
Khi xác quyết
sự bất đồng quan điểm và tính đa dạng
của tư tưởng là những yếu tố cần
thiết của cơ cấu xă hội và nhà nước,
mọi người đều hiểu ngầm rằng
cơ cấu chính trị của nhà nước bao gồm
những thành viên của các đảng phái và cũng là
những nhân tố của xă hội. Trong ḷng các tổ
chức luôn có những nhóm tranh đua gay gắt với
nhau. Trong ngôn ngữ chính trị người ta gọi là phe
phái (factions).
Nhưng phe phái
làm sao biến thành đảng phái ? Danh xưng thay
đổi th́ bản chất cũng phải thay
đổi theo.
Danh xưng
"đảng" xuất hiện vào đầu thế
kỷ thứ 18. Lần đầu tiên, qua bài tham luận
"Thoughts On The Cause of Present Discontents" (Một vài
suy nghĩ về nguyên do những bất đồng
hiện tại) năm 1770, ông Edmund Burke khẳng
định rằng các đảng không những cần
thiết mà c̣n "đáng quư trọng" (respectables). Ông
định nghĩa "đảng phái là một tập
thể những cá nhân, cùng chung một mục đích và ḷng
cam kết, kết hợp lại nhằm phát triển
những quyền lợi của quốc gia, trên căn
bản một nguyên tắc đặc thù mà họ
đều đồng ư" (1).
Ông Burke đă phân
biệt rơ rệt đảng phái và phe phái. Theo ông, phe phái
biểu tượng cho "một cuộc tranh giành
nhỏ mọn và tham lam mong t́m kiếm địa vị và
bổng lộc", trong khi đảng phái là những
"mối dây liên lạc đáng kính" (honorables
connections). Việc chuyển hoán tử giai đoạn phe
phái sang đảng phái hàm chứa tinh thần đa nguyên.
Các đảng phái phải được xem là thành
phần của một tổng thể, những thành tố
tích cực của xă hội, chính v́ vậy độc
đảng phản lại tinh thần đa nguyên. Đa
nguyên và đa đảng phát sinh cùng một lúc. Các
đảng phái là sản phẩm của đa nguyên. Đa
nguyên cho phép sự h́nh thành của các đảng chính
trị.
Tại Việt
Nam, đảng cộng sản đă trụ quá lâu và
cũng là đảng duy nhất cầm quyền.
Đảng cộng sản đă không thực hiện
được sứ mạng của một đảng
chính trị, do đó đă đưa dân tộc Việt Nam
vào sự kém cỏi đáng lư không thể có v́ tinh thần
cần mẫn của người Việt. Ngày nay khi
sử dụng danh từ đảng, người ta
nghĩ ngay đến đảng cộng sản, với
tất cả những sự tàn ác của nó trong qua khứ
và ngay trong hiện tại. Do đó danh từ đảng
dưới nhăn quan của người Việt mang một
ư nghĩa xấu. Khi đề cập đến chữ
đảng, người ta đồng hóa nó với
những thủ thuật, thủ đoạn bẩn
thỉu của đảng cộng sản như làm áp
lực, đe dọa, ám sát, thủ tiêu...
Phải phục
hồi lại ư nghĩa nguyên thủy tốt đẹp
của danh từ "đảng" mà Burke đă dành cho
nó. Đảng là một bước cần thiết
để một kết hợp những con người
cùng chia sẻ một mục đích chung thực hiện dự
án chính trị của tổ chức ḿnh.
Đa
nguyên trên b́nh diện tư tưởng, xă hội và chính
trị
Nếu
hiểu đa nguyên là nhiều, nghĩa là hơn một, th́
chúng ta đă tự giới hạn sự hiểu biết
của ḿnh. Cần phân biệt đa nguyên trên ba b́nh
diện :
1. Tinh thần đa nguyên
Phong hóa đa
nguyên là phong hóa thế quyền đối nghịch với
phong hóa thần quyền, mà đă là thế quyền th́ không
thể nào nhất nguyên được. Phong hóa thần
quyền th́ ngược lại, nó hàm chứa một chân lư
duy nhất, mang tính nhất nguyên.
Phong hóa đa
nguyên dựïa trên tinh thần bao dung. Đa nguyên chủ
trương đa dạng hơn là đồng dạng,
bất đồng hơn là đồng thanh, thay
đổi hơn là ù ĺ. Đa nguyên tôn trọng sự
đa dạng của những nền văn hóa khác
biệt, nhưng không nhất thiết tạo thêm những
dị biệt mới. Đa nguyên hỗ trợ và bảo
tồn một xă hội mở, không khép kín. Đa nguyên
giữ ǵn sự ổn định, không tạo hiềm
khích giữa các nền văn hóa.
Tinh thần
đa nguyên đ̣i hỏi một sự tương kính
hỗ tương, v́ phát xuất từ tinh thần bao dung,
do đó đối nghịch hoàn toàn với tinh thần
nhất nguyên, mang tính bất bao dung (không công nhận hay
hận thù sự khác biệt, cộng vào đó là sự
ngạo mạn tự xem ḿnh vượt trội trên
hết mọi nếp tư duy, mọi văn hóa khác). Tinh
thần đa nguyên cố gắng tạo cơ hội phát
triển đồng đều cho mọi "thực
thể" biết tự trọng và có tinh thần
tương kính hỗ tương, nghĩa là không có t́nh
trạng "thập nhị sứ quân", mạnh
được yếu thua, được làm vua thua làm
giặc, khi áp dụng vào thực tế.
Sự tách
biệt văn hóa và kỳ thị văn hóa dẫn
đến bộ tộc hóa, nghĩa là thu nhỏ và
biến văn hóa của cả một nước thành văn
hóa của riêng bộ tộc ḿnh. Sự kiện này
giống như đảng cộng sản bắt
mọi thành phần xă hội phải theo chế độ
xă hội chủ nghĩa, là một phản lại tinh
thần đa nguyên.
Đa nguyên
tạo nên sự hài ḥa giữa các thành phẩn trong xă
hội nên không thể có sự hỗn loạn như
mọi người lầm tưởng. Chính đảng
cộng sản cầm quyền hiện nay đang ngụy
biện cho rằng đa nguyên dẫn đến hỗn
loạn để duy tŕ chế độ độc
đảng, bảo vệ quyền lợi của thiểu
số cầm quyền, bất chấp và chà đạp
quyền lợi của những thành phần xă hội khác
của Việt Nam. Chính những bất công này sẽ là
mầm mống của một cuộc nội loạn, có
thể sẽ rất đẫm máu, do chính đảng
cộng sản gây nên.
2. Đa nguyên trên b́nh diện
xă hội
Khi áp dụng
đa nguyên vào xă hội, không nên hiểu là nó phân hóa xă
hội theo thứ bậc, giai cấp hoặc đẳng
cấp. V́ không thể nào có được một xă
hội trong đó tất cả mọi thành phần
đều thực sự b́nh đẳng với nhau,
trừ trong những tiểu thuyết hoang tưởng.
Không phải xă hội nào cũng có đa nguyên, tất
cả mọi xă hội đều có sự phân chia và luôn có
bất b́nh đẳng. Tinh thần đa nguyên t́m cách
giảm thiểu những bất b́nh đẳng đó.
Đa nguyên không
phải là một danh từ dùng để thay thế
"sự phức tạp của cơ cấu"
(complexité structurelle), nó là mô h́nh đặc biệt của
cơ cấu xă hội. Một xă hội bị phân chia ra
thành từng mảnh nhỏ không phải là một xă
hội đa nguyên. Xă hội đa nguyên gồm nhiều
hiệp hội đa dạng, nhưng những hiệp
hội này phải được thành lập theo tinh
thần "tự nguyện", nghĩa là không có sự
ép buộc hay thừa kế, và nhất là không có tính
biệt lập. Những hiệp hội đa dạng này
có tính cởi mở, tiếp nhận những khuynh
hướng khác biệt, nghĩa là có sự liên lập.
Một xă hội đa khối (multigroupe) là một xă
hội đa nguyên nhưng những khối này không
được tạo dựng một cách máy móc trong sự
cưỡng ép, dù dưới bất cứ h́nh thức nào.
Hiểu như vậy th́ cách tổ chức của các xă
hội Phi châu hiện nay không phải là một xă hội
đa nguyên và hệ thống đẳng cấp của
Ấn Độ không phải là một hệ thống xă
hội đa nguyên. Sự thiếu vắng giao lưu
văn hóa là một tiêu chuẩn để đo
lường tính đa nguyên của xă hội đó. Tất
cả những xă hội xây dựng chung quanh ư niệm
bộ tộc, sắc tộc, đẳng cấp, tôn giáo,
hoặc bất cứ nhóm nào mang tính cách truyền thống
đều không được coi là những xă hội
đa nguyên.
Đa nguyên
chỉ được thực hiện khi những làn ranh
phân chia các cộng đồng, dưới bất cứ
h́nh thức nào trong một nước, không c̣n nữa. Khi
hố ngăn cách giữa các thành thành xă hội ngày càng sâu
rộng thêm, một số thành phần xă hội đó
sẽ t́m cách kết hợp với nhau trên căn bản
sắc tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ, và t́m cách áp
đặt quyền lực của ḿnh trên những thành
phần khác ; lúc đó xă hội đa nguyên mất đi
bản thể, nhường chỗ cho những thế
lực cực đoan mới chiếm dần ưu thế
để trở thành nhất nguyên. Chủ trương
chỉ có dân tộc ta là nhất, như thời Đức
quốc xă của Hitler, đă đưa đến phong trào
hủy diệt dân Do Thái. Chủ truơng chỉ có tôn giáo
ta là duy nhất đă đưa đến những
cuộc thánh chiến khốc liệt nhất, đến
nay vẫn chưa dứt.
3. Tinh thần đa nguyên
trong lănh vực chính trị
Trong lănh vực
này tinh thần đa nguyên hàm chứa một sự phân
quyền dựa trên căn bản đa dạng của
những nhóm độc lập nhưng không biệt
lập. Xin nhắc lại, nhờ tinh thần đa nguyên
chính trị mà các phe phái đă trở thành những
đảng phái với tất cả ư nghĩa tốt
đẹp của nó.
Triết lư đa
nguyên ảnh hưởng đến thỏa hiệp và tranh
chấp. Khi một cuộc tranh chấp biến thành
một cuộc chiến, tinh thần đa nguyên không c̣n
được tôn trọng nữa, mọi cuộc tranh
căi chấm dứt nơi đây. Trọng điểm
của thế giới đa nguyên là đi t́m những đồng
thuận giữa những quan điểm bất
đồng và thỏa hiệp giữa những xung
đột quyền lợi.
Tương quan
giữa tinh thần đa nguyên và nguyên tắc đa số
(majority rule) cũng cần minh định lại. Đa
nguyên từ chối và không chấp nhận sự áp
đảo và tính độc đoán của đa số.
Điều này không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc
đa số trong việc thi hành và ban hành quyết
định, một tiêu chuẩn trong sinh họat dân
chủ. Đa nguyên đảm bảo nguyên tắc đa
số giới hạn, nghĩa là đa số phải tôn
trọng thiểu số ; như vậy quyền lực
của đa số nằm trong giới hạn của tinh
thần đa nguyên.
Đa nguyên ngay
từ ban đầu tách biệt thế giới thế
quyền và thần quyền để không ai có toàn
quyền sinh sát trên người dân. Với thời gian,
những giới hạn này ngày càng quan trọng hơn
nhường chỗ cho những tranh đấu chính
trị ôn ḥa bảo đảm tính mạng và tài sản
của những người tranh chấp. Nói cách khác,
kẻ thua cuộc có thể an tâm về nhà mà không sợ
bị ám hại.
Tinh
thần bao dung, giao ước thỏa thuận và các
cộng đồng
Muốn
hiểu tinh thần đa nguyên cũng cần phải
hiểu tinh thần bao dung, tinh thần thỏa hiệp,
sự bất đồng và sự xung đột. Tinh
thần bao dung không cho phép chúng ta có thái độ thờ
ơ, lănh đạm v́ sẽ không có phản ứng.
Nhưng bao dung không phải là ba phải, chấp nhận
dễ dàng những sai lầm không căn cớ. Ông J-R. Lucas
giải thích như sau : "Tinh thần bao dung luôn ở
thế căng thẳng và không thể nào toàn diện
được. Khi một người đă bám víu vào
một điều ǵ, người đó sẽ cố
gắng t́m cách thực hiện điều đó ; nếu
không chúng ta không tin người đó. Nhưng người
đó cũng không t́m cách thực hiện điều này
bằng mọi cách, với bất cứ giá nào" (2).
Như vậy bao
dung có thể co giăn đến mức độ nào ? Có ba
tiêu chuẩn để xét mức độ chịu
đựng của bao dung. Thứ nhất phải t́m ra
những nguyên do dẫn đến bất bao dung, nghĩa
là không cho phép giáo điều (dogmatisme), v́ giáo điều
luôn luôn bất bao dung. Thứ hai là "nguyên tắc không
được hăm hại" (the harm principle), nghĩa là
không dung túng những tác phong gây thiệt hại và di hại
cho người khác. Thứ ba là sự hỗ tương,
tinh thần "có qua có lại", v́ khi bày tỏ tinh
thần bao dung ai cũng mong đối tác cũng hành
xử tương tự như vậy (3).
Về những giao
ước hay những thỏa thuận, chúng ta có thể
nhận diện rơ rệt đây là một sự chấp
nhận đơn giản, một đồng thuận có ư
thức, không phải là một sự tán đồng hay
hỗ trợ tự nhiên. Đây là một sự chia
sẻ, dưới h́nh thức này hay dưới h́nh
thức khác, nhằm tạo lập một sợi dây liên
kết. Định nghĩa này biểu hiện rơ mối
tương quan giữa ư niệm thỏa thuận và ư
niệm cộng đồng. Cộng đồng cũng có
thể được định nghĩa như
một sự chia sẻ qua h́nh thức này hay h́nh thức
khác để tạo nên một mối dây liên kết. Ngày
nay chúng ta không thể định nghĩa đơn vị
chính trị bằng danh từ Nhà nước-Quốc gia.
Phải trở
về đơn vị nguyên thủy có trước sự
h́nh thành của những cơ cấu xă hội chính
trị, đơn vị đó chính là cộng đồng,
mặc dù Nhà nước-Quốc gia vẫn là một
yếu tố quan trọng. Nó được tạo
lập vào thế kỷ thứ 19 và nó là nguyên tắc
tổ chức và thống nhất của quốc gia ngày
nay, đặc biệt là tại Âu châu. Những quốc gia
vào thời Trung Cổ phần đông được
cấu tạo trên cơ cấu ngôn ngữ. Quốc gia
Đức bao gồm những ai nói tiếng Đức và
cứ như thế mà quốc gia được phân
định. Nhà nước-Quốc gia là một ư niệm
được tạo dựng vào thời cực thịnh
của phong trào Lăng Mạn (Romantisme) và được coi là
một thực thể không chỉ giới hạn ở
yếu tố ngôn ngữ. Trong h́nh thức toàn vẹn
của nó, ư niệm Nhà nước-Quốc gia là một
thực thể hữu cơ (entité organique), thể hiện
qua "tinh thần dân tộc", được thấm
nhuần bởi "tinh thần ái quốc" và hơn
thế nữa, trong h́nh thức cực đoan của nó,
được thể hiện qua "huyết
tộc", qua liên hệ sắc tộc. Trên căn bản
này, "quốc gia" biến thành "chủ nghĩa
quốc gia". Những Nhà nước-Quốc gia xuất
hiện ở Âu châu trong những năm 1830 và 1848 đă
tự xác định vị thế của ḿnh qua yếu
tố ngôn ngữ và ḷng ái quốc. Quốc gia là một ư
chí thể hiện tinh thần độc lập thay
thế cho những tập hợp quy tụ xung quanh một
lănh chúa hay một triều đại. Với sự thành
lập của Nhà nước-Quốc gia, việc chuyển
nhượng "nhân dân" hay "dân tộc",
được xem như những thành phần thua cuộc
hay là tôi tớ của một vương chúa, không thể
xảy ra nữa.
Ngày nay Nhà
nước-Quốc gia không c̣n là yếu tố
được bảo tồn như một đơn
vị tối ưu về địa lư chính trị
(géopolitique), v́ nó đang tan biến ngay trong nội bộ
một nước và trên phương diện toàn cầu. Ư
niệm "cộng đồng quốc gia" càng suy
yếu bao nhiêu, người ta cần phải trở
về ư nghĩa nguyên thủy của một cộng đồng.
Khi một siêu cơ cấu, một quốc gia, một
đế quốc, hoặc một triều đại
sụp đổ, người ta thường trở
về cơ cấu nguyên thủy của một cộng
đồng, trong đó người ta dễ dàng kết
hợp lại với nhau để được
nhập thuộc (appartenance).
V́ vai tṛ và chỗ
đứng của Nhà nước-Quốc gia bị công phá
từ mọi phía, và v́ Việt Nam chưa xây dựng xong
một quốc gia đúng nghĩa, quan niệm về
đất nước phải như thế nào ? Đó là
một không gian liên đới giữa những con
người hiểu nhau, quí trọng nhau và hợp tác
với nhau để xây dựng và chia sẻ một
tương lai chung. Một cách ngắn gọn, Việt Nam
phải là đất nước xây dựng trên các cộng
đồng (4).
4. Việt Nam đă có đa
nguyên chưa ?
Hiện nay
chính quyền cộng sản Việt Nam đang làm nhiều
cố gắng để chứng tỏ với thế
giới bên ngoài rằng Việt Nam là một nước
đă có đa nguyên v́ có đa chủng và đa văn hóa
(5).
Đây cũng là
một ngộ nhận về tinh thần đa nguyên, v́
một nước đa chủng và đa văn hóa không
đủ bảo đảm tinh thần đa nguyên.
Muốn có đa nguyên phải có tinh thần bao dung, nghĩa
là các cộng đồng phải tôn trọng và chấp
nhận lẫn nhau. Trên thực tế, nhà nước
cộng sản hiện nay, đại diện cho cộng
đồng người Kinh, đang thi hành chính sách tiêu
diệt và ép buộc các sắc tộc ít người
phải từ bỏ tập tục, tập quán và những
nét văn hóa đặc thù của ḿnh để họ
phải theo một khuôn mẫu có tính cách giáo điều
của cái gọi là xă hội chủ nghĩa. Điều
này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần đa nguyên
Nhà nước
cộng sản Việt Nam đă và đang tạo nên
những mầm mống chia rẽ một ngày một
trầm trọng trong các cộng đồng nhân tố
cấu tạo của đất nước Việt Nam.
Chính v́ chủ trương giáo điều và từ đó
chứng tỏ tinh thần bất bao dung nên Đảng
Cộng Sản Việt Nam đă và đang gây nên những
hận thù giữa các cộng đồng.
Khắc phục
những di hại do Đảng Cộng Sản Việt Nam
để lại là trọng trách nặng nề của
thể chế dân chủ đa nguyên tương lai Việt
Nam.
Nguyễn Gia Thưởng (Bruxelles)
Chú thích :
(1) "Party is
a body of men united, for promoting by their joint endeavours the national
interest, upon some particular principle in which they are all agreed",
trích The Works of Edmund Burke, Boston, Little Brown,1839, Vol.1,
p.425-426, www.econlib.org.
(2) The Principles
of Politics, J.R.Lucas, Oxford, Clarendon Press, 1985, p.296-301.
(3) Pluralisme,
Multiculturalisme et Etrangers, Giovanni Sartori, Edition des Syrtes, 2003.
(4) Thành Công
Thế Kỷ 21- Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên,
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, Paris, 2001.
(5) Vietnam,
pays pluri-ethnique et pluri-culturel, Nguyễn Văn Huy et
Lưu Hùng (trích tập san "Vietnam - Art et Cultures de la
préhistoire à nos jours" (Việt Nam, Nghệ thuật và
Văn hóa từ thời tiền sử đến nay) phát
hành trong cuộc triển lăm do các Viện bảo tàng
Nghệ thuật và Lịch sử Bruxelles tổ chức
từ ngày 17-12-2003 đến 29-2-2004.